Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiêu luận kinh tế du lịch nhà hàng ẩm thực truyền thống sen việt...

Tài liệu Tiêu luận kinh tế du lịch nhà hàng ẩm thực truyền thống sen việt

.PDF
37
686
120

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do Hạnh phúc ---------- DỰ ÁN KINH DOANH MÔN KINH TẾ DU LỊCH Tên dự án NHÀ HÀNG ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG SEN VIỆT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Người thực hiện: Đỗ Đình Bình – K52 Nguyễn Việt Hùng – K52 Bùi Thị Lan – K52 Trần Thị Hoài Linh – K52 Trần Thị Tâm – K52 Nguyễn Văn Tân – K52 Nguyễn Thị Thắm – K52 Nhóm 7 MSSV: MSSV: MSSV: MSSV: MSSV: MSSV: MSSV: 1310298006 1310298018 1312298024 1312298030 1312289046 1312289047 1312289048 Quảng Ninh, tháng 10 năm 2015 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. III DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ IV LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 PHẦN I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI .......................................................................... 2 1. 2. Khởi nguồn ý tưởng:................................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn ý tưởng: ............................................................................................. 2 1.2. Nét độc đáo của ý tưởng: ...................................................................................... 3 1.3. Giá trị của ý tưởng: ............................................................................................... 4 Phân tích tính khả thi:................................................................................................ 5 2.1. Khả năng của Nhà hàng:....................................................................................... 5 2.2. Môi trường vĩ mô: ................................................................................................ 5 2.3. Môi trường vi mô: ................................................................................................ 6 PHẦN II: NỘI DUNG .......................................................................................................... 8 1. 2. Thiết kế dự án: ............................................................................................................ 8 1.1. Mô tả dự án: .......................................................................................................... 8 1.2. Giải pháp xây dựng và lựa chọn địa điểm kinh doanh: ........................................ 8 Xây dựng cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh: ................................................ 12 2.1. Cơ cấu tổ chức: ................................................................................................... 12 2.2. Kế hoạch nhân sự: .............................................................................................. 14 2.3. Các yếu tố đầu vào: ............................................................................................ 19 2.4. Kế hoạch Marketing: .......................................................................................... 22 2.5. Kế hoạch tài chính: ............................................................................................. 26 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN.................................................. 30 1. Phân tích ma trận SWOT: ........................................................................................ 30 I 2. Một số rủi ro và đề xuất phương án giải quyết: ...................................................... 31 2.1. Một số rủi ro: ...................................................................................................... 31 2.2. Đề xuất phương án giải quyết:............................................................................ 31 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 32 II DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.......................................................................................................... 12 III DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các trang thiết bị .............................................................................................................. 19 Bảng 2: Nguyên vật liệu .................................................................................................................. 22 Bảng 3: Chi phí trang thiết bị, máy móc ....................................................................................... 26 Bảng 4: Chi phí nhân công ............................................................................................................. 28 Bảng 5: Chi phí sinh hoạt ............................................................................................................... 29 Bảng 6: Dự báo doanh thu.............................................................................................................. 29 Bảng 7: Phân tích ma trận SWOT................................................................................................. 30 IV LỜI MỞ ĐẦU Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, bản sắc văn hoá Việt Nam đã được hình thành và phát triển. Bản sắc ấy đã được đúc kết và tôi luyện và dần trở nên tinh tuý. Những nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam được cả thế giới biết đến. Tuy nhiên cùng với sự hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Chạy theo những nỗi lo về cơm áo gạo tiền và du nhập những nét văn hoá nước ngoài mà ngày nay nhiều nét văn hoá Việt Nam đang dần trở nên lu mờ. Văn hoá ẩm thực cũng là một trong những nét văn hoá tiêu biểu trong kho tàng văn hoá Việt Nam. Nhận thấy Quảng Ninh là nơi có tiềm năng phát triển du lịch cùng với những món ăn hải sản dồi dào và phong phú cùng với nhu cầu của thị trường ăn uống và với mong muốn có thể gìn giữ và phát huy phần nào giá trị ẩm thực của Việt Nam nói chung và phát triển du lịch Quảng Ninh nói riêng trong thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Chúng tôi quyết định thực hiện dự án nhà hàng ẩm thực với những món ăn truyền thống của các vùng miền. Ngày nay khi kinh tế ngày một phát triển nhu cầu của mỗi người về cái ăn cái mặc cũng trau chuốt hơn, không chỉ ăn no mặc ấm mà còn phải ăn ngon mặc đẹp. Lúc đó họ sẵn sàng bỏ ra giá cao để có được sản phẩm chất lượng và điều mà doanh nghiệp cần làm là có dịch vụ và sản phẩm thật tốt để tạo nên thương hiệu có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Xu hướng ăn uống tại nhà hàng của người dân đang ngày một gia tăng, giúp việc đầu tư, kinh doanh nhà hàng được đánh giá là “hái ra tiền”. Song bên cạnh những nhà hàng đang mọc lên như nấm, vẫn có không ít nhà hàng phải chuyển nhượng, sang tay hoặc đóng cửa do thua lỗ. Vậy thực hư ngành kinh doanh này như thế nào? Xuất phát từ thực tiễn, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và nhận thấy được lượng cầu về nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp là hết sức thiết yếu. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chủ động lựa chọn đề tài : “Lập dự án kinh doanh nhà hàng ẩm thực truyền thống”. 1 PHẦN I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1. 1.1. 1.1.1. Khởi nguồn ý tƣởng: Lý do chọn ý tƣởng: Lý do chủ quan: Nhóm chúng tôi đều là những con người có tâm huyết với ngành Du lịch Việt Nam, và có ấn tượng mạnh với nền ẩm thực của nước nhà. Nhận thấy nền Du lịch Việt Nam vẫn chưa được khai thác triệt để, và còn nhiều mặt hạn chế, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam vẫn chưa được quảng bá rộng rãi đến bạn bè thế giới. Trong khi đó, ẩm thực Việt Nam lại vô cùng phong phú và đa dạng với vô vàn những món ăn truyền thống khác nhau. Chính vì thế nhóm chúng tôi quyết định thực hiện dự án này để có thể kết hợp việc kinh doanh nhà hàng ẩm thực với việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tới bạn bè năm châu. Trưởng thành từ cuộc thi Young Hoteliers Award 2015, được lọt vào top 20 nhóm thí sinh có bài dự thi xuất sắc với chủ đề: “Bảo tàng Ẩm thực”. Nhóm chúng tôi phần nào cũng đã có những bài học kinh nghiệm quý báu để phát triển những dự án sau này của mình. Do đó, ở dự án này, quyết định lấy ý tưởng từ chủ đề của cuộc thi trước để phát triển dự án kinh doanh “Nhà hàng ẩm thực truyền thống” là một sự lựa chọn hợp lý. Là những thế hệ sinh viên đầu tiên của trường Đại học Ngoại Thương - cơ sở Quảng Ninh, tiếp nối những bước chân của các anh chị K50, 51 đi trước, nhóm chúng tôi luôn ấp ủ một dự định có thể xây dựng được một dự án hoàn chỉnh để có thể phát triển được tiềm năng ở nơi đây. Và đây chính là cơ hội để nhóm chúng tôi thực hiện những mục tiêu của mình. 1.1.2. Lý do khách quan: Về điều kiền tự nhiên, mỗi vùng đất Việt Nam, ngoài những điểm chung, lại có lối ẩm thực mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó, tạo ra một nền văn hóa ẩm thực không lẫn với nơi khác và Tp. Hạ Long chính là nơi chúng tôi sẽ lựa chọn để phát triển dự án này. Là một thành phố trẻ, xa hoa nổi tiếng, do đó cốt cách riêng, tầm văn hóa cao hơn mọi nơi, trong đó tập quán về thói ăn uống… cũng được cả nước công nhận và noi theo. Văn hóa ẩm thực của người Hạ Long rất đa dạng và đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một sản phẩm du lịch đó chính là nhà hàng ẩm thực. Dựa trên những nét đẹp về nhiều 2 lĩnh vực đặc biệt là về ẩm thực của thành phố này, nhóm chúng tôi đã quyết định đưa ra ý tưởng thực hiện dự án. Về điều kiện văn hóa - xã hội, trong những năm gần đây nền kinh tế nước nhà có sự chuyển mình đáng kể, trong đó đáng kể đến là nhiều toà nhà, cao ốc mọc lên, nhiều công ty, đơn vị kinh doanh doanh mọc ra như nấm, nhưng hầu hết vấn đề hạn chế trong những toà nhà này là vấn đề về ăn uống, thưởng thức, tiện ích về sử dụng nguyên liệu an toàn vệ sinh thực phẩm, làm sao để có thể chế tạo những món ăn ngon, làm sao để buổi tiệc thêm phần ấm cúng mang lại không khí thoả mái, thư giãn, ngạc nhiên đến hạnh phúc của khách hàng đặc biệt là những người có thu nhập cao thì thời gian với họ rất quý hiếm…vấn đề này không phải dễ đáp ứng được và không phải ai cũng làm được điều đó, chúng tôi đã thấy được những nhu cầu trên của thị trường, nên dự án ra đời là một nhu cầu thiết yếu của xã hội nhằm cung cấp dịch vụ ăn uống chất lượng. hoàn hảo mà nhà hàng chúng tôi đem lại. Giúp cho mọi người giảm chi phí về thời gian, sử dụng dịch vụ tốt nhất, siêu tiện ích, đảm bảo sức khoẻ để làm việc với chi phí hợp lý. Về thị trường đầu ra, ăn uống là một trong những nhu cầu cấp thiết của con người. Hiện nay, mức sống của người dân ngày càng cải thiện hơn dẫn đến nhu cầu của con người dần thế được nâng cao lên. Thay vì những bữa cơm ở nhà thì nhiều người đã cùng với gia đình, bạn bè, khách hàng… đến những nhà hàng ăn uống để có thể thưởng thức những món ăn đặc sản, những món ăn mới lạ mà ở nhà khó có điều kiện chế biến. Khách hàng sẵn sàng bỏ những khoản tiền lớn để ăn uống những món ăn ngon, lạ, bổ dưỡng… Vì thế mà thị trường về lĩnh vực nhà hàng ăn uống đang hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư. 1.2. Nét độc đáo của ý tƣởng: Ngay từ cái tên “Nhà hàng ẩm thực truyền thống” đã chính là một nét độc đáo của dự án. Nó mang đến một sự trải nghiệm về các món ăn truyền thống của các vùng miền mà chẳng cần đi đâu xa, khách hàng chỉ cần ngồi vào bàn là đã có thể chu du khắp mọi miền của Tổ Quốc. Đôi khi lại cảm thấy yêu thêm những món ăn dân tộc của quê hương mình. Với những du khách nước ngoài, thì đây chính là mảnh đất màu mỡ để có thể quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua những món ăn của ba miền Trung, Nam, Bắc. Với ý tưởng xây dựng nhà hang với 2 khu chính, khu ăn uống và khu chế biến. Nhóm chúng tôi muốn đưa đến khách hàng những trải nghiệm đặc biệt, cụ thể là họ có thể tự tay nấu những món ăn của riêng mình, đặc biệt là những món ăn truyền thống của dân tộc Việt 3 Nam. Chính vì thế, khu tự chế biến món ăn chính là nét độc đáo trong ý tưởng của chúng tôi. Ngoài ra, một nét độc đáo nữa của ý tưởng đó chính là việc hướng tới việc sử dụng vệ sinh an toàn thực phẩm với những món ăn chất lượng, đảm bảo uy tín và sự dụng nguồn nguyên liệu tươi, ngon và sạch. Ở trên thế giới, nhắc tới thương hiệu Chipotle là bạn có thể hình dung ra được sự uy tín của họ đối với việc vệ sinh an toàn thực phẩm, sự dụng nguồn nguyên liệu tươi, sạch thì ở Việt Nam, “Nhà hàng ẩm thực truyền thống” của chúng tôi chính là một minh chứng rõ ràng và cụ thể cho điều đó. 1.3. Giá trị của ý tƣởng: Đối với khách hàng, nhu cầu tới nhà hàng của các khách hàng xuất phát từ việc do phải đi xa nhà vì nhiều mục đích, nên họ không đủ các điều kiện để tự chế biến và tự phục vụ việc ăn uống cho mình. Do cường độ làm việc căng thẳng, điều kiện thời gian không đủ và sức lực để tự chế biến các món ăn đồ uống nên phải cần đến dịch vụ phục vụ ăn uống tại nhà hàng, một mặt để tiết kiệm thời gian nhưng mặt khác để nghỉ ngơi và thư giãn. Mặt khác, nếu như trước đây con người thường tiết kiệm tiền để mua nhà riêng, sắm xe hơi và các tiện nghi cho gia đình thì nay họ dành cho việc đi ăn tại các nhà hàng để có dịp tìm hiểu bạn bè, tâm sự, thu nạp thông tin… Người ta thường nói đây là một dạng chi tiền để đi mua "kinh nghiệm sống". Hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng tại địa phuơng có không biết bao nhiêu sự kiện cần đến dịch vụ phục vụ ăn uống. Đó là các hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, đàm phám, các tiệc chiêu đãi, các tiệc cưới, sinh nhật... đều phải tìm đến các nhà hàng. Hơn nữa để tìm được những địa điểm ăn uống phù hợp với mỗi vị khách không phải là chuyện dễ dàng, từ khẩu vị, không gian, an toàn vệ sinh thực phẩm và sự tiện lợi và đặc biệt là giá trị tinh thần mang lại cho họ. Những vị khách muốn gây sự ngạc nhiên và nâng niềm vui và hạnh phúc trong các buổi tiệc lên thì có thế đến đây học nấu những món ăn và mua những thực phầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với doanh nghiệp, đây chính là nới lý tưởng để các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn của mình đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng. Bởi với ý tưởng đầy táo bạo và khả thi này, thì nó đã mang lại một giá trị lớn đối với các doanh nghiệp. Đối với nến kinh tế quốc dân, ý tưởng của nhóm chúng tôi sẽ góp phần làm tăng GDP, phần nào củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động, góp phần làm tăng NSLĐXH. 4 Ngoài ra, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. 2. Phân tích tính khả thi: 2.1. Khả năng của Nhà hàng: Nguồn vốn hiện có: 4 tỷ đồng. Nhà hàng đã thành lập được cơ cấu Tổ chức, lãnh đạo và điều hành hoạt động kinh doanh. Ban Giám đốc là những người có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng - ẩm thực. Có các mối quan hệ cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu đầu vào với giá cả phải chăng, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, họ cũng có một lượng đối tác làm ăn nhất định như: Các công ty du lịch, lữ hành… 2.2. Môi trƣờng vĩ mô: Thuận lợi: Trong 4 tháng đầu năm 2015, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng tiếp tục tăng; lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định. Giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; thu hút vốn FDI có chuyển biến tích cực. Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. Khu vực dịch vụ phát triển khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng cao về lượng, cho thấy các tín hiệu tích cực về phục hồi tăng sức mua, tổng cầu. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xuất khẩu tăng. An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm an toàn giao thông tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Khó khăn: Nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn: Nhập siêu có xu hướng tăng; diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là tình hình khô hạn kéo dài ở miền Trung, Tây Nguyên đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân; diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng 4 khá lớn. Điều này ảnh hưởng phần nào đến giá cả của nguyên vật liệu cung cấp cho nhà hàng 5 2.3. 2.3.1. Môi trƣờng vi mô: Khách hàng: Người dân ngày càng có xu hướng giảm bớt nấu ăn tại nhà, tổ chức tiệc và liên hoan thường ở các nhà hàng, khách du lịch tăng đồng nghĩa với việc tăng về nhu cầu dịch vụ ăn uống, tất cả những yếu tố trên tạo cho nhà hàng một lượng khách lớn. Ngon và vệ sinh sạch sẽ là yêu cầu hàng đầu của khách hàng. Đây cũng là mục tiêu chính của nhà hàng. Những yêu cầu khắt khe và đa dạng của khách hàng đòi hỏi nhà hàng phải luôn đổi mới để hoàn thiện mình. 2.3.2. Nhà cung ứng: Nền kinh tế phát triển, ổn định, sự giao lưu buôn bán với các nước được đẩy mạnh giúp nhà hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung ứng máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn với mức giá cạnh tranh. Việt Nam là một nước nông nghiệp, cho nên nền trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính rất phát triển ở Việt Nam điều đó tạo nên một lợi thế rất lớn cho nhà hàng khi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu địa bàn đồng thời giảm chi phí. Quảng Ninh phát triển về ngành khai thác thủy hải sản tạo được nguồn nguyên liệu tươi sống đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà hàng. 2.3.3. Đối thủ cạnh tranh: Kinh doanh nhà hàng là một loại hình phổ biến với nhiều doanh nghiệp nhưng nhà hàng ẩm thực truyền thống Sen Việt xây dựng cho mình mô hình khác biệt với các nhà hàng khác ở chỗ có cả khu mua thực phẩm tươi sống bảo đảm chất lượng an toàn và có thể vào bếp học cách chế biến một số món ăn từ loại thực phẩm đó, khách hàng cũng được trực tiếp tham quan máy móc, hệ thống chế biến của nhà hàng. Điều này giúp cho nhà hàng tự quảng bá cho mình về hình ảnh một nhà hàng sạch sẽ, an toàn và đạt chất lượng. Khu vực Hạ Long có nhiều nhà hàng phần lớn là nhà hàng hải sản. Nhà hàng ẩm thực truyền thống Sen Việt không chỉ chế biến các món ăn hải sản mà còn chế biến các món ăn đặc trưng của các vùng miền tạo nên một thực đơn phong phú và gây sự tò mò cho khách hàng. Bên cạnh lợi thế về sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì nhà hàng ẩm thực truyền thống cũng gặp một số khó khăn như: mới kinh doanh nên chưa có được lượng 6 khách hàng trung thành với nhà hàng, khách hàng chưa quen với mô hình mới của nhà hàng. 2.3.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp, cá nhân chưa tham gia ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới tương lai của ngành. Điều đó phụ thuộc vào hai yếu tố vô cùng quan trọng: sức hấp dẫn của ngành và rào cản gia nhập ngành. Hiện nay thị trường ăn uống tại Việt Nam có sức cạnh tranh lớn, không những tồn tại nhiều đối thủ cạnh trạnh hiện tại mà còn có những nhà cạnh tranh tiềm ẩn. Sức hấp dẫn của ngành thể hiện qua nhiều yếu tố nhưng có thể tổng quát trong 3 chỉ tiêu: tỉ suất lợi nhuận, số lượng khách hàng và số lượng doanh nghiệp trong ngành. Dân số Việt Nam vói khoảng 90 triệu dân là thị trường rộng lớn về thực phẩm. Bên cạnh đó, mỗi năm Hạ Long đón tiếp một lượng lớn khách du lịch tới tham quan và họ có nhiều nhu cầu thưởng thức ẩm thực. Hơn nữa, tỉ suất lợi nhuận trong ngành được đánh giá là rất cao. Mặc dù, ở Hạ Long có nhiều nhà hàng, quán ăn nhưng rất ít trong số đó có sự tổ chức chuyên nghiệp, đa phần là tự phát. Có thể thấy, sức hấp dẫn của ngành là tương đối lớn. Rào cản gia nhập là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. So với các ngành công nghiệp thì ngành thực phẩm không có yêu cầu cao về vốn và kỹ thuật, không có sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột như các ngành công nghệ thông tin. Nhìn chung rào cản gia nhập của ngành là không cao. 7 PHẦN II: NỘI DUNG 1. 1.1. Thiết kế dự án: Mô tả dự án:  Tên dự án: Nhà hàng ẩm thực truyền thống Sen Việt.  Slogan: “Gìn giữ và trải nghiệm”.  Mô tả dự án: Nhà hàng ẩm thực truyền thống Sen Việt là một nhà hàng kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực ăn uống. Với mục tiêu thu lợi nhuận thông qua việc cung cấp các dịch vụ ẩm thực như các món ăn truyền thống ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam và cung cấp mô hình tự chế biến cho khách hàng để họ có thể tự tay tạo ra những món ăn của riêng mình. Từ ý tưởng cố kính kết hợp với hiện đại, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho khách một không gian yên tĩnh, thoải mái, thư thái, ấm cúng và hạnh phúc bằng việc sử dụng hoa sen cũng như họa tiết sen là yếu tố chính để trang trí nhà hàng. Với slogan “Gìn giữ và trải nghiệm”, chúng tôi tự thấy mình có trách nhiệm gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc, đó là những món ăn truyền thống, là những đóa sen tươi thắm – biểu tượng muôn đời của con người Việt Nam. Các du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn truyền thống Việt tươi, ngon, sạch để đảm bảo sức khỏe của mình mà còn được trải nghiệm chế biến miễn phí các món ăn cùng với các đầu bếp hàng đầu hiện nay. Nhà hàng ẩm thực truyền thống Sen Việt hứa hẹn sẽ là một địa điểm lý tưởng mới, uy tín và chất lượng đối với tất cả các khách hàng trong nước cũng như quốc tế. 1.2. 1.2.1. Giải pháp xây dựng và lựa chọn địa điểm kinh doanh: Lựa chọn địa điểm kinh doanh: a. Yêu cầu: Vị trí địa lí: Phải đặt nhà hàng ở nơi có địa thế đẹp, dân cư đông đúc, gần các trung tâm lớn và khu du lịch để thu hút lượng khách du lịch tới Hạ Long. Phải tìm hiểu về các chính sách của địa phương để nắm rõ tình hình phát triển của khu vực này trong thời gian tới. 8 Giao thông: Phải thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng. Địa điểm phải thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng, phải đảm bảo có chỗ để xe cho khách và dễ dừng đỗ. Nhân khẩu học: Những người sống và làm việc gần địa điểm đó phải phù hợp với khách hàng mục tiêu. Địa điểm kinh doanh phải an toàn: Vấn đề an ninh cũng rất quan trọng đối với việc lựa chọn vị trí kinh doanh. Tạo cảm giác an toàn cho khách hàng. Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm: Phải tính toán lỗ lãi trong năm đầu kinh doanh, sẽ biết con số gần chính xác doanh thu sẽ đạt được là bao nhiêu và dùng con số này để quyết định nên thuê địa điểm với mức bao nhiêu thì vừa, từ đây có thể xác định được tương đối con số của điểm hòa vốn. b. Vị trí: Dựa theo những yêu cầu đã nêu trên. Chúng ta có thể lựa chọn vị trí đặt cửa hàng tại Phường Bãi Cháy - Thành Phố Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh. Vì nó đáp ứng được hầu hết các yếu tố yêu cầu trên.  Thuận lợi: Phường Bãi Cháy – Thành phố Hạ Long là khu vực trung tâm của thành phố,tập trung đông dân cư. Lượng khách du lịch ngày càng đông. Đường xá thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng. Đây là trung tâm du lịch của thành phố nên ngày càng phát triển về cảnh quan thiên nhiên và các dịch vụ du lịch, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút lượng khách ngày càng tăng cho Nhà hàng trong thời gian tới. Tại đây, có nhiều Nhà hàng hải sản nhưng lại có khá ít các Nhà hàng ẩm thực truyền thống nên sẽ thu hút được khách hàng có nhu cầu thưởng thức các món ăn truyền thống mang đậm phong cách Việt.  Khó khăn: Vì đây là khu trung tâm du lịch nên tập trung nhiều nhà hàng ăn uống, sức cạnh tranh cao nên đòi hỏi Nhà hàng phải đặc biệt chú trọng tới chất lượng phục vụ để tạo uy tín và làm hài lòng khách hàng. Phải tạo được sự khác biệt với các Nhà hàng cùng kinh doanh về ẩm thực truyền thống. 9 Bên cạnh đó, vì cửa hàng đặt tại phường Bãi Cháy – Trung tâm du lịch của Thành phố Hạ Long nên tiền thuê mặt bằng đê xây dựng cửa hàng cũng cao hơn so với các khu vực khác 1.2.2. Bố trí, thiết kế nhà hàng: Cách bài trí và thiết kế không gian là một trong những nhân tố chủ yếu làm nên thành công của kinh doanh nhà hàng. Chúng tôi cần quan tâm tới kích thước và khả năng sắp xếp của phòng ăn, không gian bếp, kho lưu trữ và văn phòng. 1.2.2.1. Bố trí: Nhà hàng chia thành 2 tầng. Tầng 1 có 2 khu ( gồm khu bán nguyên liệu, thực phẩm và khu chế biến) . Tầng 2 là khu ăn uống. Tầng 1 là khu mua nguyên liệu, thực phẩm tươi sống và khu chế biến. Tổng diện tích tầng 1 là khoảng 400m2. Chúng tôi dành khoảng 120m2 cho khu bán nguyên liệu và thực phẩm( đã bao gồm diện tích quầy thanh toán). Khu chế biến 250m2 bao gồm chỗ rửa bát và kho để lạnh. Diện tích cho 2 phòng vệ sinh (Nam, nữ) và bệ rửa tay khoảng 20m 2. Ngoài ra một khu đất rộng rãi khoảng 200m2 để làm chỗ để xe cho khách. Tầng 2 với dện tích khoảng 400m2 chúng tôi có 3 phòng kín, đó là nơi lí tưởng dành cho những người khách muốn có không gian riêng tư với diện tích của mỗi phòng là khoảng 15m2. Trong mỗi phòng đó chúng tôi đặt 2 bàn ăn loại bàn cho 2 người ngồi. Với 3 phòng này chúng tôi dành ra khoảng 45m2. Diện tích còn lại là phần diện tích rộng rãi nhất của khu tầng 2 chúng tôi sắp xếp cho 50 bàn ăn( loại bàn 6 người). Chúng tôi cần khoảng 5m2 cho mỗi một chỗ ngồi để đảm bảo tốt nhất sự thư giãn và thoải mái cho khách cũng như cho việc đi lại của các nhân viên trong nhà hàng. Từ cửa chính vào là quầy lễ tân, rẽ phải là 2 khu nhà vệ sinh với diện tích mỗi khu vệ sinh khoảng 20m2. Trong tầng này chúng tôi đặt 3 văn phòng cho ban quản lí với mỗi phòng là 20m2. 1.2.2.2. Thiết bị trang trí cần thiết: Trang trí: Tầng 2 khu vực ăn uống chúng tôi sử dụng hầu hết bằng gỗ từ bàn ghế đến các vật dụng trang trí. Màu sắc chủ đạo (màu khăn trải bàn ghế) là màu trắng thể hiện sự trang nhã với nơ màu tím kết hợp nhẹ nhàng hòa hợp. Để có thể nhìn từ tầng 2 xuống đường phố chúng tôi sử dụng hệ thống kính kèm theo rèm cửa. Từ cửa chính đi vào cạnh 10 quầy lễ tân đặt 2 chậu cảnh. Đối diện với cửa chính đi thẳng vào là tấm bảng menu các món ăn đặc trưng của nhà hàng. Trong không gian khu này chúng tôi xây một bể cá cảnh và đặt các chậu cây cảnh cho thấy sự hòa hợp với thiên nhiên. Trần nhà có chạm hình bông hoa sen cùng với hệ thống đèn chùm, đèn ốp trần led, đèn thả dáng hình sen được lắp dọc theo trần, bóng tuýp. Các bức tường sơn giống như các vân gỗ. Trong số các bức tường còn lại chúng tôi chọn một bức tường để làm nổi bật tên nhà hàng mình là Sen Việt. Trong đây chúng tôi dành riêng một khoảng để làm sân khấu khi có hội nghị đặt tiệc. Trong khu này không thể thiếu các bình hoa tươi. Trong các phòng kín chúng tôi cũng đặt các chậu cảnh, các khung ảnh hình sen với những cánh sen sen hồng tạo nên không gian nhẹ nhàng ấm cúng cho căn phòng. Tầng 1 ngoài hệ thống máy hút mùi để cho khu vực nấu nướng trở lên thoáng và thoải mái hơn chúng tôi cũng đặt các chậu cảnh. Dự tính thời gian bắt đầu tu sửa, trang trí và thời gian hoàn thành - Bắt đầu: Dự tính 03/11/2015 Hoàn thành: Dự tính 18/12/2015 11 Xây dựng cơ cấu tổ chức và kế hoạch kinh doanh: 2. 2.1. Cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc Quản lý khu NVL Quản lý khu bếp Quản lý khu ăn Kế toán trưởng NV bán hàng Bếp trưởng NV chạy bàn Kế toán viên NV sơ chế Đầu bếp NV dọn dẹp Thu ngân NV tạp vụ Tổ bảo vệ Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức * Nhiệm vụ các phòng ban: - Giám đốc: Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động quan trọng mang ý nghĩa sống còn của nhà hàng. Phân tích thông tin sản phẩm, thị trường, đối thủ để lên các chiến lược kinh doanh phù hợp. Định hướng mục tiêu kinh doanh cho nhà hàng. - Phó giám đốc: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong việc lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đề xuất các chiến lược phù hợp với tình hình chung của nhà hàng. Trực tiếp chỉ đạo triển khai các kế hoạch đã được phê duyệt. Thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề của nhà hàng khi giám đốc đi vắng. + Khu nguyên vật liệu: - Quản lý khu NVL: Liên hệ với các nhà cung cấp, nhà phân phối để nhập các nguyên vật liệu cho nhà hàng với mức giá hợp lý nhất nhưng phải đảm bảo yêu cầu chất 12 lượng của thực phẩm. Bảo quản nguyên vật liệu. Quản lý việc chuyển NVL sang cho bộ phận bếp. sắp xếp lịch làm việc, chấm công và đôn đốc nhân viên. - NV bán hàng: Giới thiệu cho khách hàng nguồn gốc của thực phẩm, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đóng gói thực phẩm. - NV sơ chế: Làm sạch và loại bỏ các bộ phận không không dùng đến của nguyên liệu. Phân loại và sắp xếp chúng vào những nơi bảo quản phù hợp. + Khu bếp: - Quản lý khu bếp: Quản lý bao quát khu vực bếp, báo cáo thường nhật tình hình của nhà bếp. Đề xuất lên cấp trên mua thêm các máy móc thiết bị khi cần thiết. Sắp xếp lịch làm việc và chấm công cho các nhân viên trong bếp. Luôn phải có các quyết sách hợp lý để giải quyết những vấn đề tồn đọng và phát sinh của nhà hàng. Là cầu nối của bộ phận bếp với cấp trên và các bộ phận khác. - Bếp trưởng: Xây dựng kế hoạch sản xuất chế biến theo chỉ tiêu và kế hoạch nhà hàng, triển khai các món ăn mới vào thực đơn. Giám sát công việc trong bếp, kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong quá trình làm việc. Giám sát việc nhập thực phẩm và bảo quản thực phẩm, quản lý các thiết bị và dụng cụ trong bếp. - Đầu bếp: Có vai trò chế biến các món ăn, làm nên các sản phẩm mà nhà hàng phục vụ. Có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng khi họ muốn vào bếp học nấu các món ăn từ các nguyên vật liệu mà họ mua từ khu NVL của nhà hàng. - NV tạp vụ: Chuẩn bị NVL cần thiết mà đầu bếp yêu cầu. Dọn dẹp, vệ sinh toàn bộ khu vực cũng như các máy móc dụng cụ trong bếp và sắp xếp vào nơi quy định. + Khu ăn uống: - Quản lý khu ăn: Quản lý bao quát toàn bộ khu vực ăn của nhà hàng. Sắp xếp lịch làm việc, chấm công và giám sát nhân viên khu vực ăn. Giải quyết các vấn đề nảy sinh của khách trong quá trình sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng. Phản hồi ý kiến của khách hàng lên cấp trên và bộ phận bếp. - NV chạy bàn: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho khách, tư vấn và đặt món cho khách. Chạy đồ từ bếp mang lên bàn ăn cho khách. - NV dọn dẹp: Lau dọn toàn bộ khu vực nhà hàng để luôn giữ được sạch sẽ. Dọn bát đĩa sau khi khách dùng bữa xong. Rửa bát và vệ sinh các dụng cụ của khu vực ăn uống. 13 - Tổ bảo vệ: Bảo vệ tài sản của nhà hàng và của khách đến với nhà hàng. + Kế toán: - Kế toán trưởng: Dựa theo hệ thống kế toán Việt Nam tổ chức hệ thống kế toán của nhà hàng để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thiết lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo quy định của nhà nước và điều lệ của nhà hàng. Kiểm tra việc bảo quản và lưu trữ các tài liệu kế toán. Thực hiện quản lý hoạt động ngân sách của nhà hàng. - Kế toán viên: Theo dõi hàng xuất nhập, khiểm soát giá cả hàng hóa mua vào, quản lý định mức tồn kho, đặt hàng, thực hiện các công việc chuyên môn khác do kế toán trưởng yêu cầu. - Thu Ngân: Nhập đồ khách gọi vào bếp. Thanh toán cho khách ở khu NVL và khu ăn uống. 2.2. Kế hoạch nhân sự: 2.2.1. Tuyển dụng nhân sự: (1) Vị trí quản lí: -  Số lượng: 3  Yêu cầu chung: Có kỹ năng lãnh đạo tốt, có khả năng giám sát nhân viên và thể hiện phong cách nhà hàng. - Trình độ học vấn: Cử nhân - Tiếng Anh lưu loát. - Độ tuổi: 30 – 40 - Trình độ tin học: Thành thạo tin học văn phòng ,Word, Excel, Powerpoint - Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.  Yêu cầu riêng:  Quản lí khu NVL:  Số lượng: 1  Yêu cầu: - Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm chuyên môn ít nhất 3 năm trở lên. - Giải quyết công việc nhanh chóng chính xác 14 - Làm việc theo nhóm - Phong cách làm việc: chuyên nghiệp, khoa học, chịu được áp lực công việc cao, làm việc ngoài giờ khi có yêu cầu công việc - Phẩm chất cá nhân: Trách nhiệm, nhiệt tình, trung thực  Quản lí khu bếp:  Số lượng: 1  Yêu cầu: - Mức kinh nghiệm: 3 - 4 năm kinh nghiệm - Loại công việc: Toàn thời gian cố định - Có kinh nghiệm làm việc quản lý điều hành và quản lý chất lượng. - Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề tốt. - Có khả năng hoạch định nguồn nhân lực  Quản lí khu ăn:  Số lượng: 1  Yêu cầu: - Mức kinh nghiệm: ít nhất từ 4 năm kinh nghiệm tở lên. - Kỹ năng tổng hợp, tổ chức tốt - Nhạy bén, có khả năng giải quyết tình huống tốt. (2) Kế toán trưởng:  Số lượng: 1  Yêu cầu: - Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kế toán, tài chính - Có giấy chứng nhận kế toán trưởng. - Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (word, excel, email) và các phần mềm kế toán - Có kinh nghiệm 5 năm trở lên ở vị trí tương đương. - Anh văn lưu loát. (3) Kế toán viên:  Số lượng: 2  Yêu cầu: - Có bằng ĐH về chuyên ngành kế toán - tài chính; 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan