Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cuối khóa xử lý vướng mắc về việc ra thu hồi đất đến từng hộ gia đ...

Tài liệu Tiểu luận cuối khóa xử lý vướng mắc về việc ra thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân và thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với 32 hộ dân tại dự án xây dựng khu đô thị thành phố giao lưu

.PDF
25
294
136

Mô tả:

Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề thu hồi đất, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng là một công việc vô cùng phức tạp, khó khăn chung trong cả nước, mang tính kinh tế - xã hội tổng hợp; với Thủ đô Hà Nội, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - giải phóng mặt bằng lại càng phức tạp gấp bội lần. Giải phóng mặt bằng là khâu đầu tiên để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch, có tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô theo hướng văn minh hiện đại và bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - giải phóng mặt bằng luôn được Thành uỷ - HĐND - UBND Thành phố xác định là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhậy cảm, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài; thực hiện thành công công tác giải phóng mặt bằng không những có tác động trực tiếp đến việc thực hiện tốt 05 nhiệm vụ trọng tâm, 02 khâu đột phá của Thành phố mà còn có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thành phố, biến khó khăn thành cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư của Thành phố hấp dẫn đón nhận, thu hút các nguồn vốn, các dự án đầu tư của Chính phủ, Bộ ngành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài những kết quả đã đạt được, hiện nay quá trình thực hiện công tác thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - giải phóng mặt bằng cũng còn gặp nhiều khó khăn do: một số quy định của Luật Đất đai cũng như của các Nghị định còn thiếu đồng bộ và chưa nhất quán; các văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành có độ trễ lớn, văn bản Luật ban hành, có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện do chưa kịp thời ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan, UBND cấp Tỉnh chưa kịp thời quy định cụ thể việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Chính phủ tại địa phương; UBND các quận, Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 1 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo huyện trong quá trình thực hiện công tác GPMB chưa nghiên cứu toàn diện các văn bản quy định của Nhà nước liên quan.. Từ đó đã tạo ra những bất cập trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt đối với các dự án thực hiện trong giai đoạn chuyển giao giữa các thời kỳ chính sách của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tôi xin trình bày tình huống liên quan đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng: “Xử lý vướng mắc về việc ra thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân và thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với 32 hộ dân tại dự án Xây dựng khu đô thị Thành phố giao lưu” với một số nội dung cơ bản như sau: Phần I: Mô tả tình huống Phần II: Phân tích tình huống Phần III: Xử lý tình huống Phần IV: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án xử lý tình huống Phần V: Đề xuất kiến nghị. Qua khoá học lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, tôi có thêm được những kiến thức về Nhà nước – pháp luật, nền hành chính và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, từ đó để vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn công việc tại cơ quan, đơn vị một cách linh hoạt, sáng tạo, đồng thời, nâng cao hơn nữa năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, với trình độ kiến thức còn hạn hẹp về công tác quản lý nhà nước và kinh nghiệm thực tiễn ít nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết; rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và bạn đọc. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 2 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo Phần I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống Ngày 29/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, đã thông qua Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, thay thế Luật Đất đai năm 2003. Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013: UBND cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp tỉnh và cả UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất. Ngày 15/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014. Ngày 18 tháng 5 năm 2004, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 3823/QĐ-UB về việc thu hồi 973.977m2 đất tại xã M, huyện T; giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng quốc tế Vigeba để đầu tư xây dựng Khu đô thị “Thành phố giao lưu”. Dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu” là một khu đô thị mới nằm trong quy hoạch chung của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, Chính phủ cũng như UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 3 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo Ngay sau khi có quyết định thu hồi đất của Thành phố Hà Nội, UBND huyện T đã tích cực triển khai thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định hiện hành của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, cụ thể: + Chế độ chính sách theo Luật Đất đai 2003, Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Quyết định số 18/20077QĐ-UB ngày 29/9/2008; số 108/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố về ban hành bản quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khác có liên quan; + Chế độ chính sách, trình tự thủ tục thực hiện công tác GPMB: theo Luật Đất đai 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố về ban hành bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội và các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khác có liên quan; Luật đất đai 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014. 2. Nội dung chính của tình huống UBND huyện T đã triển khai thực hiện công tác GPMB dự án ngay sau khi có quyết định thu hồi đất tổng thể của UBND Thành phố Hà Nội (ngày 18/6/2004), cụ thể: tổ chức điều tra, kê khai, xác nhận nguồn gốc đất và tài sản trên đất của các hộ dân, lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, cụ thể: Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 4 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo - Ngày 09/11/2004, UBND huyện T phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đợt 1 cho 05 hộ. Các hộ dân thuộc đợt 1 đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. - Ngày 30/12/2005, UBND huyện T căn cứ vào Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Quyết định số 26/2005/QĐUBND ngày 18/02/2005 của UBND Thành phố Hà Nội để thực hiện công tác kiểm kê, lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đợt 2 đối với 164 hộ gia đình tại xã M có đất bị thu hồi trong phạm vi dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu. 132 hộ dân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng; còn 32/164 hộ không chấp thuận phương án, không nhận tiền và bàn giao mặt bằng và đến nay vẫn trực tiếp quản lý, sử dụng phần đất của mình. UBND huyện T và Chủ đầu tư dự án đã nhiều lần vận động các hộ dân nhận tiền, bàn giao mặt bằng, tuy nhiên các hộ dân kiên quyết không chấp hành. Đến năm 2014, UBND huyện T triển khai, rà soát các bước quy trình theo quy định để tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân thì các hộ dân có đơn khiếu nại việc UBND huyện T không ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân là trái với quy định của Luật đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 và vì vậy không có căn cứ để áp dụng biện pháp hành chính để thu hồi đất và yêu cầu phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo chính sách quy định tại Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 đối với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Trên thực tế, tại thời điểm giao thời sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, việc thực hiện ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình khi tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện T cũng như một số quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa được thực hiện. Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội nhiều lần chỉ đạo UBND huyện T giải quyết dứt điểm nội dung tồn tại về việc bồi thường, hỗ trợ đối với 32 hộ dân tại dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu nhưng đến năm 2015 nội dung này chưa được giải quyết dứt điểm. Thời gian càng kéo dài, việc giải quyết nội dung vướng mắc càng khó khăn do trong thời gian qua, Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội nhiều lần thay đổi, bổ sung quy định mới về chính sách bồi thường, hỗ Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 5 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo trợ và tái định cư khi thực hiện thu hồi đất theo hướng ngày càng quan tâm đến quyền lợi người bị thu hồi đất hơn. Tại thời điểm năm 2014, Luật đất đai Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và UBND thành phố Hà Nội đã ban hành và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009. Theo các quy định mới này, người bị thu hồi đất theo chính sách hiện hành có lợi hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2005 (thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 32 hộ dân). Vì vậy, các hộ dân bị thu hồi đất đề nghị UBND huyện T phải có quyết định thu hồi đất đến từng hộ và các hộ phải được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thời điểm quyết định thu hồi đất đến từng hộ (năm 2015) theo đúng quy định của pháp luật đất đai và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ theo Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 6 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo Phần II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết nội dung vƣớng mắc - Luật Đất đai 2013; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số 26/2005/QĐ-UBND ngày 18/2/2005 của UBND thành phố Hà nội về ban hành bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố. - Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các NGhị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái dịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố. 2. Mục tiêu đặt ra của tình huống - Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu là dự án được triển khai công tác GPMB trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực và kéo dài đến nay khi Luật Đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành. Nội dung vướng mắc về thu hồi đất, GPMB đối với 32 hộ dân làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án. Qua nắm tình hình, trên địa bàn huyện T cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều dự án thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp cũng gặp phải nội dung vướng mắc tương tự. Trên cơ sở xem xét, phân tích, giải quyết nội dung vướng mắc này làm tiền đề, cơ sở để giải quyết nội dung vướng mắc tương Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 7 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo tự phát sinh tại một số dự án khác trên địa bàn huyện T cũng như toàn thành phố Hà Nội. - Giải quyết hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước – lợi ích của người có đất bị thu hồi- lợi ích của tổ chức được Nhà nước giao đất. - Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước và của người dân có đất bị thu hồi. 3. Phân tích tình huống Để đảm bảo tiến độ GPMB, bàn giao đất thực hiện dự án theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện T đã tích cực triển khai ngay công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các quy định của Nhà nước, Chính phủ về thu hồi đất, GPMB. Đặc biệt, trong thời điểm này, UBND Thành phố Hà Nội chưa kịp thời quy định cụ thể hóa các quy định của Nhà nước, Chính phủ ban hành về việc thu hồi đất (đặc biệt là việc thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân). Việc UBND huyện T khi thực hiện công tác GPMB trên địa bàn chưa nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng Luật đất đai, Nghị định hướng dẫn Luật của Chính phủ dẫn đến thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật đất đai về việc thu hồi đất. Đối với việc bồi thường, hỗ trợ dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu nói chung cũng như đối với 32 hộ dân này nói riêng, UBND huyện T đã cơ bản căn cứ đúng vào các quy định hiện hành tại thời điểm thực hiện GPMB (năm 2005), cụ thể: - Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: UBND huyện T đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với 32 hộ dân này theo đúng quy định của Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội tại thời điểm phê duyệt phương án (năm 2005) tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 26/2005/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 8 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo - Về trình tự thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB: UBND huyện T đã không thực hiện việc ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ sau khi UBND Thành phố Hà Nội có quyết định thu hồi đất tổng thể dự án là chưa thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục hành chính về thu hồi đất theo quy định của Điều 66 Luật Đất đai 2013, Nghị định 181/2004/NĐ-CP dẫn đến việc các hộ dân có căn cứ khiếu nại, UBND huyện T không có đủ thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân này theo quy định. Nay, Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, việc thực hiện các biện pháp hành chính phải thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013. Khi phát hiện nội dung vướng mắc, UBND huyện T đã không kịp thời giải quyết nội dung vướng mắc theo trách nhiệm, thẩm quyền, công tác GPMB dự án kéo dài từ năm 2005 đến năm 20015 dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư thi công, chậm tiến độ thực hiện dự án ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như gây bức xúc trong dư luận nhân dân tại xã M (đặc biệt đối với phần diện tích đã được các hộ dân bàn giao mặt bằng từ năm 2005 nhưng bỏ trống, chưa đưa vào thi công công trình). 4. Nguyên nhân của tình huống Việc triển khai GPMB dự án Thành phố giao lưu trên địa bàn huyện T được thực hiện từ năm 2004. Từ đó đến nay, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. * Nguyên nhân khách quan: - Tháng 12 năm 2005, thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn bộ dự án, nhiều hộ dân không hợp tác trong quá trình GPMB dự án, mặt khác phải tập trung giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. - Ngày 17/8/2005, UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 5861/QĐ-UB về việc thu hồi các quyết định số 3823/QĐ-UB ngày 18/6/2004 và số 4437/QĐ-UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố là quyết định giao đất Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 9 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo chính thức của Dự án). Do vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bị dừng lại. - Ngày 09/9/2005, UBND Thành phố có văn bản số 3952/UB-NNĐC về việc tiếp tục cho triển khai dự án khu đô thị “Thành phố giao lưu”. - Ngày 15/02/2007, UBND Thành phố ký Quyết định giao đất số 749/QĐ-UBND cho phép tiếp tục thực hiện và điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 3283/QĐ-UB ngày 18/6/2004 và quyết định số 4437/QĐ-UB ngày 15/7/2004 của UBND Thành phố để tiếp tục triển khai thực hiện dự án. - Khi được UBND Thành phố Hà Nội cho phép tiếp tục triển khai dự án (năm 2007) thì cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố có nhiều thay đổi (từ Luật đất đai 1993 thay thế bằng Luật Đất đai 2003 và hiện nay là Luật Đất đai 2013; từ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 thay thế Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và nay là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; từ Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 thay thế bằng Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 và nay là Quyết định số 23/2014/QĐUBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố). * Về nguyên nhân chủ quan: - Chủ đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ và quyết liệt với UBND huyện T để vận động các hộ có đất thu hồi nhận tiền, bàn giao mặt bằng. - UBND huyện T chưa có những biện pháp hành chính kiên quyết thu hồi đất, chưa có những giải pháp để tiếp nhận mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án; trình UBND Thành phố tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ngay sau khi UBND Thành phố có quyết định giao đất số 749/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 cho phép tiếp tục thực hiện dự án. - Các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi cũng chưa chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước, không hợp tác và liên tục có đơn thư khiếu nại, kiến nghị. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 10 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo 5. Hậu quả để lại - Gây bức xúc trong nhân dân, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài trong nhiều năm - Không thu hồi được mặt bằng sạch, không thực hiện đúng tiến độ của Dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, của UBND Thành phố. - Khó khăn trong quá trình giải quyết, khắc phục tồn tại vướng mắc. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 11 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo Phần III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu xem xét, giải quyết nội dung vƣớng mắc - Để giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu, bàn giao mặt bằng sạch cho Chủ đầu tư để triển khai thi công công trình theo tiến độ. - Trên cơ sở giải quyết nội dung vướng mắc này làm tiền đề, cơ sở để giải quyết nội dung vướng mắc tương tự phát sinh tại một số dự án khác trên địa bàn huyện T cũng như toàn thành phố Hà Nội. - Từ việc giải quyết nội dung vướng mắc này, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nói chung cũng như những quy định trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB. 2. Xây dựng và lựa chọn phƣơng án giải quyết a) Phƣơng án 1: - UBND huyện T không phải thực hiện ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình đối với 32 hộ dân, đồng thời giữ nguyên phương án bồi thường, hỗ trợ của các hộ đã được UBND huyện T phê duyệt tại thời điểm năm 2005. * Lý do áp dụng phương án 1: - Về pháp lý: tại thời điểm UBND huyện T triển khai thực hiện GPMB dự án, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ đợt 1 (ngày 9/11/2004) thì Nghị định số 181/2004/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003) chưa công bố trên Công báo, vì vậy Nghị định này chưa có hiệu lực thi hành. UBND thành phố Hà Nội cũng chưa ban hành quy định cụ thể về việc ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ khi thực hiện GPMB. - Về thực tế: tại thời điểm giao thời sau Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (ngày 01/7/2004), việc ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình khi tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định trên địa bàn huyện T cũng như một số quận, huyện khác chưa được thực hiện. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 12 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo - Phương án bồi thường, hỗ trợ của 32 hộ dân đã được tính toán, lập và phê duyệt theo đúng chính sách tại thời điểm thực hiện phê duyệt (năm 2005). * Ưu, nhược điểm của phương án 1: - Ưu điểm: + UBND huyện T có thể nhanh chóng hoàn tất thủ tục cưỡng chế thu hồi đất, không mất thời gian điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ của 32 hộ dân. Việc thực hiện cưỡng chế phải thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, Điều 99 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. + Không phát sinh phức tạp từ đa phần các hộ dân tại dự án đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng từ năm 2005 (137 hộ). + Do không phải điều chỉnh phương án theo chính sách GPMB hiện nay (năm 2015), Nhà nước không phải chi trả bổ sung tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân. - Nhược điểm: + Không thực hiện đúng theo quy định của Luật đất đai, việc không ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ là lỗi của chính quyền địa phương chưa không phải của các hộ dân. Điều này dẫn đến các hộ tiếp tục khiếu kiện. + 32 hộ dân đến nay nếu cưỡng chế thu hồi đất, phải di chuyển mà không được điều chỉnh phương án theo chính sách tại năm 2011, chỉ được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại thời điểm năm 2005 sẽ là rất thiệt thòi về quyền lợi, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân. Hơn nữa, từ thời điểm năm 2005 đến nay đã có nhiều biến động liên quan đến tài sản trên đất của các hộ dân. b) Phƣơng án 2: - UBND huyện T tiếp tục ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền; giữ nguyên phương án bồi thường, hỗ trợ của các hộ đã được phê duyệt theo chính sách năm 2005, điều chỉnh bổ sung chênh lệch tăng về giá đất bồi thường của năm 2015 so với năm 2005 do chậm bồi thường, hỗ trợ. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 13 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo * Lý do áp dụng phương án 2: - Về pháp lý: + Quyết định thu hồi đất tổng thể của dự án (Quyết định thu hồi đất số 3823/QĐ-UB ngày 18/5/2004 của UBND Thành phố Hà Nội) còn hiệu lực và đảm bảo tính pháp lý cho việc thu hồi đất. Việc tiếp tục ra quyết định thu hồi đất đến các hộ trên cơ sở quyết định thu hồi đất tổng thể của Thành phố là thủ tục hành chính phải tiến hành để đảm bảo tính pháp lý của việc thu hồi đất. + Trên cơ sở quyết định thu hồi đất tổng thể, UBND huyện T đã tính toán, lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân đảm bảo theo đúng theo chính sách tại thời điểm thực hiện phê duyệt (năm 2005). Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 39 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nêu: “Đối với những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được phê duyệt trước khi nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo phương án đã được duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo quy định tại nghị định này. Trường hợp thực hiện bồi thường chậm thì giá đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo khoản 2, Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP” đồng thời tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ có quy định: “Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất và quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 01/7/2014 thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã phê duyệt”. Tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP quy định về giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ đối vói trường hợp chậm thực hiện bồi thường như sau: “Bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá đất tại thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá tại thời điểm có quyết định thu hồi đất thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường..”. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 14 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo * Ưu, nhược điểm của phương án 2: - Ưu điểm: + Đảm bảo tính pháp lý của việc thu hồi đất. + Đảm bảo việc việc áp dụng chính sách công bằng, thống nhất đối với các hộ dân trong cùng dự án. + Ổn định tình hình chính trị, xã hội tại địa phương. + Không phải điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ nên UBND huyện T có thể nhanh chóng phê duyệt bổ sung phương án và sớm hoàn thành việc thu hồi đất; Chi phí chi trả bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân tăng nhưng không nhiều. - Nhược điểm: + Về pháp lý: Ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ nhưng không điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ theo chính sách tại thời điểm quyết định thu hồi đến từng hộ là chưa đảm bảo tính pháp lý của phương án bồi thường, hỗ trợ. + 32 hộ dân vẫn thấy chưa thỏa đáng vì họ mong muốn được bồi thường, hỗ trợ tại thời điểm ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ và thực hiện thu hồi hồi đất (2015). Điều này dẫn đến các hộ tiếp tục khiếu kiện. c) Phƣơng án 3: - UBND huyện T thực hiện ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ; đồng thời lập, phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ đối với 32 hộ dân theo chính sách và đơn giá đất tại thời điểm hiện hành (năm 2015). Sau khi các hộ dân có khiếu nại về việc UBND huyện T không ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ, qua kiểm tra, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố đã chủ trì các ngành họp, thống nhất và Tờ trình số 620/TTr-BCĐ ngày 10/7/2015 của Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố. Theo đó: Để giải quyết tồn tại dự án, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố, Liên ngành đề nghị Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 15 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo UBND Thành phố cho phép đối với 32 chủ sử dụng đất đã được UBND huyện T phê duyệt phương án năm 2004 nhưng các hộ chưa nhận tiền, chưa bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư với những lý do khách quan và chủ quan, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa có mặt bằng để thực hiện dự án: đề nghị UBND Thành phố cho phép UBND huyện T phải ban hành quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân và phê duyệt bổ sung hỗ trợ khác nhưng tổng mức bồi thường, hỗ trợ các hộ được nhận (bao gồm hỗ trợ bổ sung khác và bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt trước đây) không vượt quá quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại hiện hành của UBND Thành phố. - UBND Thành phố Hà Nội có văn bản số 5578/UBND-TNMT ngày 28/7/2015 chỉ đạo giải quyết khó khăn, trong đó yêu cầu UBND huyện T thực hiện theo quy định của Luật đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân theo nội dung đề nghị của Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố. * Lý do áp dụng phương án 3: Tuân thủ đúng quy định của Điều 66 Luật Đất đai 2013 về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB. Để đảm bảo tính pháp lý của phương án bồi thường, hỗ trợ và quyền lợi của 32 hộ dân. Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà Nội. * Ưu, nhược điểm của phương án 3 - Ưu điểm: + Giải quyết được nguyện vọng của nhân dân; + Làm tăng mức độ tín nhiệm của nhân dân với chính quyền các cấp vì như vậy các cấp chính quyền đã thực hiện công tác GPMB và giải quyết vướng mắc theo đúng trách nhiệm, thẩm quyền, đảm bảo lợi ích chính đáng của các hộ dân. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 16 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo + Có tính khả thi thực hiện trên thực tế, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, thu hồi được mặt bằng và triển khai dự án. - Nhược điểm: + UBND huyện T phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án được cần kéo dài thêm thời gian để thu thập thêm hồ sơ và báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền. + Số tiền ngân sách bỏ ra chi trả cho các hộ dân sẽ tăng nhiều. + Phát sinh bất cập, dư luận không tốt từ các hộ dân đã chấp hành bàn giao mặt bằng từ năm 2005 (137 hộ dân). Các hộ này kiến nghị được điều chỉnh phương án theo chính sách bồi thường, hỗ trợ năm 2011 như 32 hộ dân này. Tuy nhiên, về nguyên tắc trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ thì không thực hiện hồi tố chính sách đối với các trường hợp đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Trên cơ sở phân tích đánh giá ưu và nhược điểm của 03 phương án nêu trên, theo tôi phương án tối ưu được lựa chọn là phương án 3 – là phương án tuân thủ Pháp luật Đất đai, đảm bảo tính pháp lý của việc thu hồi đất và mang lại ưu điểm đắt giá nhất, giải quyết được tận gốc vấn đề khiếu kiện của dân, giải quyết dứt điểm nội dung tồn tại, bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư. Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 17 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo Phần IV XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN 1. Kế hoạch triển khai STT 1 Cơ quan thực hiện UBND huyện T Nội dung công việc Thời gian thực hiện Tiếp thu kiến nghị các hộ 3 ngày dân, có văn bản báo cáo Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội xem xét chính sách bồi thường, hỗ trợ giải quyết vướng mắc Dự án 2 Ban Chỉ đạo GPMB Chủ trì họp các Sở, ngành 3 ngày làm việc Thành phố và có Tờ trình báo cáo UBND Thành phố tháo gỡ vướng mắc Dự án 3 UBND Thành phố Chấp thuận nội dung đề 3 ngày làm việc nghị của ban Chỉ đạo GPMB Thành phố tháo gỡ vướng mắc Dự án 4 Tổ công tác giúp việc Tổ chức phát tờ khai và 10 ngày làm việc Hội đồng GPMB dự án điều tra tài sản phát sinh của các hộ dân (so với thời điểm đã kê khai năm 2005), công bố chính sách đã được UBND Thành Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 18 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo phố chấp thuận 5 UBND xã M Xác nhận nguồn gốc đất 5 ngày làm việc bổ sung trên cơ sở thu thập ý kiến của các hộ dân; tổng hợp kết quả báo cáo UBND huyện M 6 Ban QLDA khu đô thị Trên cơ sở hồ sơ điều tra 5 ngày làm việc Thành phố giao lưu và xác nhận nguồn gốc đất bổ sung, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bổ sung cho các hộ. 7 Phòng Tài nguyên Môi Nghiên cứu hồ sơ, thẩm 5 ngày làm việc trường huyện T định và dự thảo quyết định thu hồi đất đến từng hộ 8 Ban bồi thường GPMB Thẩm huyện T định dự thảo 5 ngày làm việc phương án bồi thường, hỗ trợ; 9 UBND xã M Công khai dự thảo phương 03 ngày làm việc án, lấy ý kiến về phương án dự thảo 10 Ban Bồi thường GPMB Hoàn chỉnh phương án dự 03 ngày làm việc thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Hội đồng họp thẩm định, thông qua 11 Hội đồng GPMB huyện Họp thông qua phương án 02 ngày làm việc T dự thảo, làm tờ trình Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 19 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hảo UBND huyện T phê duyệt 12 UBND huyện T Ra quyết định thu hồi đất 05 ngày làm việc đến từng hộ; ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với từng hộ 13 UBND QLDA xã M, Ban Công khai phương án sau 03 ngày làm việc Khu đô thị phê duyệt, tổ chức chi trả Thành phố giao lưu tiền bồi thường, hỗ trợ Lớp tiêu chuẩn ngạch chuyên viên K6A-2015 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan