Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành p...

Tài liệu Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (qua khảo sát tại thành phố hà nội)

.DOCX
197
17
65

Mô tả:

VIỆN HAN LÂM KHOA HỌ X HḤI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHHA HỌC XA HḤI -------- NGUYỄN NHƯ TR NG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦ NHÓM NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NHNG THHN VÀA THÀNH PHỐ (Qua khảo sát tại thành phố Hà NN ̣i) LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Xã hN ̣i học Mã số: 9 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHHA HỌC GS. TS. TH DUY HỢP Hà NN ̣i - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học là GS. TS. Tô Duy Hợp đã giúp tôi trong suốt thời gian dài học tập và nghiên cứu. Tôi trân trọng cảm ơn ãnh đạo Viện ã hội học và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi tận tình về chuyên môn kỹ thuật và tạo điều kiện về thời gian để tôi toàn tâm cho luận án. ời cảm ơn tôi xin dành cho cơ sở đào tạo là Học viện Khoa học ã hội – nơi tôi dành nhiều thời gian học tập, nghiên cứu để bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Tự đáy lòng, tôi xin được cảm ơn Bố Mẹ của mình, người đã sinh ra tôi, luôn cho tôi cảm hứng, động lực và sự nỗ lực lớn trong quá trình công tác và học tập. Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn thương yêu, luôn bên cạnh động viên tôi vượt qua những thời khắc khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Như Trang i LỜI C M ĐA N Tôi là Nguyễn Như Trang, tác giả của uận án có tên: “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội). Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, các phân tích trong luận án là trung thực và chính xác tôi đã thực hiện trong thời gian học nghiên cứu sinh. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình./. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của Đề tài.............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.......................6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án....................................................15 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án...................................................16 7. Kết cấu của luận án................................................................................... 17 CHƯƠNG 1: TỔNG QU N TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QU N ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................19 1.1. Tình hình người nhập cư từ nông thôn vào thành phố...........................20 1.1.1. Nguyên nhân di cư.......................................................................... 21 1.1.2. Giới tính của người nhập cư...........................................................22 1.1.3. Độ tuổi của người nhập cư.............................................................23 1.2 Đời sống của người nhập cư ở thành phố............................................... 24 1.2.1. Việc làm của người nhập cư...........................................................24 1.2.2. Thu nhập và các chi phí sinh hoạt..................................................26 1.2.3 Nhà ở tại nơi cư trú mới.................................................................. 28 1.3. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư............29 1.3.1 Tình hình tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố..........................................................................................29 1.3.2 Tiếp cận và sử DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố 32 1.4. Một số nhận xét sơ bộ............................................................................35 Tiểu kết......................................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI........................36 2.1. ̣ác khái niệm công cụ...........................................................................36 2.1.1. Khái niệm tiếp cận trong lĩnh vực y tế............................................36 iii 2.1.2. Khái niệm sử dụng dịch vụ y tế.......................................................37 2.1.3. Khái niệm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố..................39 2.1.4 Khái niệm Dịch vụ y tế.....................................................................40 2.1.5. Khái niệm BHYT.............................................................................41 2.2 ̣ác tiếp cận lý thuyết của đề tài............................................................. 41 2.2.1. Lý thuyết Lựa chọn hợp lý.............................................................. 41 2.2.2 Khái niệm vốn xã hội và Lý thuyết mạng lưới xã hội...................... 50 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHHẨU XA HḤI VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHHỎE CỦ NGƯỜI NHẬP CƯ.................................................................61 3.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người nhập cư tại Hà Nội.................61 3.1.1. Giới tính..........................................................................................61 3.1.2. Nhóm tuổi........................................................................................62 3.1.3. Trình độ học vấn.............................................................................63 3.1.4. Tình trạng hôn nhân....................................................................... 64 3.1.5. Thành phần dân tộc........................................................................ 64 3.1.6. Tình trạng việc làm và nghề nghiệp............................................... 65 3.1.7. Thời gian nhập cư đến Hà Nội....................................................... 66 3.1.8. Các đặc trưng về hộ gia đình..........................................................66 3.2. Tình hình sức khỏe người nhập cư tại Hà Nội.......................................67 3.3. Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Hà Nội..............................76 Tiểu kết.........................................................................................................78 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦ NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NHNG THHN VÀA THÀNH PHỐ..........79 4.1 Tiếp cận DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố...........79 4.1.1 Tính có sẵn của dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận..........................80 4.1.2 Tiếp cận DVYT theo tình trạng BHYT............................................. 82 4.1.3 Tiếp cận DVYT theo thời gian nhập cư........................................... 90 4.2 Sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố...........95 4.2.1 Lựa chọn cách thức điều trị.............................................................95 iv 4.2.2 Lựa chọn nơi khám chữa bệnh.........................................................97 4.2.3 Sử dụng dịch vụ y tế theo thời gian nhập cư..................................101 4.2.4 Lựa chọn hợp lý các dịch vụ y tế................................................... 104 4.3 Tiếp cận và sử dụng DVYT về ̣S SKSS và dự phòng lây nhiễm HIV của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.................................................. 106 Tiểu kết....................................................................................................... 111 CHƯƠNG 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦ NGƯỜI NHẬP CƯ TỪ NHNG THHN VÀA THÀNH PHỐ.............................................................................................. 113 5.1 Nhóm các yếu tố về thể chế và chính sách y tế.....................................113 5.1.1 Chính sách y tế và các quy định về chăm sóc sức khỏe cho người dân 113 5.1.2. Bảo hiểm y tế................................................................................ 117 5.2 Nhóm các yếu tố về văn hóa................................................................. 120 5.2.1. Tập quán và thói quen trong chăm sóc sức khỏe..........................120 5.2.2. Khác biệt giới................................................................................123 5.3 Nhóm các yếu tố về kinh tế............................................................... 126 5.3.1 Thu nhập thấp................................................................................126 5.3.2 Chi phí y tế cao..............................................................................130 Tiểu kết......................................................................................................... 134 KHẾT LUẬN VÀ KHHUYẾN NGHỊ.............................................................136 D NH MỤC TÀI LIỆU TH M KHHẢA...................................................141 PHỤ LỤC.....................................................................................................151 v D NH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc trưng hộ gia đình.....................................................................67 Bảng 4.1. Số lượng cơ sở y tế công lập của thành phố Hà Nội...................... 80 năm 2016 và 2017...........................................................................................80 Bảng 4.2 Tình trạng BHYT theo tuổi, giới tính và tình trạng di cư................84 Bảng 4.3 ̣ơ sở đã đến khám chữa bệnh theo nơi đăng ký.............................86 Bảng 4.4 Tỷ lệ sử dụng BHYT trong các lần khám chữa bệnh......................87 trong 12 tháng qua...........................................................................................87 Bảng 4.5 ̣ác mức mua BHYT.......................................................................89 Bảng 4.6 Sử dụng DVYT của các nhóm dân cư chia theo tình trạng BHYT103 Bảng 4.7 Phân bố tỷ lệ người di cư và không di cư tại Hà Nội có nghe nói đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục....................................................... 108 Bảng 4.8. Ý kiến người di cư và không di cư ở Hà Nội về nguyên nhân gây nên các bệnh lây truyền qua đường tình dục.................................................109 Bảng 5.1. Tương quan giữa tình trạng việc làm và sự tham gia BHYT của người nhập cư tại Hà Nội..............................................................................118 D NH MỤC HḤP Hộp 1: ̣hi phí y tế gián tiếp............................................................................................................132 Hộp 2: ̣hi phí y tế trực tiếp............................................................................................................132 vi D NH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Phân bố theo giới tính..................................................................... 61 Hình 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi.................................................................. 62 Hình 3.3. Trình độ học vấn.............................................................................63 Hình 3.4. Tình trạng hôn nhân........................................................................64 Hình 3.5. Thành phần dân tộc.........................................................................65 Hình 3.6. Phân bố các nhóm nghề nghiệp.......................................................65 Hình 3.7. Người di cư và không di cư khu vực Hà Nội tự đánh giá...............72 tình trạng sức khỏe..........................................................................................72 Hình 3.8. Tỷ lệ % người di cư và không di cử ở Hà Nội nhận thấy sức khỏe yếu hơn hoặc yếu hơn nhiều so với người cùng tuổi.............................................73 Hình 3.9. Tình hình sức khỏe người nhập cư và người sở tại.........................74 Hình 4.1. Tỷ lệ có BHYT của người di cư và không di cư cả nước...............82 năm 2005 và 2015...........................................................................................82 Hình 4.2. Tình trạng BHYT và nơi đăng ký khám chữa bệnh........................85 Hình 4.3 Tiếp cận DVYT của các nhóm theo thời gian nhập cư....................91 Hình 4.4. ựa chọn cách điều trị khi gặp các vấn đề sức khỏe.......................96 Hình 4.5 ựa chọn nơi khám chữa bệnh.........................................................98 Hình 4.6 Nơi đến khám chữa bệnh trong 12 tháng qua.................................. 99 Hình 4.7 ý do đến cơ sở y tế.......................................................................100 Hình 4.8 Tình hình sử dụng cơ sở y tế của ba nhóm dân cư.........................102 Hình 5.1. ựa chọn phương án điều trị trong lần ốm đau gần nhất..............121 Hình 5.2 Tương quan giới trong lựa chọn ̣SYT......................................... 124 Hình 5.3 Tương quan giới và tình trạng BHYT............................................125 Hình 5.4 Thu nhập của người nhập cư tại Hà Nội........................................126 Hình 5.5 Tương quan giữa thu nhập và lựa chọn ̣SYT.............................. 129 Hình 5.6 ̣hi trả từ BHYT khi khám chữa bệnh...........................................131 Hình 5.7 ̣hi phí chăm sóc sức khỏe............................................................ 133 vii D NH MỤC TỪ VIẾT TẮT Dịch vụ y tế DVYT ̣hăm sóc sức khỏe ̣SSK ̣ơ sở y tế ̣SYT Phỏng vấn sâu PVS Thảo luận nhóm T N ây truyền qua đường tình dục TQDTD Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS Sức khỏe sinh sản SKSS Sức khỏe tình dục SKTD Tổ chức y tế Thế giới WHO Khám chữa bệnh ḲB Bảo hiểm y tế BHYT An sinh xã hội AS H Vốn xã hội V H Mạng lưới xã hội M viii H MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Sức khỏe là một trong những yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của từng con người và toàn xã hội. Việc bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản là mục tiêu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Tuyên bố Alma Ata 1978 nhấn mạnh: tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản được coi là quyền của con người nhằm chăm sóc sức khỏe (̣SSK) cá nhân, duy trì tình trạng sức khỏe tốt cả về thể chất, tinh thần, và xã hội. Hiến pháp nước ̣ộng hòa xã hội (̣H H) chủ nghĩa Việt Nam khẳng định mọi công dân có quyền tự do di chuyển và cư trú, có quyền được đảm bảo an sinh xã hội (AS H) mà quan trọng là tiếp cận dịch vụ y tế (DVYT) nhằm đảm bảo sức khỏe tốt. Việt Nam cũng đã kí và phê chuẩn một số tuyên ngôn, công ước quốc tế có liên quan đến di cư trong nước, trong đó có quyền được ̣SSK thể chất và tinh thần tốt nhất theo chuẩn có thể đạt được [35]. ̣hiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030 cũng có những qui định nhằm bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các DVYT tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất, tinh thần, và xã hội. uật khám chữa bệnh (ḲB) khẳng định người dân có quyền được khám chữa bệnh không bị phân biệt địa vị xã hội. uật BHYT ghi rõ: “Trường hợp người tham gia BHYT phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kĩ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo qui định của Bộ trưởng BYT” [48]. Trong những năm gần đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm. ̣hính điều này đã tạo ra các dòng di cư từ nông 1 thôn đến các đô thị [29;52]. Tại các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ ̣hí Minh, dân số cơ học tăng nhanh do người nhập cư từ các tỉnh, các vùng nông thôn đến tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc xây dựng cuộc sống. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ di dân từ nông thôn đến thành thị trên tổng số dân thành thị tăng từ 8,9% năm 2009 lên 11% vào năm 2019. Trong khi đó tỷ lệ di cư từ thành thị tới thành thị trên tổng số dân thành thị sẽ giảm từ 7,6% năm 2009 xuống 6,7% năm 2019. Ước tính đến năm 2019, dân số di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ đạt 5 triệu người, cao hơn dân số di cư từ thành thị đến nông thôn 1,4 triệu người. Dòng di cư từ nông thôn ra thành phố sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân số thành thị [64]. Kết quả điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015 cho thấy 79,1% người di cư có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, còn lại 20,9% là từ thành thị. ét theo 4 luồng di cư (nông thôn – thành thị, thành thị - nông thôn, nông thôn – nông thôn và thành thị - thành thị) thì luồng di cư nông thôn – thành thị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các dòng di cư. Đó là chưa kể đến những cư dân đến thành phố làm việc theo thời vụ và di cư ngắn hạn. Dòng người di cư nông thôn – đô thị tìm kiếm việc làm luôn tiềm ẩn những rủi ro ở nơi đến, trong đó có vấn đề sức khỏe và tiếp cận các DVYT nhằm ̣SSK. Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được người lao động cũng như các cơ quan chức năng liên quan để ý xét trên những tác động tiêu cực của nó đối với sức khỏe của người lao động nhập cư. Tại thời điểm này, các nghiên cứu về di cư nói chung thường xem xét yếu tố sức khỏe và việc tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế của người di cư như một vấn đề nằm trong chuỗi các vấn đề chung gồm sinh kế, thu nhập, việc làm, giáo dục hay những khó khăn mà người nhập cư gặp phải trong quá trình sống ở đô thị [12;18]. Một vài nghiên cứu quy mô nhỏ tập trung vào đánh giá vấn đề SKSS của lao động nhập cư lồng ghép chung trong các hoạt động của dự án mà các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ thực hiện [28]. Phần lớn những nghiên cứu đã có thường tập trung chính vào nhóm đối tượng người người nhập cư mà chưa có sự so sánh những khác biệt giữa người nhập cư và người dân sở tại trong việc 2 tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Vậy, sự khác biệt này thể hiện như thế nào? Những nguyên nhân/nhân tố nào tạo nên sự khác biệt đó? ̣ần làm gì để bảo đảm quyền được tiếp cận bình đẳng các DVYT cơ bản cho người lao động nhập cư từ nông thôn vào thành phố? Vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn khi lao động nhập cư đến các thành phố lớn (trong đó có thành phố Hà Nội) ngày càng gia tăng nhưng rất ít người nhập cư hiểu rõ về quyền của mình và cách thực hiện các quyền đó ở nơi đến, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phúc lợ xã hội, bao gồm phúc lợi về y tế. Thực tế cho thấy sức khỏe của nhiều người lao động nhập cư nông thôn – đô thị bị giảm sút và phát sinh nhiều bệnh tật sau một thời gian lao động cật lực kiếm sống. Đây không chỉ là gánh nặng mà gia đình và địa phương nơi xuất cư phải hứng chịu khi người lao động từ thành phố trở về nông thôn, mà quan trọng hơn, nếu người lao động nhập cư không được chăm sóc sức khỏe sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng lao động của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội. Đây rõ ràng là một vấn đề xã hội không hề nhỏ và có những tác động nhiều chiều đối với cá nhân và xã hội. Để hiểu đúng bản chất và mức độ của vấn đề này thì cần phải có những nghiên cứu tập trung hơn để xem xét các vấn đề đa chiều, trên bình diện khoa học và thực tiễn. uất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố (Qua khảo sát tại thành phố hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu  àm rõ thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. 3  Nêu một số khuyến nghị về bảo đảm an sinh xã hội cho người nhập cư trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.  Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án,  ây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài làm rõ những thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu đi trước, làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi, nội dung, giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và các cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu của đề tài. (bao gồm việc định nghĩa và giải thích các khái niệm công cụ, thao tác hóa khái niệm then chốt của đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các cách tiếp cận lý thuyết, xác lập khung phân tích về mối quan hệ giữa các biến số).  Tiến hành nghiên cứu định tính và phân tích bộ số liệu định lượng.  Mô tả, phân tích đặc điểm nhân khẩu xã hội, tình hình sức khỏe, thực trạng tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.  àm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.  Đề xuất một số giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội cho người nhập cư trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu  Người nhập cư từ nông thôn vào thành phố tiếp cận và sử dụng DVYT như thế nào trong khám chữa bệnh?  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố? 4 2.4. Giả thuyết nghiên cứu.  Người nhập cư gặp các rào cản trong quá trình tiếp cận và sử  ̣ác yếu tố về thể chế và chính sách BHYT, các yếu tố về văn dụng DVYT tại thành phố, bao gồm khả năng chi trả cho việc ḲB (kinh tế); chính sách BHYT theo tuyến có tác động cản trở đáng kể đến việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư; từ chính đặc điểm đời sống của người nhập cư. hóa tập quán thói quen tự điều trị là những nhân tố có ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. 3.2. Khách thể nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là những người dân nhập cư từ nông thôn đang sống và làm việc tại Hà Nội, các cấp quản lý cộng đồng, chuyên gia về chính sách y tế, nhân viên trong hệ thống cung ứng DVYT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng quan tâm đến người dân sở tại như là nhóm đối chứng để tìm hiểu sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng DVYT. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Nghiên cứu thực hiện tại thành phố Hà Nội, nơi có tỷ lệ lớn người lao động nông thôn nhập cư. Phạm vi thời gian Thời gian thu thập thông tin định lượng tại Hà Nội được thực hiện từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016. Thông tin định tính được thu thập trong suốt 5 quá trình thực hiện đề tài luận án. Một số cuộc PVS và T N quan trọng được thực hiện trong và sau thời gian thực hiện thu thập thông tin định lượng. Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính:  Mô tả các đặc điểm nhân khẩu xã hội và tình hình sức khỏe của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.  Tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố.  ̣ác yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Phương pháp luận uận án vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết ựa chọn hợp lý, lý thuyết Vốn – và mạng lưới xã hội để giải thích thực trạng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố, giải thích quyết định lựa chọn các cơ sở y tế trong khám chữa bệnh. Tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền được chăm sóc sức khỏe và được tiếp cận các DVYT có chất lượng để phòng ngừa hoặc điều trị những bệnh tật của người lao động nhập cư. 6 Nhóm yếu tố về thể chế, chính sách: - ̣ác chính sách y tế - Bảo hiểm y tế KHHUNG PHÂN TÍCH Tiếp cận DVYT Nhóm yếu tố văn hóa: - Tập quán và thói quen chăm sóc sức khỏe - Vấn đề Giới Khả năng có thể đến các ̣SYT để tiếp cận DVYT Sử dụng DVYT Nhóm yếu tố về kinh tế: - Thu nhập - ̣hi phí y tế Sử dụng DVYT tại các ̣SYT để ḲB 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Nghiên cứu phối hợp sử dụng 3 phương pháp chính bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm cả phân tích bộ cơ sở dữ liệu định lượng có sẵn và phương pháp nghiên cứu định tính. Đây là nghiên cứu cắt ngang, các khách thể nghiên cứu chỉ cung cấp thông tin một lần với các nội dung theo yêu cầu vào thời điểm nhất định. Sử dụng thiết kế kết hợp giải thích theo mô hình sau: 4.2.1. Phương pháp quan sát. Phương pháp quan sát được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu định tính. Nơi phỏng vấn sâu người nhập cư là nhà hoặc phòng trọ của họ, cũng có khi ngay tại nơi làm việc (cửa hàng, văn phòng, khu công nghiệp,….) Quan sát và ghi chép về nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, đời sống và các hoạt động trong công việc của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. Quan sát còn cho người nghiên cứu nhận biết về cảm xúc cũng như trạng thái của người tham gia trong suốt quá trình phỏng vấn. 4.2.2 . Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp. 4.2.2.1 Phân tích văn bản là các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án. Phân tích các công trình nghiên cứu đi trước 8 nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình viết luận án, cả trước, trong và sau thời điểm thực hiện nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và phân tích số liệu định lượng. Nghiên cứu sử dụng các nguồn tư liệu quốc tế và trong nước: đó là các báo cáo nghiên cứu, các luận văn, luận án, báo cáo của các cơ quan quốc tế tại Việt Nam như Quỹ Dân số iên hiệp quốc (UNFPA), Ngân hàng Thế giới (WB), ̣hương trình Phát triển iên hiệp quốc (UNDP), các báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm (JAHR), các báo cáo của Tổng cục thống kê về dân số và lao động,… Ngoài ra chúng tôi cũng nghiên cứu các qui định và điều luật có liên quan đến ḲB và tiếp cận DVYT như uật Khám chữa bệnh, uật BHYT, uật cư trú. 4.2.2.2. Phân tích bộ cơ sở dữ liệu có sẵn Tại thành phố, người nhập cư thường có những biến động trong đời sống hàng ngày. Họ hay thay đổi chỗ ở, thay đổi công việc và thường xuyên di chuyển. Vì vậy để tìm được mẫu lớn cho khảo sát định lượng là rất khó đối với khả năng của đề tài nghiên cứu trong phạm vi cá nhân. ̣húng tôi quyết định sử dụng bộ dữ liệu về “Tình hình cư trú ở Việt Nam” thuộc ̣hương trình nghiên cứu về Tình hình cư trú ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Viện ã hội học phối hợp thực hiện năm 2015 - 2016. Khảo sát tiến hành tại 5 tỉnh/thành phố: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ ̣hí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đăk Nông. Mỗi tỉnh/thành phố khảo sát 1.000 hộ gia đình, tổng mẫu tại 5 tỉnh/thành phố là 5.000 hộ gia đình, số thành viên 17.316 người. 5 tỉnh/thành phố chọn khảo sát là những tỉnh/thành phố nằm trong những tỉnh có dân số di cư cao nhất trong cả nước. Tại Hà Nội: 1.000 hộ gia đình gồm 3.296 thành viên tham gia cung cấp thông tin, trong đó 1.036 người có đăng ký tạm 9 trú tại Hà Nội, là những người di cư đến từ các tỉnh/thành phố khác trong cả nước và 2.260 người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, là những người sở tại và không di cư. Ngoài ra đề tài luận án còn sử dụng các phân tích thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát có độ tin cậy của Tổng cục Thông kê như: Điều tra di cư quốc gia, Điều tra mức sống dân cư, Điều tra y tế quốc gia các năm gần đây. Bộ số liệu gốc được Ngân hàng Thế giới lưu trữ dạng nguồn mở, trên trang wb của Ngân hàng Thế giới dưới định dạng file Stata, gồm 12 file trong đó 1 file chứa thông tin hộ gia đình, 1 file chứa thông tin cá nhân thành viên hộ và 10 file còn lại tương ứng với 10 mục trong bảng hỏi. Để có thể thực hiện được việc xử lý số liệu, từ định dạng Stata, chúng tôi chuyển sang định dạng SPSS để phân tích. uận án tập trung nghiên cứu và phân tích việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố dưới góc độ cá nhân (thành viên hộ gia đình). Tác giả thực hiện nối 10 file dữ liệu tương ứng với 10 mục trong bảng hỏi với file thông tin cá nhân thành 1 file tổng hợp. Quá trình phân tích chúng tôi lọc ra 677 cá nhân là những người nhập cư đến thành phố Hà Nội trong vòng 5 năm trước thời điểm khảo sát: từ năm 2010 đến naưm 2015. ̣húng tôi tiếp tục tách những người nhập cư đến từ các thành phố lớn là các đô thị như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ ̣hí Minh và ̣ần Thơ. ̣òn lại 648 trường hợp là những người nhập cư đến từ các tỉnh, mà ở đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số. ̣ác phân tích trong luận án tập trung vào việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của những người nhập cư phân theo giới tính, độ tuổi, học vấn, hôn nhân, việc làm, thu nhập và tình trạng BHYT. uận án cũng phân tích để có những so sánh trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế giữa nhóm dân sở tại và nhóm nhập cư từ nông thôn vào thành phố. 10 Phân tích mô tả: sử dụng lệnh ‘frequencies’ để tính ra các chỉ số tần suất, tỷ lệ phần trăm, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến nhằm có được cái nhìn khái quát và phác họa những đặc điểm chung nhất của mẫu nghiên cứu. Phân tích tương quan: sử dụng lệnh ‘crosstabs’ để xác định các mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và xã hội có ảnh hưởng tới việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nhập cư từ nông thôn vào thành phố; chẳng hạn như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình hình cư trú với tỷ lệ sở hữu thẻ BHYT, chế độ phúc lợi của việc làm, hành vi khám chữa bệnh, tiếp cận và sử dụng DVYT…. Kết quả của những mối tương quan này giúp nhận diện các yếu tố liên quan và mức độ tác động của chúng tới việc tiếp cận và sử dụng DVYT của người nhập cư. Địa bàn khảo sát: Thành phố Hà NN ̣i
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan