Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Tiểu luận ktxh đc...

Tài liệu Tiểu luận ktxh đc

.DOC
22
495
86

Mô tả:

tiểu luận môn kinh tế xã hội đại cương
CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÝ ------ TIỂU LUẬN Chuyên đề: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG Đề tài: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tưởng Học viên thực hiện: Phan Thị Cẩm Giang Lớp: LL và PPDH Địa lí K25 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 Huế, tháng 12 năm 2016 Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Tưởng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế khi thực hiện bài tiểu luận này. Kính mong Quý thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tiểu luận hoàn thiện hơn! Học viên: Phan Thị Cẩm Giang 2 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................4 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................4 3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5 B. PHẦN NỘI DUNG....................................................................................6 Chương 1: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐÊN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM...................................................6 1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa...............................................................6 1.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa hiện đại hóa.......................................7 1.3. Tác động của công nghiệp hóa hiện đại hóa đến môi trường ở Việt Nam.......................................................................................................8 Chương 2: VẤN ĐỀ BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 2.1. Phát triển công nghiệp xanh ..................................................................11 2.2. Phát triển ngành công nghiệp môi trường - bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa.............................................................................12 2.3. Giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường........14 2.4. Công nghiệp hóa - sinh thái...................................................................15 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG .....................16 3.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.....................................................16 3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, bảo vệ môi trường. . ..16 3.3. Chủ động hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển môi trường bền vững ....................................................................................................................17 3.4. Đẩy mạnh CNH HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường..................................................................................................17 3.5. Xử lí triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường..............................................................................18 3.6. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường…………………………..…..20 3.7. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng công nghệ và đào tạo nhân lực.………………….…...........20 3 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 3.8. Nâng cao hiệu quả quản lí Nhà Nước về bảo vệ môi trường...…….....20 C. PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................22 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những thập niên gần đây, các nước và nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm đến phát triển bền vững. Trong đó quan tâm đến vấn đề môi trường trong sự phát triển bền vững vì vấn đề này ngày càng đe dọa một cách hiện hữu đến kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu. Trong hơn 30 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong kinh tế xã hội và đã quan tâm, chú ý đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trên thực tế hiện nay việcbảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước. Môi trường vẫn bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết vấn đề môi trường.bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài "Công nghiệp hóa - hiện đại hóa với vấn đề môi trường" tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về tác động của CNH - HĐH đến môi trường; vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường trong quá trình CNH - HĐH và một số giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của CNH - HĐH đến môi trường ở Việt Nam. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu a, Mục tiêu Tìm hiểu về tác động của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến vấn đề môi trường ở Việt Nam. b, Nhiệm vụ 4 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG - Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về tác động của CNH - HĐH đến môi trường ở Việt Nam. - Tìm hiểu vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường trong quá trình CNH - HĐH - Đề xuất một số giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của CNH - HĐH đến môi trường ở Việt Nam. 3, Phạm vi nghiên cứu Trong một khoảng thời gian ngắn, đề tài chỉ tìm hiểu nội dung cơ bản về tác động của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến vấn đề môi trường ở Việt Nam. 4, Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, phân loại tài liệu Thu thập các tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các nguồn tư liệu chủ yếu ở các thư viện, trên Internet. Từ những tài liệu, số liệu thống kê thu thập được, tác giả tiến hành phân loại các nguồn tài liệu này thành các nhóm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Trên cơ sở những số liệu thống kê, tài liệu đã thu thập và phân loại, tác giả tiến hành phân tích, xử lí và tổng hợp chúng để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài; đồng thời xem xét mức độ khách quan và chính xác của chúng. - PP khảo sát, điều tra thực tế 5 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô (1958) định nghĩa "công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến.” Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Cuốn “Từ điển tiếng Việt” đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng, dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm 60, ta đã mắc phải sai lầm đó, kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém... Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế- quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) đã đưa ra một định nghĩa: “công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở chính trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội.” Theo quan điểm này, quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chứ không phải chỉ nhằm một mục tiêu kinh tế - kỹ thuật. 6 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Theo quan niệm mới phù hợp với điều kiện nước ta thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất - kỹ thuật, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ một nền kinh tế nông nghiệp đi lên CNXH, trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta phải tiến thành đồng thời hai quá trình: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp (CNH); chuyển từ kinh tế nông-công nghiệp lên kinh tế tri thức (HĐH). Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta, tận dụng cơ hội là nước đi sau, hai quá trình này được lồng ghép với nhau, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa là nhằm phát triển kinh tế-xã hội, đưa nước ta theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. 1.2. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa hiện đại hóa  Đối với kinh tế: Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp, khu vực năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn. Khi công nghiệp với đặc trưng sản xuất quy mô lớn là sản xuất hàng loạt phát triển, sẽ dẫn tới việc cần nhiều đầu vào hơn và cần thêm thị trường tiêu thụ, nên công nghiệp hóa làm cho thương mại nội địa lẫn thương mại quốc tế phát triển.  Đối với xã hội và môi trường: Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển của các đô thị lại dẫn tới sự bùng nổ dân số, và sự phát triển của xã hội đại chúng. Do vậy, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi, những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp bị mai một. Công nghiệp hóa làm tăng sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các địa phương, các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội. Công nghiệp hóa nảy sinh những vấn đề của đời sống hiện đại như ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, dinh dưỡng nghèo nàn, máy móc nguy hiểm, công 7 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 việc cộng đồng, sự cô đơn, vô gia cư và lạm dụng vật chất. Những vấn đề sức khỏe ở các quốc gia công nghiệp gây ra bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Công nghiệp hóa dẫn tới ô nhiễm môi trường do chủ yếu trên phương diện sự gia tăng các loại chất thải công nghiệp. Biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là một minh chứng cụ thể cho những ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến môi trường. 1.3. Tác động của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến môi trường ở Việt Nam. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Không những ở thành thị mà cả ở nông thôn. Quá trình này đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước. Những khu công nghiệp , cụm công nghiệp ngày càng nhiều, những khu đô thị mới hiện đại mọc lên, sản xuất hàng hóa, chế biến nông sản, thực phẩm ở nông thôn ngày càng trở nên sôi động. Khối lượng của cải vật chất đã tăng lên theo cấp số nhân. Sau gần 30 năm đổi mới, công nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song phát triển công nghiệp thường kèm theo nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường. Quá trình công nghiệp hóa thường kèm theo tốc độ đô thị hóa nhanh, mức độ phát thải lớn, tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng tăng đến mức tối đa và kết cục là môi trường bị hủy hoại do ô nhiễm mạnh, tài nguyên thì cạn kiệt ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa toàn bộ hệ sinh thái. Công nghiệp là một những ngành tạo ra nhiều chất thải nhất ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Những ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm cao như khai thác than và khoáng sản; công nghiệp sản xuất điện; công nghiệp hóa chất; công nghiệp luyện kim; công nghiệp thực phẩm, dệt may, da giầy… khiến cho Chính phủ phải đặt ra những bài toán kèm theo lời giải mang tính hiệu quả cao. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia môi trường nước ta, tỷ lệ tốc độ tăng ô nhiễm so với tốc độ tăng GDP ở nước ta thấp hơn một số nước có cùng trình độ. Thế nhưng nhìn chung tình trạng môi trường nước ta vẫn đang trong chiều hướng suy thoái nghiêm trọng. 8 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Chỉ tiêu tăng GDP gấp 2,2 lần trong 10 năm tới với mức tăng trưởng công nghiệp hàng năm 13% sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp và vùng đô thị; việc CNH-HĐH các ngành công nghiệp nặng gây ra những ảnh hưởng không thể bỏ qua với môi trường. Nạn ô nhiễm ở các khu công nghiệp đang gia tăng, nhiều nơi đang là vấn đề nan giải. Theo số liệu của ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho thấy, mới có 60 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành). Mỗi ngày, các khu công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại ra môi trường. Hầu hết các cụm, điểm, khu công nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo hiện tượng đô thị hóa. Dân số đô thị năm 1996 là 19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020. Đây thực sự là sức ép lớn về môi trường trong quản lý đô thị. Theo nghiên cứu của Bộ Khoa học - Công nghệ các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì, Ninh Binh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa... là những tụ điểm phát thải các chất độc hại. Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng... Như vậy ở các khu dân cư, nhất là các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước khá nặng đang chờ những khoản đầu tư rất lớn để giải quyết. Đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là động lực lớn phát triển các làng nghề. Theo thống kê, cả nước có gần 1500 làng nghề và tạo ra 11 triệu việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Tuy nhiên do sản xuất tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu nên phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Thiết bị, công nghệ sản xuất ở các làng nghề vẫn lạc hậu, mặt bằng thì chật hẹp. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do quy mô sản xuất trong các làng nghề là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở địa bàn nông thôn, chủ yếu là quy mô hộ gia đình; công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá, chưa được đầu tư đồng bộ, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh, vấn đề thu gom xử lý chất thải, khói bụi 9 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 độc hại, nước thải của các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, có đến 46% số làng nghề có môi trường (không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng trên) bị ô nhiễm nặng và có 27% ô nhiễm vừa. Riêng tại 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên đã cho kết luận, hầu hết các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và kiểm soát chất thải rắn. Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Cũng cần chú ý rằng xu thế hiện nay là các nước phát triển đang chuyển các ngành sản xuất không thân thiện môi trường cho các nước đang phát triển. Một nghiên cứu của VCCI cho thấy, ở nước ta có khoảng trên 70% máy móc thiết bị sử dụng công nghệ cũ; 70% đã khấu hao hết và gần 50% là máy móc cũ. Sự buông lỏng trong quản lý, giám sát kiểm tra trong quá trình nhập công nghệ, trong quá trình lắp đặt công nghệ đối với các dự án đầu tư FDI mà Formosa là điển hình. Cụ thể, chúng ta chấp thuận cho Formosa sản xuất theo công nghệ lò cao, công nghệ dập cốc khô, nhưng họ thay đổi thành công nghệ dập cốc ướt cho ra nhiều nước thải, do thiếu kiểm tra nên không ngăn chặn được từ đầu. Việc kiểm tra sau chuyển giao công nghệ, cũng có tình trạng “lỗ hổng” như trường hợp dự án bôxít Tây Nguyên, các dự án chế biến gỗ dăm, xây dựng, xăng sinh học... Điều này gây ô nhiễm môi trường khá nặng nề. Như vậy song song với quá trình CNH-HĐH, chúng ta đang phải chịu những áp lực về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng lộ rõ. 10 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM Cụm từ “Phát triển bền vững” đã và đang trở thành tuyên ngôn và chiến lược hành động của nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ Hội nghị Stockhom năm 1987 đến Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992 và Johanesbour năm 2002 thì trên 200 quốc gia tham gia đã xác định vấn đề môi trường là yếu tố quyết định cho phát triển bền vững. Các nước ngày càng nhận thức rõ hơn các nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sự phát triển bền vững, hệ quả của quá trình công nghiệp hóa thiếu cân nhắc về môi trường. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm ký tuyên bố chung về thực hiện phát triển bền vững từ năm 1992. Cuối năm 1993, luậtbảo vệ môi trường được ban hành cùng với sự tích cực chuẩn bị Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã thể hiện quyết tâm đối với các cam kết quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa với sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp, những vấn đề môi trường cũng đang tích tụ và tăng nhanh. Từ năm 2004, Bộ Chính trị đã kịp thời ra chỉ thị về công tácbảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó xác định rõ:bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường và Định hướng chiến lược phát triển bền vững vào năm 2004. Đó là cơ sở để tiến hành các vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường trong quá trình CNH - HĐH. 2.1. Phát triển công nghiệp xanh Công nghiệp xanh đang được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công nghiệp xanh là một chiến lược hoạt 11 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 động mà các ngành công nghiệp tại các quốc gia ở tất cả các giai đoạn phát triển có thể sử dụng để đạt được phát triển bền vững bằng cách tách tăng trưởng kinh tế ra khỏi việc sử dụng quá mức tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Các ngành công nghiệp xanh sẽ giảm thiểu lượng chất thải phát thải, sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và triển khai sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo làm nguyên liệu cũng như năng lượng đầu vào. Ngoài ra, các ngành công nghiệp xanh còn cung cấp hàng hóa và dịch vụ môi trường, như quản lý chất thải, năng lượng tái tạo, v.v... theo cách có thể dự đoán được để đảm bảo rằng môi trường làm việc, cộng đồng địa phương và thiên nhiên nói chung được an toàn trước những rủi ro nguy hiểm về môi trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với môi trường là hai vấn đề có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đem lại hiệu quả kinh tế thuần túy, mà quên vấn đề môi trường thì hiệu quả kinh tế thu được chắc gì đã đủ để giải quyết hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra. Chính vì vậy, dù ở bất kỳ cơ sở sản xuất nào, khu công nghiệp nào, thành thị hay nông thôn, cũng phải gắn liền với vấn đề môi trường xanh, sạch, đẹp để phát triển nền kinh tế-xã hội một cách bền vững. Chính sách nhất quán của Việt Nam là phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển bền vững, chuyển dần sang phát triển công nghiệp xanh nhằm bảo vệ môi trường, môi sinh và cân bằng sinh thái. 2.2. Phát triển ngành công nghiệp môi trường - bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa Quá trình công nghiệp hóa hơn hai thế kỷ qua đã làm tăng của cải trên Trái đất gấp mấy trăm lần, đưa lại sự giàu có, phồn vinh cho nhiều quốc gia, nhưng đó là cách sản xuất, khai thác ào ạt và tiêu thụ ào ạt, do chạy theo lợi nhuận, vì những lợi ích trước mắt, đã lạm dụng thái quá nguồn tài nguyên thiên nhiên, bất chấp môi trường sống của con người và những điều kiện cho sự phát triển trong tương lai. Đó còn là do sự hạn chế về khả năng công nghệ. Rõ ràng, ngày nay các nước đi sau không thể lặp lại con đường công nghiệp đó được mà phải đi theo hướngcông nghiệp hóa sinh thái, công nghiệp hóa nhân văn, tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững. 12 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Nước ta đã sớm có Chiến lược bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường, hệ thống quản lý nhà nước về môi trường. Trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và tiến bộ trong bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, nhất là khôi phục và phát triển rừng, ngăn ngừa, hạn chế được một phần nạn ô nhiễm do các hoạt động sản xuất gây ra, đã xử lý được một số trường hợp sự cố môi trường.... Hiện nay tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường có thể nói còn khá mới mẻ và đang tìm hướng phát triển phù hợp. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khung khổ pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các quy định về đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thái nguy hại, kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ... ngày càng rõ và cụ thể hơn. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật kèm theo các chế tài hành chính, hình sự và các biện pháp bổ sung khác cũng ngày càng được quan tâm hơn. Việc thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” thông qua các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản, phí xăng dầu, v.v., cơ chế ký quỹ phục hồi môi trường, cơ chế bồi thường thiệt hại cũng dần hình thành và đi vào thực hiện. Đến năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt một đề án gọi là Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu của đề án này là phát triển ngành công nghiệp môi trường thành ngành công nghiệp có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ sản phẩm môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Cần phát triển mạnh công nghệ môi trường để trở thành một ngành mũi nhọn. Làm tốt công tác quản lý và xử lý chất thải. Phát triển các doanh nghiệp môi trường. Nhanh chóng hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống theo dõi, kiểm soát, phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường trên toàn quốc. Đây phải là một dự án lớn của quốc gia, có đủ nguồn vốn, sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất và công nghệ thông tin. 13 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 2.3. Giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường Trong giai đoạn tăng tốc, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, vấn đề nổi cộm hàng đầu là giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường. Ví dụ: Thành phố Hạ Long có Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và hiện nay đã được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, nơi lý tưởng cho phát triển du lịch, thì nên tính toán, cân nhắc phát triển công nghiệp dịch vụ gì? Đương nhiên du lịch phải là hàng đầu, nhưng còn phát huy các thế mạnh khác nhau như thế nào? Cần có cảng nước sâu bảo đảm khối lượng vận chuyển lớn, cần khai thác than, nguồn tài nguyên truyền thống quan trọng của cả nước, rồi còn cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện... mà những việc ấy đều có khả năng gây ô nhiễm, có thể đánh mất Vịnh Hạ Long. Phải chăng là ngoài ngành du lịch, cần phát triển các ngành công nghiệp sạch, các ngành dựa vào tri thức, trong đó có nhiều ngành gắn với du lịch; xây dựng cảng là cần thiết nhưng có các giải pháp phòng ngừa, bảo đảm không gây ô nhiễm biển; khai thác than cần đưa ra xa thành phố và phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Môi trường; phần tài nguyên chưa khai thác vẫn giữ nguyên lại đó cho thế hệ mai sau, lúc đó có thể có những công nghệ mới khai thác mà không gây ô nhiễm; nhà máy nhiệt điện có thểđặt ở xa thành phố, mà vẫn gần các mỏ than... Lời giải tối ưu phải trên cơ sở phân tích kinh tế dài hạn, trong đó có phân tích kinh tế về môi trường, coi môi trường là yếu tố cơ bản của sản xuất và của chất lượng cuộc sống. Những bài toán về môi trường như thế đang đặt ra ở khắp nơi khi xây dựng chiến lược phát triển. Hay ở khu tam giác kinh tế phía Nam phát triển công nghiệp như thế nào trong mối quan hệ với lưu vực sông Đồng Nai và sông Thị Vải, với diện tích rừng ngập mặn...biết bao nhiêu khu dân cư, khu công nghiệp , các công trình cụ thể khác đều cần có lời giải tối ưu cho bài toán phát triển mà gìn giữ được môi trường. Để giải quyết những vấn đề căn bản như thế cần đứng trên quan điểm kinh tế tri thức, tức là dựa nhiều hơn vào nguồn lực trí tuệ, ít hơn vào tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. 14 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Tăng cường nghiên cứu phân tích kinh tế về môi trường, từ đó đi tới các chính sách tài chính và công cụ quản lý về môi trường. Có nhiều vấn đề đặt ra: Yếu tố môi trường được tính trong GDP như thế nào hay không tính đến? Rõ ràng nếu để sản xuất làm suy thoái môi trường thì sau đó khó phát triển sản xuất, khó có tăng trưởng; chi cho bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng môi trường sẽ làm tăng GDP, có tính không? Trên cơ sở đó quy định mức chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường , mức chi cho bảo vệ môi trường trong các dự án, trong các doanh nghiệp, xác định mức đền bù do gây ô nhiễm theo nguyên tắc ai gây ô nhiễm người ấy trả. Nếu không phân tích kỹ về kinh tế môi trường thì rất dễ chấp nhận cách sản xuất ào ạt gây hại cho TN&MT, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. 2.4. Công nghiệp hóa - sinh thái Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành thân thiện với môi trường, sử dụng các công nghệ mới, công nghệ sạch, thực hiện "sản xuất sạch" là nội dung và yêu cầu cơ bản của công cuộc công nghiệp hóa dựa vào tri thức, đó là hướng đi công nghiệp hóa - sinh thái. Thế giới ngày nay đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất từ dựa nhiều vào vật chất đang chuyển sang dựa nhiều hơn vào trí lực và sức sáng tạo của con người. Nhờ sử dụng các tri thức mới, các quá trình sản xuất mới dựa vào công nghệ cao và công nghệ thông tin, cho nên của cải tạo ra nhiều hơn mà tiêu hao tài nguyên và năng lượng ít đi, tổng trọng lượng của sản phẩm tăng không đáng kể. Do vậy, phát triển kinh tế tri thức là nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Chỉ có phát triển kinh tế tri thức mới giải quyết được mâu thuẫn giữa công nghiệp hóa và suy thoái môi trường, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. 15 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI MÔI TRƯỜNG Để bảo vệ và phát triển môi trường bền vững trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa cần phải có các số giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tiêu cực của CNH - HĐH đến môi trường ở Việt Nam. 3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về hoạt động bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Vì vậy, trước hết cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường”. Vì vậy, để thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực môi trường, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng thời chuẩn bị cơ sở pháp lý theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ luật môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để khắc phục tình trạng chồng chéo, không phân rõ trách nhiệm và thiếu tính xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các 16 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. 3.3. Chủ động hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển môi trường bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tácbảo vệ môi trường là một giải pháp rất quan trọng. Vì vậy, Chính phủ phải luôn chủ động và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về phát triển bền vững và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế đã ký kết về lĩnh vực môi trường; đồng thời, thực hiện các chính sách đổi mới, thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. Thông qua đối thoại và trao đổi quốc tế, chúng ta cần tham gia tích cực các hoạt độngbảo vệ môi trường toàn cầu, đặc biệt là trong việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự ô nhiễm do hóa chất và chất thải nguy hại. Đảng và Nhà nước cũng khuyến khích cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp và giới trí thức tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển môi trường bền vững ở Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức ở nước ta, thực chất là công nghiệp hóa rút ngắn, bằng cách kết hợp nguồn vốn tri thức tiên tiến của nhân loại với nguồn vốn tri thức của dân tộc. Trên cơ sở đó, một mặt, sử dụng tri thức để đổi mới, tạo ra những bước đột phá mới, những mức tăng trưởng cao, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế là điều kiện cốt yếu để con người thoát khỏi đói nghèo, nhằm phát triển con người toàn diện và là cơ sở để xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Hiện đang có một nghịch lý là phát triển kinh tế thường đi kèm với việc khai thác (thậm chí là 17 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 khai thác quá mức) tài nguyên thiên nhiên và thải vào môi trường một lượng lớn chất thải độc hại khiến cho nó không còn khả năng tự phục hồi, gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển con người toàn diện sẽ không đạt được. Trước tình hình đó, chúng ta cần tỉnh táo khi ra những quyết sách cho phát triển kinh tế cũng như cho việc bảo vệ môi trường . Bởi vì, một chính sách về môi trường, nếu chỉ tập trung vào việc bảo vệ tài nguyên mà không chú ý giải quyết thỏa đáng những vấn đề nhằm phát triển kinh tế thì vừa không giảm được nghèo đói, vừa không thể bảo vệ được môi trường. Ngược lại, một chính sách phát triển chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, không quan tâm đến môi trường thì sớm hay muộn cũng lâm vào cảnh phải bỏ tiền ra để khôi phục môi trường và lại dẫn đến đói nghèo. Việt Nam là một nước còn nghèo, tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé, vì vậy, tài nguyên thiên nhiên càng đóng vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế. Việc lồng ghép yếu tố môi trường trong các chiến lược, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế của các cấp, các ngành phải được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc. Cần phải phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, triển khai mạnh mẽ hơn nữa các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở các khu kinh tế, khu công nghiệp , làng nghề. 3. 5. Xử lý triệt để những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đẩy mạnh cải tạo môi trường Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong các văn bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, chúng ta đặc biệt chú ý tới Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 22-4-2003 Về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nội dung của Quyết định chỉ rõ: đến năm 2005 phải xử lý triệt để 51 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đến năm 2007 tiếp tục xử lý xong 388 cơ sở; đến năm 2012 tiếp tục xử lý xong đối với 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường khác và các cơ sở mới phát sinh. Tuy nhiên, trong số 439 18 CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý dứt điểm trong giai đoạn 2003 - 2007, mới có 87 cơ sở (chiếm 19,85%) đã được cấp chứng nhận hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để; có 27 cơ sở đã giải thể, phá sản, không còn gây ô nhiễm môi trường; 106 cơ sở cơ bản đã hoàn thành, nhưng chưa được cấp quyết định chứng nhận đã hoàn thành; 194 cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm môi trường triệt để và 25 cơ sở chưa triển khai. Như vậy, tính đến tháng 3-2010 vẫn còn 49,88% số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chưa hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường triệt để. Nguyên nhân chính là do mức độ chấp hành các văn bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh thời gian qua rất thấp. Hoạt động kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai công tác bảo vệ môi trường chưa thường xuyên; các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được xử lý kịp thời và việc cưỡng chế thi hành còn nhiều bất cập. Do vậy, tình trạng suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường ở cả thành thị và nông thôn nước ta đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Trong những năm tiếp theo, để bảo vệ và cải thiện môi trường sống của người dân thì “Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường” là việc làm cần thiết và quan trọng của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường . Nếu không làm tốt công việc này thì tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường sẽ vẫn diễn ra và đó là nguyên nhân dẫn đến môi trường sống bị hủy hoại. 3.6. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường Xã hội hóa công tác BVMT chính là việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia các hoạt động BVMT, là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp BVMT và của đất nước. Nói cách khác, xã hội hóa công tác BVMT là phải biến các chủ trương, chính sách, các bộ luật về BVMT thành nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý cho tới mọi người dân ở mọi lứa tuổi trong xã hội. Mục đích của xã hội hóa công tác BVMT là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động BVMT, nhằm giữ cho môi 19 PHAN THỊ CẨM GIANG - LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDH ĐỊA LÍ K25 trường luôn trong lành, sạch đẹp, bảo đảm sự cân bằng sinh thái. Ý nghĩa to lớn của việc xã hội hóa công tác BVMT là ở chỗ, mọi đối tượng trong xã hội từ trẻ em cho đến người già, từ người sản xuất đến người tiêu dung đều ý thức được vai trò và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn và BVMT. Từ nhận thức sẽ đi đến hành động. Mọi người sẽ chuyển từ lối sống, nếp nghĩ, thói quen của người sản xuất tiểu nông, tự do tùy tiện, sang lối sống, nếp nghĩ theo hướng văn minh, tôn trọng môi trường. 3.7. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động bảo vệ môi trường Thực tế cho thấy khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Đặc biệt đối với phát triển bền vững, khoa học và công nghệ đã dần thể hiện được vai trò có ích với môi trường, thân thiện và góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hệ thống quan trắc, công tác dự báo, cảnh báo về tài nguyên, môi trường. Việc dự báo chính xác, kịp thời, đầy đủ chính là cơ sở quan trọng để có thể đưa ra những kế hoạch, biện pháp đúng đắn nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Khuyến khích và triển khai nhanh các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường. 3. 8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém và bất cập như hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chồng chéo và mâu thuẫn nhau; các văn bản hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, thiếu cụ thể; một số hành vi vi phạm pháp luật chưa được quy định chi tiết, cụ thể, thậm chí có nhiều hành vi vi phạm còn chưa có chế tài xử phạt; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, như cơ cấu tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhiệm vụ; chức năng, thẩm quyền của các bộ phận trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa rõ ràng; đội ngũ cán bộ quản 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan