Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cambridge companion to modern japanese culture – concepts of japan, ja...

Tài liệu Tiểu luận cambridge companion to modern japanese culture – concepts of japan, japanese culture and the japanese

.DOC
27
349
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC TIỂU LUẬN CAMBRIDGE COMPANION TO MODERN JAPANESE CULTURE – CONCEPTS OF JAPAN, JAPANESE CULTURE AND THE JAPANESE MÔN HỌC: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: TS. ĐINH THỊ DUNG Học viên: Bùi Đức Thuận Lớp Cao học Văn hóa học K11 Mã số học viên: 0305161025 Thành phố Hồ Chí Minh 3 - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC TIỂU LUẬN CAMBRIDGE COMPANION TO MODERN JAPANESE CULTURE – CONCEPTS OF JAPAN, JAPANESE CULTURE AND THE JAPANESE MÔN HỌC: ĐỊA VĂN HÓA VÀ CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM GVHD: TS. ĐINH THỊ DUNG Học viên: Bùi Đức Thuận Lớp Cao học Văn hóa học K11 Mã số học viên: 0305161025 Thành phố Hồ Chí Minh 3 - 2011 Nội Dung Nội Dung.................................................................................................................................3 I...............................................................................................................................................4 Bài dịch...................................................................................................................................4 I CONCEPTS OF JAPAN, JAPANESE CULTURE AND THE JAPANESE......................4 Giới thiệu............................................................................................................................4 ‘Nhật Bản’...........................................................................................................................5 Phân lớp Nhật Bản..........................................................................................................5 Những gì không thuộc về Nhật Bản................................................................................8 “Văn hóa Nhật Bản”.........................................................................................................10 Bản chất.........................................................................................................................10 Giải bản địa hóa/tái bản địa hóa....................................................................................12 ‘Người Nhật’.....................................................................................................................15 Người Triều Tiên và người Trung Quốc ở Nhật Bản...................................................15 Kết.....................................................................................................................................21 II............................................................................................................................................24 Nhận xét bài viết của Harumi Befu.......................................................................................24 2.1 Những vấn đề chung...................................................................................................24 II............................................................................................................................................26 Về các khái niệm ‘Nhật Bản’, ‘văn hóa Nhật Bản’, ‘người Nhật Bản’................................26 ‘Nhật Bản’.........................................................................................................................26 ‘văn hóa Nhật Bản’...........................................................................................................26 ‘người Nhật Bản’..............................................................................................................27 Kết.....................................................................................................................................27 I Bài dịch I CONCEPTS OF JAPAN, JAPANESE CULTURE AND THE JAPANESE Chương 1: Các khái niệm Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản và người Nhật Giới thiệu Trước đây đã có nhiều công trình về văn hóa Nhật Bản được thực hiện bởi các học giả Nhật Bản cũng như các nhà nghiên cứu quốc tế. Hầu hết đều mặc nhiên công nhận sự tồn tại của các khái niệm ‘Nhật Bản’, ‘văn hóa Nhật’ và ‘người Nhật’. Tuy nhiên tôi không cho rằng đó là hướng tiếp cận có hiệu quả. Điều tốt nhất mà hướng nghiên cứu đó mang lại chỉ có thể cho thấy các thảo luận đó rất khác nhau vì còn phụ thuộc vào các trải nghiệm đa dạng, phong phú về những hoàn cảnh lịch sử. Xã hội học và nhân loại học nửa đầu thế kỷ XX đã có giả định mơ hồ rằng xã hội, văn hóa, con người, tổ chức nhà nước và lãnh thổ có cùng chung biên giới tới mức họ cho rằng những ranh giới đó hoàn toàn trùng khớp. Giả thuyết này được tạo ra và tái công nhận bởi các lý thuyết đã tồn tại và được công nhận trong khoa học xã hội một thời gian dài, đó là lý thuyết cấu trúcchức năng luận. Lý thuyết này cho rằng mỗi xã hội sở hữu một nền văn hóa riêng và xã hội cũng như văn hóa đó được bao quát luôn bởi ranh giới chính trị của quốc gia. Thời gian đầu của thời kỳ hậu chiến, Nhật Bản được mô tả và phân tích trên cơ sở một lý thuyết cố định như thế đó. Tuy nhiên những mô hình hoàn toàn mới đã phát triển từ những năm 1960 đã nhấn mạnh đặc điểm luôn biến đổi và toàn cầu hóa trật tự thế giới nửa sau thế kỷ XX. Trong chương 1 này, chúng ta sẽ khám phá và tìm hiểu Nhật Bản với nhận thức rằng sự đồng hình vùng đất=con người=văn hóa=xã hội=tổ chức chính trị là một điều không hợp lý. ‘Nhật Bản’ ‘Nhật Bản’ không thể tách rời khỏi văn hóa Nhật Bản, vì Nhật Bản không chỉ là một thực thể vật lý. Nhật Bản là một chuỗi quần đảo có ý nghĩa chỉ khi được diễn dịch về mặt văn hóa. Những tư tưởng hiện thời cho rằng Nhật Bản bao gồm bốn phần đảo lớn Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido, bao gồm cả các đảo Ryukyu (Okinawa) và một số đảo nhỏ xung quanh bốn đảo lớn. Khi nào Nhật Bản còn tồn tại như một thực thể như vậy thì nhận thức về nó vẫn còn có thể được soạn thảo và diễn dịch kỹ lưỡng. Hơn nữa, văn hóa là cấu trúc có tính lịch sử cho nên ý nghĩa của Nhật Bản cũng thay đổi theo thời gian. Phân lớp Nhật Bản Sự diễn dịch văn hóa về Nhật Bản nhấn mạnh hoàn toàn vào bản chất phân tầng tự nhiên về mặt xã hội và chính trị của quốc gia này. Ví dụ, các chuyện kể của Nhật Bản đã gợi lên cho người ta thấy một đất nước có bốn mùa: mùa xuân với hoa anh đào, mùa hè với cái nóng oi ả, mùa thu với những sắc màu phủ khắp các tán lá tuyệt đẹp và một mùa đông lạnh ngắt. Nhưng những đặc trưng hé mở đó dường như chỉ hiển hiện rõ tại vùng trung tâm Nhật Bản – một khu vực từ Kansai (KyotoOsaka) tới Kanto (Tokyo) – nơi tập trung nhiều nguồn sáng tạo cho các câu chuyện. Những hình ảnh đó được sáng tạo bởi những người trí thức vùng trung tâm Nhật Bản, và đây cũng là điểm mấu chốt khiến cho những câu chuyện này nghe có vẻ thật. Ở những vùng vành đai ngoài Nhật Bản, phải nói rằng sự thay đổi về mùa diễn ra chỉ một phần nào. Nổi tiếng trong văn chương qua nhiều thời đại, hoa anh đào thường được thưởng lãm vào cuối tháng ba tới giữa tháng tư. Các học sinh ở Naha, Okinawa, nơi hoa anh đào nở vào tháng giêng, chẳng hề có kỷ niệm vào về những trải nghiệm được mô tả trong sách: ngắm hoa anh đào vào tháng ba – tháng tư. Và các em nhỏ ở Hokkaido, nơi hoa anh đào nở vào tháng năm cũng vậy. Ở Hokkaido không hề có mùa hè nóng, ẩm và ngột ngạt, cũng như hiện tượng tsuyu (mùa mưa phùn từ tháng sáu tới tháng bảy), do vậy có thể nói là đặc trưng mùa màng trong văn hóa Nhật Bản tập trung ở Kanto cho tới phía nam, giảm dần ở Tohoku – phần lớn phía bắc đảo Honshu – và hâu như không có ý nghĩa ở Hokkaido, nơi hiện tượng tsuyu không hề xuất hiện. Tương tự, những sắc màu mùa thu được ca ngợi trong thơ haiku và waka không có hoặc rất ít thấy ở Okinawa. Cái lạnh buốt giá ở vủng trung tâm hoàn toàn xa lạ với người Okinawa. Hokkaido và Okinawa – những vùng sáp nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ XIX – hầu như không thể đại diện cho đặc trưng mùa màng trong những minh chứng cho văn hóa vùng trung tâm Nhật Bản. Những vùng này mãi mãi được xem là vùng ngoại vi, không chỉ là những điểm cuối của phía bắc và phía nam của đảo quốc này mà còn cả trong tính chất mùa màng của cấu trúc văn hóa Nhật Bản. Tiếng Nhật ‘chuẩn’ không hề giống hoàn toàn với phương ngôn ở Tokyo, dù tiếng Tokyo giống hơi bất kỳ phương ngữ nơi khác. Kể từ khi thành lập chính quyền hiện đại vào năm 1868, chính quyền đã xác định các giá trị Nhật Bản đích thực, bao gồm cả ngôn ngữ, và cố gắng đưa vào khuôn khổ những người Nhật Bản ở các vùng ngoại vi và những người không thuộc sắc tộc Nhật vào khuôn khổ do nhà nước quy định này. Các em học sinh được yêu cầu phải nói tiếng Nhật chuẩn – ngôn ngữ của vùng quyền lực trung tâm – bất chấp phương ngữ dùng trong gia đình. Những học sinh ở Ainu và Okinawa bị cấm dùng ngôn ngữ gốc, rất khác biệt so với tiếng Nhật Bản, và bị ép buộc phải nói tiếng Nhật ‘chuẩn’, đây là một hiện thực vẫn còn tiếp diễn tới tận hôm nay. Cấu trúc văn hóa được định hình từ địa lý này được biểu hiện sự phân biệt đối xử về mặt xã hội với những người Ainu và Okinawa. Những người Ainu chịu sự phân biệt đối xử ngay trên miền đất của mình ở Hokkaido, nơi tình hình di dân từ các miền đảo phía nam đang tăng lên khiến họ nhanh chóng trở thành những nhóm thiểu số chính trị xã hội, đồng thời văn hóa của họ cũng chỉ được xem như là chứng tích của quá khứ. Những người Okinawa thì vẫn duy trì số lượng lớn ở Okinawa, nhưng khi họ di cư tới nước ngoài và tới những hòn đảo phía bắc của Honshu, Kyushu và Shikoku, họ vẫn là đối tượng bị phân biệt đối xử. Khi Hokkaido trở thành thuộc địa của Nhật vào thế kỷ XIX, nền nông nghiệp của đảo bị ảnh hưởng nhiều bởi phương pháp trồng trọt của người Mỹ do chính quyền Nhật Bản giới thiệu từ buổi đầu của thời kỳ hiện đại. Có những hầm chứa kiểu Mỹ, guồng nâng, và các công trình nông trại như là những sắc màu chính của vùng đất này mà người ta không thể thấy ở phía Nam Nhật Bản. Khi người Nhật Bản hoài vọng về khung cảnh thôn quê, như trong những bài enka, Hokkaido ít khi được nhắc đến. Thay vào đó là cảnh thôn quê với những cánh đồng lúa nhỏ, những ngôi nhà cỏ tranh, làng chài trong sâu thẳm tâm thức Nhật Bản được gợi lên. Sự thiếu vắng Hokkaido trong hình dung về văn hóa Nhật Bản càng nhấn mạnh tình trạng ngoại vi của vùng này. Không có gì đáng ngạc nhiên về sự thiếu vắng của Hokkaido trong sự hình dung về dòng văn hóa chính của Nhật Bản vì vùng này chỉ chính thức thuộc về Nhật Bản kể từ thời hiện đại. Trừ mũi phía Nam đảo này thuộc sự kiểm soát của gia tộc Matsumae kể từ thời kỳ Tokugawa, đảo này không thuộc về Nhật Bản cho đến thời Minh Trị (Meiji). Trong thời kỳ mở rộng nhất, kéo dài từ năm 1895 tới năm 1945, ‘Nhật Bản’ bao gồm cả Đài Loan, một nửa phía nam đảo Sakhalin, Kuriles, bán đảo Triều Tiên và Micronesia (Liên Bang Micronesia). ‘Nhật Bản’ thời kỳ này là Nhật Bản đa sắc tộc và đa văn hóa nhất trong lịch sử Nhật Bản bởi nó bao gồm cả số lượng dân tộc và chủng tộc của những vùng vừa kể. Tuy nhiên điều này vẫn không ngăn cản các chính trị gia và những trí thức Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản là một dân tộc và có một nền văn hóa đồng nhất. Trong đó, người Nhật không chỉ ở vùng trung tâm mà còn là trung tâm của nền văn hóa của họ, và được xem là hiện thân của tinh hoa Nhật Bản. Chỉ có thể nói rằng đối với những vùng khác thì nơi này được xem là Nhật Bản hàng thứ, không chỉ vì họ không nói tiếng Nhật mà còn vì họ thiếu nhiều vẻ ngoài cơ bản của văn hóa Nhật, và hơn nữa là vì tình trạng thuộc địa của họ. Sự khác biệt được biểu lộ rõ trong sự phân chia từ naichi và gaichi. Naichi có nghĩa là Nhật Bản đích thực, còn gaichi có nghĩa là các vùng thuộc địa. Tai đã chỉ ra một cách rõ ràng sự chủ quan trong cơ cấu này trong vương triều Nhật Bản. Các vùng thuộc địa ngoài được mong đợi là có thể tái hiện Nhật Bản ‘gốc’ càng nhiều càng tốt. Các trường lớp trong thuộc địa của đế quốc dùng tiếng Nhật và tiếng Nhật là ngôn ngữ dùng trong quản lý điều hành thuộc địa. Điện thờ Shinto được đưa đến các vùng thuộc địa gaichi với mục đích là ‘Nhật Bản hóa’ họ. Những ngọn núi lửa ở các gaichi cũng được đặt tên là núi Phú Sĩ này hay núi Phú Sĩ nọ như là một cách để gợi lại ngọn núi Phú Sĩ ‘thật’ ở trung tâm Nhật Bản. Những người thuộc địa là ‘người Nhật’ nhưng họ vẫn là người Nhật thứ cấp trong con mắt của những người Nhật ‘gốc’. Hệ thống phân cấp này trong nghĩa của từ “Nhật Bản” tồn tại dai dẳng cho tới trước thời kỳ đế quốc năm 1945. Những gì không thuộc về Nhật Bản Chúng ta vừa tìm hiểu xem ‘Nhật Bản là gì’ và có thể thấy rằng không nhất thiết phải xem xét ý nghĩa ‘Nhật Bản là gì’ trong một ý nghĩa tuyệt đối, có chủ thể và trừu tượng. Hình ảnh Nhật Bản không chỉ được dựng lên bởi người Nhật mà còn là do những người nước ngoài dựng lên để so sánh với đất nước của họ. Khi bàn thêm về Những gì không thuộc về Nhật Bản, hình ảnh về Nhật Bản của những người ngoài được tô điểm nhiều màu sắc bởi mối quan hệ lịch sử giữa đất nước họ với Nhật Bản. Hãy xem Nhật Bản từng là gì đối với nước Mỹ, và đối với một số vùng, phần còn lại của phương Tây. Trước Thế Chiến Thứ Hai, theo một nghĩa nào đó thì Nhật Bản là một đất nước cổ và đẹp. Hình ảnh Nhật Bản như là Exotica japonica rất phổ biến ở thế giới phương Tây, đặc biệt là các nghệ sĩ trường phái ấn tượng. Được miêu tả như một bức chân dung Quý Bà Bươm Bướm Đông Phương – Đông Phương Điệp Phụ, Nhật Bản được xem như một đất nước hơi ẻo lả, nữ tính đến mức phương Tây nam tính có thể đối xử bất công một cách vô sự, tương tự như cách mà Mỹ đã làm vào năm 1853-1854, khi Nhật Bản không thể chống đỡ mối đe dọa quân sự từ phương Tây – chính sách đe dọa bằng vũ lực của phương hể đoán được Tây. Mặt khác, hình ảnh Nhật Bản vẽ ra trước mắt nước Mỹ bởi thái độ của người Mỹ đối với những di dân Nhật Bản, với sự thù địch ngày càng tăng cao do những lời đồn đại về ‘bọn da vàng nguy hiểm’ mang nặng tính phân biệt chủng tộc. Nhật Bản đã đáp lại thái độ đó bằng sự chống đối tương ứng, dẫn đến cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Như John Dower đã mô tả một cách khéo trong cuốn Cuộc chiến không khoan nhượng, trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, Nhật Bản được xem như một đối tượng nguy hiểm chuyên đánh lén. Con khỉ là biểu tượng vật hóa ưa thích mà người ta dùng để ám chỉ người Nhật Bản. Hơn trong suốt thời kì bị quân Đồng Minh (bao gồm cả Mỹ) chiếm đóng thời hậu chiến, Nhật Bản được hình dung như một quốc gia lạc hậu cần cải cách lại mọi khía cạnh của cuộc sống. Nước Nhật lạc hậu bị chiếm đóng đã được hỗ trợ bởi tri thức Mỹ, bao gồm cả các nhà khoa học chính trị, ví như, trong thời kì hậu chiến Nhật Bản đã có khuynh hướng ‘dân chủ non nớt’ hoặc ‘hệ thống chính trị một đảng rưỡi’, cứ như thể hệ thống chính trị hai đảng kiểu Mỹ thì tốt hơn hệ thống ‘một đảng rưỡi’ của Nhật chỉ vì hệ thống của Mỹ cho phép sự luân phiên thay thế nhau ở vị trí đảng cầm quyền trong khi hệ thống ‘một đảng rưỡi’ của Nhật thì không. Cũng dễ đoán rằng, ở Liên Bang Soviet, khuynh hướng Marxist cũng nhìn nhận một hình ảnh nước Nhật lạc hậu, In the Soviet Union, predictably, the image of a backward Japan was given aMarxist twist, characterising Japan on the basis of the Marxist evolutionary scheme. Một cách nhìn thành kiến khác của người Mỹ về vị trí của Nhật Bản là Nhật Bản đối lập với họ. Như thế, người Mỹ được ho là có tính cá nhân, trong khi người Nhật Bản có tính cách nhóm tập thể - chủ nghĩa tập thể của Nhật Bản bị đánh giá là ở tình trạng có giá trị thấp đối với chủ nghĩa cá nhân của Mỹ. Từ ví dụ đơn giản trên có thể dễ thấy hình ảnh người Nhật đối với phương Tây khác biệt như thế nào so với hình ảnh Nhật Bản đối với người Trung Quốc hay người Triều Tiên, từ đó vạch ra và thực hiện chính sách quan hệ quanh co với nước Nhật. Nhật Bản là những điều gì đó rất không chính xác đối với nhiều quốc gia. “Văn hóa Nhật Bản” Bản chất Cách hiểu truyền thống về văn hóa Nhật Bản bị che khuất bởi ý niệm Nihonjinron (học thuyết, thảo kiến về người Nhật). Nihonjinron về cơ bản khẳng định tính duy nhất của văn hóa Nhật Bản và người Nhật, và giải thích sự duy nhất đó như thế nào. Luận thuyết về sự riêng biệt này bao quát tất cả mọi điều: từ phương pháp trang điểm sinh học của người Nhật, phát triển văn hóa tiền sử, ngôn ngữ, các chuẩn tắc văn chương và thẩm mỹ, mối quan hệ nhân tính, và tổ chức xã hội cho tới triết học và các đặc tính cá nhân. Trong một số công thức của Nihonjinron, những điểm này đều có tương quan với nhau. Chẳng hạn, Watsuji Tetsuro chỉ ra rằng sinh thái ảnh hưởng bởi gió mùa của Nhật Bản chi phối nông nghiệp, mô hình định cư, hệ thống gia đình, và ngay cả các tính cách cá nhân. Những đặc trưng này được thừa nhận là tồn tại lâu dài xuyên suốt lịch sử Nhật Bản kể từ thời đại xa xưa. Nhiều học giả phê phán Nihonjinron về việc không thừa nhận tính phức thể về sắc tộc và văn hóa của Nhật Bản. Còn một thiếu sót quan trọng nữa mà những phê bình trên chưa chỉ ra đó là các đặc tính của Nhật Bản về mặt bản chất được đề cập trong Nihonjinron không thể giải thích cho vài trong số những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sự chuyển biến lớn đầu tiên của Nhật Bản xảy ra khi người Trung Hoa được người Triều Tiên giới thiệu. Sự chuyển biến đó bao gồm cả việc giới thiệu các cấu trúc chính trị phức tạp trong chính quyền, Phật Giáo cạnh tranh với Shinto giáo, hệ thống chữ viết lần đầu tiên cho phép ghi lại lịch sử cũng như các thành tựu văn chương, nghệ thuật và kiến trúc lục địa trong trong hình thức trong những dinh thự lộng lẫy và các công trình điêu khắc Phật giáo tinh tế. Không có thành quả nào trong số này được ghi nhận như là một phần của văn hóa Nhật Bản cơ bản. Thứ hai, thời kì lâu dài ảnh hương bởi người Trung Hoa từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 19 đã được thay thế bởi thời Minh Trị, chịu sự ảnh hưởng từ mạnh từ phương Tây, nếu không muốn nói là ảnh hưởng mạnh hơn so với ảnh hưởng từ người Trung Hoa trước đó. Kết quả là, Nhật Bản trở nên Tây phương hóa gần như hết sức bất ngờ. Lạ thay, Nhật Bản cốt yếu trong Nihonjinron (đang) là một Nhật Bản thoát khỏi hoàn toàn ảnh hưởng của phương Tây và Trung Hoa. Điểm không khách quan của sự mô tả các đặc tính đặc trưng ở đây là thiếu đề cập đến lý do làm cho văn hóa Nhật Bản trở thành nền văn minh qua sự hào phóng của người Triều Tiên, và bỏ quên lý do làm cho Nhật Bản trở thành một quyền lực công nghiệp trong thế kỉ 19 và 20 thông qua sự vay mượn từ phương Tây. Việc mô tả đặc tính Nhật Bản không thể giải thích cho những sự kiện chính trong lịch sử nước Nhật, đó là một thiếu sót lớn. Hơn nữa, những người theo bản chất luận nhấn mạnh tính đồng nhất lại không nhận ra các mẫu thức trong cuộc sống hàng ngày rất đa dạng của những con người bình thường, như trồng khoai lang, khoai sọ, các loại rau quả, các cây ngũ cốc khác với gạo như lúa mạch, lúa mì, kê. Ngay cả nghư nghiệp, một lối sống đặc trưng thôn dã cũng bị họ lờ đi mà thiên về trồng lúa, bất chấp tầm quan trọng thiết yếu của những sản phẩm biển trong thực đơn thường ngày ở Nhật. Sự thiếu sót nữa trong bản chất Nhật Bản là sự đa dạng các kiểu văn hóa vùng miền, như phong cách kiến trúc, trang phục, lễ nghi như đám cưới và tang ma, thực phẩm và nghệ thuật nấu ăn, và sự đa dạng phương ngữ. Sự khác biệt ngôn ngữ giữa các vùng là rất lớn và còn tồn tại tới tận ngày nay, chứ không chỉ trong thời đại Meiji. Những khác biệt này hoàn toàn bị lờ đi và người ta chỉ chú ý đến ‘tiếng Nhật chuẩn’, hay hyojungo (hiện được thay thế bởi kyotsugo, nghĩa là ‘ngôn ngữ đại chúng’), được xem là ngôn ngữ chung đối với tất cả người Nhật. Nhưng trong thực tế, kyotsugo là một lớp vỏ ngoài bên trên các phương ngữ vẫn còn đầy sức sống và là lối nói được ưa chuộng để biểu lộ sự thân tình và niềm tự hào địa phương. Như vậy, một Nhật Bản được bản chất hóa là một Nhật Bản được chuẩn hóa với các đặc tính đồng nhất mà không có sự đa dạng nội tại. Nhật Bản này là sự thành lập một chính quyền trung tâm trên quy mô rộng lớn kể từ thời đại Minh Trị, với khuynh hướng tạo ra một quốc gia hợp nhất, đồng dạng và thuần nhất. Nhật Bản được bản chất hóa này là một cộng đồng được hình dung khác xa với thực tế mà quốc gia này đang hiện diện. Giải bản địa hóa/tái bản địa hóa Qua nhiều năm, văn hóa Nhật Bản đã lan ra khắp mọi ngóc ngách trên thế giới. Sự lan truyền này diễn ra theo hai hướng riêng, một thông qua sự di cư của người Nhật và hướng kia thông qua sự khuếch tán độc lập. Lần di cư sớm nhất trong thời hiện đại diễn ra vào năm 1868 khi những công nhân đồn điền Nhật Bản đến Hawai’i. Tiếp đó là những chuyến di dân đến Bắc Mỹ rồi Nam Mỹ. Cùng với quá trình di dân đến châu Mỹ đang diễn ra, những công dân Nhật Bản khác rời quê hương đến Micronesia, Úc, lục địa Á châu và Đông Nam Á. Những người Nhật di dân, họ nhất thiết mang theo nền văn hóa của mình. Hơn một triệu người Nhật Bản đang sống ở hải ngoại trước khi Nhật Bản thúc thủ vào năm 1945. Cộng đồng người Nhật hải ngoại lớn nhất là ở Đông Á – Trung Quốc, Singapore và Phillipines – và bờ tây của Bắc Mỹ. Tuy vậy, Gần như tất cả họ đều hồi hương khi Nhật Bản bại trận trong Thế Chiến Thứ Hai, ngoại trừ những những người ở Bắc và Nam Mỹ. Những cộng đồng này có các trường học Nhật Bản, đền thờ Phật Giáo, điện thờ Shinto giáo, cửa hàng bán lẻ hàng hóa Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức công dân, nhóm cùng sở thích.v..v… Trong mọi trường hợp, ngôn ngữ giao tiếp của họ đều là tiếng Nhật. Cũng có những cộng đồng ghép giữa người Nhật Bản và người sắc dân khác: đó là sự mở rộng Nhật Bản. Sau chiến tranh, chính quyền Nhật Bản tiếp tục chương trình di dân để giảm bớt dân số và các khó khăn kinh tế. Lần di dân này khá lớn và hướng đến Nam Mỹ. Khi làn sóng di dân này giảm dần vào những năm 1960, quá trình toàn cầu hóa kinh tế thời hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu nghiêm túc hơn, họ xuất khẩu nhiều hàng hóa và thiết lập văn phòng đại diên của các công ty trên khắp thế giới. Các doanh nhân được phái đi điều hành những văn phòng ở hải ngoại, và gia đình họ cũng theo cùng. Nhờ việc đi lại và sinh sống ở nước ngoài dễ dàng hơn, những người Nhật Bản khác bắt đầu đi đến nhiều vùng trên khắp thế giới, trong đó đáng kể là những khu vực có nhiều các văn phòng công ty Nhật Bản tập trung lại, và định cư ở đó. Năm 2006, số người Nhật Bản cư trú ở hải ngoại lại một lần nữa vượt qua mức một triệu người. Trong những khu vực này, di dân Nhật Bản bắt đầu kinh doanh ăn uống công cộng, theo kiểu gia đình hoặc cùng những người đồng hương. Ở đây, một lần nữa trong tình hình hậu chiến cũng như tiền chiến, các cộng đồng người Nhật lại nổi lên, hoàn tất những cơ sở của Nhật Bản như trường học, nhà hàng, cửa hàng rau quả, phòng khám chữa bệnh, gara xe hơi, các cơ sở kinh doanh thực thụ và các hãng vận tải. Năm 2006, có 16 thành phố ở nước ngoài là nhà của hơn 10000 người Nhật tại mỗi thành phố. Trong đó bao gồm Bangkok, Hong Kong, London, Los Angeles, New York, Paris, Shanghai và Singapore. Tiếng Nhật lại là phương tiện giao tiếp chính yếu trong tất cả những cộng đồng này. Những cộng đồng tiền và hậu chiến này đều là dành cho Nhật Bản. ‘Nhật Bản’ trong ý nghĩa cổ điển đã được giải-bản địa hóa và tái-bản địa hóa để kết hợp chặt chẽ với nhiều vùng mở rộng ở hải ngoại. Văn hóa Nhật Bản được giới thiệu lại ở những cộng đồng này, với nhiều mức độ điều chỉnh khác nhau để thích nghi với hoàn cảnh từng địa phương. Bên cạnh sự phát tán văn hóa thông qua quá trình di dân, việc truyền bá văn hóa cũng xảy ra qua những phương tiện độc lập khác, do sự thúc đẩy từ sở thích và nhu cầu của người nước ngoài đối với nhiều thứ của Nhật Bản. Như đã nói ở trên, từ cuối thế kỉ 19 chúng ta đã quen thuộc với việc những nghệ sĩ trường phái ấn tượng của Pháp thích thú nghệ thuật Nhật Bản, đặc biệt là ukiyoe, hay in khắc gỗ từ thời Edo. Thời kì này cũng có nhiều đồ gốm xuất khẩu sang châu Âu với số lượng lớn. Hàng hóa sản xuất tại Nhật bắt đầu được bán ở nước ngoài từ giữa thời kì Minh Trị về sau. Ban đầu hàng hóa của Nhật bị xem là rẻ và có chất lượng thấp. Nhưng dần dần, sau chiến tranh, những hàng hóa này được thay thế bởi những sản phẩm công nghiệp chất lượng cao – từ xe hơi cho đến đồ điện tử - tạo nên danh tiếng của Nhật Bản về chất lượng công nghệ xuất sắc. Cũng trong những năm 1950-1960, Nhật Bản tận hưởng sự nổi tiếng hơn nữa nhờ các phim mới mẻ, như các phim của Kurosawa và Ozu. Mặc dù khuynh hướng đó không tồn tại được lâu nó cũng đã kịp tạo cho Nhật Bản danh tiếng trong lĩnh vực văn hóa đại chúng. Đây cũng là tiền đề cho sở thích về văn hóa Nhật Bản nổi lên ở châu Á và châu Mỹ kể từ những năm 1990, tập trung và manga, anime, karaoke, ẩm thực – đặc biệt là sushi và mì ăn liền – trò chơi máy tính, nghệ thuật cắm hoa và nghi thức trà đạo. Sự truyền bá tôn tín ngưỡng Nhật Bản, đặc biệt là Thiền, cũng rất đáng chú ý. Hầu hết các tôn giáo ở Nhật Bản cũng theo chân người Nhật di dân, thiết lập vị trí của chúng ở cộng đồng Nhật Bản hải ngoại. Nhưng Thiền và những thứ tạm gọi là ‘tôn giáo mới’ như Sukyo Mahikari, Sekai Kyusei Kyo và Soka Gakkai International, hơn nữa lại đi theo một cách khác, lan rộng khắp những cộng đồng không phải người Nhật ở nước ngoài dù thỉnh thoảng cũng có sự trợ giúp ban đầu của các di dân người Nhật hoặc các guru từ Nhật Bản. Điều ta thấy ở đây là sự sụp đổ của công thức: văn hóa Nhật = đất Nhật. Phép đẳng cấu này thừa nhận trong thuyết đồng nhất về nền văn hóa Nhật Bản không còn được duy trì, nếu trước đây nó từng tồn tại. Kể từ thời Minh Trị, văn hóa Nhật Bản đã được giải-bản địa hóa và lan tỏa khắp thế giới. Quá trình phân bổ mới của văn hóa Nhật Bản cũng đã tái-bản địa hóa khái niệm phạm vi hóa Nhật Bản. ‘Người Nhật’ Cách tiếp cận truyền thống đối với câu hỏi người Nhật Bản là ai để xác định họ trong một dạng tiêu chuẩn khách quan, như sự sáp nhập, khả năng ngôn ngữ và văn hóa. Một người sinh ở Nhật, có cha mẹ là người Nhật, là một người nói tiếng Nhật tự nhiên, tiêu biểu cho văn hóa Nhật Bản thông qua các quá trình hội nhập văn hóa và xã hội hóa từ lúc mới sinh ra được xem là người Nhật ‘thuần’ hay người Nhật ‘điển hình’; những người thiếu một hoặc nhiều hơn so với toàn bộ những tính chất trên được đánh giá là ‘người chưa đủ tiêu chuẩn’ đối với một số mức độ nhất định. Tuy vậy nhiều kiểu người cũng là người Nhật trong một nghĩa nào đó và không là người Nhật trong một ý nghĩa khác. Bác bỏ mọi cách nghĩ trên là điều quá phiến diện và không công bằng đối với những người tự xem mình là người Nhật. Bây giờ chúng ta sẽ thử xem xét một và trường hợp. Người Triều Tiên và người Trung Quốc ở Nhật Bản Cấu trúc naichi/gaichi trước năm 1945 vẫn còn ngầm tồn tại sau chiến tranh bởi sự khác biệt riêng giữa ‘người Nhật Bản’ và những người khác, những người có thể bị phân biệt đối xử. Hơn một triệu người dòng dõi Triều Tiên và Trung Quốc đã phải sống dưới chế độ naichi lúc chiến tranh kết thúc. Những người này là người Nhật Bản theo nghĩa hợp pháp miễn là họ đến từ bán đảo Triều Tiên và Đài Loan. Mặc dù nhiều người đã hồi hương vào lúc chiến tranh đi vào hồi cuối, hầu hết họ vẫn còn ở lại Nhật Bản. Một cách hợp pháp, họ được giữ những tình trạng giống như bất kì người Nhật Bản nào sau chiến tranh. Tuy nhiên, thái độ thành kiến sau khi bại trận đối với họ vẫn còn tiếp tục. Trạng thái lấp lửng về tình trạng hợp pháp người Nhật và còn cả tình trạng xã hội ngoại bang (gaichi) kéo dài cho tới khi hiệp ước hòa bình được kí vào năm 1952, thời điểm mà người gốc Triều Tiên và Trung Hoa được gỡ bỏ khỏi tình trạng người Nhật hợp pháp. Thực sự là họ hoàn toàn chấm dứt là người Nhật từ thời điểm đó? Không hẳn vậy. Hãy tiếp tục tìm hiểu vài trường hợp cụ thể sau. Sống như người Nhật: Trong thời kì thuộc địa, và trong giai đoạn sau của thế kỉ 20, nhiều người Triều Tiên ở Nhật mang những cái tên Nhật Bản. Vì bề ngoài họ chẳng hề phản bội nguồn gốc dân tộc của mình, nên với cái tên Nhật Bản họ có thể sống dễ dàng như một người Nhật trong những việc hàng ngày, như mua sắm, học hành, giao dịch ngân hàng, đồng thời nhờ đó tránh được sự phân biệt đối xử bởi những người Nhật Bản khác trong hầu hết những tình huống hàng ngày. Một số người đã thật sự thành công và hiệu quả trong việc hòa nhập hoàn toàn vào những người Nhật Bản gốc, họ không bị nhìn ra và cũng không muốn bị nhìn ra. Họ tiếp tục sống trong tình trạng không thoải mái mà không cần phải muốn là người Nhật Bản nhưng phải cố gắng thể hiện như người Nhật, đôi khi họ muốn giữ lại tình trạng người Triều Tiên theo pháp lí. Chúng ta phải nhìn nhận gì về những cá nhân này khi xem xét ý nghĩa của ‘người Nhật’? Trong một chừng mực nào đó khi nhìn nhận rằng họ là người Nhật Bản, ít nhất là trong một số tình huống, họ là người Nhật Bản đối với những người khác trong những tình huống đó. Phụ nữ Nhật kết hôn với người Triều Tiên: Năm 1952, khi chính quyền Nhật Bản lấy đi tình trạng người Nhật hợp pháp của những người Triều Tiên cư trú tại Nhật, những phụ nữ Nhật Bản kết hôn với người Triều Tiên cũng tự động bị mất quyền lợi là người Nhật hợp pháp của họ. Các phụ nữ Nhật này về mặt sinh học là người Nhật Bản, do cha mẹ người Nhật sinh ra, nói tiếng Nhật một cách tự nhiên, và mang trong mình văn hóa Nhật Bản. Có thể thật sự gọi nói rằng họ ‘không phải người Nhật’ chỉ bởi vì hôn nhân của họ đã khiến họ không còn ở trong ý nghĩa pháp lý? Trẻ em Triều Tiên sống ở Nhật Bản: thời gian trôi qua, những trẻ em sinh ra từ những cuộc hôn nhân dị chủng và cả những cuộc hôn nhân của những người Triều Tiên bắt đầu lớn lên với nhiều mức độ đặc tính và sự lĩnh hội văn hóa Triều Tiên khác nhau. Một số không còn giữ lại những di sản văn hóa Triều Tiên nữa – không có khả năng ngôn ngữ và sự hiểu biết về văn hóa Triều Tiên – đặc biệt là nếu cha mẹ của chúng ‘sống’ như người Nhật. Cách sống của họ hoàn toàn là người Nhật. Chỉ còn cái tên, nếu họ còn giữ lại, phản bội lại di sản Triều Tiên của họ. Ông Chung Daekyun ở đại học Tokyo Metropolitan xác nhận rằng những người Triều Tiên này đã tự nhiên hóa và chính thức trở thành người Nhật vì họ ‘gần như là người Nhật’ trừ sự công nhận tình trạng của pháp luật và có thể là cả vì cái tên của họ. Công dân song tính: khi nguyên tổng thống Peru, ông Alberto Fujimori, từ bỏ sự nghiệp và từ chức khi ông đang ở Nhật Bản, chính quyền Nhật Bản đã cho phép ông ở lại. Chính phủ Nhật biện hộ cho hành động của mình bằng cách giải thích tư cách công dân Nhật Bản của ông Fujimori, bên cạnh tư cách công dân Peru của ông này. Ông Fujimori có phải người Nhật? Trong chuyến bỏ về Nhật của mình, ông là người Nhật, bất chấp quy định pháp lý rằng bất kỳ người Nhật nào có tư cách công dân song song đều phải từ bỏ một trong hai tình trạng đó trước tuổi 22. Do đó Fujimori đã phải từ bỏ tư cách công dân Peru trước khi được phép chọn nơi ẩn náu tại Nhật như là một công dân Nhật Bản. Thông thường, một người Nhật Bản không phải là một người nước ngoài và một người nước ngoài không phải là người Nhật Bản. Đây là những cách phân loại riêng lẫn nhau. Nhưng trước chiến tranh, thường thì những di dân người Nhật Bản ở Bắc và Nam Mỹ đăng kí con cái của họ với với tòa đại sứ ngoại giao địa phương để các em được nhập tư cách Nhật Bản thông qua luật Nhật Bản jus sanguinis (tư cách công dân dựa trên dòng dõi hoặc huyết thống) ngoài ra để có tư cách công dân địa phương ở nước sở tại mà họ đang di trú thông qua jus solis (tư cách công dân phụ thuộc nơi sinh). Cũng từ sau chiến tranh, khoảng mười ngàn doanh nhân Nhật Bản cùng gia đình đã được phái đi nước ngoài, tạo nên một tính khác thường hợp pháp đối với hàng ngàn trẻ em sinh bởi cha mẹ người Nhật, phải tồn tại ở những nước theo jus solis như Mỹ chẳng hạn. Những cá nhân có tư cách công dân song tính cũng được xem là người Nhật một cách hợp pháp, mặc dù theo khía cạnh tâm lý học hoặc văn hóa thì họ cảm thấy họ là người Nhật trong mức độ nào là một câu hỏi khác. Một vài người, như những người Mỹ gốc Nhật (nisei) thế hệ thứ hai thời tiền chiến có ít đặc trưng người Nhật, trong khi đó thì những người khác, chẳng hạn như con cái của các doanh nhân Nhật Bản sinh ở nước ngoài trong mấy thập kỉ gần đây, được khẳng định đặc tính Nhật Bản một cách nhiệt tình hơn bất kì người Nhật Bản nào khác. Có người không thể quyết định, trong khi những người khác vui vẻ đóng hai vai trò ở những mức độ khác nhau. Suốt chiến tranh, nhiều người Mỹ gốc Nhật là công dân song tính sinh sống ở Nhật Bản, thậm chí nhập ngũ tham gia vào quân đội Nhật Bản với tư cách công dân Nhật Bản để chiến đấu với đất nước mà họ đồng thời cũng là công dân. Tự nhiên hóa, giải-tự nhiên hóa: như đã nói, chính quyền Nhật Bản yêu cầu những người có tư cách công dân song tính phải từ bỏ một trong hai tư cách đó trước 22 tuổi. Tuy nhiên, không có cách nào có thể the dõi hết những người có hai tư cách công dân, luật này coi như vô nghĩa. Khoảng 500 người Nhật từ bỏ tư cách công dân của họ mỗi năm và trở thành những công dân tự nhiên của những đất nước khác. Họ hoàn toàn là những người người Nhật theo tính cách văn hóa và ngôn ngữ mà họ có nhưng sự xác định của chính quyền, chỉ sau một đêm họ trở thành người phi-Nhật Bản. Những người hàng xóm, ở Australia, vẫn tiếp tục tự xem như ‘người Nhật’ kể cả khi về mặt pháp lý là không phải như vậy. Trong khi những người Nhật khác ‘chối bỏ’ Nhật Bản, khoảng 15000 người nước ngoài trở thành người Nhật tự nhiên mỗi năm. Hầu hết họ đều có ít nhất vài chỗ lõm bõm về văn hóa Nhật, trong mức độ đầy đủ của từ văn hóa Nhật. Có những người với vẻ ngoài là người da trắng và chỉ với một ít đặc tính văn hóa và ngôn ngữ Nhật họ trở thành người Nhật hợp pháp chỉ trong một đêm. Trẻ mồ côi người Nhật và phụ nữ ở và đến từ Trung Quốc: Vào thời kì gần cuối Thế Chiến Thứ Hai, Liên Ban Soviet đã xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, nơi hàng trăm, hàng ngàn người Nhật Bản định cư. Quan đội Nhật bỏ cuộc, họ phải tự dựa vào những phương tiện sơ sài của chính mình để bỏ trốn và hồi hương. Hầu hết đều là phụ nữ và trẻ em, vì có thể hình dung là tất cả đàn ông đều nhập ngũ. Với đói khát, thiếu ăn và bệnh tật, nhiều trẻ em nếu sống sót được đã được các gia đình Trung Quốc nhận làm con nuôi, hoặc bị bán, hoặc bỏ mặc để người Trung Quốc mang đi. Một số phụ nữ, không thể đương đầu với những khó khăn, trao thân mình cho người Trung Quốc và kết hôn với họ. Không ai biết chính xác có bao nhiêu người còn ỏ đó, hoặc họ đang sống ra sao. Một số có lẽ đang sống như người Trung Quốc, hoàn toàn che đậy nguồn gốc Nhật Bản của họ vì e ngại mức độ phân biệt chủng tộc đối với mình. Họ vẫn biết mình là người Nhật Bản. Mặc khác, những trẻ em được đưa vào các gia đình Trung Quốc từ lúc còn rất nhỏ thì lại không nhận biết về nguồn gốc Nhật Bản của mình, trừ khi cha mẹ nuôi của chúng nói rõ nguồn gốc chúng. Hầu hết trẻ em mồ côi đó giờ đây đều đã kết hôn và có con riêng thậm chí là cháu nội/ngoại, và hầu hết phụ nữ đều đã già. Quá trình hồi hương chậm chạp và trắc trở của những người Nhật bị bở rơi ở Trung Quốc chỉ bắt đầu sau khi mối quan hệ ngoại giao Trung-Nhật hồi phục năm 1972. Khi những người hồi hương về đến Nhật Bản, khoảng 30-40 năm sau đã trôi qua, nhiều người không còn biết bất cứ từ tiếng Nhật nào và mất hết tri thức về văn hóa Nhật Bản. Phần lớn họ không có hoặc không thể tìm thấy những giấy tờ hợp pháp để chứng minh tình trạng là người Nhật hợp pháp, nhưng họ đều tự nhận mình là người Nhật Bản. Không có bằng chứng thật sự, tuy nhiên chính quyền Nhật Bản bất đắc dĩ đồng ý cấp quyền công dân Nhật cho họ. Vậy họ cũng là người Nhật ở một ý nghĩa nào đó cũng không phải là người Nhật ở ý nghĩa khác. Còn con cái của những người Nhật từng là trẻ mồ côi ngày xưa đã lập gia đình với người Trung Quốc, giờ trở về Nhật cùng với cha mẹ thì sao? Họ cũng là những người Nhật Bản hợp pháp nếu một trong hai người cha mẹ có thể xin được tư cách công dân Nhật Bản hợp pháp, nhưng về mặt sinh học họ cũng chỉ là một nửa người Nhật Bản, còn về mặt văn hóa thì họ hoàn toàn là người Trung Quốc. Những người hàng xóm Nhật Bản gọi họ là zanryu koji (bọn trẻ mồ côi bị bỏ rơi) hay zanryu fujin (những người phụ nữ bị bỏ rơi) chứ không xem là ‘người Nhật thông thường’. Kimiko Yamada, một người phụ nữ vẫn còn ở Trung Quốc nói rằng “ở Trung Quốc họ gọi chúng tôi là người Nhật, còn ở Nhật thì họ gọi chúng tôi là người Trung Quốc.” Vấn đề tương tự vẫn còn với những ai vẫn đang ở Trung Quốc. Không còn dấu hiệu ngôn ngữ, dấu hiệu văn hóa nào, sự thừa nhận là người Nhật Bản chỉ là về từ ngữ hoặc từ người cha mẹ nuôi. Chính quyền Nhật Bản từ chối không công nhận tư cách hợp pháp của họ mặc cho họ có thể đưa ra bằng chứng xác thực. Nhưng sâu thẳm bên trong, dù có đúng lý hay không, họ biết họ là người Nhật Bản. Cha mẹ song tịch: Tới tận ngày nay, một đứa trẻ là người Nhật hợp pháp hay không phụ thuộc vào cha mẹ của nó. Nếu cha là người Nhật, đứa con vẫn là người Nhật; nếu cha không phải người Nhật thì đứa bé không thể là người Nhật. Một đứa bé sinh bởi người mẹ Nhật Bản lớn lên ở Nhật Bản, nói tiếng Nhật tự nhiên, và hoàn toàn hòa nhập văn hóa với nền văn hóa Nhật Bản vẫn bị xem là người ngoại quốc (hoặc không có tình trạng hợp pháp, nếu người cha sinh học không thừa nhận tư cách phụ huynh), ngược lại một đứa trẻ khác do người cha Nhật sinh ra, sinh trưởng ở nước ngoài, không có bất kì khả năng ngôn ngữ hay văn hóa Nhật Bản nào, lại dù sao vẫn là người Nhật hợp pháp. Với sự thay đổi pháp lý gần đây, bất chấp giới của phụ huynh, đứa trẻ của một cuộc hôn nhân song-tịch vẫn có thể có được tư cách công dân Nhật Bản. Nghĩa là một đứa trẻ từng không thể là người Nhật do tư cách công dân nước ngoài của cha nó giờ đây lại là người Nhật chỉ đơn giản vì những thay đổi pháp luật. Từ đó những quy định pháp luật có thể mang lại kết quả là tư cách pháp lý quyền lợi đầy đủ (như phúc lợi xã hội hay bảo hiểm y tế) ở Nhật Bản bởi chính quyền Nhật cho một đứa trẻ nào đó và lại không dành cho một đứa trẻ khác. Những hàng xóm có thể đối xử một người hoàn toàn xã hội hóa trong nền văn hóa Nhật Bản như là một thành viên người Nhật, và một người không được xã hội công nhận vì là người nước ngoài, bất chấp tình trạng hợp pháp của anh/cô ta. Tương tự, bất chấp sự công nhận của chính quyền Nhật Bản, những trẻ em sinh ra từ những cuộc hôn nhân mang tính quốc tế, đặc biệt là những hôn nhân phichâu Á, bị tách ra khỏi đám đông và chịu đựng định kiến cũng như phân biệt đối xử vì vẻ ngoài người ngoại quốc của họ. Về mặt ngôn ngữ, những từ có ý nghĩa không mong đợi như ainoko (máu lai), gaijin (người nước ngoài) và amerikajin được ném vào họ. Ở đây có sự đương đầu với vấn đề bài ngoại của người Nhật, những người không thể chấp nhận những kẻ ‘không giống chúng ta’ như một thành viên Nhật, ngay cả khi họ là người Nhật hợp pháp. Để kết thúc phần người ‘người Nhật Bản’ này, câu hỏi là người Nhật Bản hay không không phải là một câu hỏi không đơn giản là miễn cưỡng trả lời ‘yes’ hay ‘no’. Phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh đa dạng, câu trả lời có thể rõ ràng dứt khoát là ‘phải’, dứt khoát là ‘không’ câu trả lời nước đôi ‘có và không’, câu trả lời mơ hồ ‘có thể có có thể không’, hoặc cuối cùng là ‘nó phụ thuộc vào’. Tự nhân thức (hoặc tự xác định tính) có thể khớp hoặc không trùng với nhận thức của người khác. Tự xác định cũng đa dạng là có thể không được chấp nhận như vậy. Lãnh thổ Nhật Bản đã mở rộng và co lại, những người định cư trên vùng đất đó vì thế được công nhận và rồi lại đánh mất, là của người Nhật rồi lại bị bỏ rơi. Thứ bậc của người Nhật luôn là một đặc điểm nổi bật trong hoàn cảnh này: một số một được xem là hơn cả người Nhật so với những người khác. Có ít hơn những người Nhật được mong đợi cạnh tranh và đạt được, nếu có thể, những đặc tính của người Nhật gốc. Những người không thể, do lý do sinh học (máu lai) hoặc lý do văn hóa (không có khả năng nói tiếng Nhật chuẩn), mãi mãi bị kết án là tầng lớp hạng hai.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng