Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cuối khóa xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai tại p...

Tài liệu Tiểu luận cuối khóa xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai tại phường h, quận b

.PDF
15
386
147

Mô tả:

Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” Lời nói đầu Giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra. Qua hơn 2 năm thi hành Luật Đất đai 2013 đã thu được những kết quả quan trọng trong việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên đất đai quốc gia, đảm bảo cơ chế thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, do tác động nhiều mặt của cơ chế thị trường, mà trực tiếp là quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu theo vùng, tiểu vùng làm phát sinh tranh chấp phức tạp, kéo dài, thậm chí có nơi đã trở thành điểm nóng. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn khi tìm chứng cứ để xác định tính khách quan của vụ việc, thậm chí có nhiều trường hợp phải suy đoán theo lập luận của các bên. Từ đó, xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp, thư gửi nhiều nơi và quá nhiều cấp giải quyết mà các bên vẫn khiếu nại, kiến nghị. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có ý nghĩa – vị trí – vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác xây dựng luật pháp – hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết. Từ sụ nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm về mặt thực tiễn, qua quá trình học tập, nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng bồi dưỡng ngạch chuyên viên khóa 2015, tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi lựa chọn tiểu luận Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 1 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” với đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai tại phường H, quận B” với bố cục, như sau: Lời nói đầu: 1. Nội dung tiểu luận tình huống; - Mô tả tình huống; - Xác định mục tiêu xử lý tình huống; - Phân tích nguyên nhân và hậu quả; - Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án xử lý tình huống - Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện Phương án đã chọn. 2. Kết luận và kiến nghị Với mong muốn góp phần nghiên cứu, vận dụng để giải quyết có hiệu quả, kịp thời các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là một lĩnh vực mang tính thực tiễn rất cao, đòi hỏi khả nằng, trình độ của bản thân với sự am hiểu về pháp luật sâu sắc. Do đó, bài viết vẫn còn nhiều điểm chưa được hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót. Tôi mạnh dạn viết bài tiểu luận này, mong được sự góp ý của của các bạn và sự chỉnh lý của các Thầy, cô giáo để để tài được hoàn thiện hơn, giúp cho bản thân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và trong pHm vi chức năng nhiệm vụ được giao. 1. Nội dung tiểu luận tình huống: 1.1 Mô tả tình huống: Ngày 07/3/1994, gia đình ông Nguyễn Văn A, vợ là bà Nguyễn Thanh T có đổi nhà cho gia đình ông Trần Duy D, trong đó gia đình ông A đổi căn nhà 02 tầng tại số 45B – phố KM – phường CV, có diện tích là 39,6m2, gia đình ông Nguyễn Văn A và bà T được quyền sử dụng ngôi nhà số 127A phố H, diện tích 66,7m2, có biên bản thỏa thuận kèm theo. Biên bản thỏa thuận cũng thể hiện, ngoài phần diện tích 66,7m2 nhà nêu trên, gia đình bà T và ông A được quyền sử dụng 08m2 nhà cấp 4 mái lợp lá, làm bếp và công trình vệ sinh phía sau nhà bếp. Sau khi đổi nhà, gia đình bà T đã ăn ở ổn định, thường xuyên, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đến thời điểm năm 2007, gia Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 2 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” đình bà T có nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường H, khi đó bà T mới biết; phần diện tích 08m2 nhà cấp 4 mái lợp lá, làm bếp trước đây, ngày 11/01/2007 đã được UBND quận E cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bà Trần Thị C và chồng là ông Hoàng Văn Q, địa chỉ: 127C, phố H, phường H, quận E, Hà Nội. Từ diễn biến sự việc đó, ngày 09/2/2007, bà Nguyễn Thanh T đã làm đơn khiếu nại gửi UBND quận E, với nội dung ngày 11/01/2007, UBND quận E đã cấp 08m2 đất của gia đình bà cho gia đình bà Trần Thị C, theo Giấy chứng nhận số GA 788888, ngày 11/01/2007. Nay bà T yêu cầu UBND quận E trả lại cho bà T phần diện tích đất 08m2 nêu trên. Trên cơ sở đơn thư khiếu nại của bà Nguyễn Thanh T, địa chỉ: 127A, phố H, phường H, E. UBND quận E đã ban hành Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của UBND quận E về việc thành lập Tổ Thẩm tra để thẩm tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho gia đình bà Trần Thị C và chồng là ông Hoàng Văn Q, địa chỉ: số 127C, phố H, phường H, quận E, Hà Nội. Tổ có nhiệm vụ thẩm tra việc cấp giấy chứng nhận đối với gia đình bà Trần Thị C, và khiếu nại, báo cáo Chủ tịch UBND quận E để xử lý theo quy định. Quá trình thẩm tra, Tổ nhận thấy, như sau: * Về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của gia đình bà Nguyễn Thanh T, số 127A, phố H: Ngày 07/3/1994, chồng bà T là ông Nguyễn Văn A có lập Biên bản thỏa thuận đổi nhà với ông Trần Duy D. Theo đó, gia đình ông A và bà T được quyền sử dụng ngôi nhà 127A phố H, diện tích 66,7m2, ngoài phần diện tích 66,7m2 nhà nêu trên, gia đình bà T được quyền sử dụng 08m2 nhà cấp 4 mái lợp lá, làm bếp và công trình vệ sinh phía sau nhà bếp, biên bản thỏa thuận đổi nhà cũng đã thể hiện. Một số tài liệu bà Nguyễn Thanh T cung cấp làm cơ sở cho việc khiếu nại: + Biên bản thỏa Thuận đổi nhà đề ngày 07/3/1994, được trích dẫn như sau: Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 3 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” + Biên lai C Cế nhà đất các năm 1994, 1995,1996,1997,1998, với diện tích nộp Cế được ghi tại biên lai là 67m2, người đứng tên nộp Cế là ông Nguyễn Văn A, địa chỉ thửa đất: 127A, phố H, + Tờ khai xin được hợp thức hóa nhà cửa, với người đứng tên: bà Nguyễn Thanh T và ông Nguyễn Văn A, địa chỉ: 127A, phố H, diện tích kê khai trong hồ sơ: Diện tích chính: 66,7m2, diện tích phụ: 08m2. + Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đát ở, với người đứng tên trong hồ sơ: Bà Nguyễn Thanh T, chồng là ông Nguyễn Văn A, diện tích đất đề nghị cấp giấy chứng nhận ghi trong hồ sơ: 74m 2, địa chỉ thửa đất: 127A, phố H. + Hồ sơ kỹ thuật thửa đất đề ngày 08/11/2007, diện tích thửa đất: 74,9m2, tại 127A, phố H. * Về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của gia đình bà Trần Thị C và chồng là ông Hoàng Văn Q, tại địa chỉ: số 127C, phố H. + Tại Quyết định số 01/HGT ngày 20/01/2003, Tòa án nhân dân quận E có quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự như sau: - Ông Nguyễn Đức T, nhất trí sẽ giao cho gia đình ông Nguyễn Văn H 660.000.000 (Sáu trăm sáu mươi triệu đồng) để gia đình ông H tự tìm nhà chuyển đến nơi ở mới. - Ông Nguyễn Văn H sẽ trả lại toàn bộ ngôi nhà và diện tích đất cho ông Nguyễn Đức T, cụ thể như sau: + Trả lại ngôi nhà cấp 4 với diện tích 32m 2 + Khu phụ gồm: - Bếp xây bán mái, diện tích 7,3m2 - Bếp tạm không có mái, diện tích: 2,2m2; - Nhà vệ sinh bán mái, diện tích: 1,5m2 - Nhà tắm bán mái, diện tích: 2,8m2 - Tường rào, bụi tre trúc. Toàn bộ công trình trên nằm trên diện tích đất là 154m 2, trong đó có 25m2 ngõ đi chung. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 4 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” Ngày 20/01/2003, ông Nguyễn Đức T có đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (không có xác nhận của chính quyền địa phương) với một số nội dung ghi tại đơn như sau: - Bên bán: Ông Nguyễn Đức T, địa chỉ: phòng 12 – C4 – khu tập thể; TT-DĐ-HN. - Bên mua: bà Trần Thị C, địa chỉ: Số 05 NT, ĐB, Hà Nội. - Địa chỉ mua bán nhà đất: Số 127C, phố H, E, Hà Nội. - Diện tích đất ở mua bán: 138,7m2 (sử dụng riêng) + 24m2 (sử dụng chung) + Ngày 10/9/2005, bà Trần Thị C, chồng là ông Hoàng Văn Q lập hồ sơ kèm theo đơn xin cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (có xác nhận của UBND phường H), nội dung kê khai: - Về thửa đất: thửa đất số 63 (một phần) + 162 (một phần), tại tờ bản đồ 8H-I-32 và tờ 8H-I-33, diện tích: 138,37m2 + (sử dụng riêng)+24m2 ngõ. - Về nhà ở: địa chỉ: Số 127C phố H, nhà cấp 4, năm xây dựng: 1962. + Ngày 12.5.2006, Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở phường H, lập Biên bản phân loại hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở, cho chủ sử dụng đất là bà Trần Thị C và ông Hoàng Văn Q, một số nội dung được ghi tại biên bản như sau: “Nhà đất của ông Nguyễn Đức T sử dụng, vào khoảng năm 1954, ông T cho ông H thuê để ở (không giấy tờ) Theo Quyết định số 01/HGT năm 2003 của Tòa án nhân dân quận E, ông H đã trả lại diện tích trên cho ông T. Trong cùng năm 2003, ông T nhượng lại toàn bộ nhà đất trên cho ông Q, vợ là bà C (giấy viết tay), diện tích 162,7m2 Đề nghị xét cấp: đất ở: 162,7m2, trong đó: sử dụng riêng: 138,7m2, chung 24m2 (ngõ). Nhà ở: 36m2, sử dụng riêng. Chung: không có. Tình trạng: Không tranh chấp” + Ngày 15/5/2006, UBND phường H có Thông báo số 27/TB-UB-ĐC về việc công khai hồ sơ kê khai xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 5 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” đối với 19 trường hợp hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn Phường H, trong đó có gia đình bà Trần Thị C, địa chỉ nhà: số 127C, phố H. + Ngày 30/5/2006 UBND phường H có biên bản số 08/BB-UB-ĐC về việc hết hạn thời gian công khai hồ sơ kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đối với 19 trường hợp hộ gia đình nêu trên. Nội dung tại biên bản thể hiện: trong thời gian từ ngày 15/5/2006 đến hết ngày 30/5/2006, UBND phường H không nhận được đơn thư khiếu nại gì về nhà, đất tại các địa chỉ ghi trong danh sách công khai. + Ngày 11/01/2007, UBND quận E cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số GA 788888 cho gia đình bà Trần Thị C, Hộ khẩu thường trú: Số 05 NT, BT, ĐB, Hà Nội. Địa chỉ nhà đất được cấp: số 127C, phố H, phường H, E. 1.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần sớm giải quyết dứt điểm vụ việc này và làm cách nào để nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc nêu trên. Xét thấy đây là một vụ việc phức tạp, đụng chạm đến vấn đề đất đai là vấn đề nhạy cảm, bức xúc, cấp bách cần giải quyết ngay với mục tiêu: - Xử lý dứt điểm việc khiếu nại của gia đình bà Nguyễn Thanh T, các cơ quan có trách nhiệm giải quyết theo quy định. - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại phải tuân thủ theo đúng trình tự, quy định của pháp luật bảo đảm hợp lý, hợp tình, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên. - Phải khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong tình trạng hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ uy tín, củng cố lòng tin của công dân đối với chính quyền địa phương các cấp. - Xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật về Đất đai, khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức, chính quyền có liên quan đến vụ việc khiếu nại kéo dài, phức tạp này. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 6 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” 1.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả 1.3.1 Nguyên nhân: Vụ việc này đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau: a. Nguyên nhân khách quan: - Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai có nhiều sự thay đổi qua các thời kỳ, có những vấn đề còn chưa quy định cụ thể, chi tiết. Mặt khác, công tác cập nhật văn bản pháp luật của cán bộ cơ sở còn yếu, vì vậy, việc vận dụng, thực thi trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. - Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng cao, vì vậy đã tác động đến việc khiếu kiện đòi quyền lợi có phần thêm gay gắt. b. Nguyên nhân chủ quan: - Trong thời gian dài, trình độ quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý đất đai nói riêng, bị buông lỏng, quy trình quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Hồ sơ địa chính, tài liệu về hồ sơ quản lý đối với các thửa đất (làm căn cứ để giải quyết vụ việc) trên địa bàn không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, thủ tục hành chính không đảm bảo. - Đối với UBND phường H, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước của phường qua các thời kỳ về lĩnh vực đất đai còn yếu về chuyên môn, kém hiểu biết pháp luật về đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa thực thi nghiêm các quy định về đất đai. Vì vậy tiến hành thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho gia đình bà Trần Thị C với quy trình chưa được chặt chẽ về mặt hồ sơ theo quy định của Luật đất đai tại thời điểm có đơn xin cấp giấy. 1.3.2 Hậu quả: - Khi sự việc tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm thì việc khiếu nại sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống chung của những người có liên quan, của các gia đình nhà bà Trần Thị C và bà Nguyễn Thanh T, và gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn khu dân cư. - UBND phường H buông lỏng quản lý quỹ đất, quản lý hồ sơ địa chính, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý đất đai, dẫn tới khiếu kiện trong nhân dân. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 7 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” Việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi và có biểu hiện lợi ích cục bộ, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với một bộ phận cán bộ công chức, qua đó cho thấy sự quản lý điều hành yếu kém của UBND phường H nói riêng và đối với dịch vụ công của nhà nước nói chung. 1.4 Xây dựng, lựa chọn Phương án xử lý tình huống: Để vụ việc khiếu nại của bà Nguyễn Thanh T được giải quyết dứt điểm, thấu đáo, phù hợp với các quy định của pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cần cân nhắc giữa 03 Phương án sau: a. Phương án 1: - UBND quận E cấp Giấy chứng nhận cho gia đình bà Trần Thị C là đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. - Bà Nguyễn Thanh T khiếu nại về việc UBND quận E đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị C với diện tích 138,7m2, trong đó có 08m2 là diện tích đất của gia đình bà Nguyễn Thanh T, là không có cơ sở. + Phương án này có ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Bảo đảm quyền lợi đối với 01 gia đình bà Trần Thị C. * Nhược điểm: - Khiếu kiện chưa kết thúc, chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề, và về “lý” chưa đảm bảo. b. Phương án 2: - UBND quận E cấp giấy chứng nhận cho gia đình bà Trần Thị C là không đúng theo trình tự, quy định của pháp luật. - Bà Nguyễn Thanh T khiếu nại về việc UBND quận E đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Trần Thị C với diện tích 138,7m2, trong đó có 08m2 là diện tích đất của gia đình bà Nguyễn Thanh T, là có cơ sở. + Phương án này có ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của gia đình bà Nguyễn Thanh T, qua đó nếu giải quyết hợp lý và hợp tình sẽ không phát sinh khiếu kiện kéo dài. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 8 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” * Nhược điểm: - Tạo tiền lệ cho các hộ khác đi khiếu kiện, gây áp lực lên các cơ quan nhà nước. c. Phương án 3: - UBND quận E cấp giấy chứng nhận cho gia đình bà Trần Thị C là đúng theo trình tự, quy định của pháp luật. - Việc giải quyết tranh chấp đất đai mà một trong các đương sự đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật, về thẩm quyền do Tòa án nhân dân giải quyết. + Phương án này có ưu điểm và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Nếu thực hiện theo Phương án này là khá tối ưu, đảm bảo nếu bên nào chưa thấy thỏa đáng vẫn có thể tiếp tục khiếu kiện ra Tòa án. * Nhược điểm: - Khi vụ việc được đưa ra Tòa án, phát sinh thêm thời gian để xử lý vụ việc, qua đó chưa thể giải quyết dứt điểm ngay, dẫn đến tranh chấp chưa thể được xử lý triệt để, tránh những xung đột không đáng có. Chọn Phương án giải quyết: Mỗi Phương án nói trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, theo bản thân tôi, Phương án thứ 2 là tối ưu nhất vì nó thỏa mãn được nhiều yếu tố cần giải quyết nhất; đồng thời cũng phù hợp với quy định của pháp luật, hợp lý, hợp tình, các bên sẽ đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của mình trong vụ việc này, đặc biệt là gia đình bà Nguyễn Thanh T. 1.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện Phương án: Sau khi đã chọn được phương án giải quyết hợp lý, UBND quận E cần giao cho Thanh tra quận E, chậm nhất là 10 ngày làm việc (kể từ khi chọn phương án giải quyết) phải tham mưu trình UBND quận E ký Quyết định thành lập Tổ Thẩm tra đề thẩm tra lại việc cấp giấy chứng nhận của bà Trần Thị C, để giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thanh T, không để tình trạng phát dinh Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 9 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Chậm nhất là 30 ngày phải có báo cáo kết luận về việc thẩm tra cho đồng chí Chủ tịch UBND quận E. Tổ thẩm tra bao gồm các thành phần như sau: (thành phần từ 4 đến 6 người), trong đó: Đồng chí Chánh Thanh tra là Tổ trưởng, các đồng chí Phó Chánh Thanh tra là Tổ phó, các đồng chí Thanh tra viên là tổ viên. Tổ chức họp Tổ ngày sau khi có Quyết định thành lập để thống nhất nội dung, chương trình làm việc, thời gian tiến hành và nhanh chóng về cớ sở tại Phường để xác minh vụ việc. Yêu cầu ngày sau khi có Quyết định thành lập Tổ thẩm tra để thẩm tra việc cấp Giấy chứng nhận cho gia đình bà Trần Thị C, thì Tổ thẩm tra khẩn trương tổ chức thực hiện, triển khai kịp thời các nội dung sau đây: 1. Công bố Quyết định thẩm tra bằng một trong các hình thức theo quy định đến các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan. 2. Tổ thẩm tra tiến hành mời các thành phần có liên quan lên làm việc để xác minh từng nội dung sự việc cụ thể để hoàn tất hồ sơ, biên bản làm việc và giải quyết cụ thể cho các bên liên quan rõ hướng giải quyết của Tổ nhằm mục đích cho các bên nắm bắt quan điểm trong việc giải quyết trước khi Tổ công bố kết luận về việc thẩm tra. 3. Tổ chức họp công bố dự thảo kết luận về việc thẩm tra sau khi đã xác minh, làm việc cụ thể với các tổ chức cá nhân có liên quan, để thống nhất trước khi ký kết luận chính thức. 4. Tổ hoàn tất kết luận về việc thẩm tra ngay sau khi tổ thống nhất dự thảo để ký công bố chính thức. 5. Công bố Kết luận về việc thẩm tra tới các tổ chức cá nhân có liên quan, để tổ chức thực hiện kết luận; đòng thời giao cho UBND phường H hoàn tất các thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho bà Nguyễn Thanh T, theo đúng quy định của pháp luật. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 10 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” *Dự kiến tiến độ và thời gian giải quyết vụ việc khiếu nại nói trên cụ thể như sau: - Ngày 08/3/2007, UBND quận Tây ban hành Quyết định số 926/QĐUBND của UBND quận E về việc thành lập Tổ Thẩm tra để thẩm tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho gia đình bà Trần Thị C và chồng là ông Hoàng Văn Q, địa chỉ: số 127C, phố H, phường H, quận E, Hà Nội, theo nội dung đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thanh T. - Ngày 20/3/2007, Tổ thẩm tra tiến hành họp Tổ để triển khai nhiệm vụ, thống nhất kế hoạch đi xác minh và phân công nhiệm vụ tới từng tổ viên trong Tổ - Ngày 30/3/2007, Tổ thẩm tra trực tiếp đến cơ sở để triển khai nhiệm vụ và công bố Quyết định về việc thành lập Tổ thẩm tra, xác minh theo đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thanh T. Yêu cầu UBND phường H chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan cung cấp cho Tổ Thẩm tra tiến hành làm việc. - Ngày 01/4/2007, Tổ thẩm tra trực tiếp làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường về các nội dung có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận cho gia đình bà Trần Thị C, yêu cầu phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan. - Ngày 05/4//2007 đến 08/4/2007, Tổ thẩm tra tổng hợp viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh theo nội dung đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thanh T. đồng thời công bố dự thảo kết luận về việc thẩm tra. - Ngày 13/4/2007, Tổ thẩm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả thẩm tra các nội dung khiếu nại của bà Nguyễn Thanh Tấm, báo cáo trình Chủ tịch UBND quận E xem xét. - Ngày 16/4/2007, Chủ tịch UBND quận E ban hành Kết luận thanh tra về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với gia đình bà Trần Thị C. Yêu cầu các tổ chức cá nhân có liên quan nghiêm túc chấp hành, giao cho Thanh tra quận theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kết luận sau Thanh tra. Kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND quận trước ngày 15/5/2007. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 11 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” 2. Kết luận và kiến nghị: * Kết luận: Qua việc kiến nghị của bà Nguyễn Thanh T, cho thấy công tác giải quyết đơn thư, cũng như việc giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ sở chưa được quan tâm đúng mực, còn lỏng lẻo trong việc quản lý hồ sơ qua các thời kỳ, dẫn tới trình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dan nêu trên. Mặt khác, về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và trên lĩnh vực đất đai nói riêng cần tiến hành rộng rãi trong nhân dân; câng phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm nâng cao ý thức trong nhân dân. Các cơ quan chuyên môn cần phối hợp chặt chẽ, thật tốt mới các ban ngành đoàn thể, nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tốt hơn. Sự việc trên cho thấy hiệu lực hiệu, quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là đối với lĩnh vực đất đai của cơ sở còn chưa cao, nguyên nhân còn một ít số cán bộ công chức chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do đó, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở, trước hết là vai trò của những người đứng đầu cơ quan. *Kiến nghị: Vụ việc kiến về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thanh T, trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản, phân tích tình hình thực tế và giài quyết đơn thư liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, khiếu nại phản ánh, trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo ổn định tình hình trật tự xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: * Khi giải quyết tranh chấp về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; trong quá trình tranh chấp đất đai, Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 12 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và các chính sách tương ứng của thời kỳ đó để giải quyết. - Giải quyết các khiếu nại, liên quan đến lĩnh vực đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng đất ổn định của các chủ sử dụng đất, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương. - Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phát sinh những vấn đề kinh tế, lợi ích vật chất….cần phải đảm bảo lợi ích của nhà nước và quan tâm đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. * Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai: Việc mở rộng thẩm quyền giải quyết để Tòa án xét xử khiếu kiện hành chính là đúng. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với quyết định định giải quyết thì có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính hoặc khởi kiện lần 2 đến UBND cấp tỉnh. Những người khiếu nại thường chọn con đường tiếp khiếu đến cơ quan hành chính cấp trên hơn là việc khởi kiện ra Tòa án, vì ra Tòa án phải chịu án phí, đủ thủ tục và qua các cấp của Tòa án xét xử nếu có kháng án. Do đó, hầu hết người khiếu nại quyết định hành chính tiếp khiếu lên cơ quan hành chính có thẩm quyền của cấp trên, hết cấp tỉnh lên cấp trung ương. Kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai thời gian qua hiệu quả nhất là hòa giải, không chỉ chú trọng hòa giải khi phát sinh tranh chấp, mà khi giải quyết khiếu nại tiếp tục hòa giải cũng đạt nhiều kết quả và cả trong trường hợp tòa án xét xử có nơi hòa giải thành cũng đạt tỷ lệ cao; hòa giải thành càng nhiều cang tốt vì giải quyết tranh chấp đất đai, ngoài việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo không tốn kém công sức, thời gian cho các thủ tục hành chính có liên quan của cơ quan có thẩm quyền giải quyết, mà vẫn đảm bảo mục đích đề ra. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân; đề cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi kiểm tra xử lý kịp thời hành Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 13 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” vi vi phạm, là một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, nhất là trong các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực đất đai, mà cụ thể là vụ việc tranh chấp đất đai. Thực hiện tốt các yêu cầu này sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước tại cấp quận, huyện, xã phường được tốt hơn, qua đó giảm thiểu tình trạng khiếu kiện, bức xúc kéo dài, giữ vững đươc kỷ cương hành chính. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 14 Đề tài: “Xử lý tình huống trong lĩnh vực tranh chấp đất đai” TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật Khiếu nại, ngày 11 tháng 11 năm 2011; - Luật Thanh tra, ngày 15 tháng 11 năm 2010; - Luật Đất đai - năm 2013; - Luật Đất đai – năm 2003. Hoàng Văn Huy – Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên – K4a-2015 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan