Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận đặc tính cá nhân của thúy kiều trong truyện kiều của nguyễn du...

Tài liệu Tiểu luận đặc tính cá nhân của thúy kiều trong truyện kiều của nguyễn du

.PDF
16
234
129

Mô tả:

Nguyễn Du là một tác gia tiêu biểu cho nền văn học trung đại Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong một xã hội đầy biến động, không lối thoát. Nhưng chính những biến động đó đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du với một kho tàng những bài thơ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của ông về cuộc đời. Nhắc đến Nguyễn Du, người ta sẽ nhớ ngay đến Truyện Kiều. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ sâu sắc, tinh vi, một kiệt tác văn học vĩ đại có giá trị sâu sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Nó được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bằng tài năng bậc thầy và sự sáng tạo độc đáo của mình, Nguyễn Du đã biến cuốn tiểu thuyết Trung Quốc xa lạ thành một câu chuyện hoàn toàn dễ hiểu và gần gũi với nhân dân Việt Nam. Trước khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, người ta không hề biết đến có một Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng khi Truyện Kiều ra đời, Kim Vân Kiều Truyện mới được mọi người biết đến. Nói cách khác nếu,không có Truyện Kiều thì Kim Vân Kiều Truyện cũng sẽ không được mọi người biết đến. Truyện Kiều xoay quanh số phận của Thúy Kiều, một người phụ nữ có sắc đẹp toàn diện, tài hoa, lại là con nhà quyền quý nhưng đã phải bán mình chuộc cha và bị xã hội xô đẩy buộc phải làm kỹ nữ trong chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã vượt qua mọi định kiến của xã hội để ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du, để làm rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nhân vật Thúy Kiều, em xin chọn đề tài “ Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp loại hình nhân vật 2. Phương pháp so sánh : so sánh nhân vật Thúy Kiều với những nhân vật tiêu biểu khác 3. Phương pháp giải thích học : để khẳng định vấn đề được nêu trong tiểu luận là đúng và có cơ sỡ thuyết phục 4. Phương pháp văn hóa học 5. Phương pháp phân tích : phân tích để làm rõ những luận điểm trong bài tiểu luận 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, tiểu luận sẽ đi tìm hiểu đặc tính cá nhân của nhân vật Thúy Kiều thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Do tầm hiểu biết còn non kém nên tiểu luận này chỉ tập trung tìm hiểu một cách khái quát đặc tính cá nhân của nhân vật Thúy Kiều để hiểu rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật Kiều.
Đề tài : Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. MỤC LỤC A. PHẦN DẪN NHẬP..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1 2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 1 B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận chung....................................................................... 2 1. Giới thuyết về đặc tính cá nhân.................................................................................... 2 2. Truyện Kiều...................................................................................................................2 2.1. Thể loại Truyện Kiều........................................................................................... 2 2.2. Chủ đề của Truyện Kiều...................................................................................... 2 2.3. Hệ thống nhân vật................................................................................................ 2 2.3.1. Nhân vật chính diện....................................................................................2 2.3.2. Nhân vật phản diện.....................................................................................3 CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA NGUYỄN DU................................................................................................................... 3 2.1. Thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật Thúy Kiều bằng một vài nét miêu tả ngoại hình và hành đông độc đáo, có tính chất biểu trưng........................................ 3 2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật Thúy Kiều một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau.....................................4 2.2.1. Thúy Kiều trong quan hệ với cha mẹ và các em........................................4 2.2.2. Thúy Kiều trong quan hệ với Kim Trọng.................................................. 5 2.2.3. Thúy Kiều trong quan hệ với Thúc Sinh....................................................5 2.2.4. Thúy Kiều trong quan hệ với Hoạn Thư....................................................6 2.2.5. Thúy Kiều trong quan hệ với Từ Hải - tri kỉ trăm năm............................. 7 2.3. Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp độc thoại nội tâm.........................................................................................................8 2.3.1. Tâm lý, tính cách của Kiều qua bốn lần Kiều đánh đàn............................8 2.3.2. Tâm lý, tính cách của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.................................. 10 CHƯƠNG III: SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRANG TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA NGUYỄN DU................................................................................................................. 12 3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều................................................................................................................. 12 3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều................................................................................................................. 12 3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều................................................................................................................. 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 14 1 A. PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Du là một tác gia tiêu biểu cho nền văn học trung đại Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong một xã hội đầy biến động, không lối thoát. Nhưng chính những biến động đó đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du với một kho tàng những bài thơ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của ông về cuộc đời. Nhắc đến Nguyễn Du, người ta sẽ nhớ ngay đến Truyện Kiều. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một cuốn tiểu thuyết bằng thơ sâu sắc, tinh vi, một kiệt tác văn học vĩ đại có giá trị sâu sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Nó được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bằng tài năng bậc thầy và sự sáng tạo độc đáo của mình, Nguyễn Du đã biến cuốn tiểu thuyết Trung Quốc xa lạ thành một câu chuyện hoàn toàn dễ hiểu và gần gũi với nhân dân Việt Nam. Trước khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, người ta không hề biết đến có một Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng khi Truyện Kiều ra đời, Kim Vân Kiều Truyện mới được mọi người biết đến. Nói cách khác nếu,không có Truyện Kiều thì Kim Vân Kiều Truyện cũng sẽ không được mọi người biết đến. Truyện Kiều xoay quanh số phận của Thúy Kiều, một người phụ nữ có sắc đẹp toàn diện, tài hoa, lại là con nhà quyền quý nhưng đã phải bán mình chuộc cha và bị xã hội xô đẩy buộc phải làm kỹ nữ trong chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã vượt qua mọi định kiến của xã hội để ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Thúy Kiều. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du, để làm rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nhân vật Thúy Kiều, em xin chọn đề tài “ Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp loại hình nhân vật 2. Phương pháp so sánh : so sánh nhân vật Thúy Kiều với những nhân vật tiêu biểu khác 3. Phương pháp giải thích học : để khẳng định vấn đề được nêu trong tiểu luận là đúng và có cơ sỡ thuyết phục 4. Phương pháp văn hóa học 5. Phương pháp phân tích : phân tích để làm rõ những luận điểm trong bài tiểu luận 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, tiểu luận sẽ đi tìm hiểu đặc tính cá nhân của nhân vật Thúy Kiều thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Do tầm hiểu biết còn non kém nên tiểu luận này chỉ tập trung tìm hiểu một cách khái quát đặc tính cá nhân của nhân vật Thúy Kiều để hiểu rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật Kiều. 2 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận chung 1. Giới thuyết về đặc tính cá nhân Đặc tính cá nhân là những đặc điểm, tính cách đặc trưng, riêng biệt chỉ có ở một người, và người đó không giống với bất cứ một ai. 2. Truyện Kiều 2.1. Thể loại Truyện Kiều Truyện Kiều thuộc thể loại tiểu thuyết tâm lí hiện đại được viết theo thể thơ lục bát bằng chữ Nôm. Đây là một thể loại tiểu thuyết chưa từng có ở Việt Nam, Trung Quốc và cả ở Châu Âu. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã có nhận xét : “Nguyễn Du đã bỏ đi những chi tiết kể lể dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại đối với mỹ cảm người đọc, và không nhằm phục vụ cho chủ đề của tác phẩm. Đồng thời nhà thơ thêm vào đó rất nhiều đoạn tả cảnh, tả tình nhằm nêu rõ tính cách và tâm trạng nhân vật...Ngay cả khi Nguyễn Du giữ lại những tình tiết cũ của Thanh Tâm Tài Nhân, thì đó cũng không phải là giữ lại nguyên vẹn, không có sáng tạo. Cả trong những trường hợp này, Nguyễn Du đều có cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những điều trông thấy, từng trải của mình và thể hiện nó bằng một ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính” (1). 2.2. Chủ đề của Truyện Kiều Chủ đề của Truyện Kiều : Phản ánh thực trạng xã hội đương thời bất công, sự tàn nhẫn, vô nhân đạo của của tầng lớp thống trị: đó là bọn quan lại tham lam, là những kẻ buôn bán người như : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, ... Qua đó nói đến số phận của những con người thấp cổ bé họng, bị áp bức, bóc lột đến mức đau khổ tột cùng, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ thời ấy nói chung và số phận bi kịch của Kiều nói riêng. Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đề cập đến rất nhiều vấn đề về tình yêu, nhân phẩm, công lí ,... 2.3. Hệ thống nhân vật Hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều hết sức phong phú. Dường như họ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Điều đặc biệt của Nguyễn Du là dù ở nhân vật nào ông cũng đều khắc họa khá chi tiết, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung. Tuy có một vài nhân vật rất ít xuất hiện hoặc xuất hiện một lần rồi thôi nhưng cũng đủ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận riêng. Hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 2.3.1. Nhân vật chính diện Thế giới nhân vật của Nguyễn Du bao gồm hai loại người, một là thế giới của những nhân vật lý tưởng, những đấng anh hùng, bậc kỳ tài trong xã hội, thể hiện lý tưởng của Nguyễn Du về cái đẹp, cái thiện, về công bằng xã hội. Đó là Vương ông, Vương bà, Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan, Kim Trọng, Từ Hải,... Nhân vật chính 3 diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng . Những nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ. 2.3.2. Nhân vật phản diện Chính là những kẻ tiểu nhân, độc ác trong xã hội, là bọn buôn thịt bán người, bọn quan lại, sai nha giẫm đạp lên đạo đức. Đó là Thằng bán tơ, Mã giám sinh, Tú bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Hoạn phu nhân, Bạc bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến,... Những nhân vật này được xây dựng bằng bút pháp hiện thực. CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA NGUYỄN DU 2.1. Thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật Thúy Kiều bằng một vài nét miêu tả ngoại hình và hành đông độc đáo, có tính chất biểu trưng Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp toàn diện cả về nhan sắc lẫn tài năng. Kiều đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Bằng bút pháp ước lệ và biện pháp tu từ nhân hóa của mình Nguyễn Du đã làm cho chúng ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận mà như thấy tận mắt vẻ đẹp có một không hai của Kiều. Kiều có đôi mắt thăm thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thì uốn cong, đẹp như dáng núi, dung nhan thì đằm thắm, dáng người xinh tươi, mơn mởn. Ngoài ra Kiều còn là người con gái hiền dịu, trong sáng, vô tư, nàng đẹp từ nụ cười cho đến cả giọng nói. Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân trở thành nền để tôn thêm vẻ đẹp cho Thúy Kiều : “Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn.” Ngoài vẻ đẹp bên ngoài thì vẻ đẹp bên trong : tài hoa và tính cách của Thúy Kiều cũng quan trọng không kém. Nguyễn Du đã miêu tả ngoại hình Thúy Kiều từ đó làm hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của nàng. Về tài năng, Thúy Kiều có rất nhiều tài năng vượt trội, đều đạt tới mức hoàn hảo. Nàng rất thông minh, lại sành sỏi các thú tiêu dao của người xưa: cầm, kì, thi họa. Ngoài ra nàng còn sáng tạo trong nghệ thuật, viết khúc “Bạc mệnh” làm sầu lòng người. Cả tài năng và sắc đẹp của Thúy Kiều được nguyễn Du khắc họa không có một ai có thể sánh bằng : “Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lâu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương Khúc nhà tay lựa nên xương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.” Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp phúc hậu, khiêm nhường nên sẽ có một cuộc đời êm đẹp. Còn riêng Thúy Kiều với một vẻ đẹp có một không hai, không ai sánh bằng, một vẻ đẹp của sự toàn diện cả về sắc lẫn tài năng nên sẽ mang lấy nhiều sóng gió trong cuộc đời sau này. 4 2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật Thúy Kiều một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau 2.2.1. Thúy Kiều trong quan hệ với cha mẹ và các em Truyện Kiều là một chuỗi những đau khổ tột cùng mà Thúy Kiều gặp phải và chịu đựng suốt mười lăm năm lưu lạc của cuộc đời mình mà nguyên nhân của quãng đời đau khổ, đoạn trường ấy lại chính từ tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Trước tình cảnh cha và em bị bọn quan lại, sai nha đánh đập hành hạ Kiều đã nghĩ : “Sao cho cốt nhục vẹn tuyền, Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao. Duyên hội ngộ, đức cù lao, Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?” Nàng bắt buộc phải bán mình chuộc cha và em trai. Hành động này không chỉ là sự hy sinh, mà còn là nỗi day dứt về bổn phận của người con đối với mẹ cha mẹ, là tình thương, sự lo lắng đối với hai em. Nguyễn Du đã thể hiện tình cảm của Thúy Kiều đối với mẹ cha và gắn liền với cả tình chị em, chữ hiếu của Kiều có một nét riêng biệt, không giống với bất cứ một ai. Kiều là một người tình cảm, và cũng là một người con hiếu thảo. Nàng sống với chữ hiếu bằng cả con tim mình. Nàng không so đo, tính toán, cũng không hề kể lể về hành động hy sinh của mình. Mỗi lần nói về nỗi nhớ nhà của Thúy Kiều, Nguyễn Du thường dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để tự bộc lộ tình cảm của mình. Nỗi nhớ ấy xuất phát từ một tình yêu to lớn: tình yêu gia đình của Thúy Kiều. Kiều sẵn sàng hy sinh hạnh phúc lứa đôi mà bán mình chuộc cha và em trai. Mối tình sâu nặng của nàng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn vấn vương thương nhớ, nặng lời thề non hẹn biển. Nàng biết rằng bán mình chuộc cha thì có lỗi với tình yêu, phụ tình với Kim Trọng. Nhưng trước cảnh hoạn nạn của gia đình, nàng phải đưa ra một quyết định khó khăn giữa chữ Tình và chữ Hiếu. Trong tình cảnh bi đát của gia đình như vậy, Kiều không còn nghĩ đến bản thân mình mà chỉ mong cứu được cha và em trai : “Vẻ chi một mảnh hồng nhan, Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.” hay “Hổ sinh ra phận má đào, Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.” Trong suốt mười lăm năm lưu lạc của đời mình Kiều phải chịu không biết bao nhiêu đau khổ, tủi nhục, Kiều luôn lo lắng, và nghĩ về cha mẹ. Dù là ở lầu Ngưng Bích, nơi đất khách quê người, trong cảnh cô độc chỉ có một mình, thì nàng vẫn luôn nhớ về cha mẹ. Rồi những tháng ngày xót xa, ê chề khi phải tiếp khách làng chơi trong lầu xanh của Tú Bà, thì cha mẹ vẫn là điểm tựa, là nỗi nhớ thương trong lòng nàng. Hay khi đã trở thành vợ Từ Hải, là một người có địa vị, nàng cũng nghĩ về cha mẹ, thương cha mẹ đã cách biệt mười lăm năm : 5 “Xót thay huyên cỗi thung già, Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi. Chốc đà mười mấy năm trời, Còn ra khi đã da mồi tóc sương.” Thúy Kiều là một tấm gương về sự hiếu thảo, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân mình để lo cho cha mẹ, và luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ dù gặp phải rất nhiều khó khăn, tủi nhục. Dù biết là tương lai sẽ đau khổ tột cùng nhưng nàng vẫnì lấy chữ Hiếu làm đầu, hy sinh bản thân mà cứu cha và em trai. 2.2.2. Thúy Kiều trong quan hệ với Kim Trọng Câu chuyện tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là một tình yêu đẹp nhưng không được viên mãn. Thúy Kiều và Kim Trọng đã gặp và yêu nhau ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ. Sau lần gặp mặt định mệnh, khi cả nhà đi vắng, Kiều đã sang nhà Kim Trọng hai lần để tìm gặp chàng. Thúy Kiều đã trở nên chủ động, nàng đã đi theo tiếng gọi của con tim đang yêu. Vì tình yêu, nàng đã vượt qua mọi khuôn khổ của lễ giáo phong kiến, không có bất kỳ sợi dây nào của lễ giáo phong kiến có thể trói buộc được bước chân đi tìm tình yêu của nàng Kiều. Nàng tự biết rằng đây là một không gian và thời gian rất nhạy cảm, nhưng không phải vì thế mà nàng e dè không tìm đến tình yêu của mình là Kim Trọng. Nhưng nàng cũng lo sợ, một ngày nào đó, câu chuyện tình yêu của hai người sẽ không thành, và trở thành giấc chiêm bao cho nên trong đêm đó, nàng và Kim Trọng đã thề nguyền với nhau : “Nàng rằng: “Khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa Bây giờ rõ mặt tìm hoa Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” Đúng như nàng đã dự cảm, mối tình của nàng và Kim Trọng mới chớm nở, chưa kịp đơm hoa, kết trái thì giông bão đã ập tới với Thúy Kiều. Gia đình gặp sóng gió, Kiều buộc phải bán mình để cứu cha và em trai. Trong đêm trao duyên lại cho Thúy Vân, Kiều xót xa thương cho Kim Trọng và tiếc cho mối tình đầu tan vỡ. Nhưng dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì nàng cũng vẫn là một người rất chung tình với Kim Trọng. Trong suốt mười lăm năm lưu lạc của mình, Kiều phải lấy Thúc Sinh, Bạc Hạnh và cả Từ Hải, nhưng tình yêu và lời thề thủy chung với Kim Trọng vẫn vẹn nguyên trong sâu thẳm tâm hồn của nàng : “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.” 2.2.3. Thúy Kiều trong quan hệ với Thúc Sinh Câu chuyện tình yêu của Thúc Sinh và Thuý Kiều là chuyện tình của một nhà buôn đã có vợ và một kỹ nữ xinh đẹp chốn lầ xanh. Ban đầu, mối quan hệ giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều là mối quan hệ giữa khách làng chơi và một kỹ nữ, nhưng sau đó Thúc Sinh đã say mê nhan sắc và tài hoa của Thúy Kiều. Vì vậy mà Thúc Sinh đã chuộc Kiều thoát khỏi tay của Tú Bà, thoát khỏi cuộc sống đau khổ, tủi nhục nơi lầu 6 xanh. Kiều rất thông minh và hiểu lý lẽ, khi Thúc Sinh ngỏ ý muốn cưới mình, Kiều đã đưa ra bốn lý do cho rằng Thúc Sinh lấy mình là không đúng : Lý do đầu tiên là Thúc Sinh đã có vợ, dù có yêu Kiều đến đâu thì Thúc Sinh cũng không thể bảo vệ Kiều thoát được sự trừng phạt của Hoạn Thư : “Thế trong dù lớn hơn ngoài, Trước hàm sư tử gởi người đằng la.” Lý do thứ hai là Thúc Sinh còn có cha mẹ, khi chưa có sự cho phép của cha mẹ mà Thúc Sinh đã cưới Kiều về làm vợ lẽ, khi cha mẹ Thúc Sinh biết được sự thật liệu có tha thứ cho Kiều và Thúc Sinh : “Ở trên còn có nhà thông, Lượng trên trông xuống biết lòng có thương ?” Lý do thứ ba là Kiều là gái lầu xanh, nên khi cưới nàng danh gía của gia đình Thúc Sinh sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ : “Lại càng dơ dáng dại hình, Đành thân phận thiếp ngại danh giá chàng.” Lý do thứ tư là Thúc Sinh chỉ yêu Thúy Kiều nhất thời, không biết khi nào sẽ ruồng bỏ nàng : “Rồi ra lạt phấn phai hương, Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng ?” Nhưng rồi sau khi phân tích phải trái để Thúc Sinh hiểu thì nàng Kiều lại mềm lòng, đồng ý về làm vợ cho Thúc Sinh : “Thương sao cho vẹn thì thương, Tính sao cho trọn một đường thì vâng.” Kiều đã sống hết mình cho Thúc sinh, cho mối tình của nàng, cho ân nhân, người đã chuộc nàng ra khỏi lầu xanh đen tối, người đã say mê và lấy nàng làm vợ lẻ nhưng danh không chính, ngôn không thuận vì chưa được người vợ cả là Hoạn Thư đồng ý. Nàng với bản tính vốn là một người thông minh, nhạy cảm, và biết phải trái nên Kiều đã chủ động khuyên Thúc sinh về quê xin phép người vợ cả là Hoạn Thư cho Thúc Sinh cưới Kiều về làm vợ lẽ. Nhưng cũng chính vì điều đó mà Kiều phải rơi vào hoàn cảnh bị người vợ cả của Thúc Sinh, Hoạn Thư hành hạ, chà đạp đến một cách tàn nhẫn, nàng đã phải trả một cái giá đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. 2.2.4. Thúy Kiều trong quan hệ với Hoạn Thư Thúy Kiều vừa là tình địch, lại vừa là kẻ thù không đội trời chung của Hoạn Thư. Mặc dù Hoạn Thư đã nhiều lần dùng mưu mô, thủ đoạn để hành hạ, chà đạp Kiều một cách tàn nhẫn. Nhưng khi Từ Hải mở phiên tòa cho Kiều báo ân báo oán, Kiều đang nắm trong tay mình sự sống chết của Hoạn Thư, nàng có thể trả thù người đã hại mình một cách dễ dàng nhưng vì nàng là một người trọng tình nghĩa, giàu lòng vị tha, nên nàng đã bỏ qua hết mọi tội lỗi của Hoạn Thư. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nàng nhớ tới và đền đáp ân nghĩa một cách xứng đáng. Còn đối với Hoạn Thư, người đã gây ra rất nhiều đau thương cho mình, dù lúc đầu có chì chiết, giận dữ nhưng Kiều 7 vẫn rộng lượng, bao dung, tha bổng cho Hoạn Thư. Lúc đầu Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nhưng sau đó, nàng lại chào thưa Hoạn Thư, gọi Hoạn Thư là tiểu thư và khen Hoạn Thư “khôn ngoan” mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư giờ đây đã khác. Kiều với bản tính vốn lương thiện, rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương nên nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù : “Khen cho: Thật đã nên rằng Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời. Tha ra, thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen. Đã lòng tri quá thì nên Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.” Hành động tha thứ tội lỗi cho Hoạn Thư của Thúy Kiều là điều hoàn toàn hợp lý với tính cách lương thiện và yêu thương mọi người của nàng, dù ở bất cứ nơi đâu hay trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nàng vẫn là người nhân hậu, khoan dung. Cách xử án của Thuý Kiều vừa có lý lại vừa có tình, cách trả ơn thì xứng đáng còn cách báo oán thì hợp lý, không tàn bạo và độc ác như những người khác. 2.2.5. Thúy Kiều trong quan hệ với Từ Hải - tri kỉ trăm năm Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thấy trong cuộc đời của Thúy Kiều có ba mối tình, nhưng lần gặp Từ Hải là lần đánh dấu một bước mới trong cuộc đời của nàng. Kiều đã gặp Từ Hải khi nàng bị bán vào lầu xanh lần thứ hai. Trong cuộc gặp gỡ này Nguyễn Du khơi mở thêm tính cách của Thúy Kiều, một người con gái bất hạnh, lại có nhân cách đáng quí. Qua ngôn ngữ đối thoại giữa Kiều và Từ Hải, Nguyễn Du đã khắc họa tính cách của Thúy Kiều. Kiều phải rơi vào lầu xanh lần thứ hai, phải sống kiếp đọa đày đầy tủi nhục, nhưng mà Kiều vẫn giữ được nhân phẩm của mình. Nàng không sống buông thả, sa đọa khi phải sống trong một môi trường dễ sa ngã như vậy. Với sự thông minh sẵn có, và một tâm hồn nhạy cảm, Kiều đã nhận ra khí phách phi thường, tài năng xuất chúng và nhất là tấm lòng bao dung, hào hiệp của Từ Hải, Kiều đã trả lời Từ Hải : “Thưa rằng: Lượng cả bao dong, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen. Rộng thương cỏ nội hoa hèn, Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau! ” Qua câu trả lời của Thý Kiều, Từ Hải đã cảm kích và nhận ra nàng thật sự là một người tri kỉ, thông minh, sắc sảo, và tinh đời, nàng xứng đáng cùng chàng kết bạn trăm năm. Khi gặp Từ Hải, Thúy Kiều đã bộc lộ phẩm chất vá tính cách cao đẹp của mình. Thúy Kiều đã nhận ra giá trị của Từ Hải, từ đó nàng đã đồng cảm, đồng tình với những khát vọng tương lai của Từ Hải. Chính cuộc gặp gỡ bất ngờ này mà Thúy Kiều và Từ Hải hiểu được ý của nhau, thông cảm cho nhau và có một kết thúc tốt đẹp : 8 “Hai bên ỷ hợp, tâm đầu Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng” Thúy Kiều nảy sinh tình cảm và yêu Từ Hải rất say đắm, mãnh liệt nên khi Từ Hải ra đi nàng than thở rằng : “Cánh hồng bay bổng tuyệt vời, Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm. Đêm ngày luống những âm thầm, Lửa binh đâu đã ầm ầm một phương,” Với tính cách của mình, Thúy Kiều muốn hết lòng với Từ Hải bởi chàng vừa là anh hùng lại vừa là ân nhân. Quyết định đúng đắn nhất của Thúy Kiều đó chính là quyết định trao thân cho Từ Hải. Từ đó, cuộc đời Thúy Kiều có một bước tiến mới, thay đổi hoàn toàn số phận của nàng. Tuy nhiên hành động khuyên Từ Hải ra hàng triều đình là một sai lầm rất nghiêm trọng của Thúy Kiều dẫn đến bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời nàng. Từ Hải chết, cái chết của Từ Hải như một cánh cửa đóng lại cuộc đời tươi sáng của Kiều, buộc Kiều phải đi đến một bi kịch tiếp theo của cuộc đời. 2.3. Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp độc thoại nội tâm 2.3.1. Tâm lý, tính cách của Kiều qua bốn lần Kiều đánh đàn. Thúy Kiều là nhân vật được Nguyễn Du đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm nhiều nhất. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nhiều lần nhắc đến việc Kiều đánh đàn để bộc lộ nội tâm, tính cách nhân vật, nhưng đặc tả tiếng đàn ấy thì trước sau chỉ có bốn lần. Bốn lần Kiều đàn ở bốn hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau, nhưng đều hay như nhau, đó là tâm trạng yêu đương hoặc là đau khổ. 2.3.1.1. Tiếng đàn Kiều đàn trong buổi thề nguyện, đính ước với Kim Trọng. Đây là khúc nhạc yêu đương và cũng là lần đầu tiên Kiều đàn cho người mình yêu nghe. Kiều đàn bằng cảm hứng của trái tim nóng bỏng của một người đang yêu. Qua tiếng đàn, chúng ta có cảm giác như Kiều muốn thổ lộ hết trái tim mình với người yêu vậy : “So dần dây vũ dây văn Bốn dây to nhỏ theo vần chun thương ... Trông như tiếng hạt bay qua Đục như nước suối mới xa nữa vời.” Khúc nhạc này thể hiện một tình yêu mãnh liệt, một trái tim khát khao yêu đương nồng cháy của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng cho nên tiếng đàn rất nhiều âm sắc và đa giọng điệu, lúc thì cao, lúc lại trầm, lúc thì trong trẻo, lúc lại khoan thai, lúc mạnh mẽ, dữ dội, lúc lại ai oán,buồn thương. Qua đó, chúng ta thấy được tác giả Nguyễn Du muốn để cho nhân vật Thúy Kiều được thể hiện một cách tự do, tình yêu được bộc lộ một cách mãnh liệt. 2.3.1.2. Tiếng đàn Thúy Kiều đàn cho Hoạn Thư và Thúc Sinh nghe. 9 Tiếng đàn của Kiều lúc này hể hiện sự bẽ bàng, cam chịu và không để lộ một chút gì chống đối. Kiều ý thức được thân phận của mình là một con hầu, hoàn toàn bất lực và đau xót cho thân phận ấy : “Sớm khuya khăn mặt lược dầu Phận con hầu giữ con hầu, dám sai” Kiều ý thức về thân phận một người vợ lẻ bị sỉ nhục, bị đoạ đày: “Bốn đây như khóc như than Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm Giọt châu lã chã khôn cầm, Cúi đầu, chàng những gạt thầm giọt Tương” Đó là sự đối lập của kẻ hành hạ và người bị hành hạ, kẻ thì hả hê, thỏa mãn, người thì đau khổ, chịu đựng. Tiếng của nước mắt rơi xuống hòa với tiếng đàn biến nhạc lòng thành nhạc điệu. Tất cả như càng giằng xé, gặm nhắm thêm nỗi đau đớn tột cùng của Thúy kiều. 2.3.1.3. Tiếng đàn sau khi giết được Từ Hải, Hồ Tôn Hiến mở tiệc mừng công, bắt Kiều dâng rượu và ép nàng phải đàn cho mình nghe. Đây là khúc đàn bi thương, thê thảm nhất mà Kiều từng đàn. Trước đó, Kiều đàn cho Hoạn Thư và Thúc Sinh nghe bằng nước mắt thì tiếp theo sau đó, Kiều phải đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe bằng chính máu của mình. Còn gì đau đớn hơn khi Kiều phải lấy máu của mình để mua vui cho Hồ Tôn Hiến, một kẻ mưu mô, xảo quyệt, là kẻ đã giết chồng của mình. Một tiếng đàn ẩn chứa ba nỗi đau tột cùng. Đó là nỗi đau của kẻ tòng phạm giết chồng, nỗi đau của người vợ mới mất chồng và nỗi đau bị hạ nhục, buộc phải làm con hầu phục vụ cho kẻ giết chồng mình. Có thể nói đây là tiếng đàn đau đớn, khổ lụy nhất trong toàn bộ Truyện Kiều : “Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay Vẻ ngâm vườn thú nào tày Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu” Khi đánh khúc đàn này tâm trạng của Thúy Kiều đã thay đổi, Kiều ý thức được tội lỗi mình đã gây ra cho Từ Hải, ý thức được sự mất mát không thể nào bù đắp được. Qua khúc đàn, Kiều ca ngợi Từ Hải là đấng anh hùng trước mặt Hồ Tôn Hiến. Qua đó, Kiều muốn lên án tội ác của Hồ Tôn Hiến. Nhưng trước hết, nàng tự kết tội mình đã đẩy Từ Hải đến chỗ thiệt mạng oan uổng. Một tâm trạng buồn não ruột, một nỗi niềm đắng cay, tủi nhục, đau đớn ê chề. Từ Hải chết, Kiều không có ai là tri kỉ, tiếng đàn của nàng còn đau đớn hơn. Nàng tự nhận thức rằng cuộc sống của mình cơ bản là dư thừa, vô ích. Từ suy nghĩ đó đã dẫn đến hành động sau này khiến Kiều tự tử lần thứ hai : “Giết chồng mà lại lấy chồng, 10 Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời?” 2.3.1.4. Lần thứ tư : Kiều đàn cho Kim Trọng nghe trong lúc tái ngộ, đoàn viên. Bối cảnh lần đánh đàn này vẫn như lần đầu tiên, người đàn vẫn là Thúy Kiều và người thưởng đàn vẫn là Kim Trọng, nhưng sau mười lăm năm Kiều lưu lạc thì mọi thứ đều vật đổi sao dời, hoàn cảnh đã khác, Thúy Kiều phải trải qua quá nhiều biến động, đau khổ, bị cuộc đời giằng xé, chà đạp một cách thê thảm, nên khúc đàn này cũng đã khác xưa hoàn toàn : “Phím đàn dìu dặt tay nghiêng Khói trầm cao thấp tiếng thuyền ngân xa Khúc đâu đầm ấm dương hòa ... Trông đâu châu ngọc duyền quyên Ăn sao giọt ngọc Lam - Điền mới Đông !” Khúc đàn này không dồn dập, rạo rực như khúc đàn ban đầu Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe mà thay vào đó là khúc đàn của một nàng Kiều trải nghiệm nhiều nỗi đau đớn, tủi khổ trong cuộc đời. Sau khi trãi qua nỗi đau lưu lạc, chịu sự chà đạp, giằng xé của cuộc đời, Thúy Kiều đã lột xác và trở thành một con người hoàn toàn mới. Dù nợ đời đã trả xong, nhưng hình như Kiều còn nợ chút tình xưa. Chính vì vậy mà khúc đàn này vẫn có một chút yêu thương, nồng ấm. 2.3.2. Tâm lý, tính cách của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích Tâm trạng Thúy Kiều khi sống ở lầu Ngưng Bích là một tâm trạng ê chề, chán chường, muốn chết mà không chết được, muốn sống lại sống không yên. Kiều như đã bị khóa đi cả tuổi thanh xuân và sự tự do ở Lầu Ngưng Bích : “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.” Kiều nghĩ mình như cánh hoa nhỏ bé, yếu ớt giữa dòng nước lớn, dữ dội đang trôi. Nàng xót xa, lo lắng, suy nghĩ cho thân phận nhỏ bé của mình không biết sẽ trôi về đâu. Nàng nhìn về phía bãi cỏ, nhìn về phía chân trời rồi lại nhìn xung quanh mình. Nàng không thể tìm được dù chỉ là một tia hi vọng nhỏ nhoi. Nhìn thấy bãi cỏ rộng lớn trước mắt, Kiều suy nghĩ rồi lại chìm mình trong sự đau khổ, tuyệt vọng. Nàng lo lắng mình cũng sẽ như ngọn cỏ kia, rồi cũng sẽ tới lúc héo khô vì thiếu đi sự tự do, thiếu đi sự thương yêu và quyền được sống hạnh phúc, êm ấm bên người thân, bên người đàn ông yêu nàng thật lòng, điều mà đáng lẽ ra một người con gái đang tuổi xuân thì, có vẻ đẹp tuyệt trần và tài năng vẹn toàn như nàng phải được hưởng. Ngược lại, nàng phải sống ở một nơi nhơ nhuốc, trở thành kẻ mua vui cho người khác, phải sống một cuộc sống tủi nhục, ê chề và đau đớn như địa ngục : “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” 11 Kiều không chỉ cảm nhận mọi thứ xung quanh mình bằng đôi mắt mà còn sử dụng đôi tai để lắng nghe. Nàng như nghe thấy tiếng từng làn gió cuốn trôi đi tất cả sự bình yên và tĩnh lặng trước đó đã có của nàng. Tiếng sóng “âm ầm” dường như cũng chính là tiếng lòng hiện tại của Kiều, nàng cảm thấy sợ hãi vì tương lai của mình không biết sẽ như thế nào và phải làm gì tiếp theo, nàng không biết nên buông xui theo số phận, đầu hàng hiện thực hay phải cố gắng phản kháng như tính cách dịu dàng mà mạnh mẽ của mình. Trong khoảng không gian rộng lớn, bao la ấy Thúy Kiều lại trào dâng tình cảm nhớ tới nhớ người yêu thề non hẹn biển với mình đó là Kim Trọng và nhớ cả những người thân của mình. Thúy Kiều nhớ lại những lời thề non hẹn biển của nàng với Kim Trọng. Nhớ lại giây phút bên nhau rồi nàng lại lo lắng khi tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng đang đi tìm mình ở khắp nơi. Nhưng tìm làm gì khi thân nàng giờ này đã nhuốm hồng trần, nhơ bẩn không còn trắng trong nữa. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu. Thông qua đó chúng ta thấy được Thúy Kiều là người chung thủy, sắc son, dù là trong hoàn cảnh bi ai nhưng nàng vẫn luôn lo lắng cho người yêu và người thân của mình : “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.” Người thứ hai Thúy Kiều nhớ tới đó chính là cha mẹ nàng, nàng lo lắng cho phụ mẫu không có ai chăm sóc sớm khuya. Điều này thể hiện Thúy Kiều là người con vô cùng hiếu thảo luôn nghĩ tới cha mẹ già yếu. Luôn muốn được ở gần phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, đó là tấm lòng đáng quý đáng trân trọng của một người con dành cho đấng sinh thành của mình. Thúy Kiều quả là người có tấm lòng hiếu thảo, ngay cả khi mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân điều đó chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình : “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm.” Nguyễn Du để Thúy Kiều nhớ Kim Trọng lên trước nỗi nhớ cha mẹ là hợp lý, và phù hợp với diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi ấy, bởi vì đối với Kim Trọng, chữ tình chưa trọn, và nỗi đau tình yêu tan vỡ vẫn còn. Kiều luôn cảm thấy mình có lỗi, và mắc nợ với Kim Trọng khi đã phụ chàng. Còn với cha mẹ Thúy Kiều đã phần nào làm tròn chữ hiếu, vì dù sao cuộc sống của ông bà Vương cũng đã tạm ổn, không phải lo lắng gì nhiều. 12 CHƯƠNG III: SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRANG TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA NGUYỄN DU 3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, bản thân ông lại từng làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nên ông bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng Nho giáo. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều luôn tuân theo Tam tòng chi đạo và coi trọng trinh tiết theo đúng như quan niệm đạo đức truyền thống của Nho giáo : “Đã cho vào bậc bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu. Gieo thoi, trước chằng giữu giàng, Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai? Tư tưởng Trung Hiếu” Ngoài ra Kiều còn có tư tưởng trung hiếu, trong vụ án oan “thằng bán tơ”, cha và em trai Kiều bị bắt và bị tra tấn tàn bạo. Để cứu cha và em trai, Kiều phải khó xử giữa công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ và tình yêu vừa mới chớm nở với Kim Trọng. Cuối cùng nàng đành phải lỗi hẹn với Kim Trọng để làm tròn chữ hiếu, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em trai. Kiều đã vì thực hiện cho tròn chữ Hiếu của một người con mà phải quyết định bán thân mình, nhưng đó lại là một quyết định rất cao cả : “Duyên hội ngộ, đức cù lao, Bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn? Để lời thề hải minh sơn, Làm con, trước phải đền ơn sinh thành. Quyết tình, nặng mới hạ tình,” Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều chịu nhiều ảnh hưởng đậm nét của Nho giáo. Với việc khai thác các giá trị có tính Nho giáo như Trung - Hiếu – Nhân – Nghĩa - Lễ - Trí - Tín trong Truyện Kiều đã có những đóng góp giá trị to lớn vào sự phát triển văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam. 3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều Bên cạnh việc vận dụng học tư tưởng Nho giáo, Nguyễn Du còn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Phật giáo. Ông đã dùng thuyết nhân quả và nghiệp báo của đạo Phật để lí giải số phận của nhân vật Thúy Kiều. Sở dĩ Thúy Kiều có số phận đau thương như vậy cũng bởi vì nàng có cái nghiệp từ kiếp trước : “Kiếp xưa đã vụng đường tu Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi Dẫu sao bình đã vỡ rồi Lấy thân mà trả nợ đời cho xong” 13 Theo triết lí của đạo Phật, ở đời không có cái gì tự nhiên mà có, ngẫu nhiên mà sanh. Sở dĩ Kiều mang nghiệp báo là do một duyên tiền định. Số phận Thúy Kiều chính là nhân quả từ kiếp trước. Để chứng minh thuyết nhân quả, báo ứng là có thật và số phận mỗi người đều tương ứng với những hành động của mình đã tạo ra từ kiếp trước. Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều sống lại sau lần tự tử ở sông Tiền Đường bởi vì Kiều đã học hỏi được tinh thần của đạo Phật, nhờ vậy mà Truyện Kiều có một kết thúc thật có hậu, cái hậu ấy chính là sự sum họp của Kiều với những người mà nàng yêu thương nhất. Trải qua mười lăm năm lưu lạc, cuối cùng nàng đã toại ước nguyện đoàn viên với gia đình. Mười lăm năm đoạn trường của nàng là bài học về khổ đế mà nguyên nhân vừa hợp với giáo lí, vừa hợp với tinh thần giới luật nhà phật là lòng khát ái, dục ái. Ngoài ra, chúng ta cũng bắt gặp tinh thần từ bi bác ái, vị tha của đạo Phật qua cách ứng xử của Kiều với những ngưỡi xung quanh. Thúy Kiều đã hy sinh tình yêu, hy sinh hạnh phúc của bản thân để cứu gia đình qua khỏi cơn gia biến, đó chính là lòng hiếu thảo. Trong mười lăm năm lưu lạc, chịu kiếp sống đọa đày, tủi nhục, đáng lẽ ra Kiều phải thương cho thân phận mình, nghĩ về mình nhưng lúc nào Thúy Kiều cũng băn khoăn, lo lắng cho những người thân, cha mẹ, và cả Kim Trọng. Và quan trọng nữa là nàng cũng đã tha thứ, bỏ qua những tội ác mà Hoạn Thư đã gây ra cho mình. Đó chính là sự vị tha. 3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều Sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang được ông thể hiện qua việc lí giải số phận của nhân vật chính là Thúy Kiều bằng thuyết thiên mệnh. Nguyễn Du cho rằng mọi khổ đau tủi nhục của Kiều đều do trời định. Ông đã nhiều lần nói đến trời, đến thiên mệnh. Trong Truyện Kiều tư tưởng thiên mệnh ấy được ông thể hiện qua thuyết “tài mệnh tương đố'”, và “hồng nhan bạc mệnh”. Trong Truyện Kiều mâu thuẫn giữa tài và mệnh tập trung ở nhân vật Kiều. “Tài mệnh tương đố” là niềm tin của ông. Theo thuyết thiên mệnh, người ta giàu, nghèo, sướng, khổ đều là do trời định từ trước và người tài hoa thì sẽ bạc mệnh. Đó là điều mà Nguyễn Du đã chứng minh được bằng cuộc đời của Thúy Kiều. Kiều được miêu tả như một người đẹp toàn diện. Sắc đẹp và tài năng của nàng đã dự báo trước cuộc đời của nàng sẽ đầy sóng gió. Sự đau khổ của Thúy Kiều là do mâu thuẫn giữa tài và mệnh. Tư tưởng ấy dường như xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm và được tác giả khái quát ở phần cuối của tác phẩm: “Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt nhầm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao được mới phần thanh cao Có đâu thiên vị người nào” 14 TỔNG KẾT Để điển hình hóa nhân vật, Nguyễn Du đã sắp xếp các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện vào phần giới thiệu ngay từ đầu, đồng thời, điểm tô, chăm chút bằng những nét mới. Nguyễn Du đã xây dựng nên chân dung hai chị em Thúy Kiều với thái độ trân trọng, ngợi ca, tôn vinh, đồng thời cho ta thấy được vẻ đẹp và tài sắc của Thúy Kiều, đồng thời cũng dự báo tương lai đầy giông bão Thúy Kiều. Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều mà ông còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm hạnh của nàng. Ông đã xây dựng một Thúy Kiều hoàn hảo, từ đó, khắc sâu thêm nỗi đau của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn và đức hạnh bị vùi dập, phải đưa thân vào chốn ô nhục. Ngoài ra, Nguyễn Du đã xây dựng nên thế giới nội tâm nhân vật vô cùng phong phú, tinh tế và sâu sắc. Mỗi nhân vật có một đời sống riêng, một sức sống riêng, lay động lòng người, đi vào nhân gian và sống giữa nhân gian như những con người thật, việc thật. Đây cũng chính là thể hiện trái tim yêu thương con người vô bờ bến của Nguyễn Du. Nguyễn Du thể hiện tình yêu thương con người vô bờ bến của mình bằng cách vẽ nên nét đẹp cao quý của tâm hồn, thông cảm sâu sắc với nỗi đau tận đáy của con người, và tập trung cao nhất vẫn là ở nỗi đau khổ của nàng Kiều, nhân vật chính trong tác phẩm Truyên Kiều. Một biệt tài khác của Nguyễn Du nữa là tả cảnh ngụ tình. Ở tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện sâu sắc nỗi nhớ cha mẹ, người yêu của Thúy Kiều. * Chú thích : (1) Nguyễn Lộc. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX. (tái bản lần thứ 3), NXB Giáo dục, 1999, tr. 336. TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH THAM KHẢO : 1. Nhiều tác giả. Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du : Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2015. 2. Nhiều tác giả. Kỷ niệm hai trăm năm năm sinh Nguyễn Du, Nhà xuất ban Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1967. 3. Phan Ngọc. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001. 4. Trần Đình Sử. Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo Dục, 2003. 5. Hà Huy Giáp. Truyện Kiều của Nguyễn Du, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2001. 6. Phạm Đan Quế. Truyện Kiều đối chiếu, NXB Hải Phòng, 1999. 7. Nguyễn Hiến Lê. Lão Tử – Đạo đức kinh, NXB Văn hoá, 1998. 8. Đào Duy Anh. Khảo luận về “ Truyện Thuý Kiều”. Nxb Văn hoá. Hà Nội. 1958. 9. Đào Duy Anh. Truyện Kiều trong văn hóa Việt Nam. NXB Thanh niên, 2013. 15 10. Nhiều tác giả. Truyện Kiều - Sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ. NXB Văn hóa - Thông tin, 2013. ĐỊA CHỈ WED THAM KHẢO 1. https://phebinhvanhoc.com.vn/truyen-kieu-duoi-goc-nhin-van-hoc-nu-quyen-1/?fbc lid=IwAR2eF0hSD1WBvV97_RzMzN8ksz-lj6IHq_da3stMXaDXhXtDLSeF8oOnEe 8 2. http://epaper.edu.vn/san-pham/tai-lieu/tu-ca-tinh-cua-bac-tai-nu-den-trang-thai-luo ng-tinh-cua-chu-the-sang-tao-mot-cach-doc-truyen-kieu-cua-nguyen-du-tu-ly-thuyet-p he-binh-nu-quyen/ 3. http://www.nguyendu.com.vn/vi/su-khac-biet-trong-cach-ung-xu-cua-nhan-vat-thu y-kieu-trong-kim-van-kieu-truyen-va-truyen-kieu-654DF32D072555B58D7B848205C 436F3.html 4. https://phebinhvanhoc.com.vn/truyen-kieu-va-van-hoa-trung-quoc/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan