Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận môn miễn dịch học: bệnh zona...

Tài liệu Tiểu luận môn miễn dịch học: bệnh zona

.PDF
22
472
53

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỶ THUẬT MÔI TRƯỜNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN : MIỄN DỊCH HỌC Đề Tài : BỆNH ZONA GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN  TP.HCM, Tháng 12, 2013 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 DANH SÁCH NHÓM: 1. Trần Thị Bích Hà 2008110081 2. Nguyễn Tấn Lộc 2008110134 3. Nguyễn Thị Kim Loan 2008110150 4. Nguyễn Thị Trúc Mai 2008110169 5. Hồ Trường Sơn 2008110244 6. Trương Thị Thùy Vân 2008110353 7. Nguyễn Thị Hải Yến 2008110371 GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 2 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 PHỤ LỤC 1. TỔNG QUAN....................................................................................................................4 1.1. Khái niệm.................................................................................................................... 4 1.2. Một số loại bệnh ở da thường gặp............................................................................. 5 1.3. Lý do chon đề tài bệnh zona.......................................................................................8 2. BỆNH ZONA Ở NGƯỜI................................................................................................. 9 2.1. Khái niệm.................................................................................................................... 9 2.2. Nguyên nhân............................................................................................................... 9 2.3. Triệu chứng...............................................................................................................11 2.4. Cơ chế........................................................................................................................ 14 2.5. Biến chứng................................................................................................................ 15 2.6. Điều trị.......................................................................................................................16 2.6.1. Thuốc kháng virut:............................................................................................ 16 2.6.2. Vaccine............................................................................................................... 19 2.7. Cách phòng bệnh thông thường:.............................................................................19 2.8. Kĩ thuật chuẩn đoán................................................................................................. 19 2.8.1. Chẩn đoán lâm sàng:.........................................................................................19 2.8.2. Các phương pháp phòng thí nghiệm................................................................ 20 2.8.3. Chuẩn đoán phân biệt:...................................................................................... 21 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 21 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 22 GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 3 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA 1. TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm NHÓM 1 Bệnh về da là những loại bệnh gây ảnh hưởng xấu trên bề mặt da, gây ra những tổn thương ở da như:  Chấm: Là vùng da bị đổi màu khác thường, có bờ, không lồi hay lõm hơn những chỗ khác nên không sờ được, một số sang thương có thể giống chấm nhưng lại gồ lên khi chiếu ánh sáng nghiên (hay cồn gọi là sẩn)  Đốm: là chấm có độ lớn từ 5-10mm, sờ không thấy.  Sẩn: Là sang thương nông, rắn, thường dưới 0,5 cm đường kính. Sẩn gồ khỏi bề mặt da xung quanh nên sờ được.  Mảng: Là một gồ dạng cao nguyên và chiếm một khoảng da tương đối rộng so với chiều cao của nó. Mảng thường có bờ rõ và thường được tạo thành do nhiều sẩn tập họp lại như trong bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm  Mụn nước: Là một ổ nông chứa dịch, gồ lên và được bao bọc.  Mụn mủ: Hay còn gọi là nhọt, là một ổ nông ở da, được bao bọc, chứa dịch tiết mưng mủ, có thể có màu trắng, vàng, vàng xanh hay xuất huyết.  Nứt: Là một vết nứt xuất hiện trên da, thường hẹp nhưng sâu.  Loét: Là tổn thương da do mất thượng bì và phần trên lớp nhú của lớp bì. Nó có thể mở rộng vào lớp dưới da và luôn luôn xảy ra trong mô có thay đổi về bệnh học .  Thể hang: Dạng đường quanh co, hơi xám, gây ra bởi các sinh vật đào hạng trong da (như cái ghẻ).  Vảy: Là các mảnh của lớp sừng. Chúng có thể rộng (như màng) hay nhỏ (như bụi), dính hay lỏng lẻo. Vảy dày và dính tạo cảm giác sạn (như giấy nhám) do tăng lớp sừng khu trú.  Mào: Hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. Mào có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét).  Chai: Bề mặt da gây cảm thấy dày và cứng hơn.  Teo: Đề cập đến một sự mất mát của các mô như biểu bì, da, hoặc dưới da. 1.2. Một số loại bệnh ở da thường gặp GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 4 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Bệnh vẩy nến: chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.  Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dày lên so với trước đây.  Vẩy nến ở móng: Móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.  Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.  Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.  Vẩy nến thể đỏ da toàn thân. Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. Chàm (eczema): là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh. Trong giai đoạn cấp tính, chàm đặc trưng bởi hồng ban, phù do xuất tiết thanh dịch giữa các tế bào thượng bì và thâm nhiễm viêm ở lớp bì, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Giai đoạn mạn tính có hiện tượng lichen hoá hoặc dày sừng hoặc cả hai, bong da, tăng hoặc giảm sắc tố hoặc cả hai. Viêm da dị ứng là thể thường gặp nhất của chàm. Có thể xem chàm là tình trạng viêm da, cụ thể là ở vùng thượng bì. Chàm là một bệnh ngoài da không lây. Gồm 2 loại: Cấp tính và mãn tính, còn gặp ở trẻ em còn bú, tuỳ theo vị trí cơ thể còn có tên gọi khác nhau. Theo đông y nguyên nhân là do phong, nhiệt, thấp, kết hợp gây bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, thể mãn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 5 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Da vẽ nổi (dermatographism,dermographism) là một rối loạn chức năng da thường gặp ở 2-5% dân số và là một trong những loại phổ biến nhất của mề đay, da người bệnh bị nổi hằn lên và bị viêm khi vuốt ve, gãi, cọ xát, hoặc tát (mề đay vật lý). Các triệu chứng xuất hiện bởi các tế bào mast ở bề mặt da tự sản xuất histamine mà không cần sự hiện diện của bất kỳ loại kháng nguyên nào, làm cho vùng da bị sưng lên. Do lớp màng bao bọc xung quanh tế bào mast bị yếu, do đó dễ dàng bị phá vỡ nhanh chóng dưới áp lực vật lý và gây ra một phản ứng dị ứng. Những mảng mề đay xuất hiện trong vòng vài phút, kèm theo cảm giác rát, và ngứa. Vùng da bị tác động kích thích trực tiếp sẽ nổi mề đay và có thể dẫn đến các vùng da khác trên cơ thể không bị kích thích cũng bị dị ứng. Á sừng (Dermatitis plantaris sicca): là thuật ngữ để mô tả các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở gót chân thường xuất hiện vào mùa đông (còn được gọi là viêm da cơ địa mùa đông), diễn biến dai dẳng, hay tái phát. Á sừng hiện nay cũng có thể coi là 1 bệnh hoặc 1 biểu hiện của viêm da cơ địa đặc trưng bởi các tổn thương dạng sừng ở các đầu ngón tay, chân, gót, bàn tay, bàn chân… Bỏng da do tiếp xúc với côn trùng: tổn thương da do tiếp xúc với côn trùng có nọc độc, chất tiết của côn trùng có axit hữu cơ hoặc bị côn trùng cắn đốt... là hiện tượng hay gặp, nhất là vùng nông thôn. Tai nạn do tiếp xúc với côn trừng thường là:  Đi xe không đeo kính bảo hiểm bị côn trùng bay vào mắt, trong đó có một số loại có bụi độc gây cay hoặc bỏng phù niêm mạc mắt .  Bị bọ xít phun dịch tiết với mục đích tự vệ vào mắt, da  Bị sâu róm, chèn nẹt chích lông có nọc độc  Bị giời leo, do ban đêm khi ngủ con bọ giời bò lên người, khi bò chúng để lại chất tiết gây tổn thương da. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 6 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Dị ứng xi măng: là viêm da tiếp xúc, do tiếp xúc với xi măng một thời gian dài và khỏi khi không tiếp xúc với nó nữa. Các thành phần có trong xi măng ăn mòn, phá huỷ trực tiếp cấu trúc của da, đồng thời là dị nguyên gây phản ứng dị ứng tại chỗ. Da nơi tiếp xúc với xi măng, thường là ở bàn tay và cẳng tay, bị sần sùi dày lên, nứt nẻ, nổi mụn nước, ngứa; kèm theo những vết chày, trợt, xước do gãi. Lupus ban đỏ: là một bệnh mãn tính chưa có cách chữa khỏi, việc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng mang tính hệ thống. Về cơ bản nghĩa là phải phòng chống các đợt bộc phát bệnh và giảm mức độ cũng như thời gian ảnh hưởng của những cơn bệnh đó. Điều trị có thể bằng các thuốc corticosteroid và thuốc chống sốt rét. Một số loại viêm cầu thận lupus như viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa đòi hỏi phải có thuốc gây độc cho tế bào như cyclophosphamide vàmycophenolate. Bệnh nấm móng: Là bệnh mãn tính và thường gây biến dạng móng. Sự nhiễm nấm ở móng thường không theo qui luật đồng dạng hay đối xứng và thường được thấy bị nhiễm ở một hoặc hai móng.  Nguyên nhân gây bệnh:  Nấm dermatophyte.  Nấm Candida.  Nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula...) Bệnh zona: do một loại virus có ái tính với tổ chức thần kinh gây nên, chủng gây bệnh ở người là Varicella zoster virus, ở trẻ nhỏ virus này gây bệnh thủy đậu, sự lây truyền xảy ra do tiếp xúc, virus xâm nhập qua đường hô hấp do vậy vệnh dễ lây, cùng một thời điểm có nhiều trẻ bị, ở người lớn nhiễm virus lần đầu cũng phát bệnh thủy đậu, người ta thấy trẻ em bị thủy đậu sau khi tiếp xúc với người bị zona. Sau khi nhiễm tiên phát, virus theo dây thần kinh cảm giác đến cư trú tại hạch thần kinh cảm giác và tiềm ẩn ở đó. Khi gặp điêu kiện thuận lợi như cơ thể yếu mệt, nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, bệnh về máu,.... đặc biệt ở những người suy giảm miễn GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 7 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 dịch thì virus tái hoạt động ở hạch thần kinh cảm giác rồi theo dây thần kinh cảm giác ra da . Như vậy virus gây tổn thương hạch cảm giác, dây thần kinh mà nó đi qua và vùng da do dây thần kinh đó chi phối. 1.3. Lý do chon đề tài bệnh zona Hiện nay Bệnh viện da liễu TP HCM mỗi năm tiếp nhận điều trị hàng trăm trẻ mắc bệnh ngoài da. Tất cả đều trong tình trạng bệnh nặng. Ngoại trừ một số trẻ bị bệnh bẩm sinh hoặc ác tính, còn lại đa số phải nhập viện vì không được điều trị đúng cách. "Nhiều nhất là trẻ bị bội nhiễm do người nhà tự mua thuốc hoặc được điều trị bởi bác sĩ không chuyên về da liễu trước đó. Một số phải nhập viện nhiều lần vì người nhà không theo đúng y lệnh của bác sĩ. Khi xuất viện, trẻ không được uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, không tái khám đúng định kỳ...", Các bác sĩ da liễu khẳng định, bệnh ngoài da không gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân và việc điều trị cũng đơn giản. Nhiều bệnh chỉ cần xoa thuốc là khỏi. Chính vì lí do đó mà nhiều người xem nhẹ dẫn đến nhiều hậu quả có thể ảnh hương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, võng mạc mắt, gây viêm màng nhĩ… Điển hình như bệnh zona làm cho nhiều người nhầm lẫn với các bệnh thường gặp như giời leo hay thủy đậu có thể điều trị bằng những biện pháp nhân gian mà không điều trị đúng cách bằng các liệu pháp, kĩ thuật chuẩn đoán trong bệnh viện. Vì vậy nhóm chọn bệnh zona để giúp mọi người hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh này, biết cách phát hiện bệnh nhằm đưa bệnh nhân đến các cơ quan y tế điều trị sớm nhất có thể, tránh tình trạng chủ quan, nhầm tưởng với các bệnh thông thường khác mà chữa bằng phương pháp dân gian. 2. BỆNH ZONA Ở NGƯỜI 2.1. Khái niệm Bệnh Zona thần kinh là do virus herpes zoster (varicella-zoster hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virus thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác, sau đó, virus sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 8 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Hinh. Virus herpes zoster (varicella-zoster hoặc VZV) 2.2. Nguyên nhân Mặc dù virus là nguyên nhân gây bệnh nhưng không phải lúc nào virus cũng có thể xâm nhập và gây bệnh. Virus chỉ có thể gây bệnh khi chúng ta bị suy yếu về miễn dịch, giảm đột ngột số lượng các tế bào miễn dịch trên da. Hình. Sự tấn công của virus herpes zoster lên tế bào da khi hệ thống miễn dịch suy giảm GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN Page 9 ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Giải thích: Sau khi gây bệnh thủy đậu virus Herpes Zoster vẫn còn tồn tại ở dạng ngủ đông trong các tế bào thần kinh tủy sống và bị hệ miễn dịch của cơ thể ức chế. Khi có điều kiện thuận lợi như bệnh nhân có tình trạng bị nhiễm trùng, chấn thương, suy yếu hệ miễn dịch…thì nó sẽ bùng phát lên, thoát khỏi sự ức chế của hệ miễn dịch, phát triển thành dạng hoạt động (1). Khi đó virus di chuyển đến bề mặt da và gây tổn thương, biểu hiện như một cụm mụn đỏ nhỏ trên cùng một vùng da đặc biệt. Trước phát ban người bệnh có cảm giác nóng rát và ngứa, tình trạng này kéo dài trong suốt quá trình phát ban (2). Phát ban phát triển thành mụn nước nhỏ giống như những tổn thương khi mắc bệnh thủy đậu (3). Các tổn thương sau đó có mủ và vỡ ra (4). Những tổn thương khô, tạo thành một lớp vỏ, chữa trị da mất 4-5 tuần (5). Trong một số trường hợp, cơn đau của bệnh zona có thể tiếp tục trong nhiều tuần đến nhiều năm sau khi da có chữa lành, có lẽ là kết quả của tổn thương thần kinh. Này được gọi là đau thần kinh sau Herpetic (6). Các tình huống cụ thể:  Trời rét, chuyển mùa.  Cơ thể ốm yếu, stress, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, căng thẳng, ức chế, suy nghĩ lo toan nhiều chuyện quá sức.  Tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt.  Ung thư, các biện pháp điều trị bằng tia xạ làm tổn thương vùng da bị nổi ban virus sẽ tái phát thành bệnh zona.  Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có nguy cơ bị bệnh zona, nhưng nguy cơ tăng theo tuổi. Người trên 60 tuổi có nguy cơ bị bệnh zona cao hơn trẻ em dưới 10 tuổi gấp 10 lần. 2.3. Triệu chứng Bệnh biểu hiện rõ bằng bộ ba triệu chứng: sốt, đau rát da và mụn nước. Người bệnh thấy mệt mỏi một phần vì sốt, một phần vì đau rát da, phần nữa là vì đau nhức toàn thân. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 10 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Triệu chứng lâm sàng: Trước khi tổn thương mọc 2-3 ngày thường có cảm giác như: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu... Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau. Hình. Nổi mẩn đỏ Sốt trong bệnh zona có thể là đột ngột sốt cao như ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể sốt từ từ như ở người lớn, sau đó thì sốt tương đối cao nhưng ít khi lên đến 40 độ. Kèm theo sốt là biểu hiện da đau rát. Đau rát ngay từ khi cơ thể mới sốt, cũng có thể sốt trước rồi mới đau rát nhưng thường là đau rát và sốt hay xảy ra đồng thời. Đau rát da rất rõ rệt, da tại chỗ bị Virus xâm nhập đau và rát như bị bỏng. Sau một thời gian ngắn khoảng vài tiếng, da bắt đầu có ửng đỏ và càng đau rát hơn. Đau đến mức người bệnh không dám chạm vào da, thậm chí còn không để quần áo cọ vào vùng da này. Khoảng 1 – 2 ngày tính từ khi bị sốt, tại các chỗ da đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện. Mụn nước có đặc điểm là khu trú, không lan ra vùng da khác có màng da che phủ dày và có nước trong ở bên trong, có kích thước khoảng 3 – 5mm, nổi gồ, tập trung, tụ lại thành đám như một chùm nho. Tổn thương xuất hiện thành một vệt dài theo đường đi của dây thần kinh. Có lẽ vì lý do này mà nó được gọi là bệnh zona thần kinh. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 11 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Hình. Mụn nước mọc theo dây thần kinh (Hình chùm nho) Vị trí : thường khu trú tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh, nhưng cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan toả. Tổn thương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gồ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 12 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm, về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn). Tổn thương ở da thường nổi hạch sưng và đau ở vùng tương ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán Hình . Mụn nước bị vỡ, xẹp và để lại sẹo GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 12 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA 2.4. NHÓM 1 Cơ chế Hình . Quá trình virus tấn công tiểu nang tế bào da Mô hình bệnh sinh của nhiễm VZV(varicella zoster virus) nguyên phát, các tế bào T bên trong mô lympho tại chỗ của đường hô hấp có thể bị nhiễm virus do sự di chuyển của VZV từ vị trí tiêm nhiễm ban đầu trong các tế bào biểu mô đường hô hấp. Các tế bào T sau đó vận chuyển các virus đến da ngay lập tức và phóng thích VZV lây nhiễm. Phần còn lại của thời kì ủ bệnh 10-21 ngày là khoảng thời gian cho virus vượt qua đáp ứng INF-a bẩm sinh trong các tế bào biểu bì đủ để tạo ra các sang thương bóng nước đặc trưng chứa các virus ngoài tế bào tại bề mặt da. Tín hiệu của sự sản xuất INF-a được tăng cường trong các tế bào da lân cận có thể ngăn chặn sự lan truyền tế bào – tế bào nhanh, không kiểm soát của VZV. Các cụm thứ phát của các sang thương co thể xuất hiện khi các tế bào T đi lại thông qua các sang thương da giai đoạn sớm bị làm lây nhiễm thêm và gây nhiễm virus máu thứ phát. Các đáp ứng miễn dịch kí chủ nguyên vẹn xuất hiện là cần thiết để gây ra một sự upGVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 13 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 regulation của các phân tử kết dính, hỗ trợ sự thanh lọc VZV bởi tính miễn dịch thu được (adaptive immnunity) 2.5. Biến chứng Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona là gây đau nhức vùng da bị tổn thương hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì đau nhức rất khó chịu làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài làm xuất hiện nhiều bệnh khác. Tỷ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona chiếm khoảng 1/3 số số trường hợp bị bệnh. Sau khi khỏi bệnh Zona thì virus Zoster sẽ khu trú vào thần kinh nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trường hợp bệnh zona mãn tính có ở những bệnh nhân bị nhiễm AIDS, đặc biệt là khi họ có một loai tế bào miễn dịch cụ thể bị suy giảm, được gọi là tế bào lympho CD4. Sự suy giảm của các tế bào lympho CD4 có liên quan đến nhiễm virus varicella-zoster nghiêm trọng hơn, mãn tính, và tái phát. Các tổn thương này là điển hình lúc bắt đầu nhưng có thể biến thành vết loét không lành. Biến chứng của zona ở những bệnh nhân có chức năng miễn dịch đầy đủ gồm viêm não, viêm tủy, liệt dây thần kinh sọ não, dây thần kinh ngoại biên và một hội chứng liệt nhẹ nửa người phía đối diện. 2.6. Điều trị Zona là bệnh ngoài da nên áp dụng phương pháp điều trị trong uống ngoài thoa. Có thể dùng các loại thuốc kháng virus dạng bôi ở vùng da bị xâm nhiễm. Sau đó, dùng các thuốc kháng virus đường uống. Nếu những chỗ mụn nước có vi trùng cơ hội xâm nhập thì dùng thêm kháng sinh. Đó là các cách điều trị cơ bản. Ngoài ra cần tiêm ngừa vaccine và áp dụng các phương pháp phòng bệnh thông thường. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 14 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 2.6.1. Thuốc kháng virut: Tại Hoa Kỳ có ba dược chất được chấp thuận sử dụng trong điều trị zona là acyclovir, valacyclovir, famciclovir. Hình . Thuốc acyclovir Acyclovir Là một thuốc kháng virus tác dụng chống lại virus Herpes, bao gồm simplex 1 và simplex 2 (mụn rộp và herpes sinh dục), thuỷ đậu - zona và Epstein - Barr virus (mononucleosis). Acyclovir ức chế sự sao chép ADN mà virus cần để nhân lên. Tế bào nhiễm virus hấp thu nhiều acyclovir hơn tế bào bình thường và chuyển nhiều thuốc thành dạng hoạt động hơn, điều này kéo dài hoạt tính kháng virus của thuốc ở nơi cần thiết nhất. Aciclovir là một chất tương tự nucleosid (acycloguanosin), có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virus Herpes. Ðể có tác dụng aciclovir phải được phosphoryl hóa thành dạng có hoạt tính là aciclovir triphosphat. Lúc đầu, aciclovir được chuyển thành aciclovir monophosphat nhờ enzym của virus là thymidinkinase, sau đó chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat và triphosphat bởi một số enzym khác của tế bào. Aciclovir triphosphat ức chế GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 15 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 tổng hợp DNA của virus và sự nhân lên của virus mà không ảnh hưởng gì đến chuyển hóa của tế bào bình thường. Tác dụng của acyclovir mạnh nhất trên virus Herpes simplex typ 1 (HSV - 1) và kém hơn ở virus Herpes simplex typ 2 (HSV - 2), virus Varicella zoster (VZV), tác dụng yếu nhất trên cytomegalovirus (CMV). Trên lâm sàng không thấy acilovir có hiệu quả trên người bệnh nhiễm CMV. Tác dụng chống virus Epstein Barr vẫn còn chưa rõ.Trong quá trình điều trị đã xuất hiện một số chủng kháng thuốc và virus Herpes simplex tiềm ẩn trong các hạch không bị tiêu diệt. Aciclovir có tác dụng tốt trong điều trị viêm não thể nặng do virus HSV - 1, tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 70% xuống 20%. Trong một số người bệnh được chữa khỏi, các biến chứng nghiêm trọng cũng giảm đi. Aciclovir dùng liều cao tới 10 mg/kg thể trọng, cứ 8 giờ một lần, dùng trong 10 đến 14 ngày. Thể viêm não - màng não nhẹ hơn do HSV - 2 cũng có thể điều trị tốt với aciclovir. Ở người bệnh nặng, cần tiêm truyền aciclovir tĩnh mạch, như nhiễm HSV lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, bệnh máu ác tính, bệnh AIDS, nhiễm herpes tiên phát ở miệng hoặc sinh dục, herpes ở trẻ sơ sinh, viêm giác mạc nặng do Herpes, trường hợp này có thể dùng kèm thuốc nhỏ mắt aciclovir 3% để điều trị tại chỗ. Dược động học: Khả dụng sinh học theo đường uống của aciclovir khoảng 20% (15 - 30%). Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc. Aciclovir phân bố rộng trong dịch cơ thể và các cơ quan như: Não, thận, phổi, ruột, gan, lách, cơ, tử cung, niêm mạc và dịch âm đạo, nước mắt, thủy dịch, tinh dịch, dịch não tủy. Liên kết với protein thấp (9 33%). Valacyclovir là một tiền chất của acyclovir, sản sinh nồng độ acyclovir huyết thanh cao cấp gấp 3 – 5 lần nồng độ đạt được nếu dùng acyclovir đường uống. GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 16 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên ở những bệnh nhân tuổi trên 50, valacyclovir (1000mg mỗi 8 giờ) và acyclovir cùng mang lại một tiến độ lành da tương đương nhau (Beutner KR, et al. 1995). Valacyclovir rút ngắn một cách có ý nghĩa thời gian trung bình khỏi hẳn cơn đau có liên hệ đến zona (38 ngày so với 51 ngày, P = 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân còn đau vào thời điểm 6 tháng là 25,7% ở nhóm acyclovir là 19,3% ở nhóm valacyclovir (P = 0,02). Kéo dài trị liệu valacyclovir từ 7 ngày lên 14 ngày không mang lại thêm lợi ích gì. Famciclovir một tiền chất của penciclovir, có kết quả tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm thời gian bài xuất virút, hạn chế thời gian hình thành tổn thương mới và đẩy nhanh việc lành sẹo trong một nghiên cứu có đối chứng giả dược (Tyring S và CS 1995). Trong một phân tích ở nhóm phụ của các bệnh nhân tuổi trên 50 và vẫn tồn tại đau sau khi đã lành da, thời gian kéo dài của đau thần kinh sau zona trung bình là 163 ngày ở nhóm giả dược và 63 ngày ở nhóm famciclovir (P = 0,004) (Tyring S và CS 1995). Valacyclovir và famciclovir được đem so sánh trong điều trị zona ở những bệnh nhân có chức năng miễn dịch đầy đủ và được chứng minh tương đương về mặt trị liệu, xét cả về tiến độ lành da lẫn khỏi đau (Tyring SK, et al. 2000). Valacyclovir và famciclovir được ưa chuộng hơn acyclovir trong điều trị zona vì có bilan dược động học tốt hơn và chế độ dùng thuốc đơn giản hơn. Cả ba loại thuốc đều an toàn một cách lạ thường và được dung nạp tốt. Không có chống chỉ định nào đối với việc sử dụng các thuốc này, mặc dù cần phải điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân bị suy thận. Hiện chưa có thuốc nào trong số các thuốc trên được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho sử dụng ở phụ nữ có thai. Các thuốc kháng virút dùng bôi ngoài không có vai trò gì trong xử trí của bệnh zona. 2.6.2. Vaccine GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 17 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 Hình . Vắcxin Zostavax. (Nguồn: Channel NewsAsia) Lần đầu tiên vắcxin phòng bệnh zona đã có mặt tại các phòng khám, bệnh viện tư và một số bệnh viện công tại Singapore. Loại vắcxin này có tên Zostavax, được khuyến cáo dành cho những người từ 50 tuổi trở lên. 2.7. Cách phòng bệnh thông thường: Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách thay đổi lối sống được cho là giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh zona. Một lối sống được thiết kế để tăng cường hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể tốt bao gồm ăn một chế độ ăn cân bằng giàu cần thiết vitamin vàkhoáng chất , ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, và giảm căng thẳng. 2.8. Kĩ thuật chuẩn đoán 2.8.1. Chẩn đoán lâm sàng: Các dấu hiệu và triệu chứng của herpes zoster (HZ) thường đủ đặc biệt để thực hiện một chẩn đoán lâm sàng chính xác khi phát ban đã xuất hiện. Tuy nhiên, chẩn đoán HZ có thể có hoặc không có trong trường hợp không có phát ban (nghĩa là trước khi phát ban hoặc trong trường hợp không có phát ban zoster). HZ là đôi khi bị nhầm lẫn với herpes simplex, GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 18 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 và đôi khi, với chốc lở, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, ghẻ, vết côn trùng cắn, nổi mề đay có mụn nhỏ ở da, nhiễm trùng candidal, viêm da herpetiformitis. 2.8.2. Các phương pháp phòng thí nghiệm Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể hữu ích trong trường hợp có biểu hiện lâm sàng điển hình ít hơn, chẳng hạn như ở những người suy giảm miễn dịch có thể đã phổ biến HZ (được định nghĩa là sự xuất hiện các tổn thương bên ngoài dermatomes chính hoặc liền kề). Nhuộm trực tiếp huỳnh quang: kháng thể của các tế bào bị nhiễm varicella zoster virus (VZV) vào trong một tế bào từ cơ sở của tổn thương là nhanh chóng, cụ thể, và nhạy cảm, nhưng nó là ít nhạy cảm hơn so với phản ứng dây chuyền polymerase (PCR). Phương pháp này cũng có thể được sử dụng trên chất liệu sinh thiết và vùi hạt nhân bạch cầu ái toan. PCR: có thể được sử dụng để phát hiện VZS DNA nhanh chóng và nhạy cảm trong các mẫu thu thập tổn thương da đúng cách, tuy nhiên, thử nghiệm PCR cho VZV không có sẵn trong tất cả các thiết lập. Nó cũng có thể sử dụng PCR để phân biệt giữa hoang dại và vắc-xin chủng VZV. Phương pháp huyết thanh: cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán HZ trong phòng thí nghiệm, mặc dù có những khó khăn để giải thích kết quả. Test ELISA dựa vào sự hiện diện của kháng thể IgM antivaricelle-zona, bệnh phẩm là máu, dịch não tủy. Nó cũng là khó khăn để phát hiện sự gia tăng IgG để chẩn đoán phòng thí nghiệm của HZ từ bệnh. Smears Tzanck mẫu vật tổn thương là không tốn kém và có thể được thực hiện đầu tiên, mặc dù phương pháp không phân biệt được giữa VZV và nhiễm virus herpes simplex. Ở những người suy giảm miễn dịch, ngay cả khi bị nhiễm VZV được chẩn đoán bằng cách sử dụng các phương pháp phòng thí nghiệm, nó có thể rất khó để phân biệt giữa bệnh thủy đậu và HZ phổ biến bằng cách kiểm tra thể chất hoặc thử nghiệm huyết thanh học. Trong trường hợp này, tiền sử phơi nhiễm VZV hoặc phát ban bắt đầu với một mô hình GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 19 Page ĐỀ TÀI: BỆNH ZONA NHÓM 1 dermatomal, cùng với kết quả của xét nghiệm kháng thể VZV tại hoặc trước thời điểm bắt đầu phát ban có thể giúp hướng dẫn chẩn đoán. 2.8.3. Chuẩn đoán phân biệt: Nhiễm Herpes simplex: trên vùng da có tổn thương sẵn như chàm, viêm da dị ứng hay tái phát ở cùng vị trí. Sang thương là những mụn mước nhỏ, đôi khi rát. Chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus.Bệnh tay chân miệng: Hay gặp ở trẻ em, bệnh nhiễm trùng toàn thân, do Enterovirus, sang thương là những mụn nước nhỏ vài mm, thường tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân; ở họng có thể có mụn nước làm trẻ đau, khó nuốt. Zona: hồng ban bóng nước khu trú theo đường thần kinh, tổn thương kèm đau nhức dị cảm. Viêm da chốc lở (Impertigo): Do Streptococcus pyogenes, có thể nhiễm hoặc phối hợp nhiễm Staphylococcus aureus. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng. Sang thương là mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ; sau đó thành mụn mủ, rồi bể và khô đi, đóng mài vàng mật ong 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Zona có thể xảy ra ở bất kỳ người nào đã từng bị thủy đậu nhưng thường gặp hơn khi tuổi đời càng tăng và ở những BN(bệnh nhân) bị tổn hại miễn dịch. Chẩn đoán thường được xác lập trên lâm sàng, nhưng một xét nghiệm định lượng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp có thể có ích trong những trường hợp không điển hình. Acyclovir, valacyclovir và famciclovir được chấp thuận trong điều trị zona. Những thuốc này dung nạp tốt và tương tự nhau nếu xét riêng về hiệu lực lẫn tính an toàn. Tuy nhiên, do có các đặc điểm dược động học được cải thiện và chế độ liều dùng đơn giản hơn, valacyclovir và famciclovir là những thuốc được ưa chuộng hơn cho điều trị zona. Những BN lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi đau dữ dội lúc đến khám, là những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng hơn và có biến chứng, nên được điều trị kháng virút, giống như BN được mô tả trong trường hợp minh họa. Bắt buộc sử dụng liệu pháp kháng virút ở những BN zona mắt, chủ yếu để dự phòng các biến chứng ở mắt có tiềm năng gây mù. Nhằm làm giảm thời gian kéo dài và độ GVHD: LẠI ĐÌNH BIÊN 20 Page
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Lv duong quy...
95
1486
67

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất