Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cuối khóa xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt đ...

Tài liệu Tiểu luận cuối khóa xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả của công ty trách nhiệm hữu hạn khánh an

.PDF
19
710
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khánh An . Họ tên: Trần Thị Bích Ngọc Chức vụ: Công chức Đơn vị công tác: Đội QLTT số 20 - Chi cục QLTT Hà Nội Năm 2015 Phần I. LỜI NÓI ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng của các đối tượng trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng những thủ đoạn ngày càng tinh vi với quy mô lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trên địa bàn. Mặc dù công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi. Tình hình đó không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Cùng với sự phát triển và hội nhập về kinh tế, hoạt động buôn lậu và sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi, phức tạp. Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là nhiệm vụ khó khăn, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng, tính chất công việc nguy hiểm. Trong khi phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng chức năng nhìn chung còn lạc hậu, kinh phí hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản luật pháp chưa thực sự đồng bộ, giữa các văn bản còn có những điểm chồng chéo, một số chế tài xử lý quá cao không phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Qua thực tế quản lý thị trường tại huyện Phúc Thọ, đang tồn tại một số tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả. Đội quản lý thị trường số 20 đóng trên địa bàn thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp và các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý các 1 hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, từ đầu năm 2015 đến nay đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vụ việc vi phạm trong các lĩnh vực trong đó có 4 vụ việc vi phạm về sản xuất hàng giả trên địa bàn. Từ sự nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý thị trường trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội và những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – TP Hà Nội, tôi lựa chọn tiểu luận với đề tài: “Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khánh An” với mong muốn góp phần nghiên cứu, vận dụng để giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn có hiệu quả, kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. 1.2. Mục tiêu chọn đề tài Hàng giả, hàng kém chất lượng ngày nay tràn lan trên thị trường gây nên những hậu quả không nhỏ mà bản thân người tiêu dùng không thể lường hết được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tới sức khỏe cộng đồng xã hội. Và sự khác biệt giữa thật giả - giả thật không phải người tiêu thụ nào cũng phân biệt được dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất kinh doanh hàng giả là nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng quản lý thị trường, giúp ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng. Từ thực tế nói trên, hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và quyết tâm của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đường lành mạnh, làm giảm uy tín của hàng hóa chính hiệu dẫn đến làm giảm sức tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường, dẫn đến tự hạ thấp hoặc triệt tiêu một nhãn hiệu. Đồng thời hàng giả, hàng nhái còn làm thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng là phải trả nhiều tiền để mua phải sản phẩm giả 2 với chức năng sử dụng kém và phẩm chất thấp, thậm chí không có giá trị sử dụng. Việc lựa chọn đề tài tiểu luận này sẽ giúp tôi hiểu hơn về các quy phạm pháp luật có liên quan và thực tế xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của quản lý thị trường đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả. Đây là một vấn đề mang tính thực tiễn, với phạm vi rộng, do thời gian có hạn và bản thân mới bước vào nghề vẫn còn nhiều điều cần phải học tập và hoàn thiện, bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót cần bổ sung, tôi mạnh dạn đưa ra để mong được trao đổi cùng các bạn đồng học và mong được sự góp ý, chỉnh lý của thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp cho bản thân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: lý thuyết (các văn bản quy phạm pháp luật) và thực tế (các hồ sơ vụ việc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu). Phương pháp phân tích. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp tổng hợp, liên kết vấn đề. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận chỉ tập trung vào việc xử lý tình huống đặt ra là xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả (mặt hàng bánh trung thu không đảm bảo chất lượng như công bố trên bao bì sản phẩm, các chất phụ gia không có nguồn gốc xuất xứ) của Công ty TNHH Khánh An, có trụ sở tại cụm 8, xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Thẩm quyền xử lý vụ việc thuộc Đội quản lý thị trường số 20 - huyện Phúc Thọ. 3 1.5. Bố cục của tiểu luận Bố cục tiểu luận gồm 3 phần: Phần I. Lời nói đầu 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu chọn đề tài 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.5. Bố cục Phần II. Nội dung 2.1. Mô tả tình huống 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn Phần III. Kết luận và kiến nghị 4 Phần II. NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống Dịp sản xuất bánh nướng, bánh dẻo phục vụ hàng bán đợt tết Trung thu năm 2015, nhiều hộ dân sống xung quanh cơ sở sản xuất bánh trung thu của Công ty TNHH Khánh An phản ánh với cơ quan chức năng cơ sở này mỗi khi sản xuất đều gây ra mùi hôi nồng nặc khó chịu. Trong dịp gần tết trung thu cơ sở này thường xuyên sản xuất cả ngày, đêm nên họ thường xuyên phải tiếp xúc với những mùi hôi xuất phát từ cơ sở bánh trung thu này khiến họ vô cùng bất bình. Qua phản ánh của người dân, Đội quản lý thị trường số 20 đã cử cán bộ, kiểm soát viên xuống trực tiếp cơ sở điều tra nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất bánh trung thu này và đã phát hiện một số sai phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Sau khi gửi đề xuất kiểm tra và được sự phê duyệt của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội ngày 01/9/2015, Đội quản lý thị trường số 20 đã ra quyết định kiểm tra đối với Công ty TNHH Khánh An. Đội kiểm tra đã tiến hành kiểm tra các vấn đề thuộc thẩm quyền sau: - Về điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp đã xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 01R8001523, cấp ngày 31/3/2013 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm do phòng y tế huyện Phúc Thọ cấp. Giấy khám sức khỏe cho 25 công nhân đang làm việc tại cơ sở sản xuất. 5 Về điều kiện kinh doanh của công ty phù hợp với yêu cầu theo quy định của pháp luật, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty. - Về thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng bánh trung thu: Công ty sản xuất mặt hàng bánh trung thu nhãn hiệu Hữu Nghị. Qua điều tra trinh sát, các cán bộ Quản lý thị trường nghi ngờ về chất lượng sản phẩm sản xuất của công ty này, và Đội quản lý thị trường số 20 đã lấy mẫu bánh trung thu này đi kiểm tra, giám định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kết quả kiểm tra cho thấy thành phần của sản phẩm thực tế không đúng với thành phần được công bố trên bao bì của sản phẩm, có nhiều chất phụ gia không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định với nguồn gốc xuất xứ không rõ trên thị trường. Qua thực tế kiểm tra, Đội đã phát hiện thấy nguyên liệu sản xuất bị ẩm mốc, bảo quản trong điều kiện không đảm bảo vệ sịnh, nhiệt độ cần thiết để duy trì, một số loại phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ như bột mỳ, bột nở…. không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, sử dụng dầu ăn tái chế, không đảm bảo chất lượng, gây mùi hôi khó chịu khi sản xuất, đặc biệt là các mẫu hàng thành phẩm gửi đi kiểm tra giám định của công ty đều không đạt yêu cầu về thành phần và chất lượng như công bố trên bao bì sản phẩm. Do vậy Đội quản lý thị trường số 20 đã đưa ra kết luận rằng Công ty TNHH Khánh An đã vi phạm về hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả theo khoản a, mục 8, điều 3 Nghị định 185/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15/11/2013 quy định hàng giả là: “hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký”. Đội quản lý thị trường số 20 phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng 6 của Công ty TNHH Khánh An và tạm giữ số hàng hóa là 100 thùng bánh trung thu thành phẩm, 85 kg chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ để xử lý. 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Tình huống đặt ra yêu cầu Đội quản lý thị trường số 20 phải giải quyết 2 vấn đề: - Số tiền xử phạt hành chính là bao nhiêu? - Xử lý số hàng giả tạm giữ như thế nào? Vì thời gian tạm giữ tối đa không quá 24h, để phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm được tình công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tạm thu tạm giữ và đảm bảo việc thu xử phạt được thuận lợi, tránh gây mất thời gian, cũng như khó khăn cho cả Đội và doanh nghiệp bị kiểm tra trong quá trình thi hành quyết định xử phạt. Nhưng cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân được bảo vệ, đồng thời khi giải quyết vấn đề phải hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Hàng hóa tạm giữ bao gồm 100 thùng bánh trung thu thành phẩm, 85 kg chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ, có giá trị 29.250.000 đồng (100 thùng x 25 gói x 10.000 đồng = 25.000.000 đồng, giá trị 85 kg chất phụ gia theo hóa đơn trị giá 4.250.000 đồng). Với giá trị hàng hóa như trên, theo Điều 12, Nghị định 185/2013/NĐCP của Chính phủ quy định về hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, mức tiền phạt vi phạm theo mục đ, khoản 1 như sau: - “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng”. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật để tiêu hủy; 7 - Hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy số tang vật trên; - Hoặc áp dụng cả hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh, tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh và biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy tang vật nếu chuyển hồ sơ vụ việc lên cấp cao hơn là Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. 2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả Một số nguyên nhân dẫn đến xảy ra vụ việc như sau: Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường đặc biệt là hàng tiêu dùng, cũng như nhu cầu tiêu thụ tăng cao của xã hội, ngày càng nhiều các cơ sở hoạt động kinh doanh được thành lập, trong đó có những doanh nghiệp mở ra với mục đích kiếm lợi nhuận bất chính bằng các thủ đoạn ngày càng tinh vi với những biện pháp trốn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, bất chấp hậu quả mà đưa hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó là sự quản lý chưa sát sao của các cơ quan chức năng tại địa phương, sự phối hợp chưa đồng bộ trong quá trình kiểm tra kiểm soát liên ngành giữa các cơ quan chức năng như Quản lý thị trường, phòng Y tế, Cảnh sát kinh tế huyện. Phòng y tế cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng không thường xuyên kiểm tra thực tế, dẫn đến sai phạm nghiêm trọng mà không phát hiện được. Cán bộ quản lý thị trường phụ trách địa bàn chưa sát sao, chỉ khi người dân phản ánh mới đến tìm hiểu và điều tra, dẫn đến xảy ra việc sản xuất, kinh doanh hàng bánh kẹo giả, hàng kém chất lượng trong một thời gian dài. Cùng với nhiều thiếu sót trong quản lý là chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng giả còn nhẹ, cụ thế số tiền phạt vi phạm hành chính được quy định tại mục 1, điều 12 Nghị định 185/2013/NĐCP tối đa là 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách 8 nhiệm hình sự. Thêm vào đó là việc bắt và xử lý hàng giả rất khó khăn do các đối tượng vi phạm luôn cố tìm mọi cách để che dấu các cơ quan chức năng, sẵn sàng tẩu tán hàng hóa khi bị phát hiện, đồng thời chi phí và thời gian bỏ ra rất lớn để xác nhận hàng hóa vi phạm là hàng giả vi phải tiến hành giám định mẫu hàng hóa đó. Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, đặc biệt là mặt hàng bánh kẹo sức tiêu thụ rất lớn đặc biệt vào mỗi dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc với lợi nhuận cao, sản xuất giản đơn, nhân công là những lao động chân tay ở khu vực xung quanh với trình độ không cao được thuê với giá rẻ mạt, nguyên phụ liệu dùng để sản xuất mua vào không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp với giá cả thấp hơn giá nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn trên thị trường. Những yếu tố trên làm cho giá thành sản phẩm đạt được thấp nhất, do đó chủ doanh nghiệp bất chấp các quy định của pháp luật để sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng càng tiêu thụ được nhiều lãi càng cao mà không phải bỏ ra nhiều vốn. Do sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân thôn quê, với chi phí sinh hoạt thấp, họ chỉ biết cảm thấy ăn được, mẫu mã bao bì đẹp, đặc biệt là giá cả vừa phải, phù hợp với túi tiền là lựa chọn hàng đầu dẫn đến việc loại bánh trung thu này dù chất lượng thấp mà vẫn có thể bán được trên thị trường và tiêu thu được số lượng lớn. Thêm vào đó nước ta là nước đang phát triển, còn nghèo nàn, chủ yếu là nông nghiệp với mức thu nhập bình quân thấp. Lợi dụng đặc điểm này, các chủ sản xuất nhằm vào thị trường tiêu thụ rộng lớn, chủ yếu là các miền quê rồi mới đến thành thị, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi mà thu nhập còn thấp, loại bánh bích quy này có giá rẻ, số lượng nhiều nên được nhiều người dân lựa chọn. Một nguyên nhân nữa cũng góp phần không nhỏ đã tiếp tay cho các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật đó là sự mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan chức năng, sự mâu thuẫn xảy ra trong nhân dân và quan trọng 9 nhất, khó lường nhất đó là sự thiếu trách nhiệm, xa xút về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức trong quá trình thi hành công vụ. Hậu quả: Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả nhất là hàng thực phẩm gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, sức khỏe của người dân xung quanh khi công ty sản xuất, gây ra mùi hôi khó chịu. Việc tiêu thụ ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, mà đối tượng chủ yếu ở đâylà người dân thôn quê, đặc biệt là người già và trẻ em. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng mà chủ doanh nghiệp bất chấp đạo đức kinh doanh để kiếm lợi. Mặc dù chưa xảy ra vụ ngộ độc nào liên quan đến sản phẩm của công ty, nhưng không có gì bảo đảm rằng sẽ không có trong tương lai gần, và ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của người tiêu dùng là không tránh khỏi. Đặc biệt người dân nông thôn còn hạn chế về vệc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đến khi bệnh phát tác mới đến các cơ sở y tế thì bệnh đã rất nặng rồi. Từ sự phát triển của các cơ sở sản xuất vi phạm và sự có mặt tràn lan của hàng giả trên thị trường gây ra sự hoang mang, nghi ngờ, sự thiếu tin tưởng của người dân đối với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhiều người dân cho rằng có sự bao che, tiếp tay của các cơ quan chức năng đối với công ty này gây ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước trong dân. 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu Qua phân tích tình huống có thể đưa ra và đánh giá các phương án xử lý như sau: Phương án 1: 10 Nếu công ty TNHH Khánh An có thái độ tích cực và chủ động phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 20 trong việc xử lý vụ việc trên, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 20 sẽ đưa ra quyết định như sau: - Phạt tiền: 30.000.000 đồng (Theo khoản đ, mục 1, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định: “phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng” và theo khoản b, mục 2, điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng đội quản lý thị trường: “phạt đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, 50.000.000 đồng đối với tổ chức). - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật bao gồm 100 thùng bánh trung thu thành phẩm và 85 kg chất phụ gia đã tạm giữ (Theo khoản a, mục 4, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP). Mặt tích cực của phương án là số tiền phạt ở mức thấp nhất trong khung xử phạt nên đối tượng bị kiểm tra thường dễ chấp hành quyết định xử phạt. Hàng hóa tạm giữ sẽ được Đội quản lý thị trường số 20 trả lại cho doanh nghiệp tự tiến hành tiêu hủy theo quy định, Đội chỉ đứng ra giám sát quá trình tiêu hủy mà không phải lập hồ sơ tiêu hủy hàng hóa. Mặt hạn chế của phương án là hàng hóa vi phạm dễ bị doanh nghiệp tẩu tán, hoặc gian dối trong quá trình tiến hành tiêu hủy. Phương án 2: Nếu Công ty TNHH Khánh An không hợp tác với Đội quản lý thị trường số 20 trong việc xử lý vụ việc trên, có hành vi chống đối, trốn tránh trách nhiệm, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 20 sẽ đưa ra quyết định như sau: - Phạt tiền: 40.000.000 đồng (Theo khoản đ, mục 1, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định: “phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có 11 giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng” và theo khoản b, mục 2, điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng đội quản lý thị trường: “phạt đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân, 50.000.000 đồng đối với tổ chức). - Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu hàng hóa, tang vật bao gồm 100 thùng bánh trung thu thành phẩm và 85 kg chất phụ gia đã tạm giữ (Theo khoản a, mục 3, điều 12, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP) để tiến hành tiêu hủy. Mặt tích cực của phương án là đảm bảo số lượng hàng hóa bị tịch thu tiêu hủy đúng số lượng, chủng loại đã tạm giữ, tránh bị tẩu tán, gian lận. Mặt hạn chế của phương án là số tiền phạt ở mức cao nhất trong khung xử phạt, có thể dẫn đến sự chống đối của đối tượng bị kiểm tra. Đội quản lý thị trường phải lập hồ sơ và tiến hành tiêu hủy hàng hóa tịch thu theo quy định, do đó rất mất thời gian đồng thời phải quyết toán chi phí tiêu hủy với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Phương án 3: Nếu công ty TNHH Khánh An không hợp tác với Đội quản lý thị trường số 20 trong việc xử lý vụ việc trên, có hành vi chống đối, trốn tránh trách nhiệm, sau khi Đội đưa ra 2 phương án trên mà vẫn cố tình không chấp hành thì Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 20 sẽ lập hồ sơ chuyển lên Chi cục quản lý thị trường Hà Nội để xử lý. Chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường sẽ có thẩm quyền xử phạt cao hơn, chế tài mạnh hơn trong việc buộc thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể: - Phạt tiền: đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức. - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt trên. 12 - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Mặt tích cực của phương án này là có tính răn đe cao đối với đối tượng bị kiểm tra. Đội quản lý thị trường số 20 không phải chịu trách nhiệm trong việc xử phạt nếu như đối tượng có hành vi chống đối, chốn tránh trách nhiệm. Mặt hạn chế của phương án là Đội phải làm thủ tục chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn, đồng thời sẽ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ quản lý địa bàn trong tháng, để vụ việc xảy ra phức tạp. Qua 3 phương án xử lý tình huống trên theo tôi phương án 1 là hợp lý và tối ưu nhất vì vụ việc vi phạm được giải quyết hợp tình hợp lý, không gây nhiều ảnh hưởng, doanh nhiệp có thể gây dựng lại hình tượng của mình với người tiêu dùng, phát triển doanh nghiệp thành cơ sở sản xuất kinh doanh theo con đường lành mạnh, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, vì lợi ích bản thân doanh nghiệp, người tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chi phí và thời gian cho việc xử lý vi phạm là nhỏ nhất, đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Hạn chế của phương án này trong phạm vi chủ quan, có thể khắc phục được, chỉ cần sự sát sao của cơ quan Quản lý thị trường, đặc biệt là các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ giám sát trong quá trình tiêu hủy thực hiện hết trách nhiệm của mình. Vì vậy tôi chọn phương án số 1 để giải quyết tình huống trên. 13 2.5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn TT Nội dung công Chủ thể thực Thời gian thực việc hiện hiện Lập hồ sơ, ra 1 quyết định xử Điều kiện để thực hiện (kinh phí) Đội QLTT 01/9/2015 số 20 phạt 2 Thu tiền phạt vi Công ty TNHH Thời hạn nộp Công ty TNHH phạm hành chính Khánh An có phạt 5 ngày kể Khánh An tự 30.000.000 đồng trách nhiệm đến từ ngày ra quyết chi trả nộp ngân sách nhà Kho bạc nhà nước định xử phạt nước của Huyện để nộp tiền 3 Buộc tiêu hủy đối Công ty TNHH Thời hạn tiến Kinh phí ký với 100 thùng Khánh An hành tiêu hủy hợp đồng tiêu bánh trunng thu 2 thành phẩm và 85 hàng hóa không hủy với cơ sở kg chất phụ gia từ ngày ra quyết tiêu hủy do quá 15 ngày kể định xử phạt đủ điều kiện Công ty Khánh An trả Sau khi đã có quyết định xử phạt theo quy định theo phương án tối ưu nhất là phương án 1, Đội Quản lý thị trường số 20 đã niêm phong số hàng này và trả lại cho Công ty Khánh An chờ làm thủ tục tiêu hủy. Đội cũng liên hệ với một số đơn vị có đủ điều kiện xử lý chất thải giống như trên để Công ty Khánh An lựa chọn ký hợp đồng tiêu hủy. Sau 10 ngày làm việc kể từ khi có quyết định xử phạt, Công ty Khánh An thông báo với Đội về việc đã nộp phạt số tiền theo quy định và đã thực hiện ký hợp đồng tiêu hủy hàng hóa trên với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Sơn Tây, địa chỉ tại thị xã Sơn Tây, 14 thành phố Hà Nội để tiêu hủy số hàng trên trong 2 ngày tới. Đội quản lý thị trường số 20 đã tiến hành thành lập Hội đồng giám sát tiêu hủy và thông báo với các bên liên quan để thực tham gia vào việc giám sát quá trình tiêu hủy theo đúng quy trình, thủ tục. Hội đồng giám sát tiêu hủy gồm: 1. Ông Vũ Văn Hùng, Phó Đội trưởng Đội QLTT số 20 - Chủ tịch Hội đồng 2. Đại diện Phòng nghiệp vụ tổng hợp (Chi cục QLTT Hà Nội) - Ủy viên 3. Đại diện Phòng kiểm tra (Chi cục QLTT Hà Nội) - Ủy viên 4. Đại diện Công an huyện Phúc Thọ - Ủy viên 5. Ông Nguyễn Phan Phú, Kiểm soát viên Đội QLTT số 20 - Thư ký Hội đồng Sau 2 ngày hẹn làm việc, Công ty TNHH Khánh An đã tổ chức việc tiêu hủy hàng hóa trên tại địa điểm tiêu hủy của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Sơn Tây, địa chỉ tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu hủy trên. Việc tiêu hủy kết thúc vào lúc 10h30 trong ngày. Hồ sơ xử lý vụ việc đã được Đội quản lý thị trường số 20 xử lý hoàn thiện và kết thúc vụ việc. 15 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đội Quản lý thị trường số 20 – huyện Phúc Thọ đã giải quyết vụ việc trên thỏa đáng hợp tình hợp lý, bảo vệ lợi ích của người dân, người tiêu dùng, theo đúng quy định của pháp luật. Nâng cao lòng tin của người dân đối với các cơ quan chức năng của nhà nước ở địa phương, đồng thời cũng thêm một bài học về sự quản lý đối với các cơ quan chức năng, đặc biệt là đối với các công chức trực tiếp được phân công quản lý trên từng địa bàn đó là phải sát sao hơn, nâng cao tinh thần trác nhiệm trong thi hành công vụ, thường xuyên xuống địa bàn điều tra, trinh sát, đặc biệt là không để xảy ra tình trạng khi có vụ việc vi phạm mà người dân phản ánh lên mới nắm được và tiến hành kiểm tra. Quy trách nhiệm của đối tượng vi phạm đối với xã hội, cộng đồng, có tính răn đe đối với các đối tượng có ý định manh nha trong việc sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn. Qua vụ việc trên tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: Đội quản lý thị trường số 20 phải tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các sản phẩm dễ làm giả, làm nhái như bánh kẹo, nước ngọt, hàng tiêu dùng thông thường,… nhằm sớm phát hiện, xử lý các hành vi sai phạm như trên. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động toàn dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các nhà quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng ngừa và đấu tranh, kịp thời thông tin, phổ biến sự khác biệt giữa các sản phẩm thật - giả và tác hại của việc dùng hàng giả đề người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn đúng hàng thật về tiêu dùng, không mất tiền oan mà không sử dụng được. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan như Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường, Công an, UBND các cấp (để thực thi các biện pháp hành chính), Tòa án (để thực thi các biện pháp tư 16 pháp về dân sự, hình sự, kinh tế). Bên cạnh đó, cần tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ quản lý thị trường có đủ năng lực, trình độ, cũng như các phương tiện cần thiết cho việc giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm. Mức độ xử phạt cũng cần được xem xét lại sao cho có đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Để đạt được mục tiêu, cùng với sự cố gắng của cơ quan chức năng, đối với người tiêu dùng, cũng phải sáng suốt lựa chọn trong mua sắm, tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng chứ không hoàn toàn là nhiệm vụ của cơ quan chức năng vì người dân là chủ thể tiếp xúc trực tiếp và tiêu dùng hàng ngày. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hơn nữa, cũng nên có một hành lang pháp lý do Hội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người tiêu dùng. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dựa vào sự phản ánh của cơ quan thực thi cấp dưới để hoàn thiện các chế tài xử phạt cũng như các luật, nghị định để đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành liên quan không bị chồng chéo mà gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan thực thi cấp dưới. Không chỉ riêng một tổ chức hay cá nhân, của cơ quan nhà nước hay người tiêu dùng, công cuộc đấu tranh chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là công việc của toàn xã hội. Trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay. 17 Tài liệu tham khảo: Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày 20/6/2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Các tài liệu có liên quan khác. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan