Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận đạo đức kinh doanh, nghiên cứu đạo đức kinh doanh tại công ty cổ phần ...

Tài liệu Tiểu luận đạo đức kinh doanh, nghiên cứu đạo đức kinh doanh tại công ty cổ phần thực phẩm masan

.DOCX
28
243
101

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KI NH TẾ TP. HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------- TIỂU LUẬN MÔN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Đề tài 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH, NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN GVHD : PGS.TS. Hồ Tiến Dũng Nhóm thực thiện : Nhóm 1 Lớp : Cao học QTKD Đêm 1, Đêm 2 Khóa 21 TP.Hồ Chí Minh, năm 2013 DANH SÁCH NHÓM 1 STT Họ và tên 1 Lê Huỳnh Lan Anh 2 Nguyễn Lộc Kim Bảo 3 Nguyễn Quốc Dũng 4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 5 Đào Thị Kim Huyền 6 Huỳnh Nguyễn Thanh Lan 7 Nguyễn Thùy Liên 8 Nguyễn Thị Kim Thảo 9 Phạm Thị Hồng Trang MỤC LỤC PHẦ N 1: TÓ M TẮT LÝ THUYẾT V Ề ĐẠO ĐỨC KIN H DO ANH.......................1 1.1 Kh ái niệm đạo đức................................................................................................ 1 1.2 Đạo đức kinh doanh...............................................................................................1 1.2.1 Lịc h sử đạo đức k inh doanh......................................................................... 1 1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh.....................................................................2 1.2.3 Đạo đức k inh doanh và tr ách nhiệm x ã h ội...............................................3 1.2.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp..................3 1.2.4.1 Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh............................................................................................................... 4 1.2.4.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp............4 1.2.4.3 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên 4 1.2.4.4 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng..........................4 1.2.4.5 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp..........5 1.2.4.6 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạn h của nền kinh tế quốc gia. 5 1.2.5 .5 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh.........................................................5 1.2.5.1 1 Xe m xét tron g việc t h ực hiện các chức năng củ a do an h ng hiệp.........5 1.2.5.2 2 Xe m xét tron g quan hệ đố i với các đối tượn g h ữu quan......................7 a. Chủ sở hữu................................................................................................8 b. Người lao động.........................................................................................8 c. Khách hàng............................................................................................... 8 d. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................8 e. Môi trường................................................................................................ 8 1.3 Xây dự ng đạo đức k inh do anh.........................................................................10 1.3.1 Phân tích hành vi đạo đức............................................................................10 1.3.1.1 1 Nhận diện các vấn đề đạo đức.............................................................10 1.3.1.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm.....................10 1.3.2 Xây dự ng đạ o đức k inh do anh.................................................................10 PHẦN 2: NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC P HẨ M MASAN................................................................................................. 12 2.1 Giới thiệ u Công t y cổ phần Thực ph ẩm Masan.............................................12 2.2 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần Thực phẩm Masan 12 2.2.1 Xem xét trong vi ệc t hực hiện các chức năng của cô ng ty c ổ ph ần Thực ph ẩm Mas an............................................................................................................ 12 2.2.1.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực...................................................13 2.2.1.2 Đạo đức trong Marketing........................................................................14 2.2.1.3 Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính...........................................15 2.2.2 Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu qu an củ a công t y cổ ph ần Thực phẩm Mas an........................................................................................16 2.2.2.1 1 Người lao động...................................................................................16 2.2.2.2 2 Khách hàng.........................................................................................17 2.3 Xây dự ng đạo đức k inh do anh tại Công t y cổ ph ần Thực ph ẩ m Mas an..18 2.3.1 .1 Phân tích hành vi đạo đức.......................................................................18 2.3.1.1 Nhận diện các vấn đề đạo đức.................................................................18 2.3.1.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm.....................19 2.3.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh.................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.1 Khái niệm đạo đức Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Từ giác độ khoa học, “ Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng-cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary) 1.2 Đạo đức kinh doanh 1.2.1 Lịch sử đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong các thời kỳ lịch sử.  Khoảng 4000 năm trước Công nguyên, sản phẩm sản xuất ra trở thành hàng hóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Kinh doanh thương mại tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không được trộm cắp, phải có chữ tín, biết tôn trọng các cam kết thỏa thuận,…  Sang thế kỷ XX:  Trước thập kỷ 60: các giáo phái đưa ra: Mức lương công bằng, lao động, đạo đức chủ nghĩa tư bản. Đạo thiên chúa quan tâm đến quyền, mức sống của người công nhân và các giá trị khác của con người.  Những năm 60: Sự gia tăng những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái. 1968- đầu 1970, những hoạt động cho phong trào người tiêu dùng đã giúp thông qua một số luật như Luật về kiểm tra phóng xạ, luật về nước sạch, luật về chất độc hại.  Những năm 70: Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và viết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, khái niệm đạo đức kinh doanh đã trở nên quen thuộc với các hãng kinh doanh và người tiêu dùng.  Những năm 80: đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Các hãng lớn đã quan tâm đến đạo đức kinh doanh nhiều hơn. 1  Những năm 90: thể chế hóa đạo đức kinh doanh. Tháng 11/1991, Quốc hội Mỹ đã thông qua chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những khuyến khích đối với các doanh nghiệp có những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạo đức.  Từ năm 2000 đến nay: đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiên cứu đang được phát triển. Vấn đề đạo đức được xe m xét từ nhiều góc độ khác nhau. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt với khái nhiệm trách nhiệm đạo đức và với việc ra quyết định trong phạm vi công ty. 1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: đạo đức kinh doanh có tính đặt thù của hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.  Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:  Tính trung thực: Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, không làm ăn phi pháp.  Tôn trọng con người - Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. - Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. - Đối với đối thủ cạnh trạnh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.  Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.  Bí mật và trung thành với trách nhiệm đặc biệt.  Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: đó là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: - Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh - Khách hàng của doanh nhân  Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh. 1.2.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội Bao gồm những quy định và các tiêu Những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm doanh. đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Bao gồm các quy định rõ ràng về các Được xe m như một cam kết đối với xã phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh hội. doanh. Liên quan đến các nguyên tắc và quy Quan tâm đến hậu quả của những quyết định chỉ đạo những quyết định của cá định của tổ chức tới xã hội. nhân và tổ chức. Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong. xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. 1.2.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 1.2.4.1 Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp lý điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của chuẩn mực đạo đức xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội… 1.2.4.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệ p Một công ty có quan tâm đến đạo đức sẽ được các nhân viên, khách hàng và công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế hơn. 1.2.4.3 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên  Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên.  Đa số nhân viên tin rằng hình ảnh của một công ty đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng, các nhân viên thấy công ty của mình tham gia tích cực vào các công tác cộng đồng sẽ cảm thấy trung thành hơn với cấp trên và cảm thấy tích cực về bản thân họ.  Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày. 1.2.4.4 Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng  Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty.  Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội.  Các công ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng. 1.2.4.5 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệ p.  Theo một nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ thì doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính.  Một doanh nghiệp không thể trở thành một công dân tốt, không thể nuôi dưỡng và phát triển một môi trường tổ chức có đạo đức nếu kinh doanh không có lợi nhuận.  Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sai trái thường phải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp không phạm lỗi. 1.2.4.6 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.  Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội.  Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn. 1.2.5 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh 1.2.5.1 Xem xét trong việc thực hiện các chức năng của doanh nghiệp a. Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực sau: Vấ n đề đạo đức tron g quả n trị ngu ồn nhâ n lực liên qua n đến các vấn đề cơ bản  Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động  Trong hoạt động tuyển dụng xuất hiện vấn đề đạo đức nan giải là tình trạng phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác,…  Có những trường hợp phân biệt đối xử là cần thiết. Ví dụ, tuyển nhân sự cho Nhà thờ thì việc lựa chọn người có tôn giáo là cần thiết.  Đạo đức trong đánh giá người lao động  Người quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến, nghĩa là đánh giá họ trên cơ sở họ thuộc một nhóm nào đó hơn là đặc điểm cá nhân.  Cần đánh giá khách quan, công bằng và đúng về hiệu suất và năng lực làm việc của người lao động.  Đạo đức trong bảo vệ người lao động Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hành vi có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn. Mặt khác, nếu người làm công bị tai nạn rủi ro thì ảnh hưởng xấu đến bản thân họ và còn giảm vị thế cạnh tranh của công ty. Công ty cần trang bị đầy đủ thiết bị an toàn lao động.  Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức khi  Không trang bị đầy đủ thiết bị an toàn lao động.  Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của việc là m.  Bắt buộc người lao động làm công việc nguy hiểm.  Không thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn lao động.  Không thực hiện biện pháp chăm sóc y tế, bảo hiểm.  Không tuân thủ quy định ngành. b. Đạo đức trong Marketing Phong trào bảo hộ người tiêu dùng bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, xuất phát từ Mỹ. Các hoạt động bao gồm chống hàng giả, chống mất an toàn vệ sinh thực phẩm, phổ biến kiến thức hướng dẫn người tiêu dùng,… Các hoạt động Marketing phi đạo đức cần lên án  Quảng cáo phi đạo đức:  Quảng cáo phóng đại về sản phẩm, che giấu sự thật đến lừa gạt hoàn toàn. Lôi kéo, dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm.  Quảng cáo tạo ra khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm, gây cản trở cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định sử dụng sản phẩm.  Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa đối khách hàng bằng cách che giấu sự thật trong một thông điệp.  Bán hàng phi đạo đức:  Bán hàng lừa gạt về mức giá, sản phẩm ghi mức giá thấp hơn so với giá bán lẻ nhưng chưa bao giờ được bán ở mức đó.  Bao gói và dán nhãn lừa gạt, ghi loại sản phẩm “mới, cải tiến, tiết kiệ m” nhưng thực tế không có các tính năng này.  Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường.  Thủ đoạn trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh:  Cố định giá cả.  Phân chia thị trường.  Bán phá giá.  Sử dụng các biện pháp thiếu văn hóa để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh. c. Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính  Giả m giá dịch vụ kiểm toán, hành vi cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề là vi phạm tư cách nghề nghiệp.  Các vấn đề khác mà kế toán phải đối mặt là luật lệ và nội quy phức tạp, các khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng.  Điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toán cuối kỳ. 1.2.5.2 Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu quan Đối tượng hữu quan bao gồm bên trong và bên ngoài công ty. a. Chủ sở hữu Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bắt đầu với việc một nhóm người cùng góp vốn chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, đôi khi sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa các nhà quản lý với chủ sở hữu, bảo vệ môi trường. b. Người lao động Cáo giác những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của doanh nghiệp, bí mật thương mại, điều kiện mô i trường làm việc. c. Khách hàng Là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ, và đánh giá chất lượng. Những hành động quảng cáo không đúng, những thủ đoạn lừa gạt và sản phẩm không an toàn là vi phạm đạo đức với khách hàng. d. Đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh không lành mạnh thể hiện ở việc thông đồng hay ép giá để độc quyền kinh doanh, ăn cắp bí mật thương mại. e. Môi trường Những vấn đề phổ biến được quan tâm hiện nay là việc thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí, nước, đất đai, và tiếng ồn. Bao bì được coi là một nhân tố quan trọng của các biện pháp Marketing, nhưng chúng chỉ có giá trị đối với người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và bảo quản hàng hóa. Chất thải loại này ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là ở các đô thị, khi các hãng sản xuất ngày càng coi trọng yếu tố Marketing này.  Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường Để khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Các doanh nghiệp cần thực hiện và tuân thủ các quy định như sau:  Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.  Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường.  Doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường: Một trong những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh là thường gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe của người lao động cũng như người dân vùng lân cận. Vì vậy, để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất được thực hiện có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thì mọi doanh nghiệp cần phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu phù hợp, thân thiện với môi trường.  Thực hiện các quy địn h về quản lý chất thải - Quản lý nước thải Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết các công đoạn sản xuất, đồng thời lượng nước thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh khu vực các nhà máy cũng đáng kể. Do đó chủ doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý nước thải, thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. - Quản lý chất thải rắn Khối lượng chất thải rắn (đất, đá) xuất hiện hoạt động sản xuất đặc biệt là trong các khu công nghiệp mỗi năm là rất lớn, loại chất thải này sau một thời gian không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến đời sống cư dân cũng như động, thực vật trong khu vực.  Nghĩa vụ nộp thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường của của doanh nghiệ p - Thuế môi trường Thuế môi trường là loại thuế đánh vào hành vi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, cá nhân. Hành vi trên là sự kiện pháp lý để chủ thể cam kết bảo vệ môi trường do hành vi của mình gây ra. Thuế môi trường là một trong những nguồn thu chung của ngân sách nhà nước để dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác nhau, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường. - Phí bảo vệ môi trường Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp hoạt động có tác động trực tiếp đến môi trường vì làm tăng ô nhiễm vừa ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là hoạt động làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp trở thành đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường theo điều 113 Luật Bảo vệ môi trường 2005: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. 1.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh 1.3.1 Phân tích hành vi đạo đức 1.3.1.1 Nhận diện các vấn đề đạo đức Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức. Các vấn đề đạo đức có thể chia làm bốn loại:  Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích.  Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực.  Các vấn đề về sự giao tiếp  Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức. 1.3.1.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm Algorithm là một hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo. Vận dụng Algorithm vào phân tích hành vi đạo đức: có 4 yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động: 1. Mục tiêu: Cần phải làm gì? 2. Biện pháp: Là m như thế nào? 3. Động cơ: Tại sao? Vì lý do gì? 4. Hậu quả: Những hậu quả nào được lường trước? 1.3.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh  Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả.  Phối hợp chương trình tuân thủ đạo đức với ban giám đốc cao cấp, hội đồng quản trị.  Phát triển, duyệt, phổ biến các quy định đạo đức.  Giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức.  Thiết lập hệ thống kiểm tra.  Xem xét và chỉnh sửa chương trình để cải thiện tính hiệu quả.  Xây dựng và truyền đạt trên phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức  Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức.  Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức PHẦN 2: NGHIÊN CỨU ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN 2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần Thực phẩm Masan  Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam và có thành tích trong hoạt động xây dựng, mua lại và quản lý các doanh nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp trực thuộc Masan Group bao gồm Masan Consumer, Techcombank và Masan Resources; lần lượt là những nền tảng vận hành hàng đầu có quy mô lớn trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính và tài nguyên.  Công ty cổ phần Thực phẩm Mas an – Masan Food là một trong những công ty thành viên của Masan Consumer, tọa lạc tại địa chỉ: Tòa nhà Central Plaza, Phòng 802, 17 Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM.  Tiền thân của Masan Food là hai công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ – Thương mại Việt Tiến, được thành lập ngày 20/06/1996, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến, nhất là ngành gia vị như: nước tương, tương ớt, các loại sốt v.v... và công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, thành lập ngày 31/05/2000, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.  Ngày 01/08/2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ – Thương mại Việt Tiến sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt. Sau đó, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại Masan (MST), với tổng vốn điều lệ là 45.000.000.000 đồng.  Ngày 25/12/2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 138.395.360.000 đồng  Tháng 12/2008, đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm MaSan  Masan Food là công ty thực phẩm và thức ăn tiện lợi lớn nhất Việt Na m, có các nhãn hàng nổi tiếng như: Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Rồng Việt, Tiến Vua và Omachi. 2.2 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần Thực phẩm Masan 2.2.1 Xem xét trong việc thực hiện các chức năng của công ty cổ phần Thực phẩm Masan 2.2.1.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực  Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động  Xem nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh, Masan đã đặt trọng tâm về chất lượng con người, bắt đầu từ khâu Thu hút- Tuyển dụng- Đào tạo và phát triển nhân viên.  Tăng cường nhận thức về các giá trị nền tảng, các nguyên tắc hành xử và kỹ năng làm việc của nhân viên từ khi mới hội nhập Masan. Ngoài ra, Masan còn đào tạo huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh vực “mũi nhọn”  Cơ hội tại Masan không có sẵn và không đến dễ dàng cho tất cả mọi người mà đó là kết quả của sự miệt mà i lao động nghiêm túc, kiên trì và thông minh, hiệu quả  Có chính sách cam kết minh bạch trong mọi hoạt động kinh doanh – sản xuất, thể hiện phẩm chất liêm khiết- minh bạch cho mọi nhân viên, duy trì môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả và minh bạch.  Đạo đức trong đánh giá người lao động  Masan giải mã tài năng qua 4C : - Sáng tạo trong giải pháp (Creaative solution) - Mạch lạc trong tư duy (Clear thinking) - Quyết liệt trong việc đạt mục tiêu (Conclusive actions) - Luôn thay đổi cách làm để được kết quả tốt hơn (Change for results)  Nhằm giữ chân những cán bộ chủ chốt, tâm huyết, giàu năng lực và kinh nghiệm, Masan phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động, nhằm ghi nhận kết quả làm việc của họ.  Đạo đức trong bảo vệ người lao động Masan luôn quan tâm đến đời sống người lao động thông qua các biện pháp sản xuất và chế độ đãi ngộ.  theo quy định. Công ty hạn chế làm thêm giờ, đảm bảo đủ ngày nghỉ hàng tháng  100% nhân viên được đóng bảo hiểm y tế, xã hội, ngoài lương có phụ cấp hàng tháng, hỗ trợ mỗi ngày một bữa ăn, tiền nhà trọ.  Tuân thủ, thực hiện kỷ luật, nội quy, an toàn lao động, chính sách chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường... 2.2.1.2 Đạo đức trong Marketing Trên thị trường, mỗi sản phẩm, dịch vụ áp dụng một chiêu marketing riêng để nhằm gây chú ý cho khách hàng tiềm năng. Đặc biệt có một chiêu mà nhiều công ty thường hay sử dụng để lật đổ đối thủ cạnh tranh và tôn vinh mình lên, đó là những chiêu thức quảng cáo quá sự thật. Công ty cổ phần Thực phầm Masan cũng không ngoại lệ, công ty đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để giành lợi thế về mình trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt giành thị phần.  Sản phẩm hạt nêm không bột ngọt Chin-Su Với ý đồ đánh vào tâm lý sợ bột ngọt ở người tiêu dùng, Masan đã tung ra quảng cáo “hạt nêm không bọt ngọt” để cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo không lâu, mẫu hạt nêm không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiể m nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM. Phiếu kiểm nghiệm cho thấy bột nêm "không bột ngọt" Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium glumate (còn gọi là bột ngọt).  Nước mắm Nam Ngư “vì sức khỏe” nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe Một điều dễ nhận biết là hầu hết các sản phẩm của Nam Ngư quảng cáo chiết xuất 100% từ cá ngừ nguyên chất. Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Thị Sửu - Giá m đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, việc nước mắm Nam Ngư quảng cáo như vậy là không đúng, lừa dối khách hàng. “Khẩu hiệu “Vì sức khỏe” mà Nam Ngư đưa ra chủ yếu muốn nhấn mạnh đến công nghệ loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nhưng việc không có vi khuẩn thì phải sử dụng chất bảo quản. Đã sử dụng chất bảo quản thì không thể tốt cho sức khỏe của con người”, TS Sửu nhấn mạnh.  Mì Tiến Vua – Mì vì sức khỏe  Clip quảng cáo với thông điệp “Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe”, “Mì Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan