Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tieu luan

.DOC
10
400
138

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Mâu thuẫn là hiện tượng tồn tại trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập, mâu thuần này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong hoạt động kinh tế hiện tượng đó cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung- cầu, tích luỹ-tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá. Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong những chuyển biến đó đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng trong những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của đất nước, của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải được giải quyết nó sẽ thúc đẩy cao sự phát triển của nền kinh tế. Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như vướng mắc trong giải pháp, quy trình xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế nên em đã chọn đề tài: “Phép biện chứng về mâu thuẫn, vận dụng phân tích về động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường” I. Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn 1. Khái quát về lịch sử các tư tưởng triết học về mâu thuẫn và các mặt đối lập Trải qua các quá trình phát triển của những hình thái khác nhau và các quá trình phát triển cao của các tư tưởng triết học nhân loại các quan điểm khác nhau về mâu thuẫn cũng thay đổi. Mỗi thời đại, mỗi trường phái lại có những lý giải khác nhau về mâu thuẫn, về những mặt đối lập vì triết học luôn xuất phát từ những bối cảnh lịch sử nhất định. Đầu tiên đó là triết học thời cổ đại, điển hình là 3 nền triết học lớn đó là Trung Hoa, Ấn Độ và Hy Lạp. Triết học Trung Hoa xuất hiện từ cuối thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên, tuy nhiên phải đến cuối đời Xuân Thu – Chiến quốc các hệ thống triết học của Trung Quốc mới xuất hiện, những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn thời kỳ này đã xuất hiện tuy nhiên vẫn còn sơ khai. Ví dụ như trường phái Âm Dương nhìn nhận mọi tồn tại không phải trong tính đồng nhất tuyệt đối cũng không phải trong sự loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Trái lại tất cả bao hàm sự thống nhất của các mặt đối lập được gọi là sự thống nhất của Âm – Dương. Âm – Dương đối lập nhau nhưng là điều kiện tồn tại của nhau. Hơn nữa nguyên lý ấy cũng được giải thích theo nguyên tắc của luật phi bài trung, quy luật này thừa nhận mọi thực tại trên tinh thần biện chứng là trong cái mặt đối lập kia – ít nhất cũng là ở trạn thái tiềm năng sinh thành. Sang đến phái Đạo Gia mà người sáng lập là Lão Tử, đông cũng có những tư tưởng biện chứng độc đáo về sự thống nhất biện chứng của mặt đối lập này bao hàm khả năng của mặt đối lập. Ông nói “Có và không tương sinh lẫn nhau, dễ và khó tạo nên nhau, ngắn và dài làm rõ nhau, cao và thấp tựa vào nhau, trước và sau theo nhau”. Tất cả trong đó, mỗi mặt đều trong quan hệ với mặt đối lập của nó, không có mặt này thì cũng không có mặt kia và giữa chúng cũng chỉ là tương đối “ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó sinh ra quan niệm về cái xấu, ai cũng cho điều thiện là thiện mà sinh ra quan niệm về cái ác”. Triết học Ấn Độ thì đưa ra phạm trù “vô ngả” “vô thường, “Một tồn tại” nào đó chẳng phải là nó mà là “tổng hợp” của những cái không phải là nó mà nhờ hội tụ đủ nhân – duyên mà thành. Trong cái “một” đã bao hàm cái “đa”. Không có tồn tại nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác, tất cả đều duy nhiếp nhau và hòa đồng với nhau. Nhưng đã như vậy thì tất yếu phải đi tới một khẳng định về lẽ vô thường. Vô thường là chẳng “thường hằng”, thường hằng là bất biến, chẳng bất biến tức là biến, biến tức là biến động. Sinh – biến, biến – sinh, có có – không không, nay có – mai không… tất cả đều là quy luật nhất định. Có thể nói cùng với sự phát triển của các hình thức kinh tế - xã hội các tư tưởng triết học về mâu thuẫn cũng ngày càng rõ nét. Triết học Hy Lạp cổ đại – điển hình là Heraclit – nhà triêt học lớn nhất thời Hy Lạp cổ đại ở thời kỳ đầu của nó phỏng đoán rằng mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật của thế giới. Theo ông, các mặt đối lập gắn bó, quy định, ràng buộc với nhau: “cái lạnh nóng lên, cái nóng lạnh đi” “cái ác làm cho cái thiện cao cả hơn”… Heraclit còn khẳng định vũ trụ là một thể thống nhất nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các lực lượng đối lập, nhờ vậy vũ trụ tồn tại và vận động ‘Sống là chết, chết là sống, chúng sống là nhờ cái chết và chúng chết là cho cái sống” Vì thế đấu tranh là “cha đẻ của tất cả, là ông hoàng của tất cả” Trải qua hơn một ngàn năm đêm dài trung cổ, nồn triết học thời kỳ này chủ yếu là triết học linh viện tập trung vào cái chung và cái riêng. Sang đến triết học Tây Âu thời phục hưng và cận đại cùng với những thành tựu về khoa học tự nhiên thì sự đấu tranh giữa triết học duy tâm và duy vật cũng diễn ra hết sức gay gắt, nhưng các quan điểm của thời kỳ này vẫn rơi nhiều vào siêu hình máy móc. Sang đến triết học cổ điển Đức đã đạt được trình độ khái quát và tư duy trừu tượng cao với những hệ thống kết cấu chặt chẽ thể hiện trình độ tư duy cao vượt xa tính trực quan siêu hình của nền triết học Anh – Pháp ở thế kỷ XVII-XVIII, do vậy các tư tưởng triết học về mâu thuẫn đã có những bước tiến đáng kể. Đại biểu đặc trưng của triết học cổ điển Đức là Heghen, mặc dù là hà triết học duy tâm nhưng học thuyết về bản chất và tư tưởng của Heghen về mâu thuẫn lại hết sức biện chứng, đây là một trong những học thuyết rất có giá trị của ông. Ông coi mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, là nguyên lý của sự phát triển. Song song với những quan điểm biện chứng về mâu thuẫn, trong lịch sử triết học cũng xuất hiện nhiều sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm này với các quan điểm siêu hình của những nhà siêu hình học, họ phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự vật và hiện tượng. Theo họ sự vật là một sự đồng nhất, thuần túy, không có mâu thuẫn trong bản thân nó. Những người theo quan điểm siêu hình chỉ thừa nhận có những sự đối kháng, sự xung đột giữa các sự vật và hiện tượng với nhau, nhưng không cho đó là quy luật. 2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mâu thuẫn Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong, mỗi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại có liên hệ ràng buộc lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn chẳng những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người, chẳng những mâu thuẫn tồn tại phổ biến ở mọi sự vật, hiện tượng mà còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của chúng. Không có sự vật nào, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Để chứng minh tính khách quan và khổ biến của mâu thuẫn, Ăng-ghen đã chỉ ra rằng ngay hình thức vận động đơn giản nhất của vật chấtvận động cơ học đã là một mâu thuẫn. Sở dĩ sự di động một các máy móc và đơn giản ấy có thể thực hiện được là vì một vật trong cùng một lúc vừa là nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa là ở trong cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Tất nhiên sự tồn tại của vật chất ở những hình thức vận động cao hơn lại càng bao hàm mâu thuẫn.  Sự thống nhất của các mặt đối lập Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với hau, “Sự thống nhất” trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc, quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính là tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự tồn tại thống nhất của các mặt đối lập là điều khiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất này là sự thống nhất từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát triển của chính bản thân các mặt đối lập. Theo quan điểm của phép biện chứng, sự thống nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập. Lê-nin viết: “Sự đồng nhất của các mặt đối lập đó là sự thùa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên”  Sự đấu tranh của các mặt đối lập Khái niệm “đấu tranh” của các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạng khác nhau, cùng tồn tại trong một sự thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhwung không nằm yên bên ngoài nhau mà điều chỉnh chuyển hóa lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh của các mạt đối lập là một quá trình phức tạp, quá trình ấy có thể chia ra thành từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, mà được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt đối lập – giai đoạn hình thành mâu thuẫn. Song không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâu thuẫn, chỉ có hai mặt khác nhau nào có liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. II. Động lực của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường 1. Động lực của sự phát triển dưới góc độ quy luật mâu thuẫn Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập diễn ra có giới hạn, có khởi đầu, có kết thúc. Giới hạn đó chính là sự tồn tại của vật, vì thế nó chỉ là hiện tượng tương đối tạm thời nhưng sự thống nhất giữa các mặt đối lập đã tạo ra mâu thuẫn, tạo ra địa bàn cho sự đấu tranh giữa chúng và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, tích lũy và tiêu dùng, giữa cung và cầu…thì khó có thể thúc đẩy kinh tế phát triển. Nghiên cứu về tính thống nhất giữa các mặt đối lập giúp ta có một thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thức thực tiễn và áp dụng trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên tính thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời, tương đối còn sự đấu tranh giữa chúng mới là cái thường xuyên diễn ra. Lê-nin viết “Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Khi xung đột giữa hai mặt đối lập trở nên gay gắt, có điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời . Sự vật mới là một thể thống nhất mới của hai mặt đối lập và quá trình đấu tranh lại diễn ra, sự chuyển hóa cuối cùng lại được thực hiện và một sự vật mới hơn lại hình thành cho sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực trong sự vận động và phát triển. 2. Động lực của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường a. Vai trò của nhà nước Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa “những thất bại của thị trường”. Nề KTTT hiện đại luôn cần có sự tham gia bởi “bàn tay hữu hình” của Nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tế đó. Đồng thời chính nó sẽ bảo đảm sự định hướng phát triển của nề KTTT. Vai trò của Nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả, đặc biệt là bảo đảm sự công bằng và tiến bộ xã hội. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. b. Cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế (vai trò của mâu thuẫn) Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung của nền kinh tế đất nước nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. 3. Vận dụng quy luật mâu thuẫn tác động đến động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường Mâu thuẫn trong quan hệ cung - cầu là một trong những động lực cơ bản nhất của sự phát triển KTTT. Trong nền KTTT, cung và cầu là những lực lượng hoạt động trên thị trường. Cầu được hiểu như là nhu cầu của xã hội về hàng hóa được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định. Cung được hiểu là toàn bộ hàng hóa có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng, sự tác động qua lại giữa chúng có những chức năng nhất định đối với nền KTTT - Tương quan cung cầu điều chỉnh giá cả thị trường, điều chỉnh độ chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường. Sự biến đổi của tương quan cung cầu sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường. - Khi hướng tới trạng thái cân bằng, cung và cầu tạo khả năng khôi phục những cân đối đã bị phá hoại trong nền kinh tế - Cung cầu đảm bảo mối liên hệ giữa khâu đầu và khâu cuối trong quá trình sản xuất, tức là mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Giả sử ta xét quan hệ cung cầu trong nền kinh tế nước ta, vào thời bao cấp mọi sản phẩm đều do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra và phân phối cho nhân dân, đó chính là cung Nhà nước và cầu nhân dân. Khi đó hầu như không có khái niệm giá cả, nhân dân phần lớn ỷ lại vào Nhà nước dẫn đến nền kinh tế bị khủng hoảng, sự đấu tranh cung – cầu ắt sẽ xảy ra. Từ đó Nước ta chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền KTTT thì quan hệ cung cầu cũng sẽ chuyển đổi lên một dạng mới cao hơn, khi đó Nhà nước không còn độc quyền phân phối sản phẩm nữa mà còn do nhiều thành phần kinh tế khác. Còn cung không phải chỉ là của nhân dân nữa mà còn do xuất khẩu. Vậy cung đã đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau phát triển lên một trình độ cao hơn. Đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. III. Liên hệ thực tế tại Việt Nam Tại Việt Nam trong quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN cũng dựa vào quy luật mâu thuẫn mà phát triển thành cụ thể: 1. Mâu thuẫn giữa KTTT và định hướng XHCN Trong văn kiện đại hội Đảng VI phản ánh tư duy mới của Đảng thể hiện ở chỗ: “Chính sách, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trải qua thực tiễn đổi mới, chính sách, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đưa lại hiệu quả góp phần lớn vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tuy nhiên khi ni thảo luận đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội IX lại băn khoăn rằng: “cả về lý thuyết và thực tiễn KTTT – điều kiện tất yếu để phát triển kinh tế - không thể đi đôi với định hướng XHCN được”. Có ý kiến cho rằng: “Đã là nền KTTT thì đương nhiên nó vận động theo định hướng TBCN, nước ta đang cần phát triển, cần vận dụng cơ chế thị trường để thu hút mọi nguồn lực cho phat triển kinh tế, thì hà tất phảo nêu “định hướng XHCN”. Kể từ thời cộng sản nguyên thủy đầu thời kì xã hội nô lệ loài người đã có bước nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất phát triển nên thị trường sơ khai. Tuy nhiêu phải trải qua cả một quá trình phát triển lâu dài cuối xã hội phong kiến đầu TBCN thì KTTT mới được xác lập và phải đến cuối giai đoạn của CNTB tự do kinh doanh cạnh tranh thì KTTT mới được xác lập hoàn toàn. Chế độ kinh tế mới mang tinh thần dân chủ, giải phóng sức lao động, tôn trọng cá nhân, phát triển quan hệ hợp tác là cơ sở của nền dân chủ mang bản chất XHCN, trong đó quyền công dan về kinh tế được đảm bảo, cũng từ đó lợi ích của mỗi người được thực hiện tạo điều kiện để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta không thể thực hiện được ý tưởng “định hướng XHCN nếu không coi trọng đúng mức kinh tế hàng hóa. KTTT gắn liền với kinh tế nhiều thành phần và xu hướng xã hội hó, không biệt lập mà đan kết, trong đó có xu hướng chủ đạo.” Do đó việc phát triển KTTT theo hướng định hướng XHCN không nhwunxg không hạn chế khả năng thu hút đầu tư cho xây dựng, phát triển đất nước mà còn là động lực tinh thần và vật chất to lớn để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. 2. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Lợi ích là sự tồn tại hiện thực trong quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội. Nó không phải là sản phẩm thuần túy của ý thức mà là sản phẩm của ý thức phản ánh những điều kiện khách quan- cái quyết định ý thức và hành động của con người. Do đó, không thể tách lợi ích ra khỏi con người và đời sống xã hội của con người. Trong điều kiện cơ chế thị trường mỗi con người có những nhu cầu riêng, có thể phù hợp hay không phát triển không theo hướng tích cực mà theo hướng tiêu cực, hướng chủ nghĩa cá nhân. Từ đó xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Mac và Ang-ghen đã chỉ rõ: “Chừng nào con người ở trong xã hội hình thành một cách tự nhiên, do đó chừng nào còn có sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, chừng nào còn có sự phân chia hoạt động được tiến hành không phải một cách tự nguyện mà là một cách tự nhiên thì chừng đó hành động của bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập với con người, và nô dịch cho con người, chứ không phải bị con người thống trị. Vì vậy sự thống nhất biện chứng của các loại lợi ích trong quan hệ cá nhân – xã hội là cơ sở, động lực thúc đẩy cá nhân hành động” Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: “Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tạp thể được đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn” đây là quan điểm cơ bản xác định vị trí và mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng “nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì phải kiên quyết hi sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng”. Để giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, về cơ bản phải kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, đồng thời phải chống lại những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân. Trong việc đấu tranh chống chủ nghiacs cá nhân chúng ta cần phân biệt rõ lợi ích cá nhân chính đáng với chủ nghĩa cá nhân. Lợi ích cá nhân chính đáng là cái tích cực, là động lực của sự phát triển xã hội, vì nó không những không đi ngược lại lợi ích chung mà nó còn là tiền đề để thực hiện lợi ích chung. Còng chủ nghĩa cá nhân là cái tiêu cực vì nó là khuynh hướng, lối sống của những người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. KẾT LUẬN Trong mọi quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xảy ra mâu thuẫn mà chính sự mâu thuẫn đó mới thúc đẩy quá trình vận động được diễn ra và phát triển. Đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân hay mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau. Mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn, xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ giúp con người tìm ra các giải pháp phù hợp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển. Hơn nữa khi nắm vững nguyên ký của giải quyết mâu thuẫn đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá bỏ cái cũ để hình thành cái mới tiến bộ hơn. Chúng ta có thể dựa vào quy luật này để phản ánh vào thực tế nhằm đưa ra những giải pháp, điển hình như trong nền KTTT định hướng XHCN của Việt Nam ta, chúng ta cần hoàn thiện hơn trong chính sách quản lý kinh tế, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc quản lý cũng như thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển làm ăn, hơn nữa chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức và sự quan tâm đến các vấn đề an sinh, phúc lợi, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm nâng cao, cải thiện và đảm bảo đời sống cho nhân dân. Có như thế chúng ta mới thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế theo đúng con đường chúng ta đã định hướng và hoàn thiện các vấn đề văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh nhằm xây dựng một nước Việt Nam XHCN vững bền.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan