Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận môn kinh tế vận tải và du lịch tìm hiểu các nghiệp vụ của đơn vị tổng ...

Tài liệu Tiểu luận môn kinh tế vận tải và du lịch tìm hiểu các nghiệp vụ của đơn vị tổng công ty vận tải thuỷ ctcp (vinasco)

.DOCX
73
63
116

Mô tả:

Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 ---------TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ BỘ MÔN KINH TẾ VẬN TẢI VÀ DU LỊCH ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THUỶCTCP (VINASCO) Sinh viên thực hiện : Hoàng Gia Khánh Linh Lớp : KTVT Thủy Bộ K57 1 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 MỤC LỤC Contents ..................................................................................................................................................................... 1 PHẦN I: THỰC TẬP CHUNG................................................................................................................3 CHƯƠNG I: TỔNG QUA VỀ TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY-CTCP (VINASO)..................3 1.1.Khái quát chung về Doanh Nghiệp.................................................................................................3 1.1.1.Giới thiệu chung.........................................................................................................................3 1.1.2.Chức năng , nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp...................................7 1.1.3. Phương thức tổ chức quản lý các đơn vị trong Doanh Nghiệp..................................................8 1.1.4.Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai..........................................................9 -Về chính sách:....................................................................................................................................9 -Về luồng tuyến.................................................................................................................................10 -Về cảng bến......................................................................................................................................10 1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công Ty....................................................................11 1.3. Tìm hiểu về điều kiện SXKD của Doanh nghiệp........................................................................14 1.3.1. Điều kiện tự nhiên-xã hội trong vùng hoạt động của Doanh nghiệp.......................................14 1.3.2. Tìm hiểu về thị trường vận tải của Doanh Nghiệp...............................................................16 1.3.3. Tìm hiểu về điều kiện khai thác vận tải của Doanh nghiệp.................................................20 1.4. Tìm hiểu về tình hình cơ sở vật chất chủ yếu phục vụ SXKD của Doanh Nghiệp...................23 1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp...............................................................................23 1.4.2.Năng lục vận tải của Doanh Nghiệp.........................................................................................24 1.4.3.Điều kiện hoạt động Cảng........................................................................................................25 1.5.Cơ chế quản lý doanh thu và chi phí SXKD áp dụng trong doanh nghiệp................................29 1.6. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp 3-5 năm gần đây......30 1.6.1.Kết quả SXKD của Doanh Nghiệp............................................................................................30 1.6.2.Sản lượng vận tải của các đơn vị thuộc Tổng Công Ty Vận Tải Thủy-CTCP:..........................33 1.6.3.Lao động - tiền lương:..............................................................................................................37 2. Tìm hiểu các nghiệp vụ của đơn vị:....................................................................................................43 2.1. Văn phòng tổng hợp tổng công ty................................................................................................43 2.1.1.Chức năng:...............................................................................................................................43 2.1.2.Nhiệm vụ:.................................................................................................................................43 2.1.3. Quyền hạn, trách nhiệm:.........................................................................................................54 2.1.4.Mối quan hệ:...........................................................................................................................55 2.2. Phòng kinh doanh.........................................................................................................................56 2 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 2.2.1.Chức năng:...............................................................................................................................56 2.2.2. Nhiệm vụ:................................................................................................................................56 2.2.3.Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.............................................................................57 2.2.4.Quyền hạn, trách nhiệm:..........................................................................................................58 2.2.5. Mối quan hệ:...........................................................................................................................59 2.3. Phòng tài chính- kế toán...............................................................................................................60 2.3.1.Chức năng:...............................................................................................................................60 2.3.2. Nhiệm vụ:................................................................................................................................60 2.3.3. Quyền hạn, trách nhiệm:.........................................................................................................63 2.3.4.Mối quan hệ:............................................................................................................................63 2.4. Phòng khoa học - kỹ thuật và hợp tác quốc tế............................................................................64 2.4.1. Chức năng:..............................................................................................................................64 2.4.2.Nhiệm vụ:.................................................................................................................................64 2.4.3.Quyền hạn:...............................................................................................................................68 2.5. Điều khoản thi hành......................................................................................................................69 PHẦN II: THỰC TẬP THEO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP...............................................69 KẾT LUẬN………………………………………..…………………………………….74 LỜI MỞ ĐẦU 3 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh, giàu mạnh, ngành Giao thông vận tải càng đóng một vai trò quan trong bậc nhất bởi “Giao thông chính là mạch máu của tổ chức, Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, Giao thông không tốt thì mọi việc đình trệ,...” Ngày nay, việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng ngày càng được mở rộng, cho nên yêu cầu về một nên giao thông phát triển là vô cùng cần thiết. Để có thể hiểu hơn các công việc liên quan đến chuyên ngành học của chúng em thì việc đi thực tập tại doanh nghiệp trước khi ra trường là việc hết sức cần thiết đối với sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối như chúng em. Thông qua việc đi thực tập tại doanh nghiệp chúng em có thể áp dụng những kiến thức đã học trên sách vở vào thực tế cũng như nắm bắt được tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và những yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra qua việc đi thực tập tại doanh nghiệp còn giúp chúng em trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân và là cơ sở để chúng em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp của bản thân. Thông qua quá trình đi thực tập tại doanh nghiệp em đã được tìm hiểu về cách thức tổ chức hoạt động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nghiệp vụ của từng phòng ban trong doanh nghiệp. Tất cả những gì em tìm hiểu được trong quá trình đi thực tập được tóm tắt trong bài báo cáo dưới đây. Bài báo cáo của em gồm 2 phần: Phần I: Thực tập chung - Chương 1: Tìm hiểu tình hình chung của doanh nghiệp - Chương 2: Tìm hiểu các nghiệp vụ của đơn vị trong doanh nghiệp Phần II: Đề xuất đề tài đồ án tốt nghiệp và đề cương của đồ án tốt nghiệp 4 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 PHẦN I : THỰC TẬP TRUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUA VỀ TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY-CTCP (VINASO) 1.1.Khái quát chung về Doanh Nghiệp 1.1.1.Giới thiệu chung -Tên công ty: Tổng Công Ty Vận tải Thủy-CTCP (WATERWAY TRANSPORT JOINT STOCK CORPORATION) - Viết tắt: VIVASO -Địa chỉ: 942 Bạch Đằng , quận -Điện thoại/fax: (84-4).38732226 / (84-4).38731729 -Email: [email protected] -Website: Website: vivaso.net.vn -Thông tin lãnh đạo: Bảng 1.1: Thông tin ban lãnh đạo Tổng Công Ty Họ và tên Chức vụ Phạm Văn Luận Tổng Giám Đốc Nguyễn Danh Thắng Phó Giám Đốc 5 Điện thoại/Email ĐT: 0903.260.926 Email: [email protected] ĐT:0945.838.399 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Email:[email protected] Bối cảnh thành lập Ngày 13/8/1996 Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vân Tải có quyết định số 2125QĐ/TCCB-LĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước-Tổng công ty Đường Sông miền Bắc (Tổng công ty 90) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở tách một số đợn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Cục Đường song Việt Nam và nhận thêm một số doanh nghiệp của địa phương và đơn vị khác . Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước , Thủ tướng chính phủ có quyết định số 12/2007/QĐ-TTG ngày 24/01/2007 phê duyệt đề án chuyển Tổng công ty Đường sông miền Bắc sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con ; Bộ trưởng Bộ Giao thong vận tải có quyết định số 388/QĐ-BGTVT ngày 27/02/2007 về việc thành lập Công ty mẹ -Tổng công ty Vận tải thủy , trực thuộc Bộ giao thong vận tải. Trụ sở chính của Tổng cong ty đặt tại: Số 158 Đường Nguyễn Văn Cừ-Phường Bồ Đề-Quận Long Biên-TP Hà Nội. Khi mới thành lập trụ sở, trang thiết bị làm việc của cơ quan Tổng công ty chưa có phải mua sắm trang thiết bị đầu tư từ đầu, đơn vị vừa phải củng cố tổ chức , vừa phải tập trung chỉ đạo sản xuất , đầu tư đổi mới đội tàu , tài sản thiết bị .Với nỗ lực vượt bậc của tập thể CBCNV kết quả sau 13 năm doanh thu tăng 2,5 lần, nộp ngân sách tăng 2 lần, thu thập bình quân đầu người lao động tăng 4 lần , tổng vốn tăng 3 lần , so với năm 1997.Đội tàu được hiện đại và trẻ hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường ,đội ngũ các bộ quản lý , công nhân lành nghề được trang bị kiến thức phù hợp với xu thế phát triển , vị thế của Tổng Công Ty được nâng lên phát triển bền vững. Quá trình hình thành Ngay sau hơn 1 năm thành lập, Tổng công ty vận tải thủy đã bước đầu khẳng định vị thế của mình trong thị trường vận tải phía Bắc , tạo niềm tin cho các doanh nghiệp thành viên mặc cho những khó khăn vẫn còn chồng chất chưa thể giải quyết được 6 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 trong thời gian còn quá ngắn. Những định hướng phát triển Tổng công ty do HĐQT và TGĐ đặt ra ngay từ khi thành lập dần dần đưa vào thực tế cuộc sống trên sông nước đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng nhanh và vững chắc trong tương lai của toàn TCT. Tuy nhiên , trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất , TCT phải đối mặt với nhiều khó khăn , phức tạp trên thương trường vận tải lẫn quan điểm chưa thống nhất ngay trong nội bộ TCT và các Doanh nghiệp .Hơn nữa , suốt hơn mười năm qua, cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải sông , nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời đầu tư vốn liếng , đóng mới nhiều loại phương tiện cạnh tranh quyết liệt sắt thép , tôm tép , que hàn , thiết bị phụ tùng phục vụ yêu cầu sửa chữa tăng cao cộng với giá công lao động cũng tăng đã làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của TCT. Trong lúc khối lượng hàng hóa vận chuyển giảm sút thì từ đầu năm 1999 , Nhà nước áp dụng luật thuế giá trị gia tăng . Tám tháng đầu năm, vận tải phải chịu thuế suấ 10% , đến tháng 9 năm 1999 mới giảm còn 5% . Điều này gây cú sốc đối với cả chủ hàng lẫn người vận tải nhưng thua thiệt nhất vẫn là người vận tải vì giá cước không tăng . Có thể nhận định rằng , đây là những thời điểm khó khăn tác động xấu đến quá trình sản xuất , khai thác đội tàu của TCT. Trước xu thế giành lại ảnh hưởng trên thị trường vận tải sông thể hiện rõ rệt ở khâu vận chuyển than , TCT nỗ lực tập trung sức lực và trí tuệ để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các thành viên đó cũng là dịp để các doanh nghiệp thành viên tăng cường công tác tiếp thị vận tải song song với nâng cao ý thức phục vụ và bảo quản chất lượng hàng hóa và thuyền viên. Đồng thời , thêm quyết tâm đa dạng hóa đội hình vận tải,bến bãi, đa dạng hóa mặt hàng vận chuyển, đáp ứng các yêu cầu của chủ hàng về phương thức giao nhận hàng, đảm bảo an toàn giao thong và kiên quyết loại bỏ hiện tượng tiêu cực trong vận tải. Những cố gắng của toàn TCT đã mang lại hiệu quả đáng mừng là năm 2000, 2001 và 2002 , sản lượng vận tải ổn định trong mấy năm liền , ở mức bình quân 3.65 triệu 7 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 tấn/năm rồi tăng vụt lên từ năm 2003 so với sản lượng hơn 4.1 triệu tấn , năm 2004 lại tăng lên 6.18 triệu tấn và năm 2005 đạt hơn 7.0 triệu tấn. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến nhưng ổn định là nhu cầu vận chuyển than phục vụ nhà máy điện, nhà máy phân đạm tăng, TCT tiếp tục nhận nhiệm vụ Tổng B nhưng còn được các chủ hàng ủy nhiệm thay mặt họ điều hành chung việc ra vào bến xếp dỡ ở các cảng giao nhận than nên TCT có điều kiện phối hợp với Chi nhánh Quảng Ninh ở đầu ngoài và các trạm điều vận ở Phả Lại , Ninh Bình sắp xếp các đoàn phương tiện tới giao nhận than hợp lý, tránh đường ùn tắc và giảm hẳn thời gian nằm chờ ở bến, rút ngắn thời gian quay vòng đoàn tàu, tăng năng suất vận chuyển. Ngoài mặt hàng than, điện , đạm, các đơn vị vận tải chủ động khai thác và tổ chức vận chuyển các mặt hàng khác như tan chuyền tải từ mỏ ra khu vực Hòn Nét ( Hạ Long) xuất khẩu, khai thác các loại hàng clinke, hàng bao, hàng nặng, hàng cồng kềnh và vật liệu xây dựng. Nhưng riêng mặt hàng container tuyến ngắn từ Cửa Dừa-Hạ Long về Cảng Cái Lân, Cảng Hải Phòng do hai công ty vận tải 1 và 4 khai thác, tổ chức thực hiện đã tăng sản lượng vận tải rất lớn.Năm 2004 , hai công ty đạt 1.5 triệu tấn tăng 134% so với năm 2003. Nhiều đoàn tàu đạt 3-4 chuyến/tháng. Đến năm 2005, TCT tiếp tục thực hiện các hợp đồng kết với các ngành than, điện với nhu cầu tăng so với năm 2004. Ngoài ra các doanh nghiệp vận tải cũng tăng cường khai thác và vận chuyển nhiều loại hàng với tổng số đạt 3.7 triệu tấn . Khối lượng này bằng sản lượng hàng hóa cả TCT vận chuyển trong năm 1997 , hơn hẳn các năm 1998,1999. Nhờ các đơn vị vận tải đạt sản lượng và doanh thu tăng so với năm 2004 nên toàn TCT đã vận chuyển được 7 triệu tấn hàng. Năm 2006, tất cả các công ty vận tải thủy đã chính thức hoạt động theo hình công ty mẹ-công ty con, TCT có những bước chuyển mạnh về cơ cấu tổ chức giữa các thị trường có nhiều diễn biến phức tạp nhưng các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật vẫn tăng lên. Thành tích vượt bậc trong vận tảu từ năm 2000 trở lại đây cho thấy sự bứt phá trong tư duy chỉ đạo và điều hành sản xuất từ TCT tới các doanh nghiệp thành viên . 8 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Sự thống nhất đường lối và cách tiến hàng phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm đã tạo cho các doanh nghiệp vận tải thành viên khả năng tổ chức sản xuất, phát huy hết năng lực , cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn để từng bước ổn định sản xuất kinh doanh, sau đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bằng các loại hình kinh doanh đa dạng , đa sản phẩm. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là : Vận chuyển hàng hóa và hàng khách trong , ngoài nước; Xếp dỡ hàng hóa, kinh doanh kho bãi, cảng sông bến xe;Dịch vụ vận tải;Thiết kế, sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy, thiết bị nâng hạ; Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, máy móc thiệt bị , phương tiện, nông lâm , thủy hải sản; Xuất khẩu lao động; Xây dựng các công trình giao thông , công nghiệp, dân dụng ;Kinh doanh nhà đất, khách sạn; Đào tạo và tư vấn việc làm,… Đó là cơ sở pháp lý để Tổng công ty đường sông miền Bắc có thể đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh trong các năm sau này. 1.1.2.Chức năng , nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp a) Chức năng, nhiệm vụ -Từ nhiều năm nay, các đơn vị vận tải , xếp dỡ trong ngành đường sông chỉ quen thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển và bốc dỡ thuê các loại hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu cho các chủ hàng.Mặt hàng thường xuyên nhất là than cho các nhà máy nhiệt điện, than cho các nhà máy sản xuất phân đạm, xi măng,… và vật liệu xây dựng. Khi Tổng Công Ty Đường Sông miền Bắc thành lập, thói quen này vẫn tồn tại trong công tác lập kế hoạch vận chuyển, xếp dỡ hàng quý, hàng năm mặc dù cơ chế thị trường đã và đang gây nhiều tác động lớn đến nguồn hàng và giá cước do nhiều Doanh Nghiệp tư nhân , nhiều đơn vị vận tải , xếp dỡ chuyên dùng đang mạnh lên nhờ quá trình đổi mới làm xuất hiện nhiều chính sách thông thoáng , động viên các thành phần kinh tế tham dự và thự trường vận tải nói chung và đường thủy nội địa nói riêng. b) Ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp 9 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Ngành nghề kinh doanh: +Vận tải bằng đường thuỷ nội địa và khu vực Miền Bắc. +Vận chuyển than đạm, than điện, clinke, hàng bao,.. tới các nhà máy . + Nhận hợp đồng thầu về vận chuyển than tới các nhà máy. +Cho thuê kho bãi. -Vốn điều lệ: 327.737.000.000 đồng ( Ba trăm hai mươi bảy tỷ bảy trăm ba mươi bảy triệu đồng ) -Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng -Tổng số cổ phần : 32.773.700 -Số cổ phần được quyền chào bán: 0 -Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng) 1.1.3. Phương thức tổ chức quản lý các đơn vị trong Doanh Nghiệp Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. 1.1.4.Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Để tận dụng hết các thế mạnh và tiềm năng hiện có của vận tải thủy nội địa phía Bắc nói chung và Tổng công ty Vận tải thủy nói riêng, tập trung thực hiện việc kết nối giữa các loại hình vận tải theo hướng đa phương thức và để góp phần thực hiện thành công đề án Kết hợp hài hòa các phương thức vận tải’’ - Tổng công ty Vận tải thủy đề 10 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 nghị nhà nước cần có nhiều chính sách đầu tư và ưu đãi cho doanh nghiệp vận tải thủy. Trong đó: -Về chính sách: +Có chính sách vốn vay ưu đãi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư cho việc đóng mới các phương tiện thuỷ chuyên dùng (tàu container, tàu chở chất lỏng..vv) đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai. +Tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng đường thuỷ nội địa bằng các nguồn cho các tuyến vận tải thuỷ chính. +Có các giải pháp công nghệ để nâng chiều cao tĩnh không đối với cầu Đuống, .... đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cảng đầu mối. +Có chính sách kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cảng bốc xếp container ở các khu vực công nghiệp, khu tập trung dân cư, hoặc nhà nước đầu tư rồi cho thuê cảng. +Có các giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân vận chuyển các loại hàng hóa có khối lượng lớn bằng đường thủy nội địa. +Cần xây dựng một cơ chế tài chính cho đường thủy nội địa thu hút đầu tư trong và ngoài nước, kể cả các nguồn vốn của tư nhân để nâng cấp tuyến luồng. +Cần có chiến lược phát triển hài hòa giữa các ngành vận tải (vận tải thủy, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt) để tránh mất cân đối gây, quá tải cho đường bộ làm tăng tai nạn và hủy hoại môi trường. -Về luồng tuyến +Tập trung đầu tư đối với các tuyến chính, bao gồm 9 dự án chính theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải. Cải tạo, nâng cấp các tuyến sông, kết nối các tuyến vận chuyển để mở rộng vùng hoạt động của vận tải thủy (Khu vực sông Phi Liệt – đây là tuyến vận chuyển quan trọng đi các Nhà máy Nhiệt điện và Nhà máy Xi măng, khu vực Kinh Môn, 11 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 khu vực cảng Phù Đổng trên sông Đuống, luồng trên sông Hồng đoạn từ Cửa Dâu đến Cảng Hà Nội, đoạn từ Việt Trì lên Đoan Hùng đi Tuyên Quang (trên Sông Lô) và từ ngã 3 Việt Trì đi ngã 3 Hồng Đà (trên sông Thao) và luồng đi tiếp cảng Kỳ Sơn - Hòa Bình (trên sông Đà). +Có các giải pháp công nghệ để nâng cao tĩnh không cầu đối với các cầu có tĩnh không thấp trên tuyến vận tải, đặc biệt là cầu Đuống để phục vụ cho vận chuyển hàng container đến Việt Trì và các khu vực lân cận. +Mở rộng và phát triển mô hình vận tải sông pha biển và hoạt động tuyến ven biển. -Về cảng bến +Bố trí hợp lý hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa, đặc biệt là các cảng chính, cảng khu vực theo Quy hoạch đã được duyệt. Từng bước nâng cấp hiện đại hóa dây truyền công nghệ và thiết bị bốc xếp, nâng cao năng lực hàng hoá thông qua cảng, tổ chức kết nối trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải thủy với phương thức vận tải biển, phương thức vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Bến thuỷ phải phát huy được ưu việt, lợi thế của vận tải thuỷ là dễ tổ chức bốc xếp, vận chuyển đến nơi tiêu thụ với thời gian nhanh chóng và tiếp nhận thuận lợi nhất. +Hình thành các cảng chính quan trọng phục vụ phát triển kinh kế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của nhà nước, các khu công nghiệp lớn nơi là đầu mối hoặc giao cắt của các tuyến vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường biển như Hà Nội, Ninh Bình, Việt Trì..vv xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, kho bãi và trang bị công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh, có thiết bị xếp dỡ hiện đại. Đặc biệt chú trọng đầu tư hệ thống đường sắt kết nối với các cảng, đầu tư mở lại tuyến vận tải kết nối với đường thuỷ tại các đầu mối giao thông cảng Ninh Bình, cảng Việt Trì để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên thông hàng hoá vận tải đa phương thức trên các tuyến vận chuyển. Tăng cường số lượng toa tàu đường sắt qua cảng Ninh Bình vận chuyển Than cung cấp cho các nhà máy Xi măng khu vực miền Trung, tăng cường 12 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 vận chuyển hàng Apatit về qua cảng Việt Trì để tiếp tục vận chuyển bằng đường thủy ra khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Đối với hệ thống các cảng: nhanh chóng đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa Phù Đổng (Hạ lưu cầu Phù Đổng trên sông Đuống) để góp phần tạo điều kiện cho việc thông qua hàng hoá tại đầu mối giao thông Hà Nội (Do Cảng Hà Nội luồng tuyến hiện nay thường xuyên khan cạn và có vị trí nằm trong nội đô, mặt khác phương tiện thủy nội địa phải đi qua các cầu có cao độ tĩnh không rất hạn chế (cầu Đuống, cầu Long Biên, cầu chương Dương) rất mất an toàn cho phương tiện vận chuyển. 1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công Ty 1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban và mối quan hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp . Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc 4 Phòng Ban Chức Năng Ban Kiểm Soát 12 Đơn vị trực thuộc công ty 6 Công Ty Con Hình 1.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức Tổng Công Ty *Bốn phòng ban chức năng của công ty gồm có:  Phòng Kinh Doanh  Phòng tài chính kế toán 13 2 Công Ty liên kết Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57  Phòng khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế  Văn phòng tổng hợp *Khối sản xuấn kinh doanh của công ty (12 đơn vị )gồm:  Cảng Hà Nội  Cảng Việt Trì  Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế  Công ty nhân lực và thương mại quốc tế  Công ty xây dựng và đầu tư Hồng Hà  Trung tâm vận tải-Đại lý dịch vụ vận tải  Chi nhánh TCT vận tải thủy tại Quảng Ninh  Chi nhánh TCT vận tải thủy tại Hòa Bình- Cảng Bích Hạ  Trường dạy nghề GTVT thủy  Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn  Chi nhánh TCT vận tải thủy tại TP Hồ Chí Minh  Công ty kỹ thuật vật tư và xây dựng công trình đường thủy *Các công ty con :  Công ty CP Vận tải thủy 1  Công ty CP Vận tải thủy 2  Công ty CP Vận tải thủy 3  Công ty CP Vận tải thủy 4  Công ty CP VTT Nam Định  Công ty CP VTT Thái Bình *Các công ty liên kết :  Công ty CP Cảng Hà Bắc  Công ty vận tải và cơ khí đường thủy 14 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 Theo mô hình mà Ban đổi mới của TCT và HĐQT-Tổng giám đôc xây dựng nên, Tổng công ty đường đông miền Bắc sẽ mang tên mới là Tổng Công Ty Vận tải Thủy với mục tiêu là xây dựng một công ty mẹ phát triển mạnh mẽ làm tiền đề cho việc thành lập đoàn vận tải trong tương lai. 1.2.2.Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban và mối quan hệ với các bộ phận khác trong Tổng Công Ty Tổng Công Ty Vận Tải Thủy-CTCP là một doanh nghiệp dịch vụ vận tải,các mặt hàng vận chuyển đa dạng phong phú,phạm vi hoạt động trải khắp hầu hết các tỉnh,các tuyến sông-thủy nội địa phía Bắc : - Đứng đầu công ty là giám đốc công ty : là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm với Tổng công ty với hội đồng quản trị ,với pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình - Phó giám đốc : hiện nay công ty có 1 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự cũng như thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động trong công ty và điều hành và phụ trách lĩnh vực vân tải. - Phòng tài chính kế toán: có chức năng tổ chức thực hiện việc ghi chép xử lý và cung cấp số liệu về tình hình tài chính kế toán của tổng công ty .Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của giám đốc.Bên cạnh đó phối hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty,đảm bảo nhu cầu vốn sản xuất thực hiện việc tính toán và phân phối lợi nhuận theo quy định của Nhà nước. -Phòng Kinh Doanh: Là phòng nghiệp vụ tham mưa cho HĐQT và Tổng giám đốc các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty về lĩnh vực vận tải, xếp dỡ và các linh vực kinh doanh khác trên thị trường trong và ngoài nước nhằm khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo kinh doanh đúng pháp luật của Việt Nam và tập quán , thông lệ quốc tế. 15 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 -Phòng KHKT-HTQT: là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp cho HĐQT , Tổng Giám Đốc tổ chức điều hành và thực hiện các hoạt động về lĩnh vực khoa học , kỹ thuật , vật tư, hợp tác quốc tế, đầu tư nội địa và quốc tế trông TCT. -Văn phòng Tổng công ty:Tổng công ty là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc HĐQT , Tổng giám đốc trong các lĩnh vực :Tổng hợp, điều hòa các hoạt động của cơ quan của cơ quan văn phòng, hành chính , công tác quản trị, tổ chức, cán bộ , chế độ chính sách đối với người lao động, lao động-tiền lương, bảo hộ lao động thanh tra, thi đua khen thưởng, bảo vệ chính trị nội bộ, phục vụ chỉ đạo sản xuất kinh doanh và công tác quản lý của Tổng công ty. Tham mưu đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng, chuyển đổi các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty thành các công ty cổ phần theo chủ trương của Nhà Nước. 1.3. Tìm hiểu về điều kiện SXKD của Doanh nghiệp 1.3.1. Điều kiện tự nhiên-xã hội trong vùng hoạt động của Doanh nghiệp 1.3.1.1.Tình hình kinh tếvà các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam có mạng lưới sông ngòi mật độ lớn, toàn quốc có 2.360 sông, kênh dài từ 10km trở lên, với tổng chiều dài 41.900km, mật độ sông bình quân là 0,127km/km2; 0,59km/1.000 dân. Riêng ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long mật độ là 0,2-0,4km/km2, vào loại các nhất so với các nước trên thế giới. Những điều kiện tự nhiên trên đã tạo thuận lợi cho phương thức vận tải thủy nội địa phát triển, kết hợp với các phương thức vận tải khác như: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không tạo nên một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải khác nhau, có tính kết nối và hỗ trợ cho nhau. Trong đó, vận tải thủy nội địa không những có vai trò trung chuyển khối lượng hàng hóa, hành khách lớn mà còn tạo ra nhiều việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. Vận tải thủy nội địa có tính xã hội hóa cao, nhiều thành phần tham gia khai thác, kinh doanh; vận tải thủy nội địa vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, nhiều chủng loại mà các hình 16 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 thức vận tải khác không vận chuyển được và có giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Tổng công ty vận tải thủy có vị trí chiến lược tại thủ đô Hà Nội nằm gần khu vực Đồng Bằng Sông Hồng , tại địa chỉ 838 Bạch Đằng,Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng , Hà Nội (nằm gần Cảng Hà Nội). Đây là vị trí thuận lợi cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa giữa đường thủy và đường bộ , ngoài ra với vị trí của TCT vẫn chưa kết hợp được vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Đặc biệt TCT gần Cảng Hà Nội và các khu công nghiệp có hệ thống kho bãi , thiết bị , phương tiện nên việc vận chuyển hàng hóa không quá khó khăn. *Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chủ yếu : -Tăng trưởng doanh thu thuần -Tăng trưởng lợi nhuận gộp -Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế -Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của CĐ công ty mẹ -Tăng trưởng Tổng Tài sản -Tăng trưởng nợ dài hạn -Tăng trưởng nợ phải trả -Tăng trưởng vốn chủ sợ hữu -Tăng trưởng vốn điều lệ * Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Tổng công ty Vận tải thuỷ hoạt động sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực đó là kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa, kinh doanh xếp dỡ hàng hoá cảng sông, sửa chữa đóng mới phương tiện thuỷ trong đó lĩnh vực hoạt động kinh doanh trụ cột là vận tải và xếp dỡ hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa. Hiện nay Tổng công 17 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 ty Vận tải thủy có 250.000 TPT vận tải thủy với 142 đoàn tàu đẩy có trọng tải từ 1.5002.400 tấn, mớn nước khi đầy tải từ 1,5m đến 3m, trong đó chủ yếu chủng loại tàu chở hàng trên mặt boong sà lan (sà lan boong tong nổi). Về cảng sông và bốc xếp, Tổng công ty đang có các đơn vị kinh doanh bốc xếp và kho bãi tại các đầu mối giao thông chính: Cảng Hà Nội, Cảng Việt Trì, Cảng Ninh Bình, Cảng Ninh Phúc (Tỉnh Ninh Bình), Cảng Hà Bắc. Trong đó Cảng Việt Trì và Cảng Ninh Bình ngoài hệ thống đường bộ còn có hệ thống đường sắt kết nối với cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hoá. 1.3.2. Tìm hiểu về thị trường vận tải của Doanh Nghiệp Thị trường tiềm năng của Doanh nghiệp tập trung các khu vực có nhà máy thủy điện: Hà Nội,Ninh Bình,Hải Phòng,Nam Định, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Bắc,.. thông qua vận chuyển container bằng đường thủy giữa các tỉnh trên. Khả năng cạnh tranh Sự phát triển các phương thức vận tải trong những năm qua đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đó là cấu trúc thị trường giữa các phương thức vận tải có sự phát triển không hợp lý, không tương xứng với sự đầu tư vào từng phương thức vận tải. Vận tải đường bộ chiếm ưu thế lớn, xu hướng đường bộ hóa ngày càng rõ nét, tỷ lệ đảm nhận của các phương thức vận tải trên toàn quốc đối với vận tải hàng hóa thì đường bộ vẫn chiếm tỉ lệ rất cao (78,09% năm 2012) trong khi đường thủy nội địa chỉ chiếm 16,5%. Mặc dù có nhiều lợi thế như vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, thân thiện với môi trường, giá thành thấp nhưng khả năng cạnh tranh của vận tải thủy nội địa phía Bắc vẫn còn nhiều hạn chế: - Các doanh nghiê ̣p kinh doanh vâ ̣n tải hoạt đô ̣ng vẫn mang tính thụ đô ̣ng, chủ yếu vào chủ hàng và các nguồn hàng truyền thống như: than, clinker, xi măng, đá, cát, sỏi...mà chưa chú ý đến khai thác các mặt hàng khác rất nhiều tiềm năng: container, thiết bị siêu trường siêu trọng, lương thực thực phẩm, phân bón... 18 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 - Về việc tổ chức điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp thiếu định hướng về kế hoạch thực hiện chủ yếu thực hiện theo kiểu người tìm việc và mạnh ai người ấy làm. - Năng lực tài chính kỹ thuật và quản trị doanh nghiệp còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. - Đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp hạn chế. - Việc phát triển phương tiện còn mang tính tự phát, không theo dự báo nhu cầu của thị trường và chưa chú trọng hiện đại hóa phương tiện; sản xuất vận tải thủy nội địa còn phụ thuô ̣c vào thời tiết khí hâ ̣u cũng như điều kiê ̣n thủy văn của các sông, kênh. - Ðội tàu vận tải đường thủy nội địa tuy số lượng lớn, phong phú về chủng loại, đa dạng về kích cỡ, đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho cả vùng sông, kênh hẹp và nông, với sản lượng vận chuyển hằng năm lớn. Nhưng, vận tải đường thủy nội địa vẫn chủ yếu là những phương tiện có sức chở nhỏ, công suất thấp, tầm hoạt động hạn chế, nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn vận tải đường thủy nội địa còn cao. - Các doanh nghiệp vận tải thuỷ còn nhỏ lẻ, còn quá ít doanh nghiệp có tiềm lực lớn cả về tài chính đã hạn chế đến sức cạnh tranh cũng như viê ̣c tham gia vào vâ ̣n tải đa phương thức. - Khả năng dự báo phát triển nguồn hàng chưa tốt, nên nhiều doanh nhiệp đóng xong phương tiê ̣n bị dư thừa không có nguồn hàng để vận chuyển. - Các doanh nghiệp Cảng chủ lực chủ yếu tận dụng phương tiện thiết bị của cảng bến còn tồn tại từ thời bao cấp, đến nay cầu tàu, nhà kho, bãi chứa hàng và hệ thống phụ trợ đều đã bị xuống cấp; thiết bị xếp dỡ đa phần cũ kỹ không đảm bảo an toàn, chưa được đầu tư thiết bị, phương tiện bốc xếp hàng hóa đồng bộ, hiện đại, khả năng tự động hóa thấp nên năng suất giải phóng tàu chưa cao và hạn chế trong việc bốc xếp hàng nặng hàng cồng kềnh; các cảng, bến thuỷ còn lại hầu hết đều được xây 19 Tên SV: Hoàng Gia Khánh Linh Lớp: KTVT Thuỷ Bộ K57 dựng tạm, công nghệ bốc xếp thô sơ, không có khả năng tiếp nhận phương tiện cỡ lớn, năng lực thông qua cảng thấp; ít tập trung đầu tư kinh phí cho thiết kế đội tàu, tái thiết tổ chức kinh doanh. Thuận lợi , khó khăn Hiện nay phương tiện của Tổng công ty Vận tải thủy chủy yếu là các đoàn tàu lai đẩy, gồm các sà lan boong toong thuận lợi cho việc vận chuyển các mặt hàng rời nhưng khó khăn khi hành trình ở các tuyến luồng nhỏ, hẹp và tốc độ hành trình thấp. Trong quá trình hoạt động sản xuất vận tải luồng tuyến đường thuỷ phía Bắc có nhiều đặc điểm cản trở hoạt động sản xuất như: Luồng tuyến vận tải thủy vẫn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, nguồn vốn đầu tư cho giao thông thuỷ lại rất hạn chế chỉ chiếm (2-3)% của toàn ngành. Nhìn chung tình hình luồng tuyến hiện nay vẫn tồn tại tình trạng các tuyến vâ ̣n tải thủy đều không đồng cấp, do chưa được đầu tư nạo vét, khơi thông các bãi cạn hoặc đầu tư nâng cấp, mở rô ̣ng luồng lạch thỏa đáng, thiếu đồng bô ̣ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đô ̣ng kinh doanh vâ ̣n tải. Hiện trạng một số tuyến tại khu vực phía Bắc, như: Hà Nội - Sơn Tây - Việt Trì, sông Phi Liê ̣t, kênh đào nô ̣i thành Hải Phòng, tuyến sông Đáy … bị khan cạn vào mùa khô. Thực tế tuyến vận tải đường thủy nội địa Hà Nội - Việt Trì nhiều năm nay, cứ mùa nước cạn là không đi được. Mặc dù giá cước vận tải thủy nội địa trên tuyến so với đường bộ rẻ hơn rất nhiều nhưng hạ tầng, khả năng kết nối các phương thức vận tải khác không đồng bộ đã làm hạn chế lợi thế vận tải thủy nội địa của vùng. - Hạ tầng đường thuỷ nội địa, chiều sâu, chiều rộng luồng tuyến hiện tại đã sâu hơn, rộng hơn so với trước kia, nhưng tĩnh không của một số cầu còn rất hạn chế cho vận tải thuỷ (cầu Đuống, cầu Long Biên, Cầu đường Sắt Bắc Giang, Cầu đường sắt Ninh Bình, Cầu đường sắt Hải Phòng ), do vậy vận tải thuỷ chỉ hoạt động thuận lợi từ khu vực từ Hà Nội ra đến cửa sông, vùng duyên hải. - Hạ tầng cảng bến thủy nội địa không đồng bộ, hạ tầng cảng bến xuống cấp, hệ thống bốc xếp hàng hoá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu bốc xếp hàng hoá nhất là 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng