Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận đồ hộp mực tẩm gia vị...

Tài liệu Tiểu luận đồ hộp mực tẩm gia vị

.DOCX
25
143
81

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM ---------- Đề tài PHẾ, PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỰC KHÔ TẨM GIA VỊ GVHD: Lê Hương Thủy Nhóm: 14 Lớp: Đại học Thực phẩm 10A Thành phố Hồ Chí Minh, 06/03/2017 1 DANH SÁCH NHÓM STT 1 2 3 4 5 Họ và tên Ngô Lê Huỳnh Như Võ Nguyễn Huỳnh Như Hồ Cún Pẩu Lê Ngọc Diễm Phúc Nguyễn Thị Kim Phụng MSSV 14033231 14047201 14025921 14042011 14032301 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................................5 PHẦN 1: TỔNG QUAN........................................................................................................6 1.1. Nguyên liệu:.................................................................................................................6 1.2. Giới thiệu về sản phẩm mực khô tẩm gia vị:...............................................................7 1.3. Quy trình sản xuất mực khô tẩm gia vị........................................................................8 1.3.1. Sơ đồ quy trình và phế phụ liệu thu được..............................................................8 1.3.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình..................................................................................9 1.3.2.1. Nguyên liệu......................................................................................................9 1.3.2.2. Rửa 1..............................................................................................................10 1.3.2.3. Cắt đầu...........................................................................................................10 1.3.2.4. Cắt thân mực..................................................................................................10 1.3.2.5. Thu nội tạng...................................................................................................10 1.3.2.6. Rút mai mực...................................................................................................10 1.3.2.7. Cắt dè mực.....................................................................................................10 1.3.2.8. Lột da.............................................................................................................10 1.3.2.9. Rửa 2..............................................................................................................10 1.3.2.10. Cán...............................................................................................................10 1.3.2.11. Tẩm gia vị....................................................................................................10 1.3.2.12. Làm khô.......................................................................................................11 1.3.2.13. Tiệt trùng......................................................................................................11 1.3.2.14. Bao gói.........................................................................................................11 1.3.2.15. Bảo quản......................................................................................................11 1.4. Phế phụ liệu trong quy trình công nghệ:....................................................................12 PHẦN 2: TẬN DỤNG PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ...............13 2.1. Đầu mực:....................................................................................................................13 2.1.1. Đặc điểm và tính chất:.........................................................................................13 2.1.2. Quy trình sản xuất:...............................................................................................14 3 2.1.2.1. Sản xuất đầu mực khô đóng gói:....................................................................14 2.1.2.2. Sản xuất thức ăn chăn nuôi:...........................................................................15 2.2. Da mực:......................................................................................................................15 2.2.1. Đặc điểm và tính chất:.........................................................................................15 2.2.2. Quy trình sản xuất:...............................................................................................15 2.2.2.1. Sản xuất da mực sấy khô đóng gói:...............................................................15 2.2.2.2. Trích ly collagen từ da mực...........................................................................17 2.3. Nang mực:..................................................................................................................18 2.3.1. Đặc điểm và tính chất:.........................................................................................18 2.3.2. Quy trình sản xuất:...............................................................................................18 2.3.2.1. Sản xuất bột thuốc trị bệnh:...........................................................................18 2.3.2.2. Sản xuất bột làm bánh:...................................................................................20 2.3.2.3. Quy trình sản xuất chitin/chitosan tổng quát từ nang mực............................20 2.4. Nước thải....................................................................................................................21 KẾT LUẬN..........................................................................................................................25 Tài liệu tham khảo................................................................................................................26 4 MỞ ĐẦU Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành thủy sản với bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới gió mùa đã góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu thủy sản rất phong phú. Và hiện nay ngành thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế ở nước ta. Trong đó, mực là mặt hàng tiềm năng nhất . Mực là một loài nhuyễn thể, có rất nhiều thịt và tổ chức cơ thịt rất chặt chẽ. Mực có tỷ lệ ăn được rất cao trên 70% tổng khối lượng có khi lên tới 90% vì chỉ bỏ đi mai và 1 ít ruột. Mực được dùng phổ biến là sản phẩm tươi và sản phẩm khô. Với mong muốn nâng cao giá trị kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sản phẩm phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nên sản phẩm “ Mực khô tẩm gia vị” đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn để đặt ra là với nguyên liệu một con mực , thì dùng cho việc sản xuất ra sản phẩm chỉ là một phần , một bộ phận của con mực, vậy phần còn lại được làm gì? Đó là câu hỏi luôn được đặt cho các nhà sản xuất. Chính vì vậy, các nhà sản xuất luôn tìm mọi cách để tận dụng hết tất cả các nguồn nguyên liệu. Bởi vì lẽ đó, mà nhóm chúng em xin được nghiên cứu đề tài: “ Phế phụ liệu trong quy trình sản xuất mực khô tẩm gia vị”. 5 PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. Nguyên liệu: Mực ống nói riêng hay loài mực nói chung đếu là loại động vật không xương sống, cơ thể chia làm 2 phần: đầu và thân. phần đầu có 8 - 10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng. Mai mực là lớp vỏ trong bằng đá vôi xốp bọc một lớp sừng mỏng. Hình 1: Cấu tạo mực ống Thịt cá mực có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng bổ trung, ích khí, điều kinh. Cấu tạo cơ mực chặt chẽ hơn cá và tôm vì thế sau khi đánh bắt mực lâu ươn thối hơn cá và tôm. Về thành phần hoá học thì mực cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong cá mực có chứa nhiều protein, các vitamin B1, B2, PP, canxi, phospho, sắt... Nhiều peptit mà nó chứa trong cơ thể có tác dụng chống độc, chống phóng xạ. Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng các protein có trong thịt mực có cùng loại với thịt cá, và giá trị dinh dưỡng cũng như nhau. Mực cũng chứa tất cả tám axit amin thiết yếu với số lượng gần như cân đối. Tuy nhiên, các protein và nước trong mực có thể thay đổi. Thông thường, lượng nước trong mực là từ 7780% trọng lượng cơ thể, và protein từ 17-20%. Nhưng nếu chúng ta bắt mực trong mùa hè, mực có chứa nhiều nước hơn và protein ít hơn vào mùa thu. Vị ngọt đặc biệt của thịt mực là do sự hiện diện nhiều trong nitơ protein. Các hàm lượng chất béo của thịt khác nhau từ 1-5% , được đặc biệt cao ở cholesterol. Mực thịt chứa nhiều các nguyên tố như mangan, 6 kẽm và đồng hơn nhiều các loại hải sản. Các thành phần của thịt mực cung cấp khoảng 85 calo năng lượng trên mỗi 100 gram thịt sống. Bảng 1: Thành phần hóa học trung bình của mực ống Protein Lipid Gluxit Nước Tro 18.50 0.35 1.1 79.5 1.25 Chính vì sự đa dạng về thành phần hóa dinh dưỡng, cũng như sự phân bố rất phố biến trong tự nhiên nên luôn là một nguồn nguyên liệu mà các nhà sản xuất, các nhà tiêu dùng quan tâm tới để làm ra những sản phẩm mới lạ. 1.2. Giới thiệu về sản phẩm mực khô tẩm gia vị: Với thành phần dinh dưỡng khá cao trong mực như đã phân tích ở trên nên ngày nay người ta đã tạo ra rất nhiều những sản phẩm từ mực. Một trong số đó thì sản phẩm mực khô tẩm gia vị với nguyên liệu chính đã được đề cập đến. Mực khô tẩm gia vị là sản phẩm khô được tẩm các gia vị cần thiết như : muối, đường, bột ngọt, ớt bột, và các hương liệu khác , được nướng chín. Vì vậy mực tẩm gia vị có thể sử dụng ngay không cần chế biến gì thêm. Mực khô tẩm gia vị hiện nay trên thị trường thường gồm 2 dạng: mực khô tẩm gia vị cán nguyên miếng và mực khô tẩm gia vị cán xé. Để chế biến mực khô tẩm gia vị thường tiến hành qua các bước như : xử lý mực, làm ráo, nướng chín, cán xé (đối với mực tẩm gia vị cán xé), tẩm gia vị, làm khô, bao gói và tiệt trùng. Loại mực sử dụng là mức ống. 1.3. Quy trình sản xuất mực khô tẩm gia vị 1.3.1. Sơ đồ quy trình và phế phụ liệu thu được Nguyên liệu Rửa 1 Cắt đầu Nước thải Đầu mực 7 Cắt thân mực Mực miếng Thu nội tạng Nội tạng mực Rút mai mực Mai mực Cắt dè mực Lột da Rửa 2 Dè mực Da mực Nước thải Cán Tẩm gia vị Để ráo Làm khô Tiệt trùng Bao gói 8 Bảo quản Thành phẩm 1.3.2. Thuyết minh sơ đồ quy trình 1.3.2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu là các loại mực có chất lượng tươi tốt, nguyên liệu càng tốt thì sản phẩm mực tẩm gia vị càng ngon. Ngoài mực tươi có thể sử dụng mực khô chất lượng thấp hoặc sử dụng các loại mực nhỏ (6-12cm đối với mực ống và dưới 12cm đối với mực kim và mực lá), tùy theo sản phẩm nội địa hay xuất khẩu. Ở đây sử dụng nguyên liệu là mực khô. Các gia vị bao gồm: đường, muối, bột ngọt, ớt, ngũ vị hương,… Ngoài ra còn có thể sử dụng chất tạo màu thực phẩm, sorbitol, chất chống mốc (benzoate natri) 1.3.2.2.Rửa 1 Tiến hành rửa mực với hệ thống tự động, nhằm loại bỏ những tạp chất cũng như vi sinh vật lẫn trong mực 1.3.2.3. Cắt đầu 1.3.2.4. Cắt thân mực Xẻ thân mực ra thành từng miếng 1.3.2.5. Thu nội tạng Nội tạng mực được thu nhận sau khi cắt thân mực, sau đó được chuyển qua khu xử lý phế phụ liệu 1.3.2.6. Rút mai mực Sau khi thu nhận nội tạng, tiếp tục rút mai mực chuyển qua bồn chứa 1.3.2.7. Cắt dè mực Dè mực sau khi cắt bỏ chuyển qua bồn chứa dè mực 9 1.3.2.8. Lột da Sau khi mực được làm sạch, tiến hành lột da mực để mực hoàn toàn được xử lý, sau đó da mực được chuyển qua bồn chứa da mực 1.3.2.9. Rửa 2 Tiến hành rửa sạch hoàn toàn mực miếng để chuẩn bị qua các công đoạn sau 1.3.2.10. Cán Mực vừa chín tới đem cán ngay bằng máy cán, Yêu cầu: cán dọc theo thân mực, cán mỏng vừa phải, thịt mực xốp, đầu mưc cần nướng chín và cán kỹ hơn. Mục đích: tạo cho sản phẩm có dạng tấm mỏng, dễ tẩm ướt gia vị 1.3.2.11. Tẩm gia vị Dung dịch tẩm gia vị bao gồm: -Đường cát trắng: 15% -Muối: 2% -Bột ngọt: 2% -Ớt bột: 1% -Ngũ vị hương: 1% -Chất tạo màu thực phẩm (màu đỏ gạch): 0.05% -Sorbitol: 1% -Chất chống mốc (benzoate natri): 0.12% -Nước: 100% (Tỷ lệ các gia vị ở trên được tính so với mực sau khi cán) Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho muối, đường, ớt bột, ngũ vị hương vào hòa tan. Chờ sôi trở lại 15 phút, sau đó hạ nhiệt độ xuống 60-70 0C, bổ sung bột ngọt, sorbitol, chất tạo màu thực phẩm, chất chống mốc vào Mực đã cán được cho vào dung sịch gia vị đã được chuẩn bị, đảo đều cho mực thấm đều gia vị. Thời gian tẩm gia vị từ 5-10 phút. Chú ý trong quá trình ngâm tẩm gia vị và để ráo 10 cần tránh ruồi nhặng, côn trùng đậu vào, tốt nhất nên có vải màng che phủ. Sauk hi ngâm tẩm xong lấy mực ra để ráo rồi đem sấy hoặc phơi trên dàn. 1.3.2.12. Làm khô Có thể làm khô bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy Mực sau khi để ráo xếp ngay ngắn lên dàn phơi hoặc khay sấy. Mực đem sấy ở nhiệt độ 60-700C trong thời gian 20-30 phút, sau khi sản phẩm khô mềm, bề mặt ráo không dính tay là được. Độ ẩm sản phẩm từ 18-20% 1.3.2.13. Tiệt trùng Sản phẩm sau khi sấy xong được cho vào phòng tiệt trùng cho sản phẩm vào trong phòng kín, dùng đèn cực tím chiếu qua sản phẩm khoảng 15 phút. 1.3.2.14. Bao gói Mực được cho vào túi PE rồi hàn kín miệng túi lại. Trọng lượng mỗi túi theo yêu cầu. Sau đó cho các túi này vào trong thùng giấy rồi bảo quản trong kho 1.3.2.15. Bảo quản Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát ở điều kiện nhiệt độ phòng 1.4. Phế phụ liệu trong quy trình công nghệ: Hiện nay trên toàn cầu, hầu hết các quá trình chế biến công nghệ thực phầm này đều thải ra một số lượng lớn các loại phế phụ liệu. Riêng đối với chất thải rắn hoặc các phụ phẩm từ sản xuất mực tẩm gia vị thì phế phụ liệu trong quy trình sản xuất cũng rất lớn. Nguồn nguyên liệu chính làm món mực tẩm gia vị là mực ống. Mực ống được sử dụng thường là mực thân dài, hình ống có 8 râu nhỏ và 2 xúc tu dài, da có nhiều đám hồng, mắt to trong suốt, đặc biệt là phần vây đuôi rất dễ nhận biết nó xuất phát từ giữa thân kéo dai xuống cuối thân hình thoi. Có túi mực đen dùng để phòng thân khi kẻ địch tấn công. Thông thường ta chỉ sử dụng phần thân con mực để sản xuất còn lại chất thải rắn là : đầu, da , nội tạng, dè, mai mực đều không sử dụng, và chất thải lỏng là lượng nước dùng rửa nguyên liệu cũng rất lớn. Qua đó cho thấy các ngành công nghệ thực phẩm thải ra một lượng rất lớn phế phụ liệu trong quy rình sản xuất. Vì thế việc xử lý phế phụ liệu trong công nghệ chế biến sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiệu một lượng lớn rác thải ra môi trường, từ đó tránh 11 được sự ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó việc tận dụng phế phụ liệu trong công nghệ thực phẩm từ những thứ bỏ đi tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế sẽ mang lại nguồn thu lợi nhuận rất lớn. Vì các sản phẩm bỏ đi hầu như giá thành rất rẻ . Vậy như sử dụng phế phụ liệu như thế nào ? thì câu hỏi này cũng rất nhiều người đang thắc mắc. Để trả lời câu hỏi trên, khi tái chế phế phụ liệu thông thường ta sẽ đi vào tính chất của phế phụ liệu chứ nhiều gì trong thành phần từ đó đưa ra biện pháp tái chế phế phụ liệu hợp lý để khai thác hay tái chế phế phụ liệu một cách hợp lý. 12 PHẦN 2: TẬN DỤNG PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.1. Đầu mực: 2.1.1. Đặc điểm và tính chất: Thành phần khối lượng của nguyên liệu mực là tỉ lệ phần trăm về khối lượng của từng bộ phận hoặc từng cơ quan trong cơ thể nguyên liệu. Sự phân chia này dựa vào hình thái học của nguyên liệu cũng như tỉ lệ phần ăn được của chúng trong công nghệ chế biến. Bảng 2: Thành phần khối lượng của mực ống Đầu mực Thân mực Túi mực Gan mực Phần còn lại 17.6 ÷ 20.1 51.9 ÷ 54.46 6.3 ÷ 10.6 2.4 ÷ 6.4 12.2 ÷ 15.6 Như vậy, dựa vào số liệu trên có thể nhận thấy rằng thành phần khối lượng của mực ống thì ở thân và đầu mực là nhiếm chiếm tỉ lệ cao còn các phần khác thì ít hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy được rẳng thành phần dinh dưỡng cũng chiếm khá cao. Bảng 3: Thành phần hóa học theo các cơ quan của mực ống (% tính theo trong lượng chất tươi) Thành Protein Lipid Nước Glucid Khoáng 15.6 0.3 ÷ 0.5 78.9 ÷ 81.8 1.2 ÷ 1.7 0.8 ÷ 1.3 phần Cơ quan Đầu Từ các số liệu trên thì đầu mực cũng chiếm một phần rất quan trong mực ống, và đây cũng là một bộ phần của mực ống ăn được. Tuy nhiên, trong quy trình sản xuất sản phẩm mực khô tẩm gia vị thì bộ phận này lại bỏ đi. Chính vì thế, đề giảm thiểu một số lượng lớn về đầu mực ra thì trường chúng ta có thể tận dụng đầu mực sản xuất đầu mực khô đóng gói và sản xuất thức ăn chăn nuôi. 2.1.2. Quy trình sản xuất: 2.1.2.1. Sản xuất đầu mực khô đóng gói: Quy trình sản xuất: Xẻ dọc đầu mực 13 Phơi (sấy) sơ bộ Bảo quản -180C Phân cỡ Phụ gia Phơi Đạt độ ẩm 28% Bao gói Bảo quản Thành phẩm Thuyết minh quy trình:  Xẻ dọc đầu mực: đầu mực sau khi thu nhận được đem qua máy cắt để cắt dọc, loại bỏ sạn bên trong  Phơi (sấy) sơ bộ: đưa toàn bộ đầu mực vào buồng sấy, tiến hành sấy sơ bộ 14  Bảo quản: tiến hành bảo quản ở -180C (nếu chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết được trong một lần)  Phân cỡ: giai đoạn này có thể tiến hành ở mức độ cơ giới hóa (máy sàng) hoặc thử công (công nhận trực tiếp đứng trong dây chuyền phân loại sản phẩm)  Phụ gia: tiến hành cho phụ gia tạo màu, mùi vào sản phẩm (theo quy định cụ thể)  Phơi: sau khi bổ sung phụ gia, đem từng nhóm đầu mực vào các khay kim loại rồi đem phơi ở nhiệt độ cao (đến khi độ ẩm đạt 28%)  Bao gói: sau khi đầu mực đạt độ ẩm theo yêu cầu, tiến hành cân và đóng gói sản phẩm. Thành phẩm sau khi được bao gói yêu cầu cần phải kín tuyệt đối  Bảo quản: đưa các gói đầu mực vào kho bảo quản, chuẩn bị cho quá trình vận chuyển và phân phối 2.2. Da mực: 2.2.1. Đặc điểm và tính chất: Theo Otwell và Gidoligs thì thân mực được cấu tạo bởi 5 lớp mô. Lớp chính giữa là mô cơ, trong đó có những sợi cơ và bó sợi cơ chiếm 98% tổng số chiều dày của thân mực. Hai mặt của lớp mô cơ được bao phủ bởi một lớp mộ lien kết màng trong và màng ngoài được cấu tạo từ những sợi colagel liên kết với nhau. Bên ngoài của 2 lớp màng được bao phủ bởi lớp mô liên kết mỏng. Lớp bên ngoài “ màng lót” có chức năng lien kết màng ngoài với da. Như vậy, dựa vào đặc điểm cấu tạo của da mực ta có thể dung nó trong một quy trình công nghệ mới. Đó chính là quy trình trích ly colagel từ da mực. Bên cạnh đó thì da mực có sấy khô đóng gói. 2.2.2. Quy trình sản xuất: 2.2.2.1. Sản xuất da mực sấy khô đóng gói: Quy trình sản xuất: Da mực nguyên liệu Rửa sạch – Để ráo Phơi (sấy) sơ bộ Phân cỡ 15 Tẩm gia vị Để ráo Phơi khô Tiệt trùng Đóng gói theo yêu cầu Bảo quản Thành phẩm Thuyết minh quy trình:  Rửa sạch – để ráo: da mực sau khi được thu nhận đem vào ống rửa để đảo trộn, rửa sạch cho đều và chuyển ra ngoài ống lỗ để ráo nước  Phơi (sấy) sơ bộ: đưa toàn bộ đầu mực vào buồng sấy, tiến hành sấy sơ bộ  Phân cỡ: vì da mực có thể bị vỡ vụn trong quá trình lột hoặc rửa, nên cần được phân loại, loại bỏ những sản phẩm quá vụn  Tẩm gia vị: tiến hành bổ sung gia vị cần thiết (theo đúng quy định về luật sử dụng phụ gia)  Để ráo: tiếp tục cho da mực đã tẩm gia vị vào khay để ráo hoàn toàn  Phơi khô: tiến hành đem từng khay da mực phơi khô dưới nhiệt độ thích hợp  Tiệt trùng: sau khi đã đạt độ ẩm theo yêu cầu, tiến hành đưa khay da mực vào buồng tiệt trùng  Đóng gói: thu nhận da mực khô từ buồng tiệt trùng và cho vào đóng gói với khối lượng sản phẩm được quy định sẵn. Bao gói cần kín hoàn toàn 16  Bảo quản: cho thành phẩm vào kho bảo quản, đảm bảo cho yêu cầu vận chuyển và tiêu thụ 2.2.2.2. Trích ly collagen từ da mực Quy trình sản xuất: Da mực Rửa sạch Làm khô lạnh NaOH 0.1M, Loại… 3 ngày Rửa Trích ly Ly tâm Kết tủa Ly tâm Sấy lạnh CH3COOH 0.5M, 3 ngày 50.000 vòng/phút, 1h NaCl 0.8M 50.000 vòng/phút, 1h 17 2.3. Nang mực: 2.3.1. Đặc điểm và tính chất: Nang mực là bộ phận được tận dụng với nhiều công dụng nhất trong phế phụ liệu thu được từ quy trình sản xuất từ mực. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin đề cập đến Bộtmực collagen 3 quy trình sản xuất tận dụng nang từ phế phụ liệu sản xuất mực tẩm gia vị, bao gồm sản xuất bột thuốc trị bệnh, sản xuất bột làm bánh và thu nhận chitosan từ nang mực bằng phương pháp hóa học. 2.3.2. Quy trình sản xuất: 2.3.2.1. Sản xuất bột thuốc trị bệnh: Từ thời cổ xưa, nang mực đã được nhiều người biết đến với công dụng làm thuốc chữa bệnh. Mai mực có tác dụng kiềm hãm sự tiết acid của dạ dày. Ngoài ra nó cũng có thể dùng làm thuốc cầm máu trị bệnh loét dạ dày, lại có thể làm tan cơn đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả. Sản phẩm tạo thành có thể bảo quản trong một thời gian dài. Mỗi ngày uống 1 gam, sau vài lần cơn đau dạ dày sẽ dịu hơn, bộ phận dạ dày bị loét cũng dần đỡ. Uống liên tục một thời gian dài chỗ loét cũng sẽ khỏi. Quy trình sản xuất: Thu nang mực (mai mực) Cạo bỏ lớp vỏ 1 tuần, thay nước 1-2 lần/ngày Tan chất mặn 18 Ngâm nước Để ráo – phơi nắng Củi Đốt đến màu vàng Cạo thành bột Rây mịn Xay mịn Bột cam thảo Trộn đều Thành phẩm 2.3.2.2. Sản xuất bột làm bánh: Quy trình sản xuất: Thu nang mực (mai mực) Cạo bỏ lớp vỏ 1 tuần, thay nước 1-2 lần/ngày Ngâm nước Để ráo – phơi nắng Tan chất mặn 19 Củi Đốt đến màu vàng Cạo thành bột Rây mịn Thành phẩm Tác dụng của bột nang mực: làm nở, bung bánh và thường được dùng trong làm bánh thuẫn. Loại bánh này làm từ trứng vịt đánh với đường thật nhuyễn, sau đó đánh kỹ với bột, rồi cho bột nang mực vào đánh tiếp, để khi đổ vào khuôn, bánh sẽ bung đủ “tai”, khi ăn bánh sẽ mềm, tơi và xốp hơn. 2.3.2.3 Quy trình sản xuất chitin/chitosan tổng quát từ nang mực *Đặc điểm và ứng dụng của chitosan Chitosan chính là sản phẩm biến tính của chitin, là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ thành các kích cỡ khác nhau. Chitosan được xem là polymer tự nhiên quan trọng nhất. Với đặc tính có thể hoà tan tốt trong môi trường acid, chitosan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm .. Giống như cellulose, chitosan là chất xơ, chitosan có khả năng tạo màng, có các tính chất của cấu trúc quang học... Chitosan có khả năng tích điện dương do đó nó có khả năng kết hợp với những chất tích điện âm như chất béo, lipid và acid mật. Chitosan là polymer không độc, có khả năng phân hủy sinh học và có tính tương thích về mặt sinh học. Ứng dụng đặc biệt trong công nghiệp dược, y học, xử lý nước thải và trong công nghiệp thực phẩm như là tác nhân kết hợp, gel hóa, hay tác nhân ổn định.. *Quy trình sản xuất chitin/chitosan từ nang mực: Khi sản xuất chitin cần phải khử các hợp chất phi chitin như protein, chất khoáng, lipid và các hợp chất khác với hàm lượng biến đổi tùy theo loại nguyên liệu ra khỏi chitin. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan