Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận hiện trạng chất thải rắn đô thị hà nội...

Tài liệu Tiểu luận hiện trạng chất thải rắn đô thị hà nội

.DOC
17
3771
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: SINH THÁI ĐÔ THỊ & KCN TIỂU LUẬN: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ HÀ NỘI Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thuý Hà Nội ngày 04/11/2012 MỞ ĐẦU Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hoá cao nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn. Hà Nội là một trong những đô thị lớn ở Việt Nam vì thế có tốc độ phát triển rất nhanh, tập trung dân số với mật độ cao, ngày ngày diễn ra rất nhiều các hoạt động sản xuất, sinh hoạt dẫn đến lượng chất thải cũng theo đó tăng lên rất nhiều. Tính bình quân người dân đô thị tiêu dùng năng lượng, đồ dùng, thực phẩm… cao gấp 2 -3 lần người dân nông thôn kéo theo lượng rác thải của người dân đô thị cũng gấp 2 – 3 lần người dân nông thôn.[3] Chính vì thế vấn đề rác thải đô thị đang là vấn đề cấp thiết đã và đang được đặt ra đến mức báo động cho một thủ đô phát triển như Hà Nội. Bài tiểu luận này với mục tiêu đưa ra được cái nhìn tổng thể về hiện trạng quản lý, thu gom và tình hình rác thải trên địa bàn Hà Nội. I. 1. TỔNG QUAN Chất thải rắn và một số khái niệm liên quan [1, 2] Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. [1] Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng duwocj thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từa các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải.[2] Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hoá cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới. - 2. Phân loại chất thải rắn Việc phân loại chất thải rắn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau  Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: - CTR sinh hoạt đô thị CTR xây dựng CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề CTR công nghiệp CTR y tế Bảng 1: CTR theo các nguồồn phát sinh khác nhau Nguồn phát sinh CTR thị Tính chất Loại chất thải đô Thông thường Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thuỷ tinh, lon, kim loại, lá cây… VLXD thải từ xây sửa chữa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công trường…. Nguy hại Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi… CTR Thông thường nông thôn Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thuỷ tinh, lon, kim loại, lá cây, rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi…. Nguy hại Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nilon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi; bao bì thuốc bảo vệ thực vật…. CTR công nghiệp Thông thường Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất và sinh hoạt…. Nguy hại Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hoá chất độc hại… CTR y tế Thông thường Chất thải nhà bếp, chất thải từ các hoạt động hành chính, bao gói thông thường… Nguy hại Phế thải phẩu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hoá chất độc hại, thuốc quá hạn… Nguồn: TCMT tổng hợp Bảng 2: Lượng chấất thải phát sinh vào năm 2003 và năm 2008 Loại CTR Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2008 CTR đô thị Tấn/năm 6.400 12.802.000 CTR công nghiệp Tấn/năm 2.638.400 4.786.000 CTR y tế Tấn/năm 21.500 179.000 CTR nông thôn Tấn/năm 6.400.000 9.078.000 CTR làng nghề Tấn/năm 774.000 1.023.000 Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường năm 2004, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông nghiệp, Bộ Xây dựng, 2010 Biểu đồ 1: thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi trong thời gian tới Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010 Theo như trên biểu đồ ta thấy, chất thải rắn đô thị chiếm phần lớn trong tổng lượng chất thải và nó có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới: từ 45,9% (năm 2008) lên tới 50,8% (năm 2015).  Phân chia theo tính chất độc hại: CTR thông thường: Lượng CTR thông thường phát sinh trong cả nước khoảng 28 triệu tấn/năm,trong đó CTR công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông thường khoảng 2,12 triệu tấn/năm. (Tổng cục MT, 2009) - CTR nguy hại: Phát sinh CTNH rất đa dạng về nguồn và chủng loại, trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đến khó khăn trong quản lý và xử lý. + CTR công nghiệp tại VN chiến khoảng 13 – 20% tổng lượng chất thải trong đó CTNH chiếm khoảng 18% tổng lượng chất thải công nghiệp. + CTNH còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như các vỏ chai lọ, hoá chất, thuốc BVTV… + Trong y tế, lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày. CTR y tế nguy hại chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế. Đó là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hoá học, chất thải phóng xạ…. -  Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại và chất thải đặc biệt.  Phân loại theo thuộc tính vật lý: Chất thải rắn Chất thải lỏng Chất thải khí  Phân loại theo tính chất hoá học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy, bìa… 3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần lý, hoá học của CTR đô thị rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa phương, các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái chế, tái sử dụng. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần CTR đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, rác vườn, gỗ… Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật… chất thải thực phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp….chất thải rắn y tế theo tính chất nguy hại như: lâm sàng, hoá học, phóng xạ, bình áp suất, thông thường….. Bảng 3: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1.Các chất cháy được a.Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột vàCác túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ giấy sinh b.Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon... c.Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô... d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu được Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, chế tạo từ tre, gỗ, rơm... đồ chơi, vỏ dừa... e.Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, chế tạo từ chất dẻo lọ. Chất dẻo, đầu vòi, dây điện... f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví, băng cao su... chế tạo từ da và cao su 2.Các chất không cháy a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm dao, nắp lọ... hút b.Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châmVỏ nhôm, giấy bao gói, đồ hút đựng... c.Thủy tinh d.Đá và sành sứ 3.Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này có thể chưa thành hai phần: kích thước lớn hơn 5 mm và loại nhỏ hơn 5 mm Các vật liệu và sản phẩm được Chai lọ, đồ đựng bằng thủy chế tạo từ thủy tinh tinh, bóng đèn... Bất cứ các vật liệu không cháy Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, ngoài kim loại và thủy tinh gốm... Đá cuội, cát, đất, tóc... 4. Ảnh hưởng của chất thải rắn  Tác hại của chất thải rắn đối với sức khoẻ cộng đồng - Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. - Những người làm nghề nhặt rác thải thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức độ cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt(trích) và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc.=> dẫn đến các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, các vấn đề đường ruột… Các bãi chôn lấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác: các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ…có thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người(lây nhiễm AIDS..) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước chân tay… - Hai thành phần CTR được coi là cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân huỷ (có khả năng tích luỹ sinh học trong nông sản, thực phẩm, mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường) gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh…  Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị Việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong đô thị, làm mất mỹ quan, gây mùi dẫn đến cảm giác khó chịu cho cả cư dân trong đô thị. Tại những điểm tập kết rác tập trung trong khi chờ xe rác đến vận chuyển, tình trạng rác vứt bừa bãi, nước rỉ rác trên lòng đường.  Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường Ở nước ta, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom chất thải rắn không đạt chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết chất thải rắn chưa được đầu tư đúng mức, nhiều khu vực chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng ngày gây tồn đọng, mất vệ sinh. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường. - Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn: CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt trong quá trình thu gom vận chuyển, lưu giữ đến chôn lấp tạo mùi gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng. - Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn: CTR không được thu gom thải vào kênh, rạch, sông… gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, làm phú dưỡng nguồn nước. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu. - Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn: Các CTR có thể tích luỹ dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hoá chất và VSV từ CTR dễ dàng xâm nhập gây ô nhiễm đất - Việt Nam trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là các chất thải độc hại, chất thải bệnh viện. Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn ô nhiễm nặng cho cả môi trường đất, nước, không khí. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp, các tài liệu về chất thải rắn (phân loại, nguồn gốc, đặc điểm…), tình hình chất thải rắn đô thị ở Việt Nam chung cũng như thủ đô Hà Nội nói riêng. Các tài liệu, báo cáo thống kê hiện trạng quản lý, thu gom rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội để rút ra các vấn đề liên quan, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn đọng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Tình hình phát sinh chất thải rắn đô thị ở nước ta hiện nay  Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR sinh hoạt (chiếm khoảng 60-70% lượng CTR phát sinh), tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế…. CTR ở đô thị bao gồm: + CTR sinh hoạt: phát sinh từ chủ yếu từ các hộ gia đình, khu tập thể, đường phố, chợ, trung tâm thương mại, văn phòng…. + CTR xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng. + CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh + CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người: đồ điện tử cũ bị loại bỏ….  Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị Lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu hướng phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 – 16% Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống Bảng 4: CTR đô thị phát sinh các năm 2007 – 2010 và ước tính lượng phát sinh đến năm 2025 Nội dung 2007 2008 2009 2010 2015 2020 2025 Dân số đô thị (triệu 23,8 người) 27,7 25,5 26,22 35 44 53 % dân số đô thị so với 28,20 cả nước 28,99 29,74 30,2 38 45 50 Chỉ số phát sinh CTR ~ 0,75 đô thị (kg/người/ngày) ~ 0,85 0,95 1,0 1,2 1,4 1,6 Tổng lượng CTR đô 17.682 thị phát sinh (tấn/ngày) 20.849 24.225 26.224 42.000 61.600 83.20 Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011 Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 42-46% CTR phát sinh từ đô thị, 17% CTR từ hoạt động sản xuất công nghiệp, số còn lại là CTR nông thôn, làng nghề và CTR y tế chiếm phần nhỏ. Dự báo đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với con số 50,8% và 22,14%. Theo mức độ độc hại, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18-25% lượng CTR phát sinh của mỗi lĩnh vực[3]. Bảng 5: Lượng CTRSH phát sinh ở các đồ thị VN năm 2007 STT Loại đô thị Chỉ số CTR sinh hoạt Lượng CTR đô thị phát sinh bình quân đầu người Tấn/ngày Tấn/năm (kg/người/ngày) 1 Đặc biệt 0,96 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,84 1.885 688.025 3.433 1.253.045 3 Loạ i2 0,72 4 Loại 3 0,73 3.7388 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 17.682 6.453.930 Tổng cộng: Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 20077 và Báo cáo của các sở TN&MT Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005 con số này là 715 đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa 2011 (Bộ Xây dựng, 2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm 2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả nước), đến năm 2010, dân số đô thị đã tăng lên 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng số dân cả nước)[8]. Dự báo đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước. Biểu đồ 2: Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam năm 2007 Nguồn: Cục BVMT, 2008 Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.[9] Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng nơi có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tăng nhanh. Còn một số đô thị nhỏ như Thái Bình, Vĩnh Long, tăng không nhiều do tốc độ đô thị hoá tăng không cao. Hình 1: Lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 20052010(Báo cáo hiện trạng môi trường, Sở TN &MT các tỉnh, 2011)  Thành phần chất thải rắn ở đô thị - 3.2 Thành phần CTRSH phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 – 77,1%; tiếp theo là thành phần nhựa: 8 – 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%. . Hiện trạng phát sinh chất thải rắn đô thị Hà Nội Khối lượng CTR trên địa bàn thành phố tăng trung bình 15%/năm. Lượng CTR đô thị phát sinh đã tới hơn 6.500 tấn/ngày (năm 2007 là 2.600 tấn/ngày) [3] Với dân số Hà Nội hiện nay khoảng 6670 nghìn người với mật độ dân số là 2013 người/km2 (tính đến năm 2011) [8] thì lượng CTR sinh hoạt bình quân đầu người là 0,9kg/người/ngày.  Đối với CTR sinh hoạt Bảng 6: Chỉ sồấ phát sinh CTR sinh hoạt bình quấn đấồu ng ười c ủa các m ột sồấ đồ th ị năm 2009 Cấp đô thị Đô thị CTR sinh hoạt bình quân đầu người (kg/người/ngày) Đô thị loại đặc biệt Hà Nội 0,9 Hồ Chí Minh 0,98 Hải Phòng 0,70 Hạ Long 1,38 Đô thị loại 1: Đà Nẵng Thành phố Huế 0,83 0,67 Nha Trang >0,6 Đà Lạt 1,06 Quy Nhơn 0,9 Buôn Ma Thuột 0,8 Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA, 3/2011; Báo cáo HTMT của các địa phương, 2010 Bảng 7: Các loại CTR đồ thị của Hà Nội năm 2011 STT Loại chất thải Khối Thành phần chính lượng phát sinh (tấn/ngày) Biện pháp xử lý 1 CTR sinh hoạt ~ 6.500 Chôn lấp hợp vệ sinh Sản xuất phân hữu cơ vi sinh: 60 tấn/ngày Tái chế: 10% tự phát tại các làng nghề 2 CTR ~ 1.950 công nghiệp Cặn sơn, dung môi, bùn thải Một phần được xử lý tại công nghiệp, giẻ dính dầu Khu xử lý chất thải Công mỡ, dầu thải… nghiệp 3 CTR y ~ 15 tế Bông băng, dụng cụ y tế Xử lý bằng công nghệ lò nhiễm khuẩn đốt Delmonego 200Italy:100% Chất vô cơ: gạch đá vụn, tro xỉ, than tổ ong, sành sứ… Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà bếp… Các chất còn lại Nguồn: URENCO Hà Nội, 2011  Đối với CTR xây dựng Với tốc độ đô thị hoá nhanh, hàng loạt các khu trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, khu đô thị mới mọc lên kéo theo đó là một lượng rác thải xây dựng khổng lồ được thải ra ngoài môi trường. Trong năm 2009, ước tính mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn CTR xây dựng ở Hà Nội và 2.000 tấn rác thải xây dựng tại thành phố HCM được thải bỏ và chôn lấp. Năm 2010, Hà Nội có diện tích nhà ở xây mới là trên 2 triệu m 2 (Niên giám thống kê Tp. Hà Nội, 2010) và với tốc độ xây mới không ngừng tăng thì hàng năm môi trường vẫn phải đón nhận khối lượng rác thải lớn. Đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ, cải tạo các chung cư cũ nát tại các đô thị lớn => lượng rác xây dựng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Hà Nội sẽ phái phá dỡ khoảng 23 khu chung cư 4-5 tầng với gần 1triệu m 2 sàn. Bảng 8: Khồấi lượng CTR xấy dựng năm 2009 của m ột sồấ đ ịa ph ương Các đô thị Khối lượng CTR xây dựng (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%) Hà Nội 1.000 - 1.500 70 Tp. Hồ Chí Minh 2.000 – 2.500 75 Hải Phòng 400 – 450 40 – 45 Đà Nẵng 500 – 600 60 Các đô thị khác 100 - 200 20 - 30 Nguồn: Báo cáo khảo sát của Hiệp hội Môi trường đô thị&KCN VN, 2009  Đối với CTR y tế Hiện nay cả nước có 13.600 cơ sở và trung tâm y tế, có 1.300 bệnh viện và con số này đang không ngừng tăng lên. Ngành y tế thải ra môi trường 380 tấn/ngày CTR, trong đó có tới 40 tấn rác thải thuộc loại độc hại.[6] Lượng chất thải y tế chiếm 1,76% tổng số CTR toàn TP. Trung bình, mỗi ngày 1 giường bệnh thải ra ~2,27 kg rác trong đó 25% là rác thải nguy hại. Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn, có trung tâm xử lý chất thải y tế tập trung nhưng hoạt động không có hiệu quả, công tác xử lý chất thải vẫn đang bị bỏ ngỏ. Bảng 9: Khối lượng CTR y tế một số địa phương năm 2009 Loại đô thị Tỉnh/Tp. Đô thị loại đặc biệt Hà Nội ~ 5000 Tp. Hồ Chí Minh 2.800 Tỉnh có đô thị loại I Đắk Lắk Lượng CTR y tế (tấn/năm) 276,3 Khánh Hoà 365 Lâm Đồng 209,3 Nam Định 488 Nghệ An 187,6 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương 2006 – 2010  Đối với chất thải nguy hại trong sinh hoạt CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thuỷ ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, thuốc nhuộm tóc, móng tay… Pin thải và ắc quy thải: mức tiêu thụ pin R6 Zn-C ở nội thành là 5-8 cái/người/năm, ngoại thành là 3-5 cái/người/năm=>lượng pin thải là 200-350 tấn/năm(năm 2004), tương đương 2010 là 750 tấn. Ngoài đồ điện tử dân dung, Hà Nội tiếp nhận 1 lượng CTR điện tử lớn từ các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử… là các chi tiết hỏng trong quá trình lắp ráp đồ điện tử , bao bì 3.4. Một số biện pháp áp dụng trong thu gom, xử lý chất thải Hà Nội 1) Phân loại rác tại nguồn 3R Hà Nội (viết tắt của ba từ Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng, Recycle – Tái chế), với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại rác tại nguồn. Phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp: rác thải hữu cơ được tái chế thành phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Hà Nội là một trong những thành phố của nước ta đã áp dụng thử nghiệm dự án tại 4 phường thuộc 4 quận: phường Láng Hạ (quận Đống Đa), phường Thành Công (quận Ba Đình), phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), phường Nguyễn DU (quận Hai Bà Trưng). Với nội dung “Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững”, chương trình thí điểm phân loại chất thải hữu cơ và xây dựng kế hoạch mở rộng dự án cho toàn thành phố, giáo dục môi trường về 3R với tinh thần chóng lãng phí, nâng cao ý thức của người dân, xây dựng kế hoạch cải thiện hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị. Với mục tiêu làm thay đổi thói quen xả rác bừa bãi của người dân, tiến tới Hà Nội đạt được tỷ lệ giảm thiểu rác thải 30%, dự án trang bị cho mỗi gia đình trên địa bàn thí điểm 2 thùng đựng rác loại nhỏ (thùng màu xanh lá cây có rọ lọc chất lỏng đựng rác hữu cơ, thùng da cam đựng rác vô cơ) và túi cá nhân đựng thực phẩm, hàng hoá thay vì đi chợ dùng túi nilon. Tại mỗi tổ dân phố, dự án cũng đặt các thùng thu gom màu xanh và màu da cam để các hộ dân có thể đổ rác trực tiếp theo giờ quy định. Đối với rác hữu cơ, sau khi thu gom sẽ vận chuyển từ 16-20h hàng ngày, rác vô cơ thu gom vận chuyển 4 ngày/ tuần. Tuy nhiên, vào các ngày nghỉ việc thu gom rác có phần bê trễ, rác hữu cơ tích lại bị phân hủy, bốc mùi khó chịu nên nhiều gia đình đã để thùng rác hữu cơ ra sân nhằm tránh mùi, thế nhưng lúc vứt rác không muốn đi ra sân, hoặc do diện tích nhà ở chật hẹp không đủ chỗ cho 2 thùng rác nên họ chỉ vứt chung vào một thùng. Tuy vậy, dự án cũng đạt được một số thành công nhất định và được mở rộng thực hiện phân loại chất thải tại các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên và một số phường xã thuộc các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn….với mục tiêu năm 2015 sẽ giảm thiểu được khoảng 30% lượng rác thải chôn lấp. Và để triển khai nhân rộng hoạt động này cần phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng như: các thiết bị thu gom phân loại, địa điểm tập kết và trung chuyển, cơ sở hạ tầng cho công tác tái chế, tái sử dụng như nhà máy phân hữu cơ, cơ sở tái chế chất thải, nhân lực, các chương trình nhằm nâng cao ý thức tham gia của người dân. Vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để mau sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của người dân nên chương trình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. 2) Hình thức thu gom Công tác thu gom thông thường sử dụng hai hình thức: + Thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) + Thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại nơi có đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở đến nơi xử lý.  Quy trình phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt (tại chợ hoặc hộ gia đình) Bước 1: Hộ gia đình phân loại rác thải thành 2 loại:rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa...) và các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon…) và bỏ rác vào xe rác khi có kẻng báo hiệu. Bước 2: Thu gom riêng từng loại rác: công nhân thu gom rác qua từng ngõ phố - tại những nơi có điểm tập kết rác để xúc và thu lại. Cách 1: thu gom bằng xe 2 ngăn Cách 2: thu gom luân phiên Chất thải hữu cơ thu gom vào tất cả các ngày trong tuần Chất thải còn lại thu gom 2 -3 lần/tuần và bố trí luân phiên giữa các thôn, xóm, khu phố. Người thu gom có nhiệm vụ phân loại rác sơ bộ, thu hồi các chất tái chế. Bước 3: vận chuyển rác thải về điểm trung chuyển bằng xe thu gom. Bước 4: vận chuyển rác thải từ các bãi trung chuyển đến khu xử lý bừng xe cơ giới.  Quy trình thu gom rác thải y tế Bước 1: Thu gom tại các cơ sở y tế Phân loại được thực hiện ngay từ lúc phát sinh, sau khi phân loại được đựng trong các túi, thùng theo đúng quy định với màu xanh: đựng chất thải sinh hoạt, màu vàng: đựng chất thải lâm sàng, màu đen:đựng chất thải hoá học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào. Lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế: đối với bệnh viện: thời gian tối đa là 48h; đối với các cơ sở y tế nhỏ: phải thiêu đốt ngay chất thải nguy hại, chất thải khác phải được buộc trong túi. Bước 2: Vận chuyển ra ngoài Các bệnh viện, cơ sở y tế lý kết hợp đồng vận chuyển và tiêu huỷ chất thải y tế với các công ty môi trường. Một số chất thải y tế nguy hại yêu cầu phải xử lý ban đầu: chất thải lâm sàng, các vật liện, dụng cụ sau khi tiếp xúc với người bệnh HIV/AIDS… bằng phương pháp đun sôi, khử khuẩn bằng hoá chất, tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô hoặc nóng ẩm. Bước 3: Tiêu huỷ Xử lý ban đầu trước khi tiêu huỷ Phương pháp: thiêu đốt ở nhiệt độ cao hoặc chôn lấp hợp vệ sinh  Quy trình thu gom rác thải xây dựng Bước 1: Phế thải xây dựng (cát, đá, gạch vỡ…) được thải ra ngoài trong và sau quá trình xây dựng được tập kết tại địa điểm tập kết và phân loại dựa trên các thành phần khác nhau. Sắt vụn, giấy vụn, vỏ bao xi măng, cát….được có thể bán phế thải Cát, gạch vụn vỡ được đổ đống và chờ chuyển đi đến nơi đổ hoặc được dùng để làm vật liệu làm nền móng…. Bước 2: Contener chuyên chở theo giờ quy định đi đến vận chuyển về nơi quy định đổ thải. - 3) Một số phương pháp chính được ứng dụng kết hợp trong các mô hình xử lý chất thải rắn hiện nay  Phân loại và xử lý cơ học Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, truyền khí nén…ví dụ: các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt.  Công nghệ thiêu đốt Đốt là quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi thuốc bảo vệ thực vật và dặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng. Công nghệ này có nhiều ưu điểm: khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.  Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu huỷ chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Theo công nghệ này, CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất hai lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý,có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phải cách xa khu dân cư lớn hơn 5km; giao thông thuận lợi, nền đất phải ổn định, chống thấm tố, mực nước ngầm thấp… Việc xây dựng hố chôn lấp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas… Biện pháp này thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt chất thải. Các công nghệ hiện đại đang được sử dụng để xử lý, tiêu huỷ CTR đô thị ở Việt Nam như tái chế, làm phân hữu cơ, công nghệ Seraphin, AST, chôn lấp hoặc đốt. 3.3.Hà Nội với vấn đề quản lý chất thải hiện nay Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định mà đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra đối với các loại CTR. Việc thu gom rác thải đô thị trong khu vực nội thành do 4 xí nghiệp môi trường đô thị trực thuộc Công ty Môi trường đô thị tại 4 quận đảm nhiệm. Việc thu gom vận chuyển thường được tiến hành vào ban đêm theo đúng giờ quy định. Rác được thu gom lại và đoàn xe cơ giới sẽ thu và vận chuyển đến bãi chôn lấp phế thải. Theo thống kê cho thấy, tổng lượng CTRSH của TP Hà Nội ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị còn lại là nông thôn. [5]. Tỷ lệ thu gom CTRSH ở các quận nội thành đạt khoảng 95% (vì một phần nhỏ còn lại là được người dân sử dụng làm một số việc khác như: ủ bón cây, sử dụng lại….). Tuy nhiên CTNH trong sinh hoạt chưa được xử lý riêng. Việc xử lý, tiêu huỷ, tái chế chất thải rắn chủ yếu vẫn là chôn lấp tại các bãi rác Nam Sơn(Sóc Sơn), Xuân Sơn(Sơn Tây), Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Núi Thoong (Chương Mỹ), Nhà máy xử lý rác tại Cầu Diễn và Nhà máy đốt rác ở thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên có một số loại không xử lý theo phương pháp chôn lấp và việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác và hoà tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác; hoặc có những loại rác không thể tiêu huỷ hoặc nếu tiêu huỷ rất nguy hại đối với môi trường. Chính vì vậy mà các bãi chôn lấp rác của Hà Nội đều luôn trong tình trạng quá tải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của các hộ dân xung quanh.  Các vấn đề tồn đọng: - Thể chế, chính sách về CTR vẫn chưa hoàn thiện và chưa đi vào thực thi triệt để - Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm về CTR vẫn còn phân tán, chồng chéo và có nhiều lỗ hổng - Ý thức của người dân trong việc phân loại, vứt rác đúng quy định vẫn còn hạn chế Khó kiểm soát được rác thải: vì lượng CTR phát sinh ngày càng lớn nhưng số lượng bãi chôn lấp rác thải còn hạn chế + tốc độ đô thị hoá nhanh - Phân loại và thu gom CTR chưa đáp ứng được yêu cầu (thiếu nguồn lực và tài chính để triển khai rộng…..) - Tái chế, tái sử dụng và xử lý, tiêu huỷ CTR chưa hợp lý (do chưa được phân loại, mang tính tự phát ko theo quy trình…) - Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm quy định về xử lý CTR còn hạn chế  Đề xuất một số giải pháp giải quyết tồn đọng: - Tăng cường năng lực của bộ máy quản lý các cấp, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý CTR - Quy hoạch quản lý CTR gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và môi trường - Phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn - Nâng cao ý thức tự giác người dân => thúc đẩy việc phân loại rác tại nguồn - Tăng cường năng lực, mạng lưới thu gom có hiệu quả - Tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tái chế, tái sử dụng CTR - Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, hạn chế chôn lấp, phù hợp với điều kiện địa phương - Đảm bảo công tác BVMT tại nơi xử lý CTR….. IV. KẾT LUẬN Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hoá cao (đạt 3,4%/năm)[10] , quá trình tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng nhu cầu nhà ở, sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, việc làm…làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Khả năng chịu tải cảu môi trường tự nhiên là có giới hạn, và khi lượng CTR đô thị ngày càng tăng và đến mức không kịp xử lý vì thế làm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Theo ước tính lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010 và đây sẽ là một áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới. Tỷ lệ thu gom CTR hiện nay đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn thực tế. Phần lớn CTR chưa được phân loại tại nguồn, mà thu gom lẫn lộn, vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công tác tái chế, xử lý CTR nói chung và quản lý, xử lý CTNH nói riêng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì thế cần phải hoàn thiện hơn nữa, từ công tác quản lý đến ý thức tự giác của người dân để có một môi trường sống trong lành sạch đẹp hơn. V. 1. 2. 3. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn Luật bảo vệ môi trường 2005 Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 về chất thải rắn Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 5. http://www.tinmoi.vn/tim-dau-ra-cho-rac-thai-o-ha-noi-11585774.html 6. http://giaiphapmoitruong.com/tai-lieu2/tieu-luan2/tieu-luan-rac-thai-ran-va-tinhhinh-xu-ly-rac-thai-ran-o-ha-noi 7. http://phapluattp.vn/265244p1015c1074/cac-bai-rac-cua-ha-noi-sap-day.html 8. Trang web Tổng Cục thống kê. 9. Trang web Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/PHONGSU/Pages/T%C3%8CNHH %C3%8CNHPH%C3%81TSINHCH%E1%BA%A4TTH%E1%BA%A2IR %E1%BA%AENSINHHO%E1%BA%A0T%C4%90%C3%94TH%E1%BB%8A %E1%BB%9EVI%E1%BB%86TNAM.aspx 10. Báo cáo đánh giá đô thị hoá ở Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan