Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận kinh tế vi mô - cung cầu lúa gạo...

Tài liệu Tiểu luận kinh tế vi mô - cung cầu lúa gạo

.DOCX
29
4451
95

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN Đề tài : Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của Chính phủ GVHD : Ths Bùi Thị Hiền MÔN : Kinh tế vi mô (210700410) SVTH : Nhóm Hội ngộ LỚP : DHQT7B TP Hồ Chí Minh, ngày 29 Tháng 9 năm 2012 BỘ CÔNG THƯƠNG Kinh tếế vi mô hoingoteam TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Tp. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Tiểu luận môn: Kinh tế vi mô Đề tài: “Cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của Chính phủ” DANH SÁCH NHÓM STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 HỌ Hoàng Nguyễn Ngọc Võ Văn Nguyễn Thị Tố Phạm Thị Hoàng Thị Hồng Đặng Thị Đỗ Thị Quỳnh Nguyễn Thị Phạm Phú Nguyễn Thanh TÊN Hưng Huy Loan Ngoan Ngọc Ngọc Như Thảo Tín Vương MSSV 11065151 11067851 11070231 11073261 11089781 11075791 11091181 11074311 11073681 11242971 THAM GIA 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% 90% Tp. Hôề Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2012 Ths Bùi Thị Hiếền Trang 2 Tp. Hôề ChíTp. Minh, HôềTp. Chí ngày HôềMinh, Chí 18 Minh, tháng ngày ngày 618năm tháng 182012 tháng 6 năm6 2012 năm 2012 Kinh tếế vi mô hoingoteam NHẬN XÉT CỦA GV ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................ ............................................................................................................................ .......................................................................................................................... ........................................................................................................................ ...................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ........................................................................................................... ......................................................................................................... Ths Bùi Thị Hiếền Trang 3 Kinh tếế vi mô hoingoteam Lời mở đầu Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và là thế mạnh của Việt Nam, đóng góp lớn vào GDP của nước nhà và giải quyết được việc làm cho đa số người dân. Hiện nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp. Vị trí chúng ta chỉ đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Với lợi thế là sản phẩm đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với chất lượng tốt, giá thành rẻ, các sản phẩm nông nghiệp giúp đóng góp lớn vào nền kinh tế, đặc biệt là các loại cây lương thực như lúa gạo, ngô, khoai,… Hằng năm con số xuất khẩu các loại nông sản không ngừng gia tăng đặc biệt là lúa gạo mang lại doanh thu lớn cho quốc gia. Tuy nhiên không vì những điều đó mà chúng ta không thể hoang mang khi năm 2012 này nền kinh tế có nhiều những biến động gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền nông nghiệp trên thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nền nông nghiệp nước ta cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: giá USD tăng trở lại cùng với giá xăng dầu liên tục leo thang đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu ra và việc sản xuất nông sản; các mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, cà phê, dừa… liên tục rớt giá, khiến hoạt động sản xuất, xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Và người chịu thiệt ở đây không phải ai khác mà chính là những người nông dân lao động lam lũ, quanh năm vất vả làm việc đồng áng để kiếm bát ăn. Cái mà họ mong chờ nhất là được thu hoạch sản phẩm của mình và được mang ra thị trường bán nhưng với tình hình hiện nay điều đó thật là khó khăn. Vậy đứng trước tình hình hiện nay người nông dân phải làm thế nào? Chính phủ cần làm gì để cứu lấy họ? Cần đưa ra chính sách phù hợp gì để cho người nông dân không bị lỗ, và bán được sản phẩm của mình? Là người Việt Nam, được ăn chính những sản phẩm của người nông dân quê mình, những bàn tay khô ráp gầy đi vì nắng mưa làm ra chúng em thấu hiểu được sự vất vả, lam lũ của người nông dân. Thấu hiểu được mong ước của họ, mong ước được chính phủ quan tâm, có chính sách trợ giá cho nông sản họ làm ra. Chúng em đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt quan tâm tới chính sách giá trần và giá sàn của chính phủ đối với giá nông sản. Vì thế nhóm chúng em đã chọn đề tài này với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm lúa gạo của Việt Nam. Vì kinh nghiệm còn hạn chế hơn nữa thời gian của học kì này nhanh chóng, phải phân chia cho nhiều công việc khác nên bài tiểu luận này được hoàn thành nhanh chóng nhằm đạt đúng thời hạn đặt ra nên có thể còn nhiều sai sót khó tránh khỏi mong CÔ rộng lòng bỏ qua. Xin cảm ơn CÔ. Nhóm Hội ngộ Ths Bùi Thị Hiếền Trang 4 Kinh tếế vi mô hoingoteam MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................................4 1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................4 3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................4 Phần 2. NỘI DUNG...............................................................................................................4 1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................................4 1.1. Cầu hàng hóa (Demad-D)......................................................................................4 1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................4 1.1.2. Quy luật cầu......................................................................................................5 1.2. Cung hàng hóa (Supply-S)......................................................................................5 1.2.1. Khái niệm..........................................................................................................5 1.2.2. Quy luật cung....................................................................................................5 1.3. Cân bằng thị trường.................................................................................................5 1.3.1. Vượt cầu...........................................................................................................5 1.3.2. Vượt cung..........................................................................................................6 1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường..................................................................6 1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường................................................6 1.4. Vận dụng cung cầu..................................................................................................9 1.4.1. Biện pháp can thiệp gián tiếp............................................................................9 1.4.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp..........................................................................11 2. Vận dụng cung cầu trong chính sách giá trần và giá sàn đối với các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam..............................................................................................................12 2.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây...............................12 2.1.1. Thuận lợi.........................................................................................................13 2.1.2. Khó khăn.........................................................................................................14 2.1.3. Chính sách của chính phủ đối với ngành nông nghiệp nước ta......................15 2.2. Tác động các biện pháp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm lúa gạo.........16 2.2.1. Biện pháp giá trần...........................................................................................16 2.2.2. Biện pháp giá sàn............................................................................................18 2.2.3. Thực trạng tác động của các chính sách lúa gạo trên thị trường....................19 2.3. Đánh giá hiệu quả của các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường....23 1. Ưu điểm.................................................................................................................23 Ths Bùi Thị Hiếền Trang 5 Kinh tếế vi mô hoingoteam 2. Nhược điểm...........................................................................................................23 3. Bài học kinh nghiệm:............................................................................................24 Phần 3. KẾT LUẬN............................................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................26 Ths Bùi Thị Hiếền Trang 6 Kinh tếế vi mô hoingoteam Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Đối tượng nghiên cứu Nằm trong bộ môn nghiên cứu kinh tế học vi mô, với đề tài nghiên cứu là chính sách giá trần và giá sàn của nhà nước đối với giá nông sản hiện nay. Qua những kiến thức tìm hiểu được chúng ta có thể hiểu sâu hơn về chính sách ưu đãi, sự quan tâm của nhà nước hiện nay đối với người nông dân. Quan trọng hơn giúp sinh viên hiểu và biết cách vận dụng quy luật giá trần, giá sàn trong tính toán vi mô ngoài ra còn cung cấp những kiến thức giúp sinh viên vận dụng vào công việc nghiên cứu kinh tế sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về chính sách trợ giá của nhà nước để người nông dân và người thương dân biết cách cân nhắc và điều chỉnh lượng sản phẩm nông sản tạo ra và lượng sản phẩm thu mua. Để từ đó người nông dân không phải chịu thiệt mà thương gia cũng được phát tài. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích kết hợp trừu tượng hóa và cụ thể hóa, liên kết cơ sở lí thuyết và vận dụng thực tiễn với nhau từ đó đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả có thể áp dụng được. - Trao đổi, tìm kiếm thông tin qua sách vở, báo đài, các phương tiện truyền thông khác… - Nội dung nghiên cứu được chia thành những ý nhỏ cho từng thành viên trong nhóm và sau đó được tổng hợp lại, như: + Tìm hiểu về giá trần, giá sàn + Chính sách trợ cấp của nhà nước như thế nào + Nhiệm vụ của người dân….. + Kết hợp phân tích đánh giá khách quan và nêu quan điểm của từng thành viên về đề tài nghiên cứu. Phần 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Cầu hàng hóa (Demad-D) 1.1.1. Khái niệm Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Lượng cầu ( QD ): Là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Ths Bùi Thị Hiếền Trang 7 Kinh tếế vi mô hoingoteam 1.1.2. Quy luật cầu Lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ có mối liên hệ nghịch chiều với giá cả (P). Nếu giá hàng hóa giảm, các yếu tố khác không đổi, thì người tiêu dùng sẽ mua hàng nhiều hơn, và ngược lại. Ta có thể tóm tắt như sau : P ↑ => P↓=> QD QD ↓ ↑ 1.2. Cung hàng hóa (Supply-S) 1.2.1. Khái niệm Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. Lượng cung ( QS ): là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. 1.2.2. Quy luật cung Cung hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá cả. Nếu giá tăng và các yếu tố khác không đổi, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hơn và ngược lại. Ta có thể tóm tắt như sau : P ↑ => QS ↑ P ↓ => QS ↓ 1.3. Cân bằng thị trường Trước khi tìm hiểu về sự cân bằng của thị trường chúng ta lướt qua hai khái niệm về vượt cung và vượt cầu. Ths Bùi Thị Hiếền Trang 8 Kinh tếế vi mô hoingoteam 1.3.1. Vượt cầu Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá xác định. Khi vượt cầu xảy ra, người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua được sản phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế. Do đó trên thị trường có thể xảy ra sự điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động dù lượng cung không đổi. Tại mức giá vượt cầu có thẻ xảy ra hai tình hướng: (1) lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản phẩm thay thế; (2) lượng cung tăng do người cung ứng bán được giá cao hơn và họ tăng sản lượng khi giá tăng. Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung, giá có khuynh hướng tăng lên. Khi giá trong thị trường tăng, lượng cầu giảm và lượng cung tăng cho đến khi lượng cung bằng lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng. 1.3.2. Vượt cung Vượt cung tồn tại khi lượng cung lớn hơn lượng cầu ở một mức giá xác định. Khi vượt cung xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động với lượng cung không đổi.Chẳng hạn người bán sẽ giảm giá để khuyến khích người mua mua hàng bằng các chính sách khuyến mãi, giảm giá.Tình trạng vượt cung sẽ gây ứ đọng hàng hóa, do đó để giải quyết lượng hàng ứ đọng này người bán buộc phải giảm giá hoặc giảm lượng cung hoặc cả hai.Tiến trình điều chỉnh lượng và giá cung cầu này sẽ còn tiếp tục cho đến khi tình trạng vượt cung không còn nữa. Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu, giá có khuynh hướng giảm xuống. Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầu chắn chắn sẽ tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng. 1.3.3. Trạng thái cân bằng trên thị trường Mức giá của thị trường trong trạng thái cân bằng ta gọi là giá cân bằng. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng Q =QS sản phẩm mà người bán muốn bán. ( D ) Lượng hàng hóa được mua bán trong thị trường cân bằng ta gọi là lượng cân bằng. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó giá sản phẩm mà người mua muốn P =PS mua bằng với giá sản phẩm mà người bán muốn bán. ( D ) 1.3.4. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng thị trường. Vì vậy khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi. Ta có 3 trường hợp: Trường hợp 1: Cung không đổi, cầu thay đổi. Cầu tăng (cung không đổi): Ths Bùi Thị Hiếền Trang 9 Kinh tếế vi mô hoingoteam Khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung không đổi, đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung không đổi. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn cân bằng cũ. Điều này cho thấy khi cầu của một mặt hàng tăng lên, cung mặt hàng đó không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ tăng lên. Cầu giảm (cung không đổi): Khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung không đổi, đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó mức giá cân bằng mới sẽ thấp hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho ta thấy khi cầu của một mặt hàng giảm xuống, cung mặt hàng đó không đổi thì cả giá lượng mua bán trên thị trường sẽ giảm xuống. Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi. Cung tăng (cầu không đổi) : Ths Bùi Thị Hiếền Trang 10 Kinh tếế vi mô hoingoteam Khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu không đổi, đường cung dịch chuyển sang phải, đường cầu không đổi. Thị trường cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng mới sẽ thấp hơn giá cân bằng cũ và lượng cân bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho ta thấy khi cung của một mặt hàng tăng lên, cầu mặt hàng đó không đổi thì giá cả trên thị trường sẽ giảm xuống. Cung giảm (cầu không đổi): Khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi, đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại đó giá cân bằng sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ, và lượng cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho thấy khi cung của một mặt hàng giảm, cầu mặt hàng đó không đổi, thì giá cả trên thị trường sẽ tăng lên Trường hợp 3: Cung và cầu đều tăng. Cung tăng lớn hơn cầu tăng : Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng lớn hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ giảm. Cung tăng nhỏ hơn cầu tăng: Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên, nhưng cung tăng nhỏ hơn cầu tăng thì giá trên thị trường sẽ tăng. Cung tăng bằng cầu tăng: Ths Bùi Thị Hiếền Trang 11 Kinh tếế vi mô hoingoteam Khi cung và cầu của một mặt hàng hóa đều tăng lên và tăng lên với một lượng như nhau thì giá và lượng trên thị trường sẽ cân bằng tại một mức mới lớn hơn giá và lượng cân bằng ban đầu. Ngược lại với trường hợp cung và cầu đều giảm. 1.4. Vận dụng cung cầu 1.4.1. Biện pháp can thiệp gián tiếp 1.4.1.1. Chính sách thuế Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra phản ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao hơn trước tđồng tại mọi số lượng được bán ra. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên một đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên. Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cânbằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Giá cânbằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức thuế mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế là AB = t – E2A. Hai trường hợp đặc biệt: Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế. (hình a) Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế (hình b) Ths Bùi Thị Hiếền Trang 12 Kinh tếế vi mô hoingoteam 1.4.1.2. Chính sách trợ cấp Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối vớingười sản xuất, họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ cấp S như hình trên. Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị, do đóngười sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn CD = s – E1C. Xét hai trường hợp đặc biệt sau : Đường cầu co giãn hoàn toàn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ khoản trợ cấp. (hình a) Đường cầu không co giãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn bộ khoản trợ cấp (hình b) Ths Bùi Thị Hiếền Trang 13 Kinh tếế vi mô hoingoteam 1.4.2. Biện pháp can thiệp trực tiếp Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường để điều chỉnh. Để tránh tình trạng giá cao bất thường, chính phủ có thể ấn định giá trần, theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó. Để tránh tình trạng giá thấp bất thường, chính phủ có thể ấn định giá sàn, theo luật giá cả không thể giảm dưới mức giá đó. Cả hai trường hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ. Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các thị trường di chuyển đến điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự do. Giá trần (hay giá tối đa – Pmax) Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc, nhằm điều chỉnh mức giá thấp hơn mức giá cân bằng của thị trường hiện tại. Giá trần được đặt ra để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đối với người sản xuất sẽ chịu thiệt vì phải cung cấp ở mức giá thấp hơn mức giá mong muốn. Người bán chỉ sẵn sàng cung cấp một lượng Qs thấp hơn lượng cân bằng nhưng người mua lại muốn mua một lượng Qd lớn hơn lượng cân bằng. Đối với người tiêu dùng, một số được lời vì mua được hàng hóa giá thấp, một số bị thiệt vì không mua được hàng nên phải mua ở thị trường không hợp pháp với mức giá cao hơn mức giá cân bằng. Kết quả gây nên hiện tượng thiếu hụt hàng hóa và lúc này thị trường chợ đen sẽ xuất hiện. Ths Bùi Thị Hiếền Trang 14 Kinh tếế vi mô hoingoteam Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin) Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức giá cân bằng của thị trường. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất. Người sản xuất sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng Qs lớn hơn lượng cân bằng nhưng người mua chỉ muốn mua một lượng hàng Qd nhỏ hơn lượng cân bằng. Người bán được lợi vì bán được hàng giá cao hơn mức giá cân bằng. Người tiêu dùng bị thị hại vì phải mua một lượng hàng hóa ở mức giá cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Kết quả gây nên hiện tượng dư thừa hàng hoá. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất 2. Vận dụng cung cầu trong chính sách giá trần và giá sàn đối với các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam 2.1. Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất Ths Bùi Thị Hiếền Trang 15 Kinh tếế vi mô hoingoteam khẩu chiếm khoảng 30% trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ ba trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà. Theo Báo cáo kết quả thực hiện tháng 6.2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thông của Trung tâm tin học và thống kê Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt 2,5 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng đầu năm ước đạt 13,67 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt xấp xỉ 7,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,6%; thuỷ sản ước đạt xấp xỉ 2,9 tỷ USD, tăng 10,6%; lâm sản ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm trước: cụ thể ước tính xuất khẩu một số mặt hàng nông sản trong tháng 6 vừa qua như sau: lúa đạt 750 ngàn tấn thu về 350 triệu USD, cà phê đạt 190 ngàn tấn với giá trị đạt 397 triệu USD, cao su 70 ngàn tấn, giá trị đạt 220 triệu USD… Đến giữa tháng 9/2012, nhiều mặt hàng nông sản biến động thất thường. Trong khi giá lúa, giá tôm sú tăng vọt do khan hiếm nguồn cung thì mía nguyên liệu, khoai lang, cá tra rơi vào cảnh khốn đốn do giá cả bấp bênh. Giá cả nông sản tăng giảm thất thường. Cách đây gần 2 tháng, giá lúa hè thu ở ngưỡng 5.000 đồng/kg, dù Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) được Chính phủ giao mua tạm trữ nhưng giá vẫn không tăng. Khi VFA mua hoàn thành chỉ tiêu tạm trữ, giá lúa lại nhảy lên 6.000 đồng/kg. Hiện giá mía được thương lái thu mua chỉ còn 750-800 đồng/kg, giảm 50-100 đồng/kg, riêng giống ROC 16 cao hơn, bán được 900 đồng/kg. Với sự biến động bất thường của thị trường, chính phủ hiện đang có nhiều chính sách nhằm bình ổn giá các mặt hàng nông sản Việt Nam. 2.1.1. Thuận lợi - Điều kiện tự nhiên thuận lợi để: + Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. + Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. + Tùy thuộc vào địa hình, đất để có các hình thức canh tác khác nhau. - Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới. - Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. - Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới. - Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, đó là: + Quan tâm chủ yếu tới 2 nhân tố là đất, khí hậu. Trong nông nghiệp người ta vẫn có câu: Đất nào cây ấy hay khoai ruộng lạ mạ ruộng quen. Khi nào cho tới tháng ba hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. + Ngày xưa ông cha ta đã đút rút những kinh nghiệm như vậy và ngày nay việc phân bố cây trồng vật nuôi thì càng được chú ý bởi hiệu quả kinh tế. Ths Bùi Thị Hiếền Trang 16 Kinh tếế vi mô hoingoteam 2.1.2. Khó khăn - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp bất hợp lý. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu thị trường và với khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất và nước cho sản xuất, tính phân tán cao, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp. - Chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững. Các yếu tố khách quan và chủ quan đối với việc tạo dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản hàng hóa còn rất sơ khai, chưa hình thành đầy đủ; phổ biến tình trạng thiếu cơ chế liên kết hữu cơ giữa SXNN với chế biến, đóng gói và tiêu thụ các loại nông sản; chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng theo quy định tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 của Thủ tướng Chính phủ chưa đủ mạnh để tạo ra những liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp. - Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước chưa tạo động lực đủ mạnh để khắc phục tình trạng yếu kém của SXNN hiện nay. Cụ thể: + Chính sách đất nông nghiệp chưa hướng tới củng cố các vùng SXNN tập trung, chưa thúc đẩy tạo ra các đơn vị sản xuất quy mô lớn; + Chính sách hỗ trợ về thuế, cước vận chuyển, các loại phí chưa được áp dụng đầy đủ và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; + Chính sách tín dụng ưu đãi về mức vốn vay, điều kiện cho vay, thời gian vay chưa linh hoạt để hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn; + Chính sách đầu tư cũng chưa đủ lớn để tạo ra kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển SXNN hàng hóa quy mô lớn, nhất là kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi đại gia súc... + Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chậm triển khai, bị coi nhẹ làm cho nguồn nhân lực nông nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện đại, có tính hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các cam kết của WTO; + Chính sách khoa học và công nghệ nông nghiệp chưa đủ tầm tác động nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Nhiều ngành sản phẩm nông nghiệp như chè, dâu tằm, rau, quả, chăn nuôi gia cầm, lợn thiếu công nghệ có sức cạnh tranh về giống, quy trình canh tác, thu hoạch... làm hạn chế việc nâng cao giá trị gia tăng. - Những yếu kém khác + Ngành công nghiệp chưa hướng vào phục vụ các nhu cầu về máy móc, trang thiết bị phù hợp, có năng suất lao động cao trong nông nghiệp. Phần lớn trang thiết bị sau thu hoạch, chế biến nông sản phải nhập khẩu với giá cao và không có dịch vụ hướng dẫn sử dụng, bảo hành, gây nhiều khó khăn cho người SXNN. + Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp để tạo ra thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp lành mạnh. Tình trạng tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh cấm sử dụng trong nông sản hàng hóa và tình trạng vật tư nông nghiệp có hại, không có hướng dẫn sử dụng được nhập khẩu tự do đang Ths Bùi Thị Hiếền Trang 17 Kinh tếế vi mô hoingoteam tồn tại phổ biến, gây ra nhiều khó khăn, bức xúc đối với cả người SXNN và người tiêu dùng về tình trạng hàng giả, hàng kém phẩm chất, không bảo đảm yêu cầu về chất lượng và an toàn cho sức khỏe. 2.1.3. Chính sách của chính phủ đối với ngành nông nghiệp nước ta - Một số định hướng chính sách chung đối với nông nghiệp: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu đúng lịch trình đi đôi với triển khai các biện pháp giúp người SXNN phòng ngừa rủi ro. Theo đó, cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa tác động xấu khi các mức thuế nhập khẩu mới được áp dụng theo cam kết. Thứ hai, chú trọng các biện pháp, chính sách mang mục tiêu dài hạn có tác động nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, hình thành các chuỗi giá trị nông sản mạnh tại các vùng SXNN tập trung. Thứ ba, triển khai biện pháp thích hợp với điều kiện chủ quan của nông dân Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp vừa có tri thức tốt về kiến thức nông học, vừa có năng lực tốt về hợp tác, liên kết cùng nhau trong sản xuất và trong phối hợp với doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản, khép kín quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thứ tư, thực hiện chiến lược nâng cao hiểu biết, năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp ở các cấp, nhất là ở cấp huyện và cấp xã để bảo đảm đúng chức năng cung cấp dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn, bảo đảm cho việc thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam và các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp được triển khai đầy đủ và đúng tới các đối tượng thuộc diện điều chỉnh và hưởng lợi. - Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các địa phương tập trung triển khai thực hiện một số biện pháp sau: + Đề nghị các địa phương hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp. Theo tính toán của các nhà qui hoạch, để giải quyết vấn đề lương thực cho đất nước tiến tới trên 100 triệu dân thì phải giữ ổn định 4 triệu ha đất sản xuất lúa. + Thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa; chủ động các phương án đối phó với thời tiết bất thuận như hạn cuối vụ, mưa lũ sớm,... Có kế hoạch chuẩn bị thóc giống cho vụ Hè thu, vụ Mùa; đảm bảo đủ giống gieo cấy vượt kế hoạch về diện tích. + Tăng cường đầu tư hạ tầng như thuỷ lợi, kênh mương nội đồng,... cho sản xuất lúa. + Đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ lai tạo giống sinh học, đảm bảo đủ giống lúa chất lượng, giống xác nhận phù hợp với điều kiện của từng vùng + Thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chủ động việc nhập khẩu đảm bảo nguồn cung vật tư cho sản xuất nông nghiệp. + Tăng cường công tác dự báo thông tin, giá cả thị trường, khuyến nông,... để hướng dẫn nông dân áp dụng các qui trình kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm giống, phân bón, nước, thuốc trừ sâu, an toàn dịch bệnh,... giảm chi phí đầu vào; chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả. Ths Bùi Thị Hiếền Trang 18 Kinh tếế vi mô hoingoteam - Chính phủ cũng đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp : Định giá trực tiếp khi giá thị trường có những biến động bất thường đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá...Cụ thể, dự thảo đưa ra các hình thức định giá là: Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá... Bộ Tài chính phân tích, những cách thức quy định giá nêu trên là những biện pháp hành chính sẽ giúp giá cả nhanh chóng ổn định; tuy nhiên, chỉ áp dụng khi cần thiết đối với hàng hóa, dịch vụ cần thiết và trong điều kiện thật sự cấp thiết; khi tình hình thị trường đã bình thường, phải dỡ bỏ ngay biện pháp này. 2.2. Tác động các biện pháp trực tiếp của chính phủ đối với sản phẩm lúa gạo 2.2.1. Biện pháp giá trần - Khi nhận thấy rằng giá của sản phẩm lúa gạo cao hơn mức bình thường (tức giá cân bằng của lúa gạo rất cao) chính phủ ấn định giá trần (mức giá tối đa) thấp hơn giá cân bằng nhằm bình ổn lại giá cả, bảo vệ người tiêu dùng. Khi giá trần được áp đặt bởi chính phủ cao hơn mức giá cân bằng thị trường, giá trần không có tác động đến nền kinh tế. Nó không hạn chế nguồn cung cấp cũng không khuyến khích nhu cầu. Nó nói rằng bạn không thể thanh toán (hoặc phải trả) nhiều hơn nhiều so với một số tiền đã trả. Hình A cho thấy mức giá cân bằng 20.000đ cho một sản phẩm được xác định bởi giao điểm của việc cung cấp và đường cầu. Giá cân bằng là giá mà tại đó lượng cầu bằng lượng cung. Thông thường, các lực lượng thị trường không di chuyển để thay đổi mức giá cân bằng. Nếu Chính phủ bắt buộc giá trần 22.000đ đã được áp đặt, không ai có thể nhận thấy kể từ khi giá trần áp đặt cao hơn mức giá thị trường. Nếu giá trần là 20.000đ nó sẽ không có hiệu lực ngay lập tức, nhưng các lực lượng thị trường lần đầu tiên thay đổi để tăng giá cân bằng, giá trần sẽ không còn được thấp hơn giá thị trường, và tác động sẽ bắt đầu được cảm nhận.  Tác động của Chính phủ áp đặt giá trần dưới mức giá cân bằng Một mức giá trần có thể là trên hoặc dưới mức giá cân bằng, như thể hiện bởi các đường đứt nét và liền trong Hình B. Ths Bùi Thị Hiếền Trang 19 Kinh tếế vi mô hoingoteam Một ảnh hưởng khác xảy ra khi Chính phủ áp đặt giá trần thấp hơn giá cân bằng thị trường, như hình B. Những nhà cung cấp không thể tăng giá để đáp ứng nhu cầu thị trường vì phải đáp ứng mức giá tối đa được quy định bởi giá trần của chính phủ. Một mức giá trần thấp có thể làm cho các nhà cung cấp rời bỏ thị trường (giảm nguồn cung), trong khi giá trần thấp làm tăng cầu tiêu dùng. Khi cầu tăng vượt quá khả năng cung cấp, tình trạng thiếu hụt diễn ra. Tích cực: Người dân mua lúa gạo với giá rẻ, làm tăng sức mua của người tiêu dùng đảm bảo được tính ổn định của giá lúa gạo, tránh sự tăng cao quá mức của lúa gạo. Ngày 29-4 tại TP.HCM, giá gạo tiếp tục giảm thêm 2.000-3.000đ/kg so với ngày 28-4, nhưng so với những ngày trước khi xảy ra cơn sốt gạo, giá vẫn còn cao hơn 5.0006.000đ/kg. Tại chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu (Q.5), lượng gạo về chợ chỉ còn 150-160 tấn/ngày, giảm do ít người mua. Tại các chợ nhỏ hoạt động mua bán gạo đã trở lại bình thường, có niêm yết. Giá gạo thấp nhất 11.000đ/kg, gạo đặc sản 17.000đ/kg. Trong ngày 29-4, người dân vẫn xếp hàng mua gạo ở siêu thị vì giá bán nơi đây rẻ hơn nhiều so với các điểm bán ở chợ. Hệ thống siêu thị Co.op Mart không còn hạn chế số lượng mua, giá gạo vẫn giữ như cũ 10.780 đồng/kg gạo trắng hạt dài. Do nhu cầu mua lớn nên nhân viên của siêu thị đóng gói gạo vào các bao xốp với trọng lượng 5kg/bịch. Theo báo cáo nhanh của ban quản lý thị trường các quận, huyện, đến chiều 29-4 thị trường gạo đã trở lại bình thường. Niềm vui mua được gạo đúng giá Ths Bùi Thị Hiếền Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan