Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận bảo vệ môi trường mỏ...

Tài liệu Tiểu luận bảo vệ môi trường mỏ

.DOC
16
341
81

Mô tả:

CHƯƠNG I : MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong những năm qua phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để...Đó đang là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp giữa 3 mặt của sự phát triển : kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp chặt chẽ với nhau. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển ở Việt Nam” Định hướng chiến lược phát triển bền vững là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ ban ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. 1.Các thách thức về kinh tế - xã hội – môi trường và phát triển toàn cầu và ở Việt Nam 1.1 Sự phân hóa giàu nghèo và mất ổn định chính trị Sự tăng trưởng cao không đi đôi với sự giảm nghèo đói nhanh. Bình quân ở các nước đang phát triển có mức độ phân hóa giàu nghèo cao, hệ số giảm nghèo là 1,3% năm so với mức 10% năm giảm nghèo của các nước có mức độ bình đẳng cao. 1.2.Sự nghèo đói cùng cực : Học viên : Trịnh Minh Hoài 1 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 Thế giới hiện nay có khoảng 1,2 tỉ người có mức thu nhập dưới 1USD mỗi ngày, chiếm 24% dân số thế giới, 2,8 tỉ người dưới 2USD mỗi ngày chiếm 55% dân số thế giới ( Theo số liệu ngân hàng thế giới năm 2003) 1.3.Bệnh tật Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, 15 triệu trẻ em bị chết do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được như chấn thương, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp. Trên thế giới có 37,8 triệu người mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS mỗi năm có 3 triệu chết về căn bệnh này, trong đó có 0,5 triệu là trẻ em, mỗi ngày có có 8000 người, 10s có một người chết. 1.4.Tăng dân số Mặc dù có những cố gắng lớn về kế hoạch hóa dân số tại tất cả các nước trên thế giới nhưng dân số vẫn tiếp tục tăng. Tại châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng dân số là 1,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn thế giới 1,68%. Chúng ta đang sống trong thế giới có sự thay đổi với tốc độ nhanh, một thế giới trong đó có hơn 1 tỷ người- bằng 20% dân số toàn cầu sống trong nghèo khổ, bênh tật và suy dinh dưỡng. Một thế giới trong đó có khoảng 1 tỉ người trong các nước công nghiệp lớn có thu nhập cao gấp 30-40 lần so với 4,5 tỉ người thuộc thế giới thứ 3 và sử dụng hơn 75% tài nguyên của trái đất. 1.5. Sử dụng năng lượng toàn cầu Gỗ củi tiếp tục bị khai phá để sử dụng như là nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại, đặc biệt là ở các nước đang phát triển khi các nguồn nguyên liệu tái tạo khác chưa được chú trọng thích đáng. Các nguồn năng lượng khác như từ dầu, các sản phẩm từ dầu mỏ, than đá... đang ngày càng cạn kiệt, mở ra một xu thế mới về nguồn năng lượng ổn định hơn đó là năng lượng điện hạt nhân. 1.6.Suy thoái tầng Ozon Học viên : Trịnh Minh Hoài 2 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 Tầng Ozon đang bị suy thoái ở khu vực cận cực Bắc ( Bắc Mỹ, Canada, Châu Âu, Liên Xô cũ) đã bị mỏng tới 40% làm cho mùa xuân đến sớm và mùa đông đến muộn. Ở Nam Cực tầng Ozon giảm 50% tạo nên các lỗ hổng rộng hơn 2 triệu km2. Sự suy thoái tầng Ozon cũng góp phần làm tăng nhiệt độ của trái đất, thay đổi chế độ khí hậu của toàn cầu. Bên cạnh đó sự suy thoái tầng Ozon tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học của chúng ta, làm tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu đến miễn dịch. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, phân bón hóa học, máy bay, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch đã thải vào khí quyển các chất như CFC, CH4, N2O, NO có khả năng hóa hợp với OZON. 1.7.Thay đổi khí hậu toàn cầu Những nghiên cứu gần đây cho thấy thay đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu. Dự kiến trong các năm tiếp theo nhiệt độ trái đất sẽ ấm dần lên làm tăng khả năng tan chảy băng tuyết tại các cực, dẫn tới việc nước biển dâng cao, gậy ngập lụt, nhiễm mặn, hoang hóa đất canh tác, mất nhà cửa, ruộng vườn, và có thể mất cả một nền văn hóa. Nguyên nhân chính của sự thay đổi khí hậu là do phá rừng và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt ( chủ yếu là do sử dụng một lượng lớn chất đốt trong khu vực năng lượng và giao thông). Tất cả các hoạt động này làm tăng nồng độ khí các loại gây hiệu ứng nhà kính. 1.8 Tác động của gia tăng dân số tới môi trường 1.8.1. Dân số và tài nguyên đất: Việc suy giảm giá trị đất hiện nay là vấn đề toàn cầu, nhưng nó trở nên bức xúc hơn ở các nước đang phát triển do sức ép về dân số và kỹ thuật canh tác không phù hợp, khai thác quá sức phục hồi. Hàng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất bị hoang mạc hoá do sự gia tăng dân số. Diện tích đất canh tác vì thế bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 Học viên : Trịnh Minh Hoài 3 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp. 1.8.2. Dân số và tài nguyên rừng: Dân số tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,... Rừng nhiệt đới trên thế giới mỗi năm bị tàn phá 11 triệu ha và 10 triệu ha rừng khác. Tám mươi phần trăm diện tích rừng hiện nay bị tàn phá bắt nguồn từ việc gia tăng dân số. Hậu quả là 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa bị trôi hàng năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. ở Việt Nam theo ước tính cứ tăng 1% dân số, thì co 2,5% rừng bị mất đi. 1.8.3. Dân số và tài nguyên nước: Dân số tăng làm giảm bề mặt ao, hồ và sông. Làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải, chất độc hóa học trong các hoạt động sản xuất của con người. Làm thay đổi chế độ thủy văn, dòng chảy sông suối do phá rừng và các công trình xây dựng. Theo UNESCO năm 1985 trữ lượng nước sạch trên đầu người là 33.000 m3/người/năm, nhưng hiện nay giảm xuống còn 8.500 m3/người/năm. 1.8.4. Dân số và tài nguyên khí hậu: Dân số tăng ở các nước phát triển và đang phát triển chịu trách nhiệm 2/3 lượng khí CO2 trên toàn cầu. Môi trường không khí tại các thành phố và các khu công nghiệp lớn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dẫn đến khí hậu toàn cầu bị biến đổi theo hướng nóng dần lên gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Như vậy, rõ ràng rằng dân số tăng sẽ gây ra nhiều sức ép đối với các vấn đề tài nguyên và môi trường. Ngược lại, khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, loài người chúng ta cần sớm nhận thức rõ điều này để điều chỉnh sự gia tăng dân số, nhằm phát triển một xã hội bền vững. 1.9. Suy thoái tài nguyên đất, nước. Học viên : Trịnh Minh Hoài 4 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 1.9.1 . Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất thế giới Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá thứ sinh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Xói mòn rửa trôi là một quá trình phức tạp, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: Mất lớp thực vật che phủ bề mặt thường xuyên, đặc biệt là mất rừng, tăng các tác động gây phong hoá bở rời, như nhiệt độ, mưa, hoạt động nhân sinh cày xới đất, canh tác không hợp lý,... tăng gió, mưa, dòng chảy trên mặt đất. Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Chua đất gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân: 1- Do thực vật lấy dinh dưỡng K+, Ca++, Mg++, Na+ nên trong đất chỉ còn H+; 2- Do mưa nhiều nên ion kiềm và kiềm thổ OH- bị rửa trôi, còn lại Al+3, Fe+2, H+; 3- Do có quá nhiều Al+3 và Fe+2 trong môi trường đất; 4- Do các chất hữu cơ bị phân giải trong môi trường yếm khí tạo ra nhiều axit hữu cơ. Đất Học viên : Trịnh Minh Hoài 5 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 nhiệt đới nói chung đều chua, pH = 4,5 - 5,5. Đất chua phá vỡ cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống đất – cây trồng, tăng độc tố Al3+, Fe3+, Mn2+ và lân cố định ở dạng AlPO và FePO . Mất cân bằng dinh dưỡng trong đất còn xảy ra khi chu trình sinh địa hoá không được khép kín, do trồng liên tục một loại cây, do bón phân bổ sung không hợp lý,... Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội trường diễn phá vỡ cân bằng sinh thái đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của của đất trồng, gia tăng cảnh hoang tàn. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. 1.9.2. Hiện trang suy giảm tài nguyên nước trên thế giới. Nước phân bố không đồng đều theo thuỷ vực trong không gian. Khoảng 1,35 triệu km3 (97%) tập trung trong biển và đại dương (chiếm 71% bề mặt trái đất). Gần 2% thể tích nước nằm trong băng tuyết hai cực và núi cao, 1% còn lại phân bố như sau: trong sông ngòi 0,0001%, hồ 0.007%, nước ngầm 0,59%, ẩm đất 0,005%,khí quyển 0,001% và sinh quyển 0,0001%. Đặc biệt, lượng nước trong sông ngòi toàn cầu chỉ có 1.700 km3. Lượng mưa cũng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa hàng năm trên lục địa bằng 105.000 km3. Từ xích đạo đến hai cực xu thế chung là lượng mưa giảm dần, tuy nhiên tại vùng vĩ độ khoảng 60o có một đỉnh mưa thứ hai, nhỏ hơn đỉnh mưa lớn xích đạo. Lượng mưa lớn nhất quan sát thấy tại Haoai, >11.000 mm/năm, một sô nơi trong các sa mạc thường không có mưa trong nhiều năm. Theo các vùng khí hậu trên thế giới ta có lượng mưa trung bình năm như sau: hoang mạc <120 mm, khí hậu khô 120 - 250 mm, khô vừa 250 - 500 mm, ẩm vừa 500 - 1.000 mm, khí hậu ẩm 1.000 - 2.000 mm, khí hậu rất ẩm >2.000mm. Theo thời gian, biến động lượng mưa nhiều vùng có chu kỳ mùa và chu kỳ nhiều năm rõ nét. Học viên : Trịnh Minh Hoài 6 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 Tương tự, dòng chảy sông ngòi phân bố cũng không đồng đều theo không gian và thời gian. Chế độ nước trong đa phần các sông suối phân hoá thành hai mùa rõ nét là mùa lũ và mùa kiệt. Dòng chảy mùa lũ lớn, hình thành chủ yếu bởi dòng cấp trên bề mặt sườn dốc, chảy nhanh và mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến, nên được gọi là tài nguyên nước không ổn định, hay tài nguyên nước tiềm năng. Loài người chỉ khai thác được nó nếu có những giải pháp giữ nó lại lâu hơn trong lưu vực, ví dụ như dùng hồ chứa nhân tạo, trồng rừng đầu nguồn,... Dòng chảy mùa kiệt nhỏ, hình thành nhờ các quá trình cấp nước đi qua đất, nên được gọi là dòng chảy ngầm, hay dòng chảy ổn định. Đây là nguồn nước thực sự hữu ích cho mọi đối tượng dùng nước, vì nó có trong sông quanh năm. Trung bình, phần dòng chảy ổn định này chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dòng chảy mỗi sông ngòi. Đặc điểm của tài nguyên nước là mang tính lưu vực và phi hành chính. Trên thế giới hiện có hơn 200 lưu vực sông đa quốc gia, có nơi sông là đường biên giới, có nơi dòng sông lần lượt chảy qua nhiều quốc gia khác nhau, việc cùng chia sẻ nguồn nước và các nghĩa vụ bảo vệ lưu vực là vô cùng khó khăn trong thời bình và hầu như không thể được trong thời chiến. Nhiều kẻ vô nhân tâm còn dùng nước như một phương tiện trợ giúp trong các cuộc xung đột, mặc cả,... Trong quá khứ cũng như hiện nay, quyền kiểm soát nguồn nước từng là nguyên nhân căn bản của nhiều cuộc chiến tranh khác nhau, đặc biệt là trong những vùng tài nguyên nước khan hiếm. Sự bành trướng của Israen ra các vùng đất của các quốc gia lân cận (Liban, Jordanie, Palestin,...) đều có liên quan đến nguồn nước, xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra trên lưu vực sông Nin... Mức độ dùng nước của con người phụ thuộc vào nhu cầu, mức sống, văn hoá, khả năng khai thác của công nghệ, tài chính và khả năng đáp ứng của tự nhiên. Tổng mức tiêu thụ nước của nhân loại hiện đạt khoảng 35.000 km3/năm, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp. Nhu cầu dùng nước của con người tăng theo thời gian do tăng dân số và tăng mức sống. Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít nước/ngày, nhưng để đáp ứng Học viên : Trịnh Minh Hoài 7 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 những nhu cầu trung bình, mỗi người cần khoảng 250 lit/ngày cho sinh hoạt, 1.500 lít cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước,... Cùng với sự nâng cao mặt bằng mức sống, những cảnh quan liên quan với nước như mặt hồ, thác nước, sông ngòi tự nhiên cũng ngày càng nâng cao giá trị, làm tăng giá thành nước cấp cho tiêu thụ. * Nguyên nhân của sự khan hiếm nước: Khan hiếm nguồn nước cấp trên thế giới xảy ra do các nguyên nhân chính sau: 1- Nguồn nước tự nhiên khan hiếm do phân bố không đồng đều theo không gian; 2- Biến trình nước theo thời gian không đồng pha với biến trình nhu cầu sử dụng; 3- Chất lượng nước không phù hợp. Khan hiếm nguồn nước tăng cường do áp lực dân số, quản lý yếu kém các nguồn nước và thay đổi các mô hình khí hậu. Hiện nay, khan hiếm nguồn nước là nguyên nhân quan trọng hạn chế sự phát triển, thậm chí dẫn đến xung đột và tị nạn môi trường. ít nhất có 1,5 tỷ người sống phụ thuộc vào nước ngầm làm nguồn cung cấp duy nhất cho sinh hoạt, mà nguồn nước này đang có nguy cơ suy thoái và ô nhiễm rất cao. 1.10.Sử dụng năng lượng toàn cầu Hệ quả môi trường của việc tiêu thụ năng lượng tùy thuộc vào dạng năng lượng tiêu thụ. - Đốt nhiên liệu hoá thạch và sinh khối xả thải CO2, bụi và một số chất độc hại khác. - Đốt sinh khối và các sản phẩm hữu cơ tự nhiên khác, như phân khô,... là quá trình biến một dạng tài nguyên từ có khả năng tái tạo, rất cần cho việc khép kín chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh vật đất, thành tài Học viên : Trịnh Minh Hoài 8 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 nguyên không tái tạo, do vậy vừa gây cạn kiệt tài nguyên sinh vật, vừa gây suy thoái tài nguyên đất. - Dùng năng lượng thuỷ điện gắn liền với xây dựng hồ chứa nước và gây nên các vấn đề môi trường, tài nguyên, sinh thái, xã hội cho vùng thượng và hạ lưu đập. Dùng năng lượng hạt nhân tiềm ẩn nguy cơ rủi ro với xác suất nhỏ nhưng tác động lớn và lâu dài,... Theo tính toán, năng lượng giải phóng ra từ 1g U235 tương đương năng lượng thu được từ việc đốt 1 tấn than đá. Khối lượng chất thải từ công nghệ điện nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với công nghệ đốt than, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của rác thải hạt nhân cao hơn. Ngoài ra, mỗi công nghệ sản xuất điện năng có nhu cầu về diện tích đất khác nhau (bảng 4.1). Trong điều kiện đất đai khan hiếm, đây cũng là một yếu tố cần tính tới trong bài toán cân nhắc chi phí lợi ích để đạt hiệu quả tối ưu. Bảng 2.1. Nhu cầu đất để sản xuất 1 tỷ Kwh/năm, phục vụ đô thị 100.000 dân Stt 1 2 3 4 5 6 7 Loại công nghệ Đốt sinh khối Thuỷ điện Quạt gió Quang năng Nhiệt điện chạy than Hạt nhân Địa nhiệt Diện tích (ha) 200.000 13.000 11.700 2.700 90 68 40 CHƯƠNG II : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1 Sự bức thiết của phát triển bền vững Học viên : Trịnh Minh Hoài 9 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi thế chiến thứ hai, vấn đề phát triển có một nội dung thuần túy kinh tế. Các chương trình mở mang quốc gia, các chính sách và kế hoạch kinh tế-xã hội chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản xuất, công nghiệp hóa, tự túc lương thực, hiện đại hóa nông nghiệp, sản xuất thay thế nhập khẩu, sản xuất nhắm thị trường nước ngoài, v.v. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (développement économique) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (croissance économique), không có sự phân biệt, cân nhắc hoặc so sánh giữa phẩm và lượng trong công cuộc mở mang quốc gia. Riêng đối với các nước chậm tiến có nền kinh tế lạc hậu thì được xem như chỉ có nhu cầu gia tăng sản xuất. Vào đầu thập niên những năm 1970, sau một thời kỳ trong đó các nước trên thế giới thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ La Mã (Club de Rome) đã phát hành và phổ biến một tài liệu mang tựa là “Ngừng tăng trưởng” hoặc “Giới hạn của tăng trưởng” tùy phiên dịch tựa Pháp ngữ (Halte à la croissance) hay Anh ngữ (The Limits to Growth) của tài liệu. Tài liệu này vì đề nghị một hướng đi mới cho sự phát triển và có những nhận thức chính đáng, những nhận định xác thực về tổ chức kinh tế, đời sống xã hội nên đã ảnh hưởng làm thế giới cảnh tỉnh trên vấn đề liên quan tới môi trường sinh thái. Tài liệu viết rằng sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trạng thi đua sản xuất không giới hạn và khai thác vô ý thức các tài nguyên làm ô nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” (croissance zéro) với lý do tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh. Một năm sau Câu lạc bộ La Mã công bố phúc trình “Ngừng tăng trưởng”/“Giới hạn của tăng trưởng”, tổ chức Liên Hiệp Quốc triệu tập năm 1972 tại Stockholm Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường (Conférence des Nations Unies sur l’Environnement). Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí tranh cãi sôi nổi. Hội nghị đã đề nghị một khái niệm mới là “phát triển tôn trọng môi sinh” (écodéveloppement) với chủ trương bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu Học viên : Trịnh Minh Hoài 10 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Khái niệm “phát triển tôn trọng môi sinh” (éco-développement) bị các nước đã phát triển và giầu có chống đối mạnh mẽ. Cuối cùng hội nghị chỉ thảo luận vấn đề ô nhiễm và chấm dứt với sự tán đồng quan điểm có mối liên hệ và ảnh hưởng hỗ tương giữa nếp sống của loài người với môi trường-môi sinh, giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn tài nguyên và ổn định thiên nhiên. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ” Phát triển bền vững đi từ nhận định rằng loài người không tôn trọng, không bảo toàn môi trường môi sinh. Thiên nhiên bị hư hại, hệ sinh thái mất cân bằng, di sản môi trường-môi sinh suy thoái khiến loài người bị đe dọa, tình trạng đói nghèo trên thế giới nghiêm trọng, chênh lệch giầu nghèo giữa các nước gia tăng. Tài nguyên thiên nhiên sút giảm và thiếu hụt. Vấn đề đặt ra là làm sao thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, bảo đảm tương lai và an sinh cho các thế hệ về sau và đồng thời bảo toàn môi trường - môi sinh. Sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới cho nên bắt buộc phải theo một hướng đi mới. Một mặt cần phải kìm giữ sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và phá hủy môi sinh, giảm thiểu rác thải. Mặt khác, số dân đói nghèo trên thế giới có yêu cầu gia tăng tiêu dùng và sản xuất để thỏa mãn các yêu cầu căn bản, bảo vệ và nâng cao nhân phẩm. Từ các quan hệ không cân bằng, không bình đẳng trên thế giới và mô hình toàn cầu hóa kiểu tân tự do là một mối đe dọa cần phải phòng chống. Thực tại chỉ ra rằng để phát triển bền vững thì phải thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người là lương thực, nước sạch, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, an sinh, phúc lợi, quyền phát biểu, quyền tham gia, v.v. và nhiều yêu cầu tinh thần và vật chất khác. Chúng ta cũng phải thừa nhận tăng trưởng kinh tế có tính cần thiết nhưng cũng xác định tăng trưởng chỉ là điều kiện cần (không phải là điều kiện đủ) cho phát triển. Học viên : Trịnh Minh Hoài 11 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 Kinh tế và xã hội phải hòa hợp, bổ sung thành một thể thống nhất. Nhu cầu của con người phải được đáp ứng, hàng hóa và dịch vụ phải được cung cấp và phân phối trong sự công bằng. Phát triển bền vững chủ trương can thiệp vào kinh tế-xã hội để thống nhất các chính sách hoặc đường lối nhằm thực hiện những đổi thay mong muốn, tạo điều kiện cho con người có tiến bộ. Mỗi xã hội, mỗi dân tộc có yêu cầu và lý do để định những phương hướng phát triển và chọn những phương thức hành động riêng. Mục tiêu cuối cùng của Phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống của tất cả và song song bảo toàn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. Đề cao các gía trị nhân bản, tính công bằng trong sản xuất, tiêu dùng và thụ hưởng. Nó nhắm thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. Để Phát triển bền vững chúng ta phải xét về các mặt xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị : • Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa xã hội công bằng, cuộc sống an bình. Sự PTBV cần đề phòng tai biến, không để có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội một nước không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ không có PTBV về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v.v. PTBV về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh. • Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. PTBV về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh. PTBV kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh Học viên : Trịnh Minh Hoài 12 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí phạm. • Về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh. Yêu cầu bền vững về môi trường-môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triễn kinh tế phải bảo vệ môi trường-môi sinh. • Về phương diện chính trị, kết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu và bàn giấy phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xã hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ. Tôn trọng đạo lý cũng là một yêu cầu rất cần, gần như một bắt buộc. 2.2. Trong nghành Xây dựng công trình ngầm và mỏ để phát triển bền vững thực hiện nội dung sau: Trong những thập niên gần đây, loài người đang phải đối phó với những nguy cơ to lớn, trong đó có khủng hoảng về năng lượng. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch, trong đó có than dùng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân loại đang đe dọa đến an ninh năng lượng thế giới và quốc gia. Sự khai thác và sử dụng than bừa bãi, thiếu quy hoạch đã gây nên lãng phí tài nguyên thiên nhiên và ô nhiêm môi trường, tác động xấu đến cuộc sống của con người. Chính vì vậy, trong những năm gân đây, các chính trị gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực năng lượng đã đưa ra các quan điểm và giải pháp phát triển năng lượng bền vững và đảm bảo an ninh năng lượng nói chung và các phân ngành năng lượng: than, dầu khí, điện... Học viên : Trịnh Minh Hoài 13 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 Qua nghiên cứu bước đầu, các tác giả muốn giới thiệu một số quan điểm phát triển bền vững ngành than nói chung và nghành xây dựng công trình ngầm và mỏ nói riêng ở Việt Nam. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác và xây dựng, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng. Về xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, cụ thể, ưu tiên nguồn lực để giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở những vùng khó khăn nhất. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có nhà ở, có tư liệu và phương tiện để sản xuất; phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất hàng hóa; trợ giúp việc học chữ, học nghề. Về tài nguyên môi trường, chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng... Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam và tạo sự hòa nhập xã hội bền vững. Trong những năm qua, ngành công nghiệp than đang phát triển nóng. Về sản lượng và mét lò đào vẫn đạt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Vinacomin đã phát triển một số sản phẩm mới như: sản xuất điện, vật liệu nổ công nghiệp, kim loại màu, chế tạo thiết bị mỏ… tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững đã không được chú trọng... Ô nhiễm huỷ hoại môi trường do ngành than “tăng tốc” đã Học viên : Trịnh Minh Hoài 14 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 đến hồi báo động. Nếu ngành than không trù tính tới nguồn tài nguyên hữu hạn của mình để chuẩn bị cho một chiến lược phát triển lâu dài vì lợi ích quốc gia mà tiếp tục gia tăng sản lượng một cách quá "nóng" như hiện nay thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự hụt hẫng khi nhu cầu của các ngành công nghiệp cùng lúc xuất hiện trong một tương lai gần. Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên than ở Việt Nam đang dần cạn kiệt. Việc khai thác hầm lò đã phải xuống sâu vài trăm mét. Các mỏ lộ thiên thì tăng sản lượng, một cách vội vã... gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho môi trường sinh thái. Qua những điều nêu trên cho thấy, việc phải phát triển bền vững ngành xây dựng công trình ngầm – mỏ nói riêng và nghành công nghiệp Than nói chung là hết sức cấp thiết. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững kinh tế và các ngành khác, cần thiết xây dựng mô hình và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành xây dựng công trình ngầm – mỏ. 2.3 Để phát triển bền vững tại đơn vị, vị trí đang công tác. Công ty Xây dựng mỏ hầm lò hiện đang là một trong những đơn vị đào lò chủ lực của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản vinacomin tại vùng than Quảng Ninh. Với nhiệm vụ thi đua sản xuất đẩy nhanh tốc độ đào lò để đưa các dự án lớn của ngành than sớm đi vào khai thác như Dự án khai thác mỏ hầm lò Núi Béo, Dự án xuống sâu dưới mức -150 mỏ Quang Hanh, Dự án khai thác mức -100 mỏ Dương Huy, Dự án khai thác hầm lò Khe chàm II-IV, Dự án khai thác than xuống mức -300 Khe Chàm III...bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh sản xuất Công ty Xây dựng mỏ hầm lò chủ trương phát triển sản xuất gắn liền với bền vững về mặt kinh tế lấn môi trường. Trong sản xuất đơn vị tiếp tục ấp dụng các công nghệ đào lò mới, các kết cấu chống giữ mới, các thiết bị mới nhằm giảm sức lao động, giảm chi phí về thời gian xây dựng cơ bản, chi phí vật tư vật liệu phục vụ sản xuất...Trong công tác bảo vệ môi trường, toàn bộ các khai trường đều có quy hoạch xử lý rác Học viên : Trịnh Minh Hoài 15 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27 thải, các chất thải nguy hại do công nghiệp gây ra, đồng thời nước thải hầm lò đều được dẫn đến các trạm xử lý nước thải để tiến hành xử lý đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn sau đó được tái sử dụng vào sản xuất hoặc xả vào hệ thống thoát nước tự nhiên. Trong công tác tổ chức lao động, người lao động luôn được quan tâm tạo điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt, có chế độ làm việc hợp lý, đào tạo bài bản thuần thục đáp ứng sản xuất lâu dài. Riêng bản thân tôi hiện là chuyên viên kỹ thuật của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 1, tôi luôn cố gắng đưa ra các phương án thi công, biện pháp thi công hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Thường xuyên giám sát theo dõi công trường, dự án được giao quản lý giám sát để công trường thực hiện đúng các quy định của Công ty hoàn thành mục tiêu sản xuất gắn liền với phát triển bền vững. Học viên : Trịnh Minh Hoài 16 Lớp : Cao học Kỹ thuật XDCTN – K27
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan