Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận luật kinh doanh ban kiểm soát công ty cổ phần...

Tài liệu Tiểu luận luật kinh doanh ban kiểm soát công ty cổ phần

.PDF
20
165
60

Mô tả:

Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t Tiểu luận luật kinh doanh Ban kiểm soát công ty cổ phần 1 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. 2. 3. 4. 5. Cơ sở hình thành đề tài ....................................................................... 2 Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 Bố cục của bài tiểu luận ....................................................................... 3 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Khái quát chung về công ty cổ phần. 1.1. Khái niệm. ................................................................................. 4 1.2. Đặc điểm ................................................................................... 4 2. Những quy định về ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành. 2.1. Ban kiểm soát. .......................................................................... 5 2.2. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát. ....... 5 2.3. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát. .................................. 6 2.4. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát................ 7 2.5. Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát. .......... 7 2.6. Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát .................................. 8 2.7. Miễn nhiệm, bãi nhiệm ban kiểm soát .................................... 9 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở nước ta. 3.1. Thực tiễn hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay. ......................................................................... 10 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay. ...................................... 14 III. KẾT LUẬN: .............................................................................................. 17 Tài liệu tham khảo Phụ lục: Một số Báo cáo của Ban kiểm soát của các công ty cổ phần năm 2011 2 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Cơ sở hình thành đề tài Sau 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hơn 10 năm xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận ra rằng cần phải có những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, làm tiền đề thúc đẩy các thành phần kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi một loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần. Công ty cổ phần xuất hiện từ lâu ở các nước tư bản và nó rất phổ biến ở các nước đó. Nhưng ở Việt Nam công ty cổ phần chỉ được chú ý và phát triển trong một thập kỷ gần đây. Khi chưa có Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty nhưng lúc Luật doanh nghiệp ra đời ( tháng 12 năm 1999) thì công ty cổ phần được xác định rõ ràng và đầy đủ hơn, là một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp. Cũng từ đó mà công ty cổ phần phát triển mạnh hơn và ngày càng phát huy được những ưu thế của nó trong nền kinh tế. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần có ưu thế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng. Mặt khác với việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta thì công ty cổ phần là điều kiện quan trọng và tiên quyết cho sự hoạt động của thị trường này. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, để kiểm soát được hoạt động của công ty cổ phần nhằm mục đích đem lại lợi ích cho tất cả cổ đông cũng như nâng cao hoạt động của công ty thì cần phải có những quy định cụ thể, đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ hiện nay của loại hình công ty cổ phần. Thực tiễn cho thấy, hiện nay những quy định của pháp luật về công ty cổ phần ở Việt Nam còn nhiều lỗ hổng lớn, còn nhiều kẽ hở, bất cập trong việc thi hành. Đặc biệt là trong cơ cấu tổ chức, vận hành của công ty cổ phần. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần đóng một vai trò quan trọng là giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc nhằm ngăn chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích trong việc quản lý, điều hành công ty. Ban kiểm soát còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục,cải tiến hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy vậy, thực tế ở Việt Nam cho thấy Ban kiểm soát đã chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư, do đó rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ sự hoạt động kém hiệu quả của Ban kiểm soát là rất lớn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trên cũng do những quy định 3 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t của pháp luật về hoạt động của ban kiểm soát trong công ty cổ phần còn nhiều kẽ hở dẫn đến hiệu quả của ban kiểm soát không cao gây nhiều tổn thất cho công ty cũng như các cổ đông của công ty cổ phần. Nhận biết tầm quan trọng của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần với những kiến thức còn hạn chế, em chọn đề tài “ Hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay”. 2. Ý nghĩa của đề tài. Ban kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều việc làm sai trái của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ảnh hường nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh cáo từ Ban kiểm soát cho đến khi sự việc được phát hiện. Có thể thấy, Ban kiểm soát trong công ty cổ phần chưa phát huy hết được vai trọng của mình trong việc giám sát hoạt động của công ty cổ phần, giảm rủi ro và đem lại lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư. Với ý nghĩa như trên, bài nghiên cứu “ Hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay” nhằm mục đích: - Đánh giá tổng quát quá trình hoạt động của Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2005. - Phân tích và phát hiện các quy định bất cập, chưa hợp lý, còn thiếu sót của Luật doanh nghiệp 2005 về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. - Đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm góp phần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn, giúp Ban kiểm soát phát huy được hết vai trò của mình trong công ty cổ phần. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi các công ty cổ phần ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp 2005. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các công ty cổ phần từ tháng 1 năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin: 4 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t + Tham khảo sách, báo. + Các trang thông tin trên Internet - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh hoạt động của Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần. - Phương pháp tổng hợp thông tin, sử dụng và kế thừa các nghiên cứu của các tổ chức. Đề tài sử dụng nhiều phương pháp để làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần từ đó đưa ra phương hướng hoàn thành pháp luật về hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần 5. Bố cục của bài tiểu luận. Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần Chương 2: Những quy định về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay 5 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Khái quát chung về công ty cổ phần. 1.1. Khái niệm. Theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp, Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 1.2. Đặc điểm. a) Về thành viên góp vốn: Thành viên góp vốn trong công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức, gọi chung là cổ đông số lượng ít nhất là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Đặc điểm này cho phép công ty cổ phần có thể phát triển rất lớn về số lượng cổ đông tham gia. b) Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phạm vi số vốn đã góp và được tự do chuyển nhượng cổ phần: Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp (không ảnh hưởng đến các tài sản còn lại của cổ đông) và trong quá trình nắm giữ cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần này cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì việc chuyển nhượng cổ phần phải chịu một số giới hạn. c) Công ty có tư cách pháp nhân: Công ty được xem như có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn của công ty, gọi là vốn điều lệ, là phần vốn góp của các cổ đông. 6 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t d) Công ty được quyền phát hành tất cả chứng khoán: Đây là đặc điểm cho phép công ty cổ phần có thể thu hút nguồn vốn rất lớn và rất nhanh vì trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được quyền phát hành tất cả chứng khoán để huy động vốn. 2. Những quy định về ban kiểm soát trong công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành. 2.1. Quy định về thành lập Ban kiểm soát - Theo Điều 95, Luật Doanh nghiệp, Ban Kiểm soát sẽ phải được thành lập khi công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty. - Việc biểu quyết bầu thành viên Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Ban kiểm soát và cổ dông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng viên. 2.2. Cơ cấu Ban kiểm soát Công ty cổ phần. - Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. - Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. - Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ. (Theo điều 121 Luật Doanh Nghiệp 2005) 2.3. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát Theo điều 122 Luật Doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - - Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; 7 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t - - Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác. - - Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty. 2.4. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát - Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. - Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. - Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. - Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỉ lệ nhỏ hơn theo quy định của Điều lệ. - Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. - Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. 8 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t - Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật này thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. 2.5. Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát - Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị. - Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị. - Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc. - Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát. (Theo điều 124 Luật Doanh Nghiệp 2005) 2.6. Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định sau đây: - Thành viên Ban kiểm soát được trả thù lao theo công việc và được hưởng các lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hàng năm của Ban kiểm soát căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hàng ngày của thành viên; 9 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t - Thành viên Ban kiểm soát được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hàng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác; - Thù lao và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty. 2.7. Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát Theo điều 126 Luật kinh doanh, nghĩa vụ của Ban kiểm soát viên được quy định như sau: - Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty. - Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì các thành viên Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. - Mọi thu nhập và lợi ích khác mà thành viên Ban kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này đều thuộc sở hữu của công ty. Trường hợp phát hiện có thành viên Ban kiểm soát vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. 10 Lu t kinh doanh 2.8. GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát Theo điều 127 Luật kinh doanh thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây: - Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 122 của Luật này; - Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; - Có đơn xin từ chức; - Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. - Ngoài các trường hợp quy định trên, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở nước ta. Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời và phát triển với nhiều nguyên nhân nhưng có 2 nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất, sự phức tạp trong quá trình quản lý công ty và quan hệ giữa các cổ đông. Thực tế cho thấy rằng, trong công ty cổ phần lớn thì có phức tạp trong quá trình quản lý, đan xen giữa lợi ích của các cổ đông, người chủ sở hữu thực sự và người điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty . Điều nảy xảy ra vì chủ sở hữu là các cổ đông và người quản lý công ty nhiều khi khác nhau về lợi ích, nhiều công ty có thể thuê Giám đốc điều hành và trả lương theo một mức nhất định. Còn về phía cổ đông do có nhiều thành phần cổ đông cũng như số lượng các cổ đông của Công ty cổ phần, có những công ty cổ phần có hàng trăm cổ đông với các thành phần khác nhau như trí thức, người buôn bán, người lao động…nên quan hệ và lợi ích của các thành phần này hoàn toàn khác nhau. Thứ hai, sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp Công ty cổ phần. Sự tách bạch này để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông. Cơ quan thực hiện là Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc nhiều lúc không vì lợi ích của các cổ đông nên cần có sự tách bạch, giám sát để làm rõ mối quan hệ rõ ràng giữa chủ sở 11 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t hữu và người điều hành. Trong nhiều trường hợp, người điều hành có thể không phải là chủ sở hữu và ngược lại chủ sở hữu có thể không phải là người điều hành. Khi quy mô các Công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông ít, có công ty cổ phần chỉ có 3 cổ đông thì thường không có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và người điều hành trực tiếp, mà các cổ đông thường đồng thời là người điều hành công ty, tức là Đại hội cổ đông sẽ đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị. Ví dụ, hiện nay ở Việt Nam có nhiều Công ty cổ phần chỉ có 3 cổ đông, 3 người này cũng là 3 thành viên Hội đồng quản trị, 1 người là Chủ tịch Hội đồng quản trị và thường kiêm luôn Giám đốc, người kia là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và còn 1 người nữa thường là cổ đông cho đủ số lượng để thành lập mô hình công ty cổ phần và thường những Công ty này thì mô hình hoạt động vẫn là các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khi quy mô công ty lớn hơn, số lượng cổ đông nhiều hơn, có những công ty có hàng chục cổ đông, cá biệt có những Công ty cổ phần lớn trên thế giới có hàng ngàn cổ đông thì sự điều hành và quản lý công ty trở nên phức tạp và do đó, cần có một đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. Từ đây, người điều hành trực tiếp công ty có thể không đồng thời là chủ sở hữu công ty nữa. Mối lo ngại của các cổ đông với tư cách là người sở hữu thực sự của công ty về việc điều hành Công ty cổ phần của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc là một mối lo ngại chính đáng và có cơ sở. Đây là một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của Ban Kiểm soát. 3.1. Thực tiễn hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay. Thấy rõ vai trò của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bổ sung nhiều quy định với nội dung tương đối chi tiết và rõ ràng về địa vị pháp lý, cơ cấu, quyền và nhiệm vụ, cách thức hoạt động của Ban kiểm soát. Mục đích của sự thay đổi đó là nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Ban kiểm soát trong kiểm soát nội bộ công ty. Tuy vây, Ban kiểm soát của các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay chỉ mang tính hình thức, vai trò của Ban kiểm soát ở nhiều công ty đang bị coi nhẹ, thậm chí có nơi gần như hoàn toàn tê liệt, chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư. Trong Điều lệ công ty có các điều khoản quy định về ban kiểm soát được bê nguyên xi từ văn bản luật ra nhưng việc thực thi lại hoàn toàn không theo như vậy. Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ hoạt động kém hiệu quả của Ban kiểm soát là rất lớn. 12 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t Xem xét những báo cáo của Ban kiểm soát trong các kỳ đại hội, cổ đông thường thấy rằng các bản báo cáo này chỉ là bản sao các báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, sơ sài, rất ít thông tin có ích cho cổ đông, hầu hết là khen ngợi thay vì đưa ra các phản biện theo hướng xây dựng.Không ít báo cáo còn cho rằng, Hội đồng quản trị và lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện tốt cho Ban kiểm soát hoạt động thay vì khẳng định rẳng việc hợp tác là trách nhiệm của mỗi bên theo luật định. Trong một số trường hợp, những vấn đề cần đưa vào báo cáo của Ban kiểm soát đã được thống nhất trước với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong phiên họp trù bị trước đó . Do đó, tại đại hội, vai trò của Ban kiểm soát chỉ là tham dự cho đủ các ban ngành trong công ty. Trong thời gian qua, có rất nhiều việc làm sai trái của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh báo nào từ Ban kiểm soát cho đến khi sự vệc được phát hiện. Với tư cách là chủ sở hữu công ty và là người bầu ra Ban kiểm soát, chắc chắc cổ đông có lý do để bất bình về vai trò chức năng của Ban kiểm soát. Dẫn chứng là trong vụ Công ty cổ phần Mía đường La Ngà, ông Phạm Như Hóa, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, sử dụng gần 18 tỉ đồng chơi chứng khoán bắt đầu từ tháng 8 nhưng mãi đến tháng 4 năm sau các cổ đông, kể cả cổ đông nhà nước (chiếm 51%) mới hay biết. Mà hay biết cũng không do kết quả của sự minh bạch hay công phát hiện của hệ thống kiểm soát mà là do Đại hội cổ đông thường niên bất ngờ bị hoãn, các cổ đông bàn tán xôn xao nên nội vụ mới vỡ lở. Vai trò của hệ thống kiểm soát ở đây nói chung và của Ban kiểm soát nói riêng hầu như vắng bóng. Bên cạnh đó, mặc dù các quy định pháp luật đã trao cho Ban kiểm soát quyền được triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông khi Hội đồng quản trị không triệu tập họp hoặc có vi phạm nghĩa vụ quản lý, nhưng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, rất hiếm trường hợp Ban kiểm soát thực thi quyền hạn này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Ban kiểm soát chưa thực sự phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với các cổ đông. Thứ nhất, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc thường không thích Ban kiểm soát vì nếu có họ, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc sẽ không thể quyết định các vấn đề theo ý mình mà phải luôn dè chừng Ban kiểm soát, với tư cách là người kiểm tra, giám sát và kiềm chế các hoạt động công ty có được minh bạch vì lợi ích của các cổ đông hay không. Vì thế, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc luôn tìm cách để tránh khỏi sự kiểm soát đó. Đây cũng là một nguyên nhân khiến hoạt động của Ban kiểm soát không hiệu quả. 13 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t Lập ra Ban kiểm soát để bảo vệ lợi ích cho mình nhưng đôi khi chính cổ đông lại không hiểu đúng vai trò của họ. Đại hội đồng cổ đông chỉ họp một, hai lần trong một năm và mỗi phiên họp thường diễn ra trong một ngày. Do đó, có trường hợp, do thời gian quá gấp rút, Đại hội đồng cổ đông chỉ kịp bầu ra Ban kiểm soát, và trao quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát. Được trao quyền này, lẽ dĩ nhiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ giới hạn quyền của Ban kiểm soát tới mức có thể, nhằm mở rộng quyền của mình. Thậm chí, tại một số công ty, cổ đông còn chấp thuận cho Hội đồng quản trị bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát, và tất nhiên là Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm “người trong nhà” để tăng thêm quyền lực cho mình. Ngoài ra, tại một số công ty, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc nhiều khi cũng không rõ vai trò của Ban kiểm soát, coi Ban kiểm soát chỉ là một phòng Ban trong công ty, thậm chí ngay cả Ban kiểm soát cũng không rõ vai trò và quyền hạn của mình. Vì thế sự tồn tại của Ban kiểm soát nhiều khi mang nặng tính hình thức. Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và đánh giá Hội đồng quản trị và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và công ty cổ phần. Nhưng các thành viên Ban kiểm soát thường là những người nắm giữ ít cổ phiếu của công ty vì vậy họ gần như không bao giờ là đại diện quyền lợi của cổ đông của công ty. Theo luật định, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Nghĩa là thành viên Ban kiểm soát sẽ chỉ là một người lao động bình thường, một nhân viên cấp thấp trong công ty. Trong vai trò kiểm soát viên, họ cần độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, còn trong vai trò người lao động, họ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Một câu hỏi đơn giản là trong hoàn cảnh này, Ban kiểm soát có thể độc lập kiểm soát hoạt động của công ty được không? Chắc chắn là không. Chính mâu thuẫn giữa hai vai trò này khiến cho thành viên Ban kiểm soát cùng lúc chịu nhiều áp lực và thông thường, họ sẽ chọn lựa vai trò người lao động vì dẫu sao, hàng tháng họ vẫn phải nhận tiền lương của công ty. Như vậy các thành viên Ban kiểm soát không độc lập, họ là những người cấp dưới và hoàn toàn phụ thuộc vào cấc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành. Họ cũng không phải là người chuyên trách, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm nghề nghiệp, không chuyên trách kiểm soát nội bộ công ty. Chính vì vậy, trên thực tế hiện nay Ban kiểm soát đã không làm được chức năng nhiệm vụ như luật định, và trở nên hình thức, thường chỉ là người “đóng dấu” cho Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành mỗi khi cần thiết. 14 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t Các thành viên Ban kiểm soát, trong nhiều trường hợp còn có sự câu kết với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc để hưởng lợi bất chính. Mặt khác, vai trò của Ban kiểm soát chưa được các văn bản luật đề cao. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh báo. Ngay cả khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Ban kiểm soát không có quyền sa thải người lao động nếu họ sai phạm. Tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, hoặc bên thứ ba chỉ quan tâm đến người nào là đại diện theo pháp luật của công ty chứ không quan tâm ai là thành viên hoặc trưởng Ban kiểm soát của công ty. Báo cáo của Ban kiểm soát thường được trình cho Đại hội cổ đông vào mỗi kỳ họp. Thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa và như vậy báo cáo của Ban kiểm soát không còn tính thời sự. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành về chế độ kế toán, các báo cáo hàng năm của Công ty cổ phần phải nộp cho cơ quan thuế chỉ gồm bản cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên. Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của Ban kiểm soát là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu Công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính. Nếu toàn bộ quyền lực trong Công ty cổ phần đều tập trung vào Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, thì không ai dám khẳng định rằng họ không lạm quyền và khi đó cổ đông sẽ không được bảo vệ. Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và 15 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t chính xác. Chỉ có như vậy quyền lợi của cổ đông mới được bảo vệ và xã hội mới tránh được những thiệt hại từ sự sụp đổ của các Công ty cổ phần. 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay. Thực trạng nêu trên cho thấy cần rằng cần có một cơ chế rõ ràng hơn để Ban kiểm soát thực sự là một tổ chức độc lập, làm đúng chức năng giám sát và kiểm soát mà không bị vô hiệu hóa hoặc được dựng lên như bù nhìn để hậu thuẫn sau lưng Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Gíam đốc. Hiện nay có thể thấy, Luật doanh nghiệp, mặc dù có đưa ra điều khoản quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát , nhưng các ràng buộc trong luật khá lỏng lẻo, còn nhiều kẽ hở. Ví dụ: Điều 122, Luật Doanh nghiệp, (khoản 1, mục a) quy định thành viên Ban kiểm sát không được là “vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc và người quản lý khác”. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc không chỉ là các thành phần trên mà còn nhiều quan hệ khác như chú, bác, cô, dì ruột, anh, em nhà chú bác, cô, dì, anh, em vợ (chồng)… Nhiều công ty đã lợi dụng kẽ hở này để đưa người thân vào Ban kiểm sát nhằm có thêm tiếng nói ủng hộ hơn là để kiểm soát. Khoản 2, điều 122 cũng quy định: “Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty”. Sự ràng buộc này càng không có ý nghĩa khi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc đưa nhân viên cấp thấp vào làm thành viên Ban kiểm sát để dễ bề sai khiến. Rất dễ thấy lương, thưởng, hợp đồng lao động và các điều kiện thăng tiến của nhân viên cấp thấp đều trực tiếp do Tổng giám đốc/Gíam đốc hoặc gián tiếp do Hội đồng quản trị quyết định. Mặt khác, nếu không phải là người bà con họ hàng hay nhân viên trong công ty, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc/Gíam đốc vẫn có thể vô hiệu hóa Ban kiểm soát thông qua việc không bỏ phiếu cho những người có khả năng và dũng khí để làm công tác kiểm soát. Với số phiếu áp đảo, các thành viên Hội đồng quản trị (thường là các cổ đông lớn) có quyền đề cử và bỏ phiếu cho người cùng phe cánh với mình vào Ban kiểm soát và loại bỏ những người không cùng phe cánh với mình ra ngoài. Nếu có ai đó không thuộc phe cánh của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc mà may mắn được lọt vào trong thành phần Ban kiểm soát, thì người này cũng sẽ bị làm khó, cản trở, không cho tiếp cận các thông tin nhạy cảm liên quan đến các sai phạm của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc. 16 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t Trong các trường hợp trên, sự hiện diện của Ban kiểm soát sẽ chỉ thêm tốn tiền của cổ đông (vì phải chi trả thu nhập cho các thành viên Ban kiểm soát) mà không đem lại lợi ích gì. Không ngạc nhiên khi hầu hết các báo cáo của Ban kiểm soát trong các cuộc họp đại hội cổ đông đều khen Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc, chứ không mấy khi thấy chê. Chính vì vậy cần phải có những thay đổi trong cơ chế của Ban kiểm soát để nâng cao hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần góp phần hạn chế những rủi ro cho cổ đông. Sau đây là một số đề xuất giúp Ban kiểm soát phát huy được vai trò của mình trong công ty cổ phần: 1) Cơ chế đơn giản và hiệu quả nhất là các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc không được quyền đề cử và không được quyền bỏ phiếu bầu thành viên Ban kiểm soát. Điều này là hợp lý, bởi lẽ Ban kiểm soát không tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, không có vai trò trong việc làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả, mà chỉ đóng vai trò giám sát hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Gíam đốc. 2) Cần tách sự phụ thuộc của Ban kiểm soát vào doanh nghiệp từ việc trả lương. Lương của ban kiểm soát phải do hội đồng cổ đông quyết định. Ở những tập đoàn, tổng công ty nhà nước và những doanh nghiệp nhà nước đang giữ cổ phần chi phối, ban kiểm soát đang giám sát việc sử dụng, sinh lời của phần vốn nhà nước thì chủ sở hữu phải là người trả lương cho ban kiểm soát và mức thù lao phải theo thị trường để tăng trách nhiệm của những người này. 3) Nâng cao vai trò của Ban kiểm soát trong các văn bản luật. Văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát không chỉ có ý nghĩa cảnh cáo mà còn có quyền lực cao hơn. Khi Ban giám sát phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, Ban kiểm soát có quyền đình chỉ hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, tổ chức họp Đại hội cổ đông khẩn cấp để thông báo cũng như đưa ra những biện pháp nhằm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. 4) Báo cáo của Ban kiểm soát phải là tài liệu bắt buộc nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định cùng với báo cáo tài chính. 5) Thành viên Ban kiểm soát phải là người có năng lực, phải am hiểu điều lệ công ty, phải am hiểu Luật Doanh nghiệp và một số luật liên quan khác như Luật Chứng khoán, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng…; và có những hiểu biết nhất định về tài chính, kế toán, về hệ thống quản lý và các nguyên tắc quản trị công ty. 17 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t 6) Nếu tiếng nói cảnh báo, ngăn chặn chính đáng của Ban kiểm soát bị coi thường hoặc bỏ qua, thành viên Ban kiểm soát có quyền nêu vấn đề một cách độc lập (không phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên khác trong Ban kiểm soát) ra Đại hội đồng cổ đông, ra các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan pháp luật, thậm chí có quyền khởi kiện ra tòa. 7) Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính xác. Tuy vậy, trong khi chờ đợi những thay đổi trong cơ chế Ban kiểm soát trong công ty cổ phần, cổ đông nhỏ nên biết cách liên kết để tạo sức mạnh. Cần phải kêt hợp để đưa ít nhất một người vào trong Ban kiểm soát thông qua việc thành lập nhóm cổ đông thiểu số để đề cử người và sau đó tập hợp phiếu bầu để bầu dồn phiếu cho người mà mình đề cử. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ dũng khí và bản lĩnh để đương đầu với sức ép và cả sự mua chuộc bằng nhiều cách, từ hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc đang cố ý làm trái. Đằng sau các thành viên Ban kiểm soát luôn có sự ủng hộ của Điều lệ công ty và các quy định của luật pháp vì vậy kiểm soát viên phải biết tận dụng những thế mạnh của mình phát huy vai trò bản thân trong quá trình giám sát, kiểm tra. Với những ý kiến nêu trên có thể thấy rằng, một cơ chế chặt chẽ hơn để hạn chế sự lũng đoạn cố tình của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/ Giám đốc và các cổ đông lớn trong công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Chỉ có như vậy mới giúp Ban kiểm soát thoát khỏi cái bóng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo của công ty, không mang tính hình thức mà có giá trị và đem lại lợi ích cho cổ đông và công ty. 18 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t III.KẾT LUẬN. Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định khá toàn diện về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Luật cũng có những quy định đáp ứng được các vấn đề cuộc sống đang đặt ra như làm rõ quyền và nhiệm vụ của các thành viên Ban kiểm soát, miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát,…. Sau khi Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, việc tổ chức Ban kiểm soát trong công ty cổ phần đã được thực hiện và đi vào thực tiễn góp phần trong quá trình giám sát, kiểm tra hoạt động trong công ty cổ phần mang lại lợi ích cho cổ đông và công ty. Tuy nhiên, trước những diễn biến nhanh của đời sống kinh tế - xã hội, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như sự phát triển nhanh chóng của các công ty cổ phần dẫn đến nhiều trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích trong việc quản lý, điều hành công ty xuất hiện. Bản thân các quy định của Luật doanh nghiệp về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần đã bộc lộ nhiều kẽ hở, bất cập. Nhìn chung, theo nghiên cứu có thể nhận thấy rằng Ban kiểm soát trong công ty cổ phần hiện nay chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình, còn nhiều mâu thuẫn trong quá trình hoạt động. Sự tồn tại của Ban kiểm soát trong công ty chưa thực sự mang lại lợi ích cho cổ đông và công ty mà chỉ được thành lập cho có, cho đủ ban ngành trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Trong mối quan hệ với các bên liên quan, Ban kiểm soát còn ít tiếng nói, có nhiều mâu thuẫn về lợi ích giữa thành viên của Ban kiểm soát và trách nhiệm của họ dẫn đến khó khăn trong khâu tổ chức, thực hiện, giảm hiệu quả trong khâu thực hiện. Tham khảo kinh nghiệm của Ban kiểm soát trong các công ty cổ phần gần đây cho thấy cần phải có một cơ chế hoàn chỉnh hơn để nâng cao vị thế cũng như hiệu quả của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Các cổ đông công ty nên hiểu rõ vai trò Ban kiểm soát để Ban kiểm soát thực sự là công cụ giám sát, kiểm tra hoạt động công ty của các cổ đông, mang lại lợi ích cho cổ đông và công ty. Từ đó, bài nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất cụ thể đề nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Với cách tiếp cận thực tế, hi vọng những đề xuất đưa ra sẽ có giá trị trong quá trình hoạt động của Ban kiểm soát, góp phần hoàn thiện hơn cơ chế hoạt động của công ty cổ phần, gia tăng lợi ích cho công ty. 19 Lu t kinh doanh GVHD: LS.Ths. Lê Minh Nh t TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Kinh Doanh, Trần Anh Tuấn – Lê Minh Nhựt, 2011 Luật Kinh Doanh Việt Nam, Nguyễn Quốc Sỹ – Nguyễn Văn Nông, NXB Đại học Quốc gia 2009 Luật Kinh Doanh Những vấn đề cốt yếu, Phan Thị Ngọc Thuận, 2007 Các trang Web: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn http://www.tailieu.vn http://www.luattriminh.vn http://vnexpress.net http://doanhnhanphapluat.vn http://thutuchanhchinh.haiduong.gov.vn http://www.eluat.com 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan