Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận giáo dục học 1...

Tài liệu Tiểu luận giáo dục học 1

.DOC
24
406
80

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho các thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên trong xã hội và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đất nước Việt Nam ngày một đi lên, hiên đại, văn minh hơn, hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, vấn đề hình thành nhân cách và những chuẩn mực đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng để phù hợp với truyền thống văn hóa, yêu cầu của thời đại là một trong những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm sâu sắc. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta thường nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn”. Muốn thành công thì tài đức phải đi song song với nhau. Bên cạnh chú trọng giáo dục thành tài thì vấn đề quan trọng và tất yếu nhất là phải giáo dục đạo đức cho các thế hệ học sinh THPT. Học sinh Việt Nam từ khi sinh ra đã được kế thùa nhiều truyền thống quý báu của cha ông như yêu nước, thương nòi, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo....... Các em lớn lên được tiếp cận nhiều nhiều hơn với những tấm gương đạo đức tốt, từ đó nhân cách của các em sớm hình thành và phát triển theo hướng tích cực hơn. Nhiều em ý thức được trách nhiệm của bản thân mình, có ý chí phấn đấu vươn lên thành những người công dân tốt, thành đoàn viên ưu tú hay phấn đấu để trở thành những Đảng viên xuất sắc phục vụ cho nước nhà. Và để làm được điều này thì chỉ sự ý thức và cố gắng của các em là chưa đủ, các em cần phải được đặt trong môi trường giáo dục lành mạnh, giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất và tinh thần để giúp các em thực hiện được sứ mệnh của mình, đưa các em đến với chân thiện mỹ. Bỡi lẻ, ở lứa tuổi THPT, suy nghĩ của các em còn chưa chín chắn, rất dễ bị dao động, lung lay khi có sự tác động của môi trường bên ngoài. Chính vì vậy mà việc chú trọng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là việc làm hết sức cấp thiết của các trường hiện nay và là yếu tố được Đảng ta quan tâm hàng đầu. Sự phát triển của thời đại, sự hội nhập của đất nước tạo điều kiện cho xã bộ văn minh hơn, tiến bộ hơn, tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường đem đến nhiều tác động không nhỏ, đặc biệt là về tư tưởng lối sống hay nói cách khác là tác động đến đạo đức của người dân. Đất nước ta tiến hành mở cửa hội nhập tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội, các văn hóa xấu xâm nhập vào học đường làm cho tình trạng đạo đức của các em học sinh THPT ngày một xuống cấp, học sinh văng tục, chửi bậy, trốn học vô lễ với thầy cô ngày một tăng lên. Theo kết quả thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho biết, tỉ lệ học sinh đi học muộn của các trường THPT chiếm 58%, tỉ lệ quay cóp chiếm 64%, tỉ lệ học sinh không chấp hành luật giao thông là 70%. Bên cạnh đó, tỉ lệ phạm tội của học sinh THPT ngày một tăng, tình trạng bạo lực học đường ngày một nghiêm trọng với mức độ cao và phạm vi rộng, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người, trật tự xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Tình trạng ấy đã trở thành căn bệnh nguy hiểm và khó chữa cho nhân loại. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục phải có những biện pháp cụ thể và có hiệu quả hơn nữa góp phần nâng cao ý thức vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh THPT ở các trường trên cả nước, nhằm giảm thiểu tình trạng đạo đức ngày một xuống cấp như hiện nay, đồng thời nâng cao ý thức đạo đức và trang bị kĩ năng sống cho các em, hướng các em trở thành những người công dan tốt, phục vụ cho nước nhà. Chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu với hy vọng sẽ biết thêm được nhiều kiến thức và có thế đề ra được giải pháp để khắc phục tình trạng này. II. Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, tôi nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu vấn đề có liên quan đến giáo dục đạo đức về mặt lý luận. - Tìm hiểu thực trạng đạo đức của các em học sinh THPT ngày nay. - Đề xuất một số giải pháp. IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. - Đối tượng: thực trạng giáo dục đạo đức đối với học sinh THPT. - Khách thể: quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh THPT V. Phạm vi nghiên cứu: - Vấn đề giáo dục đạo đức. - Học sinh THPT. VI. Giả thuyết khoa học. Nếu đưa ra được giải pháp phù hợp thì sẽ góp phần cải thiện tốt hơn vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay. VII. Phương pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu - Trò chuyện - Lấy ý kiến chuyên gia - Tổng kết kinh nghiệm giáo dục VIII. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Qua đề tài này, tôi muốn đóng góp giải pháp về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nhằm chia sẻ với các giáo viên và người làm công tác giáo dục hiểu hơn về thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay để từ đó có thể phối hợp tốt hơn việc giáo dục đạo đức cho học sinh. B. Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu I. Một số khái niệm liên quan: 1. Khái niệm giáo dục: 1.1. Khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành sức mạnh về thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức, thị hiếu cho con người trong từng thời kỳ nhất định góp phần hình thành nhân cách cho họ. 1.2. Khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. 2. Khái niệm đạo đức: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. 3. Khái niệm giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức thực chất là giáo dục nhân cách, tạo ra một cách đồng bộ các yếu tố quy định hành vi đạo đức, là hình thành phẩm chất đạo đức và thói quen đạo đức cho các em học sinh THPT. 4. Khái niệm học sinh THPT: Học sinh THTP là lứa tuổi học sinh được xác định trong độ tuổi từ 15 đến hết 17,18 tuổi, được học tập dưới mái trường ở ba năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. Ở lứa tuổi này, các em có cơ thể phát triển toàn diện, cân đối hài hòa và đẹp nhất nhưng suy nghĩ của các em thì còn bồng bột, chưa chín chắn. II. Vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức cho việc hình thành nhân cách: 1. Vị trí: Giáo dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục nhân cách, có vị trí hết sức quan trọng và là cái gốc của giáo dục nhân cách. Bác Hồ đã nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó khăn” Như vậy, đạo đức giữ một vị trí rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Con người muốn phát triển, tiến bô phù hợp với truyền thống văn hóa nhân loại thì trước hết phải có đức. Việc giáo dục đạo đức tác động đến hành vi ứng xử, giao tiếp giữa người với người trong xã hôi, góp phần giáo dục kỹ năng cho học sinh. Từ đó, ta thấy được giáo dục đạo đức giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh THPT. 2. Vai trò: Đạo đức có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại và phát triển. Theo lý luận duy vật lịch sử thì đạo đức là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Đạo đức là tổng hợp những quan niệm về thiện, ác, trung thực, giả dối, đáng khen, đáng chê cùng với những quy tắc phù hợp với quan niệm đó nhằm điều chỉnh hành vi của con người đối với xã hội, đối với giai cấp, đối với Đảng và đối với người khác. Đạo đức xã hội có chức năng giáo dục, điều chỉnh và nhận thức. Từ nhận thức về quy luật, bản chất và khái niệm đạo đức để nhận thức lại đạo đức của mình. Và để nhận thức đúng, con người cần phải có giáo dục, nghĩa là phải thông qua môi trường giáo dục, con người mới có thể tiếp thu nhanh hơn, nhận thức có chọn lọc góp phần hình thành, rèn luyện va tu dưỡng đạo đức của bản thân mình để trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội. Đạo đức con người không có sẵn mà cần phải được giáo dục, đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách, chính vì vậy mà việc giáo dục đạo đức luôn là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Mạnh Tử đã từng nói : “ Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn ”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận, học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt. Còn theo Tuân Tử thì cho rằng “Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc ”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do học tập mà có lý trí, biết cái đúng, cái sai. Dù hai ông có những đánh giá khác nhau về con người nhưng họ đều thống nhất rằng chính môi trường và sự giáo dục sẽ làm cho con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đạo đức đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định bản chất cho con người trong tương lai, giáo dục đạo đức là không thể thiếu góp phần trực tiếp vào việc đánh giá lương tâm, bản chất của con người, là phương thức trực tiếp để hình thành nhân cách con người. Giáo dục đạo đức có vai trò thúc đẩy sự ổn định, lâu dài của xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trong quá trình hội nhập, mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho tình trạng đạo đức ngày một xuống cấp gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người, an ninh trật tự cũng như sự phát triển của đất nước. Để giảm thiểu và khắc phục tình trạng này, giáo dục đạo đức cần phải được chú trong hơn nũa. Bởi nó đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trong tương lai. Ngoài ra, giáo dục đạo đức cũng không thể thiếu trong giáo dục ở nhà trường và sự phát triển của thanh thiếu niên, giáo dục đạo đức tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục, thúc đẩy các hoạt động giáo dục khác phát triển. Đông thời giáo dục đạo đức giữ vai trò định hướng cho cuộc sông của thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà giáo dục đạo đức đang là vấn đề cấp bách và rất cần thiết. III. Nội dung của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1.Giáo dục đạo đức gia đình Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của con người về mọi mặt, vật chất tinh thần và đặc biệt là đạo đức. Khi tiến hành giáo dục đạo đức cho các em về đạo đức gia đình, chúng ta cần giáo dục các em về những truyền thống văn hóa gia đình, giáo dục cho các em về chữ hiếu, xây dựng lòng biết ơn, sự yêu thương đối với ông bà, cha mẹ, trang bị cho các em những kiến thức về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị em trong gia đình dòng họ không phân biệt anh chị em nuôi… 2.Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế Giáo dục lòng yêu nước trước hết là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người, yêu CNXH. Giáo dục tinh thần anh dũng, kiên cường của những nhà lãnh đạo cách mạng đã hy sinh, giáo dục truyền thông văn hóa, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Giáo dục tình hữu nghị, tình đoàn kết anh em với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hình thành lòng hiếu khách, tránh thù hận, phân biệt chủng tộc… 3.Giáo dục tình bạn Tình bạn trên cơ sở tự nguyện với nhau, hợp nhau về tính tình, sở thích, xu hướng, nhân cách. Tình bạn là một nhu cầu của con người trong giao tiếp xã hội. Giáo dục đạo đức tình bạn là định hướng cho các em xây dựng tình bạn chân thành, tốt đẹp, trong sáng, không đối lập với lợi ích tập thể, đoàn kết, gắn bó và phong phú hơn. Giáo dục cho các em trong việc lựa chon tình bạn phù hợp, đúng đắn, bởi người bạn chân chính sẽ giúp ta ngày càng nâng cao được phẩm chất, nhân cách. 4. Giáo dục tình yêu Tình yêu ở lứa tuổi trung học phổ thông cần tập trung vào việc học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị bước vào đời. Giáo dục định hướng tình yêu trong sáng cho các em, hướng cho các em con đường đi phù hợp. Trang bị cho các em kiến thức vững chắc để các em không bị tác động do mặt trái của tình yêu mang lại. 5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chuẩn mực đạo đức tiến bộ Giáo dục cho các em tự rèn luyện kỹ năng: - Làm chủ được cuộc sống, nhận biết để tự tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, mất trật tự ATGT….. - Ý thức được nhu cầu học tập để chủ động, tự giác học tập - Giáo dục các quy tắc ứng xử văn hóa trong học đường giữa trò với trò, giữa trò với các thầy cô.. - Giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua ngoại khóa.. IV. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh 1.Thông qua việc giảng dạy bộ môn Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua việc giảng dạy của các môn như: GDCD, Văn, Sử..đồng thời qua việc lồng ghép vào các môn học khác, giáo viên đưa các câu chuyện, các tấm gương có nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức vào trong tiết học một phần giúp cho tiết học sôi nổi, gợi được hứng thú cho học sinh, một phần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về mặt đạo đức, góp phần xây dựng thái độ hành vi tích cực cho học sinh 2.Thông qua việc tổ chức các hoạt động 2.1. Giáo dục đạo đức dưới cờ Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THPT phải thống nhất giữa thực tiễn với cách thức giao lưu giữa giáo viên với từng cá nhân học sinh nhằm từng bước tạo tình huống tự giáo dục, tự tìm hiểu và nắm vững kiến thức đạo đức cho học sinh. Giáo dục đạo đức dưới cờ là một trong những hinh thức tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh gần gũi và hiểu nhau hơn, tạo cơ hội cho học sinh phát biểu nêu ra cảm nhận của mình. Đồng thời mời các cơ quan chức năng như hội cựu chiến binh, hội liên hiệp phụ nữ… giáo dục đạo đức truyền thống cho các em, mời cơ quan công an về tuyên truyền pháp luật, ……. 2.2. Thông qua các hoạt động ngoài giờ Hiện nay ở các trường THPT đã tiến hành lồng ghép việc giáo dục đạo đức vào các buổi hoạt động ngoại khóa một cách có hiệu quả như: - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tấm gương đạo đức HCM - Tổ chức tham quan các nghĩa trang liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng… - Tổ chức các tiết hoạt đông ngoài giờ tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội… - Tổ chức cuộc thi kể chuyện về các tấm gương sang thông qua các buổi văn nghệ… Các hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, giúp các em có được những kiến thức cơ bản về chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời giúp các em vận dụng được những hiểu biết đó vào trong thực tiễn nhằm khắc sâu các giá trị đạo đức tốt trong lòng các em. V. Phương pháp giáo dục đạo đức Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho các em học sinh THPT, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng các phương pháp giống nhau, phải tùy vào từng hoàn cảnh, từng nội dung cần giáo dục mà người giáo viên chọn ra phương pháp phù hợp và có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và gợi hứng thú học tập cho các em học sinh THPT. Các phương pháp có thể áp dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT như: - Phương pháp trò chuyện - Phương pháp thuyết trình: kể chuyện, giải thích, diễn giảng - Phương pháp vấn đáp : đàm thoại, tranh luận. - Phương pháp tổ chức hoạt động: rèn luyện, tập thói quen, minh họa.. - Phương pháp tự học, luyện tập.. - Phương pháp tổ chức nhóm Chương 2: Thực trạng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT I.Tình hình chung Như ta đã biết, Việt Nam là một nước đang phát triển và tiến hành mở của hội nhập. Trong quá trình CNH-HĐH, Việt Nam rất cần những gương mặt tiêu biểu hội tụ đầy đủ 2 yếu tố đức và tài để đưa đất nước đi lên. Và đạo đức là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tư cách của một nhà lãnh đạo, một con người làm chủ đất nước. Bởi đạo đức là nền tảng căn cơ của phát triển xã hội. Đất nước muốn phát triển mạnh thì cần phải có nguồn nhân lực con người vững chắc. Để làm được điều đó, Đảng và nhà nước ta cần quan tâm nhiều hơn nữa không chỉ ở việc bồi dưỡng kiến thức mà còn chú trọng hơn vấn đề giáo dục đạo đức cho người dân mà đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện nay, trong các trường THPT trên cả nước luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc toàn diện việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải nổ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện trí- đức- thể- mỹ và phương châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người. Qua đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhiều trường THPT trên cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhiều em học sinh đã ý thức tốt được trách nhiệm của mình, các em không những có một thái độ tích cực trong học tập mà còn có thái độ đúng đắn trong cách cư xử, phù hợp với những chuẩn mực những hành vi đạo đức trong xã hội, nhiều em đã ra sức học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân, những Đoàn viên, Đảng viên ưu tú phụ vụ cho nước nhà. Tất cả thành công đó một phần do thái độ và phẩm chất sẵn có trong con người các em, một phần là do công tác giáo dục đạo đức tốt tai gia đình, nhà trường.. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khen ngợi ấy vẫn còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh trung học phổ thông. Nhiều trường có tình trạng đạo đức xuống cấp một cách nghiêm trọng mà mọi công tác giáo dục đạo đức hiện nay vẫn chưa khắc phục được. Điều này đã đặt ra một dấu hỏi lớn cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. II. Đặc trưng nhân cách của học sinh THPT 1. Về mặt thể chất: - Đa số các em đã đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể và có sự phát triển mạnh mẽ về hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết. - Sự phát triển của hệ xương được hoàn thiện, cơ bắp tiếp tục phát triển, nhưng chiều cao và cân nặng thì phát triển chậm lại. - Đa số các em đã trải qua thời kỳ phát dục. Như vậy, đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và đẹp nhất. 2. Về mặt tâm lý Ở lứa tuổi THPT sự phát triển về nhân cách ở tâm lý bao gồm 3 mặt : - Nhận thức: các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cân đối hài hòa và đây cũng là lứa tuổi đẹp nhất. Các em có những quan điểm riêng, có thể tự hình thành cách sống và định hướng trong nhận thức của mình. - Tình cảm: có những thay đổi lớn, các em đã có những sự rung động đầu đời của lứa tuổi học trò, có mối quan hệ bạn bè rộng, tình bạn giữa 2 người khác giới dần chuyển sang tình yêu ở một số em và tình yêu nay mang tính trẻ con, bồng bột lại rất mong manh. - Lý trí: + Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu có trách nhiệm với bản thân hơn, thái độ và ý thức học tập ngày một phát triển, các em phải đối mặt với nhiều kiến thức mới, phức tạp sâu rộng hơn, đòi hỏi các em phải có tính năng động, độc lập, sáng tạo ở mức độ cao hơn và phải phát triển tư duy lý luận. + Ở giai đoạn này các em có ý thức hơn, có nổ lực vượt lên trên khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ của mình. 3. Về mặt xã hội Các em có mối quan hệ rộng hơn, cuối thời kỳ THPT các em đã bước qua tuổi 18, có quyền công dân, các mối quan hệ sẽ phức tạp hơn, hoạt động của thanh niên sẽ ngày càng phong phú hơn. Thể hiện quyền làm chủ của các em. III. Thực trạng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1. Kết quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong những năm qua Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em được hầu hết các trường THPT trên cả nước quan tâm và chú trọng, công tác giáo dục đạo đức được triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ngày càng được nâng cao và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hầu hết các trường đều thực hiện việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh thông qua các tiết học, các giờ sinh hoạt, sinh hoạt ngoài giờ, các buổi chào cờ đầu tuần hay thông qua các hoạt động khác nhằm mục đích nâng cao trình độ nhận thức và tu dưỡng rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho học sinh THPT. Nhiều trường đã phát động các phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. thi đua “ dạy tốt, học tốt ”, tích cực thực hiện phong trào “ hai không ”...và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Ví dụ như trường THPT Đông Hà ở tỉnh Quảng Trị, qua quá trình xây dựng và trưởng thành, trường đã gặt gặt hái được nhiều thành công to lớn ở nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Trong những năm qua, trường THPT Đông Hà đã tích cực tổ chức nhiều phong trào thi đua như “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, “ dạy tốt, học tốt ”, tiếp tục đảy mạnh thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động mới góp phần nâng cao công tác xếp loại và đánh giá thi đua hằng tuần, hằng tháng, làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Các hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao luôn là thế mạnh của trường và thường đạt giải nhất, nhì ở cấp tỉnh, thành phố, đạt nhiều huy chương trong cuộc thi Hội khỏe phù đổng .. Qua đó, tình thần học học hỏi, vui chơi giải trí của các em được nâng cao hơn, góp phần hình thành ý thức đạo đức tôt cho các em. Giáo dục ở trường THPT Đông Hà nói riêng và giáo dục của tỉnh Quảng Trị nói chungđã thực hiện việc lồng ghép tích hợp có hiệu quả việc giảng dạy lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc trong chương trình sách giáo khoa, thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” với mục đích nâng cao lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội của tuổi trẻ học đường, giáo dục đạo đức nhân cách, lòng nhân ái và ý chí phấn đấu trong học tập, rèn luyện của học sinh. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, giúp học sinh hiểu sâu hơn về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác, nhất là tấm lòng bao la của Bác dành cho thế hệ trẻ, từ đó hình thành ý chí học tập vì đất nước, vì sự tiến bộ của bản thân ở các em, các em sẽ tự giác hơn trong việc thực hiện các cuộc vận động do nhà trường tổ chức. Qua tất cả các hoạt động đó, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Đông Hà đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Phần lớn các em đã hiểu rõ hơn, biết trân trọng yêu thương con người hơn, các em hầu như có khả năng tự đề ra nhiệm vụ và rèn luyện tốt hơn, có tình cảm yêu thương, kính trọng thầy cô giáo và bạn bè, biết chia sẻ đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, bao dung, rộng lượng hơn..... Tất cả điều đó đều là những phẩm chất đạo đức tốt mà mỗi con người đặc biệt là mỗi người học sinh như các em cần phải có. Học sinh trường THPT Đông Hà đã chiếm lĩnh được các phẩm chất đáng quý ấy, đồng nghĩa với việc quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường đã đạt được nhiều thành công đáng kể, cụ thể là từ lúc mới thành lập trường chỉ có 275 học sinh, cho đến nay quy mô số lượng đã tăng lên trên 1900 học sinh với 40 lớp. Qua mọi sự cố gắng nổ lực vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách, trường đã đào tạo ra thế hệ học sinh tốt mang nhiều thành tích đáng khích lệ, tỉ lệ đổ tốt nghiệp hằng năm của trường đều đạt 95 đến 99,5%, tỉ lệ hạnh kiểm khá, tốt trong năm học 2011 - 2012 là 91%. Hoặc một ví dụ khác như ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng thuộc huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam khi được nhắc tới, nhiều người thường nghĩ đến truyền thống dạy tốt - học tốt của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh nhà trường hơn 30 năm xây dựng và phát triển. Ra đời trong bối cảnh đất nước thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua những năm thăng trầm khó khăn, nhưng các thế hệ thầy cô giáo đã thể hiện hết tâm huyết trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người, các lớp thế hệ học sinh của ngôi trường thân yêu này đã trở thành những người công dân có ích cho xã hội, đem lại vẻ vang cho ngôi trương mang tên nhà chiến sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Trong nhiều năm xây dựng, các thầy cô, các em học sinh luôn thể hiện mình là một tập thể đoàn kết, phấn đấu hết mình vượt qua bao gian nan thử thách để đưa trường đi lên. Bên cạnh việc rèn chữ , kiến thức cho các em, nhà trường còn quan tâm đến việc rèn đạo đức. Công tác giáo dục đạo đức luôn được nhà trường chú trọng và đặt lên hàng đầu. Trường phát động nhiều phong trào thi đua “ Dạy tốt - học tốt ”, “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm ”... góp phần tạo sự năng động, sáng tạo, khích lệ tinh thần học tập, tình yêu thương trong các em. Dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Đảng bộ chính quyền tại địa phương và những định hướng chiến lược phát triển của bộ giáo dục trong giai đoạn mới, trên tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà trường đã và đang tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị số 33/2006/CTTTg của thủ tướng chính phủ về phòng chống “ tiêu cực trong thi cử ”, “ khắc phục bệnh thành tích tronh học tập ”, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp... Qua đó nhà trường đã phát động và tích cực thi đua thực hiện tốt đem về những thành công rực rỡ, những kết quả vẻ vang. Và điều đặc biệt hơn là tinh thần đạo đức của các em được nâng cao rõ rệt. Tỉ lệ hạnh kiểm tăng đáng kể. Ở năm 2006 - 2007 thì hạnh kiểm tốt chiếm 64%, khá chiếm 30,9%, trung bình chiếm 5,2% và yếu là 0,9%. Cho tới nay năm học 2011 - 2012, tỉ lệ hạnh kiểm của các em có sự thay đổi lớn và theo hướng tích cực hơn, tốt chiếm 70%, khá chiếm 25,5%, trng bình chiếm 4% và yếu là 0,5%, hơn nữa toàn trường co 100% học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp và cũng đạt được 100% tỉ lệ đổ tốt nghiệp ở năm học 2011 - 2012. Nhiều em được vinh dự thay mặt cho trường dự thi olympic tại thành phố HCM và đem về huy chương ở các môn như sử ( 1 huy chương vàng, 2 huy chương đồng, văn đạt giải nhì và giải 3 cấp quốc gia....). So với yêu cầu phát triển của đất nước thì những kết quả đó còn khiêm tốn nhưng có hiểu hết hoàn cảnh, khó khăn của địa phương và nhà trường mới hình dung được sự cố gắng, nổ lực lớn lao của Đảng bộ chính quyền, nhân dân địa phương cũng như của toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường.. điều đáng mừng hơn hết là trong những năm gần đây ở trường chưa xảy ra vụ đánh nhau nào, tình trạng bạo lực học đường đã đi vào yên lắng, tình trạng bỏ học trốn tiết là rất ít. Điều đó thể hiện được sự có giáo dục của các em, nhà trường đã kết hợp tốt với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh nhà trường còn quan tâm chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt giao lưu cho các em. Vừa qua, nhân ngày lễ kỷ niệm 81 năm ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và 65 năm ngày mất Cụ Huỳnh ( 21/04/1947 – 21/04/2012 ) thầy và trò trường đã phối hợp với trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ở huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi tiến hành buổi dã ngoại viếng thăm nhà thờ cụ Huỳnh Thúc Kháng ở tại xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam, trong chuyến đi đó các em được nghe thầy cô kể nhiều về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ yêu nước này góp phần giáo dục đạo đức cánh mạng cho các em. Sau đó tổ chức giao lưu bóng chuyền, văn nghệ tạo không khí vui chơi, cũng tại đó trường cũng tổ chức cho học sinh đến thăm khu di tích Sơn Mỹ và khu tưởng niệm đồng chí Phạm Văn Đồng tại huyện Mộ Đức. Đây là việc làm thiết thực nhằm góp phần giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên trong hà trường. Nhìn chung thì vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã bước đầu đạt được nhiều thành công đáng đế các trường khác học hỏi và noi theo. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua ở các trường trên cả nước, Bộ giáo dục cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc cải cách sach giáo khoa, tiến hành thực hiện việc lồng ghép chương trình giáo dục đạo đức vào trong các tiết học, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt cuối tuần hay lồng ghép vào bài giảng ở bộ môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em học sinh THPT và ở nhiều trường cũng đã triển khai phong trào này và đạt được nhiều thành tựu lớn. Như trường THPT Nguyễn Siêu ở Hưng Yên, bên cạnh việc hưởng ứng tích cực 3 cuộc vậ động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo ”, thực hiện tôt cuộc vận động “ hai không ” với 4 nội dung và phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện - học sinh tích cực ” bước đầu thu được những kết quả khả quan, tạo đà cho các năm học tiếp theo, trường tổ chức thi đua “ Dạy tốt - học tốt ” và thực hiện tốt các cuộc vận động thi đua của thầy trò nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và công tác từ thiện với mục đích giáo dục nâng cao ý thức đạo đức tốt cho các em học sinh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Bên cạnh đó trường còn thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức vào tiết học với nhiều hình thức phong phú chứ không gò bó trong những bài học luân lý nhàm chán. Trường đã vận dụng rất linh hoạt và sang tạo. Ở giờ chào cờ đầu tuần, trường THPT Nguyễn Siêu cùng một số trường khác đã tổ chức nhiều hoạt động như văn nghệ, trò chuyện cùng nhiều cơ quan chức năng sau những lời phát biểu và tổng kết tuần học trước. Năm học vừa qua, trường THPT Nguyễn Siêu đã mời được một số cán bộ thuộc hội cựu chiến binh về giao lưu và kể cho các em nghe nhiều câu chuyện về các chiến sĩ cách mạng anh hùng, kiên cường với mục đích giáo dục đạo đức cách mạng cho các em, ngoài ra trường đã mở lớp tập huấn kỹ năng sống cho học sinh và được đông đảo giáo viên, học sinh hưởng ứng với tỷ lệ là 100%, trường mời các cán bộ thuộc hội liên hiệp phụ nữ và các bác sĩ chuyên khoa về tư vấn sức khỏe sinh sản cho các em. Cho đến nay theo kết quả thống kê cho thấy ở trường THPT Nguyễn Siêu chưa có hiện tượng nữ sinh nào nạo phá thai hoặc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thông qua việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào môn học như giáo dục công dân, Văn, Sử, Địa...... đã tạo được nhiều hứng thú, đam mê trong học tập cho các em, trường THPT Nguyễn Siêu đã đào tạo ra các thế hệ học sinh am hiểu về lịch sử dân tộc, giác ngộ đạo đức thông qua các tác phẩm văn học như Truyện Kiều, Vợ nhặt, Làng... Qua đó, các em biết suy ngẫm và học tập những hành vi ứng xử văn hóa, lịch lãm giữa người với người, các em biết phê phán thói hư tật xấu trong xã hội, các em nhận thức được sự quan trọng về tình yêu thương của con người trong xã hội.. từ đó các em dần hình thành nên các chuẩn mực đạo đức để đi đến hoàn thiện nhân cách của mình. Và kết quả đạt được của trường THPT Nguyễn Siêu về mặt đạo đức trong năm học vừa qua 2011 - 2012 là tỉ lệ hạnh kiểm tốt là 627 em đạt 53,5%, khá là 381 em đạt 32,1%, trung bình là 149 em chiếm 12,1% và yếu là 27 em chiếm 2,3%, tỉ lệ học sinh được tham gia và đổ tốt nghiệp là 100% trong đó giỏi và khá chiếm 41%. Qua các kết quả này ta thấy được sự khởi sác trên con đường xâ dựng và phát triển của nhà trường để trương THPT Nguyễn Siêu trở thành điểm đến tin cậy trong bức tranh giáo dục của tỉnh nhà. Nhiều năm trôi qua, đất nước ngày một phát triển cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, không ngừng đã tác động không nhỏ tới đời sống của hầu hết người dân trên toàn đất nước nói chung và nhận thức của tuổi trẻ nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi trước mắt của sự phát triển thì đồng thời cũng tồn tại vô vàng khó khăn như sự phát triển cua tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, nghiện game, internet... đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác “ rèn đức luyện tài ” cho học sinh. Trường THPT Phan Châu Trinh thuộc huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam luôn luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh phổ thong và đã nhận thức được rằng để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thì không chỉ dạy chữ cho học sinh mà quan trọng hơn là để dạy làm người. Trong những năm qua, trường THPT Phan Châu Trinh đã đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, trong các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao…. Trường đã vận động thực hiện phong trào làm đẹp cảnh quan sân trường, lao động tình nguyện, “ ngày chủ nhật xanh ”, chăm sóc tu bổ nghĩa trang liệt sĩ Tiên Kỳ… Các hoạt động này với mục đích giáo dục các em về lòng yêu quê hương, đất nước, để các em có ý chí phấn đấu học tập tốt hơn góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, quê hương ngày càng giàu đẹp. Cả trường tích cực phát động phong trào phòng chống tệ nạn xã hội với nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các cuộc thi, các buổi tuyên truyền, trao đổi với các cơ quan chức năng… ,đề ra được nhiều biện pháp hữu hiệu nhăm đẩy lùi bạo lực học đường, nghiện game, internet. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức đã để lại nhiều thành tích tốt đẹp như số em học sinh được đào tạo trong 10 năm qua là 12.203 em, năm 2011 – 2012 là 1466 em tăng 722 em so với năm 2002 – 2003, số học sinh bỏ học giảm hẳn: năm 2011 – 2012 là 1,6% giảm 12,4% so với 5 năm trước ( 14%), tình trạng bạo lực học đường cũng đã được hạn chế nhiều. Tỉ lệ hạn kiểm tăng đáng kể, tỉ lệ đổ tốt nghiệp trên 90%. Trường THPT Phan Châu Trinh từ đây đã trở thành ngôi trường đáng tin cậy của tỉnh Quảng Nam, đã mở ra một chặng đường tương lai đầy hứa hẹn đang chào đón sự cống hiến của đội ngũ “ kỹ sư tâm hồn ”, hướng tới tương lai vững chắc và thành công. Hay một ví dụ khác như ở trường THPT Hồng Quang tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái thành lập năm 1999, đóng trên địa bàn ít thuận lợi cho hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, bởi ở trường tỉ lệ học sinh là dân tộc thiểu số ( dân tộc Dao ) chiếm tới 70%, dân nghèo, tập quán lạc hậu. Trong những năm trước đây trường được biết đến với tỉ lệ hoc sinh bỏ học cao nhất nhì trong khối THPT của tỉnh, chưa được nhân dân tin cậy. Nhưng gần đây, đặc biệt là từ năm 2010 – 2011, với sự quyết tâm, nổ lực cố gắng của tập thể su phạm nhà trường, chất lượng giáo dục đã tăng rõ rệt. Năm học 2011 – 2012 tỉ lệ học sinh bỏ học giảm 1,6% so với năm học 2010 – 2011, tỉ lệ học sinh khá giỏi là 37,8% tăng 18,6% so với năm học trước. Qua thực tế chỉ đạo hoạt động, trường đã đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân khiến cho học sinh bỏ học để phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học bao gồm cả trước mắt và lâu dài như nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đầu tư cơ sở vật chất, khuôn viên sư phạm nhà trường “ xanh – sạch – đẹp ”, tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ với hình thức đổi mới, nội dung hấp dẫn thu hút học sinh. Bên cạnh đó nhà trường tiến hành cuộc khảo sát, thống kê hoàn cảnh gia đình của từng em và tìm nguồn đầu tư gây quỹ, tiến hành trao 74 xuất quà cho các em học giỏi, nghéo để các em có điều kiện đến trường. Nhờ đó mà tình trạng bỏ học giảm hẳn, tỉ lệ khá giỏi tăng cao, công tác giáo dục đạo đức cho các em được đẩy mạnh và đem lại nhiều thành công hơn. Qua những thành tích đáng khích lệ rong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT, ta thấy được hầu hết các trường trên cả nước đều ý thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đạo đức trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em học sinh, từ đó các trường tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thực hiện thi đua và đề ra những nội dung cũng như kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em, ngăn chặn bạo lực học đường diễn ra ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, Mặt khác việc giáo dục đạo đức tốt còn giúp cho các em học sinh có nhận thức tốt, góp phần đào tạo ra những đội ngũ vững chắc cho sự phát triển của đất nước. 2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong những năm qua Hiện nay hầu hết các trường THPT trên cả nước đều ý thức được vị trí và vai trò của giáo dục đạo đức trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em học sinh nhưng công tác giáo dục đạo đức vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. Việc giảng dạy chủ yếu dựa trên lý thuyết nhiều, ít thực hiện các hoạt động thực hành thông qua thực tế. Ngày nay, khi đất nước phát triển mạnh, phương tiện nghe nhìn, đặc biệt là internet ngày càng phổ biến rộng rãi với tốc độ cao đã tạo điều kiện tốt cho các tệ nạn xã hội, các văn hóa đồi trụy du nhập vào trường học và tiếp cận, gây ảnh hưởng xấu đến các em. Chính vì thế mà tình trạng đạo đức của thế hệ trẻ đăc biệt là học sinh THPT ngày một xuống cấp trầm trọng và có những hậu quả đáng báo động cho ngành giáo dục của cả nước. Trong những năm gần đây, tình trạng đạo đức xuống cấp ngày một nhiều hơn với quy mô và mức độ nghiêm trọng hơn. Theo ông Phùng Khắc Bình , Vụ trưởng vụ học sinh sinh viên Bộ giáo dục và đào tạo thì “ tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh gây ra sự lo lắng , bức xúc cho dư luận xã hội. Đây là điều trăn trở, thường xuyên của ngành giáo dục”. Cụ thể theo ông Bình, biểu hiện đầu tiên của sự lệch lạc đạo đức, lối sống đáng lo ngại trong học sinh phổ thong hiện nay là sự thiếu tôn trọng thầy cô giáo, coi thường kỷ luật của nhà trường, nhiều em thường xuyên nói tục, chỉ chào thầy cô giáo trong sân trường còn khi ra đường thì xem như không quen biết. Bên cạnh đó là việc các em thích thể hiện bản thân một cách thái quá, đề cao giá trị vật chất, lối sống hưởng thụ, quan hệ yêu đương quá sớm và không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức, gian lận trong thi cử, thiếu ý thức sống tôn trọng và làm theo pháp luật … Tình trạng đó ngày một nhiều hơn và mang tính chất phức tạp, nguy hiểm cho toàn xã hội. Điều này cho thấy công tác giáo dục đạo đức ở các trường THPT còn chưa được quan tâm và việc thực hiện chưa đem lại hiệu quả cao. Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực học đường xảy ra trên cả nước ngày một tăng nhanh và không còn là hiện tượng mới mẻ. Đó không dơn thuần chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi đạo đức học sinh mà còn gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách con người, ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội cho toàn nhân loại. Theo tổng kết của bộ giáo dục, trong 12 tỉnh thành trên cả nước, năm 2011 – 2012, có trên 384 học sinh đánh nhau gây rối loạn trường học. Điều nghiêm trọng hơn hết là tình trạng này không chỉ diễn ra giữa các em học sinh nam với nhau mà còn diễn ra ở cả những em học sinh nữ, giữa thầy cô với học trò nữa. Thật khó mà tin vào mắt mình được, các em học sinh nam đang đánh nhau bằng cách dùng dao, mã tấu, cây, gậy gây thương tích cho đối phương và đáng thương tâm hơn là các em đã gây ra những cái chết đau đớn để rồi phải giam mình sau cánh cửa sắc nhà tù. Các em học sinh nữ cũng tỏ ra chẳng thua kém gì các bạn nam, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc song mà các em đánh đập, xé áo, xé quần bạn mình, các em xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác bằng cách chụp những tấm hình, quay nhữn video mang tính chất đồi trụy rồi tung lên mạng internet cho mọi người cùng xem, điều đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều học sinh xấu hổ, tủi nhục, tìm đến cái chết… Theo thống kê thì hầu hêt các trường THPT trên cả nước đều xảy ra tình trạng bạo lực học đường, tuy ở mức độ và số lượng khác nhau nhưng không trường nào tránh khỏi, đặc biệt là các trường THPT ở đất Quảng Ninh , năm 2011 – 2012 có đến 169 em có măt trong danh sách kỷ luật do việc đánh nhau đưng vị trí thứ nhất trong cả nước, và tiếp theo sau đó là Tây Ninh cũng chẳng thua kém gì ( 168 em). Nguyên nhân là do gia đình, nhà trường chưa có sự quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của các em, đa số thầy cô, cha mẹ chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà lại quên đi việc giáo dục đạo đức cho các em, mặt khác do các em tiếp xúc nhiều với phim, mạng internet, tiếp xúc với nhiều luồng thông tin không tốt, đăc biệt là nhiều loại game mang tính bạo lực. Đã có nhiều trường hợp học sinh nghiện game rồi về nhà đem ba mẹ, anh chị, bạn bè ra làm thí nghiệm để rồi gây thương tích cho họ. Chính những điều đó đã làm cho tình trạng bạo lực tăng nhanh. Không chỉ dừng ở đó, hiện tượng học sinh xuống cấp về đạo đức cũng còn biểu hiện ở nhiều mặt như : học sinh trốn học, vi phạm giao thông, vô lễ với thầy cô giáo, nói năng thô tục, chửi bậy ngày một tăng nhanh. Đặc biệt là học sinh bỏ học, trốn tiết. Ý thức học tập của các em con quá kém. Qua khảo sát ở trường THPT Hồng Quang tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, tỉ lệ học sinh là dân tộc chiếm tới 70%, một phần do điều kiện quá khó khăn không thể đến trường được, một phần cũng là do thái độ học tập của các em, các em lười biếng đi học nên tình trạng bỏ học vẫn còn tồn tại nhiều, tuy đã có nhiều giải pháp khắc phục nhưng vẫn chưa triệt để hết được. Một ví dụ khác như ở trường Phan Châu Trinh thuộc huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như đã nói ơ trên song bên cạnh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho các em, qua cuộc trò chuyện cùng giáo viên và học sinh của trường, tôi biết được gần đây học sinh bỏ học, trốn tiết tương đối nhiều, các em hầu như lười học bài cũ, kiểm tra thì lại quay cóp, gian lận. Điều đó làm cho các giáo viên vô cùng lo lắng. Cô Lê Thị Oanh giáo viên bộ môn giáo dục công dân của trường than thở : “ Học sinh giờ sao khó bảo quá, học kém lại còn lười học, vô lễ khiến chúng tôi khá thất vọng. Bộ môn công dân tôi đang dạy sẽ giúp nâng cao phẩm chất đạo đức cho các em nhưng hầu hết các em đều không hứng thú tập trung học ”. Nhà trường cũng nhận thấy được rằng quả trình giao dục đạo đức cho các em đã được nhà trường quan tâm nhiều nhưng sao hiệu quả lại chưa cao, một phần là do ý thức của các em con quá kém, một phần là do chương trình học và phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới nhiều, chưa đem lại chất lượng cao, các bài giảng chưa hấp dẫn chưa gợi hứng thú cho học sinh để học sinh nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học ( chiếm đến 86% ), Chưa kể đến việc các em sau giờ học tụ tập đánh bài, nhậu nhẹt, hút thuốc, rồi lại thêm vi phạm luật giao thông mà nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật, mặc dù đã đề ra nhiều biện pháp nhưng không thể khắc phục được. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một quá trình dài, gian khổ, các trường cần chú ý nhiều hơn nữa đến các em, phải nắm bắt kịp thời và xử lý tốt cho tất cả mọi hành vi vi phạm đạo đức, trái pháp luật cảu các em học sinh. Qua kháo sát ta thấy được việc giáo dục đạo đức ở hầu hết các trường được diễn ra thường xuyên nhất chỉ thông qua việc giảng dạy môn Văn, còn các môn như giáo dục công dân thì còn mang tính chất triết lý sâu xa, khó hiểu gây cho các em cảm giác nhàm chán. Còn lại các hình thức khác thì chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện hoặc không thực hiện. Như giáo dục thông qua việc tham quan, du lịch như ở trường THPT Nguyễn Hiền ở Duy Xuyên thì chưa một lần tổ chức, các trường THPT Trần Phú, Hoàng Hoa Thám ở Đà Nẵng thì được một vài lần nhưng chỉ được một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ đoàn mà thôi, còn các em khác thì chưa một lần được đi. Và ở tất cả các trường trên cả nước cũng không ngoại lệ. Các hoạt động cắm trại cũng được tổ chức nhưng rất ít, hầu hết các trường đều 2 đến 3 năm mới tổ chức một lần. Giáo dục thông qua vệ sinh môi trường, hướng nghiệp chỉ chiếm 19,2%, đặc biệt là giáo dục thông qua các hình thức tuyên truyền chính trị, tư tưởng còn rất ít, không thể gây tác động đến nhận thức của các em học sinh. Qua đó ta thấy được các trường THPT trên cả nước chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì điều này mà tình trạng đạo đức của các em ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Học sinh vô lễ với thầy cô ngày càng nhiều, học sinh bỏ học, trốn tiết để la cà quán net chiếm tới 90% tổng số học sinh của mỗi trường, bạo lực giữa thầy và trò đang là vấn đề nổi cộm nhất. Theo số liệu điều tra được, ở trường THPT Nguyễn Tất Thành ở quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, một học sinh lớp 10 đã đánh thầy giáo chủ nhiệm ngay trong lớp học, chỉ vì thầy “ dám” nhắc nhở trò. Một cuộc điều tra khác ở trường THPT Đặng Thai Mai ở Nghệ An, thầy giáo Phạm Xuân Đông – GVCN lớp 12C3 bị phục kích ngay trên đường đi day về, thầy bị đánh đén bất tỉnh. Hiện tượng đấy cho thấy sự ngang ngược, vô lễ của các em học sinh. Giám thị ở một trường THPT thuộc quận 4 thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ : “ Chuyện bạo hành thầy thi thoảng vẫn xuất hiện, chỉ có điều truyền thông không có thông tin và tất nhiên nhà trường phải “ ém ”, chẳng ai dại vạch áo cho người xem lưng. Ở địa bàn dân cư phức tạp thì những sự cố này chẳng có gì lạ ”. Ông cho biết, ở thành phố HCM, việc trò thù ghét, phục kích đánh thầy là việc thường xuyên xảy ra nhưng nhà trường cũng như chính quyền địa phương vẫn chua có biện pháp khắc phục hậu quả. Không chỉ dừng tại đó, các em họ sinh THPT hiện nay đang sa ngã vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người. Theo thông kê của cục cảnh sát điều tra tôi phạm về trật tự xã hội cho biết đến nay đã phát hiện 47000 vụ phạm pháp hình sự do 64500 em ở tuổi vị thành niên gây nên. Đó là về phía học sinh còn về phía giáo viên thì sao? Đội ngũ giáo viên đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh, tuy nhiên gần đây tình trạng ngược đãi học sinh, tham ô hối lộ đã xảy ra tại các trường học. Các thầy cô còn có quan niệm lệch lạc sai lầm khi dạy dỗ học sinh vi phạm, các thầy cô giáo nghĩ những hình phạt, những lời trách móc, đôi khi là cả việc bạo lực bằng tay chân sẽ giúp các em trưởng thành hơn. Nhưng thật ra không phải như vậy, roi vọt, nhục hình chỉ làm các em chai lì và chán nản hơn mà thôi, những lời nói, hành vi ấy tưởng chừng vô hại nhưng lại có sức ảnh hưởng to lớn đến tâm lý, suy nghĩ của các em học sinh. Hiện nay khi ta truy cập vào mạng internet hay truy cập vào facebook ta sẽ thấy được những lời than vãn của các em, các em đã lên án những hành vi tiêu cực ở các giáo viên như thầy dụ dỗ đưa học trò vào nhà nghĩ, thầy cô dùng lời lẽ thô bạo, lăng mạ để dạy dỗ các em, nhiều thây đánh trò đến ngất xỉu phải nhập viện và nhiều học sinh vì quá sợ thầy cô nên đã quyết định nghỉ học... Điều này đã gây không ít dư luận trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân và sự phát triển của đất nước. Chình vì thế mà Đảng và nhà nước ta cần thúc đẩy nhanh công tác quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh ở các trường THPT trên cả nước. Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng công tác quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh của các trường vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại như: - Việc xây dựng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường chưa được cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sông ở từng vùng và từng địa phương. - Nội dung giáo dục đạo đức chưa được triển khai tốt, còn sơ sài và chưa thật sự được quan tâm. Trong đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là điều đặc biệt quan trọng nhưng lại chưa được đưa vào triển khai thực hiện và giao dục cho học sinh. Theo bà Đỗ Thị Hải, phó viện trưởng viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội khẳng định kỹ năng sống sẽ giúp cho học sinh sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho bản thân và biết xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra của viện nghiên cứu này cho thấy trên 1043 học sinh ở lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi thì có tới 77.7% các em chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về kỹ năng sống, trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng này. Vì thế, hầu hết các em đều lúng túng hoặc không biết cách xử lý các tình huống thường gặp. - Chưa đổi mới, cải tiến sách giáo khoa, chương trình học các môn Giáo dục công dân, Lịch sử... chưa được phân phối phù hợp. Theo cô Nguyễn Phương Thúy, giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi thuộc thành phố Đà Nẵng “ môn GDCD trong trường phổ thông hiện nay về bản chất là một môn khoa học, nặng về lý thuyết. Tuy mang tên GDCD nhưng nội dung liên quan đến đạo đức thì không phải là chủ đạo mà gành thêm các nhiệm vụ khác hết sức nặng nề ”. Bàn về vấn đề này , nhiều giáo viên rất bức xúc, lớp 10 thì có 35 tiết GDCD, thì đã có 16 tiết với nội dung “ công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học ”, lớp 11 thì cũng có 35 tiết thì học sinh phải học các nội dung liên quan đến kinh tế, thế giới quan, xã hội tới 21 tiết, lớp 12 thì gần một nửa thời lượng là kiến thức pháp luật. Như vậy, trong toàn bộ chương trình học môn GDCD ở bậc THPT chỉ có 11 tiết dạy đạo đức trên tổng số 105 tiết. “ Với thời lượng và chương trình học như vậy chắc chắn không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh”. Cô Thúy nói. Ngoài ra, các môn lịch sử với nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thì bài giảng thì lại không tạo hứng thú học tập làm cho việc giáo dục đạo đức không có hiệu quả tốt. - Các phương pháp giảng dạy đạo đức chưa tốt, chưa gợi sự đam mê học tập - Chưa có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng học sinh vi phạm các vấn đề đạo đức - Ý thức của một số học sinh cũng như giáo viên trong việc học tập và giáo dục đạo đức còn chưa cao. Hầu như ai cũng coi trọng kết quả học tập hơn là kết quả hạnh kiểm nên dẫn đến tình trạng coi thường đạo đức. Chính vì những điều đó mà dẫn đến tình trạng đạo đức xuông cấp ở các em học sinh THPT như ngày hôm nay 3. Nguyên nhân 3.1. Nguyên nhân khách quan 3.1.1. Tích cực - Thời kỳ xã hội phát triển, đất nước văn minh, một số học sinh trong quá trình lớn lên đã định hướng tốt về mặt nhân cách, khẳng định mình theo hướng tích cực. - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có giáo dục, một xã hội tiên tiến, khoa học kỹ thuật phát triển 3.1.2. Tiêu cực - Từ phía gia đình: Bố mẹ bận rộn, lo làm ăn, kiếm sống, quan tâm không đúng cách, cưng chiều hoặc quản lý quá làm cho các em chán nản, có cơ hội sống tự do, giao lưu với người không tốt.. - Từ phía nhà trường: + Chương trình học quá tải, học nhiều, chịu nhiều áp lực, căng thẳng. + GVCN ít quan tâm, khoảng cách thầy trò ngày càng xa - Từ phía xã hội: + Do cơ chế mở của hội nhập, nhiều thứ văn hóa độc hại, các tệ nạn xã hội có điều kiện tiếp cận với các em + Do sự phát triển của công nghệ thông tin 3.2. Nguyên nhân chủ quan: 3.2.1. Tích cực: + Các em ý thức được trách nhiệm của bản thân. Một phần học sinh lễ phép được thừa hưởng giá trị tinh hoa từ gia đình, mang trong mình đạo đức tốt. 3.2.2. Tiêu cực Do các em muốn khẳng định bản thân, có tình cảm phong phú nhưng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sông, suy nghĩ chưa đúng đắn Chưa phân biệt được hết mọi tốt, xấu, chưa thể tự chủ nên dễ bị lôi cuốn vào việc xấu. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp Như ta đã biết, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng trên cả nước đã đạt được những thành tựu to lớn và những kết quả đáng trân trọng, cần được phát huy nhiều hơn nữa, song bên cạnh đó vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhiều hạn chế. Để công tác này được hoàn thiện và có hiệu quả tốt hơn, sau đay tôi xin đề ra một số giải pháp với hy vọng sẽ đóng góp được phần nào cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh 1. Đối với xã hội Trong thời đại hiện nay, xã hội ta ngày một hiện đại và văn minh hơn. Các em học sinh đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, kinh tế trí thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng đã đem lại nhiều thuận lợi cho các em phat triển, tuy nhiên cũng đem lại không ít khó khăn, thử thách cho các em đối mặt. Để cho công tác giáo dục đạo dức được nâng cao hơn và đem lai nhiều hiệu quả tích cực thì: - Xã hội cần phải tạo điều kiện, cơ sở vật chất tốt để phục vụ cho việc giáo dục đạo đức, triển khai đến từng địa phương, nhà trường những công tác, kế hoạch cụ thể, cần tiếp thu và chọn lọc có hiệu quả các loại văn hóa du nhập vào nước ta, kịp thời ngăn chặn các loại văn hóa mang tính chất tha hóa về mặt đạo đức trước khi chúng thâm nhập vào trường học tiếp cận với các em. - Mỗi cá nhân, tổ chức, đoàn thể lực lượng vũ trang cần quan tâm đến định hướng tạo môi trường thuận lợi để các em phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành - Mỗi tổ chức đoàn thể, cán bộ lãnh đạo ở từng địa phương đầu tiên phải là những tấm gương tiêu biểu về nếp sống tốt, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thể hiện mình là người sống có ích cho xã hội để các em lấy đó làm niềm tự hào và phấn đấu vươn lên - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hơn để thu hút, tạp hợp thanh niên tham gia, từ đó rèn luyện thanh niên làm theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. - Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn mực đạo đức, lối sống của các em học sinh. - Xã hội cần phải có những công việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình của học sinh để việc giáo dục đạo đức cho các em được thuận lợi hơn. - Cần tăng cường quán triệt những tác động tiêu cực do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại, phat huy hết mọi mặt tích cực góp phần nâng cao công tác giáo dục đạo đức, trình độ nhận thức cho các em 2. Đối với ngành giáo dục - Ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa các công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức cho các em - Thực hiện cải cách, đổi mới toàn diện từ nội dung, phương pháp đến mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, cần có sự phân công các tiết học về đạo đức một cách cụ thể đến các trường, đưa các tiết học có nội dung liên quan đến giáo dục đạo đức vào trong chương trình học, nên rút ngắn các tiết học về những vấn đề liên quan có nội dung lý luận khô khan, nhàm chán ở bộ môn Giáo dục công dân của chương trình phổ thông - Cải cách SGK, đưa nội dung liên quan đến thực tiễn và các phạm trù đạo đức vào sách vở, đưa nhiều ví dụ, dẫn chứng sinh động gợi hứng thú cho người học - Ngành giáo dục cần đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục cụ thể, tăng cường công tác kiểm tra quá trình thực hiệ, từng trường THPT trên cả nước - Đối với cơ quan quản lý giáo dục ở trường, cần đặt biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề.. Nhà trường cần tổ chức các buổi tập huấn về phương pháp giảng dạy bộ môn liên quan đến giáo dục đạo đức cho các em, định hướng cho giáo viên đưa việc giáo dục kỹ năng sống vào dạy học 3. Đối với nhà trường - Nhà trường cần đổi mới phuơng pháp dạy học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy môn giáo dục công dân, Lịch sử… sao cho phù hợp với chương trình giáo dục đạo đức cho các em - Nhà trường cần tăng cường công tác chỉ đạo giám sát đến các giáo viên, các lớp trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh THPT - Trường nên thường xuyên tổ chức việc giao dục đạo dức thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sau vài phút đánh giá nhận xét tình hình học tập ở tuần trước, nhà trường nên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, tổ chức xây dựng các tiểu phẩm, hoạt cảnh với nhiều nội dung phong phú nhưng đều nhằm mục đích giáo dục đạo đức cho các em, ngoài ra còn có thể tổ chức các trò chơi bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan đến lịch sử…Nhà trường cần phải phối hợp với các cơ quan khác như hội cựu chiến binh và các cán bộ Đảng viên để trao đổi, giao lưu giao dục đạo đức truyền thống và đạo đức cách mạng cho học sinh, phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ hoặc các bác sĩ chuyên khoa giáo dục sức khỏe sinh sản,… - Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động cắm trại, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể… góp phần nâng cao ý thức hoạt đọng và giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với moi người - Tổ chức các cuộc thi như “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giúp các em hiểu hơn về cuộc đời và những phẩm chât đạo đức đáng quý ở Bác để các em học tập và noi theo., tổ chức cuộc thi “ tìm hiểu an toàn giao thông”, “ phòng chống tệ nạn xã hội”, “ phòng chống HIV-AIDS”… - Nhà trường cần mở các lớp dạy kỹ năng sống, tổ chức câu lạc bộ tư vấn cho các em , tạo điều kiện tốt cho các em trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai của mình, điều đó cũng giúp cho các em sông có trách nhiệm với bản thân hơn, không bị cám dỗ bởi các hiện tượng xấu trong xã hội.. - Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, tổ chức tham quan, thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, các nhà thờ anh hùng.., tổ chức tham quan trại giam, cho các em thấy được sự khổ cực của cuộc sống trong nhà tù.. góp phần giáo dục, răn đe các em, giúp các em tranh xa các tệ nạn xã hội và thực hiện tốt pháp luật.. - Tạo mọi điều kiện để kết hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT góp phần làm cho công tác giáo dục có hiệu quả cao hơn 4. Đối với GVCN Người thầy giáo trong xã hội Việt Nam luôn được đề cao, tôn vinh. Người thầy được kính trọng "không thầy đố mày làm nên" rõ ràng nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam là Tôn Sư Trọng Đạo, đây là nét đẹp truyền thống từ đời này truyền sang đời khác. Các thầy cô giáo đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thề hệ đời sau những điều hay lẽ phải, những tinh túy chắc lộc được từ ngàn đời truyền lại qua bài giảng với tinh thần trách nhiệm cao, người thầy phải có quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường sư phạm. Ra trường, đi dạy lại càng phải có nhu cầu tự học, tự rèn học hỏi trong nhiều lĩnh vực. Điều mà đội ngũ thầy cô cần phải quan tâm trước nhất là đạo đức của người thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Như nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói " Thầy ra Thầy". Thầy cô phải thi đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành của học sinh chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các môn học, bậc học, ngành học. Trước bước chuyển của thời kỳ mới với cuộc vận động của Bộ Giáo dục - Đào tạo " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" vai trò của thầy cô giáo lại càng quang trọng. Phương pháp giảng dạy của thầy cô phải làm cho trò thấy hay say mê học tập, mọi đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém gì cũng phải nắm được bài. Thầy cô phải biết hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập cũng cố kiến thức thầy cung cấp. Thầy phải biết hệ thống hóa từng bài, từng chương, từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như vậy, học sinh học nghiêm túc thì chẳng cần phải học thêm làm chi cho tốn tiền, mất thời giờ. Học sinh nào quá yếu kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học sinh nắm kiến thức có hệ thống dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự và như vậy mới đúng "tất cả vì học sinh thân yêu". Lối dạy chiếu lệ, lấy có, học sinh học sao cũng được để rồi lôi kéo học sinh về nhà dạy thêm thật đáng chê trách, không đạo đức, không xứng đáng là người thầy. Cuộc vận động "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" thực hiện chuẩn mực đạo đức. Thầy giáo muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục phải biết kết hợp với gia đình, các bậc cha mẹ, hiểu thấu đáo học sinh để có phương pháp dạy dỗ thích hợp. Hiện tượng gian lận trong thi cử mới dần khắc phục có hiệu quả. 6. Đối với gia đình Gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho thanh niên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong tời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội : “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.Do đó trong gia đình, ông bà cha mẹ phải thật sự quan tâm chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan