Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếp cận toàn diện các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel t...

Tài liệu Tiếp cận toàn diện các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel tại ngân hàng tmcp việt nam thương tín

.PDF
120
38
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ MINH THẮNG TIẾP CẬN TOÀN DIỆN CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THỊ MINH THẮNG TIẾP CẬN TOÀN DIỆN CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng) Hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC ANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Trương Thị Minh Thắng Sinh ngày 10/03/1986 Quê quán: Thừa Thiên Huế Nơi công tác: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín - Ban Kiểm toán nội bộ Là học viên cao học lớp CHK28 – ĐH Kinh tế Tp.HCM Tôi xin cam đoan đề tài ”Tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Anh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất kỳ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đã được dẫn nguồn cụ thể và đầy đủ trong luận văn. TP.HCM, ngày tháng năm 2020 Tác giả Trương Thị Minh Thắng MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................2 1.2.1 1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát…..............................................................…2 1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể…………………………...……………………2 1.2.2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………….2 Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………… 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu………………………..…………………..…...2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu….…………………………………………….....3 1.3.2.1 Không gian…………………………………………………..…3 1.3.2.2 Thời gian………………………………………………….....…3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3 1.5 Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................3 1.5.1 Ý nghĩa khoa học………………………………………….……….3 Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………..3 1.5.2 1.6 Kết cấu đề tài ...............................................................................................4 Tóm tắt chương 1………………………………………………………....………..4 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN………………………………………….5 2.1 2.2 Tổng quan về NH TMCP Việt Nam Thương Tín…………….………...….5 2.1.1 Lịch sử hình thành……….…………………………………………...5 2.1.2 Kết quả hoạt động……………………………………..…………...…9 Những biểu hiện của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín ...................................................................................................12 2.3 Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................................13 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................14 CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................15 3.1 3.2 Rủi ro tín dụng ............................................................................................15 3.1.1 Khái niệm về RRTD………………..……………………………….15 3.1.2 Phân loại RRTD………………………………………...…………..15 3.1.3 Nguyên nhân phát sinh RRTD………………………..………….…17 3.1.4 Tác động của RRTD…………………………………..…………….18 3.1.5 Các tiêu chí đánh giá RRTD…………………………………….....19 3.1.5.1 Các chỉ tiêu trực tiếp……………………………………….….19 3.1.5.2 Các chỉ tiêu gián tiếp……………………………………...…...20 Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM .............................................................21 3.2.1 Khái niệm về QTRRTD…………………………..……………...21 3.2.2 Mục tiêu của QTRRTD…………………..……………………....22 3.2.3 Quy trình của QTRRTD……………………………………….....22 3.2.4 Mô hình QTRRTD ………………………………………....29 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại NHTM ........................32 3.3 3.3.1 Tổng quan về Basel II………………………..……………………..32 3.3.1.1 Sự ra đời của Basel II…………………………………………32 3.3.1.2 Mục tiêu…………………………………………………....…32 3.3.2 Các nguyên tắc trong QTRRTD của Hiệp ước Basel II……...…......34 3.3.3 Phương pháp QTRRTD theo Hiệp ước Basel II……………...…….38 3.3.4 Sự cần thiết của việc tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại NHTM………………………………………...………...………....43 Lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ...44 3.4 3.4.1 Nghiên cứu quốc tế…………………………………………...…….44 3.4.2 Nghiên cứu trong nước……………………………………..………45 3.4.3 Khe hở nghiên cứu………………………………………………….52 3.5 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………52 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................52 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TOÀN DIỆN CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN…………………...53 4.1 Đánh giá RRTD tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019…………………………………..……………………………...…….53 4.1.1 Đánh giá RRTD theo nhóm chỉ tiêu trực tiếp………………………....53 4.1.2 Đánh giá RRTD theo nhóm chỉ tiêu gián tiếp……………………...…53 4.2 Phân tích thực trạng QTRRTD tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín……..55 4.2.1 Mô hình QTRRTD……………………………….………………...…55 4.2.2 Phương pháp QTRRTD…………………………..…………………..56 4.2.3 Thiết lập môi trường QTRRTD…………….………………………...57 4.2.4 Quy trình cấp tín dụng………………………………….………….….58 4.2.5 Duy trì việc quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng………………….....60 4.2.6 Đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng………………………….…….......65 4.3 Phân tích thực trạng tiếp cận các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín………………………..……………….…....66 4.4 Đánh giá khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín………………………..…...…….75 4.5 Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín dựa vào bảng khảo sát ý kiến các chuyên gia………………………………..……………..………………...78 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................89 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TOÀN DIỆN CÁC NGUYÊN TẮC QTRRTD THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN ...................................................................................90 5.1 Định hướng hoạt động QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín ...................................................................................................90 5.2 5.1.1 Về hoạt động kinh doanh……………………………..…………….90 5.1.2 Về hoạt động QTRRTD……………………………………..…..….90 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín ..................................91 5.3 Kiến nghị.....................................................................................................95 5.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước……………………….…………..…95 5.3.2 5.4 Đối với NH TMCP Việt Nam Thương Tín………………………....95 Hạn chế và hướng nghiên cứu ....................................................................96 Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................96 KẾT LUẬN ..............................................................................................................97 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa các từ viết tắt Chữ viết tắt NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng VietBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín HĐQT Hội đồng quản trị BLĐ Ban lãnh đạo BGĐ Ban giám đốc CBNV Cán bộ nhân viên VAMC Công ty Quản lý tài sản & nợ CNTT Công nghệ thông tin BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên RRTD Rủi ro tín dụng QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm BĐS Bất động sản STK Sổ tiết kiệm SDTK Số dư tài khoản GTCG Giấy tờ có giá Nghĩa các từ viết tắt Chữ viết tắt VLĐ Vốn lưu động SXKD Sản xuất kinh doanh XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ DP RRTD Dự phòng rủi ro tín dụng CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ROE Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản NPL Tỷ lệ nợ xấu VAR Giá trị chịu rủi ro LGD Giá trị tổn thất LTV Tỷ lệ cho vay GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) LDR Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động CIC Trung tâm thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprise ) CN Cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHCN Khách hàng cá nhân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các sản phẩm của VietBank Bảng 2.2: Kết quả hoạt động giai đoạn 2015-2019 Bảng 2.3: Bảng chi tiết dư nợ giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 2.4: Bảng chi tiết huy động giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 3.1: Các nguyên tắc Quản trị RRTD của Hiệp ước Basel Bảng 3.2: Thang xếp hạng chấm điểm tín dụng nội bộ Bảng 3.3: Kết quả xếp hạng tín dụng Bảng 3.4: Thống kê các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Bảng 4.1: Các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh RRTD Bảng 4.2: Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh RRTD Bảng 4.3: Điểm xếp hạng tín dụng tại VietBank Bảng 4.4: Xếp hạng tài sản đảm bảo Bảng 4.5: Ma trận xếp hạng tín dụng Bảng 4.6: Thực trạng khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank Bảng 4.7: Bảng thống kê những hạn chế của việc tiếp cận Basel Bảng 4.8: Kết quả thống kê thành phần khảo sát và số lượng ý kiến chuyên gia Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia Biểu đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của VietBank TÓM TẮT Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro này được xem là mối lo ngại và quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Bên cạnh đó là sự ra đời của các nguyên tắc QTRRTD trong Hiệp ước Basel đã giúp hạn chế được tổn thất cho hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế, giúp hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển lành mạnh và bền vững hơn. Nhận thấy QTRRTD là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng nên tác giả lựa chọn đề tài “Tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín” làm luận văn thạc sĩ. Với nguồn dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính trong các báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN) giai đoạn từ năm 2015 – 2019 đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh kết hợp khảo sát trực tiếp ý kiến các chuyên gia làm việc trong cùng lĩnh vực để phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại VietBank, qua đó đánh giá thực trạng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank để thấy được những điểm hạn chế và chưa hoàn thiện, từ đó nêu lên các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank giúp ngân hàng phát triển hoàn thiện theo định hướng bền vững, lành mạnh và an toàn. Kết quả của đề tài là sự nghiên cứu nghiêm túc từ thực tế của hoạt động QTRRTD tại VietBank. Tác giả muốn đề tài là tài liệu để ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng của VietBank tham khảo trong hoạt động QTRRTD khi tiếp cận theo chuẩn mực Basel trong các giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống ngân hàng thương mại, hiệp ước Basel, các nguyên tắc trong hiệp ước Basel II. ABSTRACT In banking operations, credit activity is an important activity, bringing many profits but there are also many potential risks and these risks are considered the top concern and concern of the bank. In addition, the introduction of the principles of credit risk management in the Basel II Agreement has helped limit losses to the banking system and to the economy, helping the banking system to develop healthier and more sustainably. Realizing that credit risk management is an extremely urgent and important issue, the author chose the topic "Comprehensive approach to the principles of credit risk management under the Basel II Agreement at the Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank" for the master thesis. With the data source as financial and non-financial indicators in financial statements (financial statements), annual reports (annual reports) for the period 2015 - 2019, the topic uses statistical and analytical methods, synthesize, compare and directly survey opinions of experts working in the same field to analyze the current situation of credit risk management activities at VietBank, thereby assessing the situation of comprehensive access to credit risk management principles under the Agreement Basel II at VietBank to see the shortcomings and imperfections, thereby raising solutions and proposing proposals to improve the comprehensive access to credit risk management principles under the Basel II Agreement at VietBank the development of the bank is completed in a sustainable, healthy and safe direction. The result of the topic is the serious research from the reality of credit risk management activities at VietBank. The author wants the topic to be a document for the leaders and credit officers of VietBank to refer to in credit risk management activities when approaching Basel II standards in the next stages. Keywords: Credit risk management, commercial banking system, Basel treaty, Basel II principles. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Có thể thấy trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và chủ yếu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thường khó kiểm soát có thể gây ra những thiệt hại và tổn thất lớn dẫn đến mất khả năng thanh toán hay phá sản. Hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: giảm chi phí, nâng cao thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM, tạo niềm tin cho khách hàng và nhà đầu tư; tạo tiền đề để mở rộng thị trường, tăng uy tín cho ngân hàng và lợi ích cho cả nền kinh tế. Được thành lập từ năm 2007, trải qua gần 13 năm hoạt động và phát triển, VietBank đã nỗ lực vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, biến động của nền kinh tế nói chung và từ nội tại nói riêng, luôn chủ động và từng bước khẳng định vị trí của mình. VietBank đã và đang kiên định với mục tiêu hoạt động “tăng trưởng, an toàn, bền vững và hiệu quả”, quyết tâm đưa thương hiệu Vietbank đến gần hơn với khách hàng. Từ 2014, NHNN đã ban hành quyết định 1601/NHNN- TTGSNH gửi các TCTD và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc triển khai hiệp ước Basel II và đến 02/2016, NHNN chính thức thí điểm Basel II tại 10 ngân hàng bao gồm (VCB, ACB, MB, VIB, VPBank, BIDV, VietinBank, Techcombank, Sacombank và Maritimebank). VietBank là một trong số các ngân hàng tự tái cấu trúc nên cần phải xây dựng và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tín dụng một cách toàn diện với phương châm “QTRRTD là một trong những chiến lược trọng yếu của ngân hàng”. Vào ngày 04/11/2019 VietBank đã được NHNN chấp thuận cho áp dụng trước hạn thông tư 41 – một trong những trụ cột quan trọng của Basel II, điều đó đồng nghĩa với việc VietBank sẽ có cơ hội tiếp cận các nguyên tắc của hiệp ước Basel vào hoạt động QTRRTD tại ngân hàng mình theo chuẩn mực quốc tế. Với vai trò là người đang làm công tác kiểm toán các hoạt động tín dụng tại ngân hàng, tôi nhận thấy việc tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel là hết sức quan trọng 2 và cần thiết. Qua đó thấy được những mặt còn hạn chế mà Vietbank cần phải cải tiến và khắc phục. Từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng QTRRTD tại Vietbank trên cơ sở có tiếp cận những nguyên tắc của Basel, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank. 1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại VietBank. - Đánh giá thực trạng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài hướng đến các câu hỏi nghiên cứu tương ứng: - Thực trạng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank trong những năm qua như thế nào? - Khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank ra sao? - Cần có những giải pháp gì để VietBank có thể nâng cao khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel ? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel II tại VietBank. 3 - Đối tượng tham gia thực hiện khảo sát trực tiếp là các chuyên gia công tác trong hoạt động này. - Nghiên cứu các nguyên tắc QTRRTD theo hiệp ước Basel II. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Không gian Không gian nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động QTRRTD tại VietBank theo hiệp ước Basel II. 1.3.2.2 Thời gian - Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp tại VietBank trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019. - Thời gian thực hiện khảo sát trực tiếp từ tháng 05/2020 – 07/2020 1.4 Phương pháp nghiên cứu Với nguồn dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được VietBank thể hiện trong các báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN) giai đoạn từ năm 2015 – 2019 kết hợp với các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát trực tiếp để đánh giá hoạt động QTRRTD qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn trong lộ trình tiếp cận các chuẩn mực của hiệp ước Basel, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống QTRRTD tại VietBank theo định hướng phát triển bền vững, lành mạnh và an toàn. 1.5 Ý nghĩa của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, hệ thống các chuẩn mực của Hiệp ước Basel, các công trình nghiên cứu trước đây đã giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng và mức độ cần thiết của việc tiếp cận cũng như ứng dụng các nguyên tắc, chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong hoạt động QTRRTD tại các NHTM để từ đó giúp các NHTM ngày càng phát triển bền vững và hoàn thiện hơn. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Từ việc đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai thành công hiệp ước Basel tại các ngân hàng trong nước và các quốc gia trên thế giới, qua 4 đó đánh giá khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại VietBank, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị làm cơ sở để hoàn thiện, nâng cao hoạt động QTRRTD tại VietBank theo chuẩn mực quốc tế giúp Ban lãnh đạo và các cấp quản lý có tầm nhìn và định hướng tốt hơn trong công tác cấp tín dụng, hạn chế rủi ro và tổn thất cho VietBank. 1.6 Kết cấu đề tài Đề tài gồm các chương sau:  Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu  Chương 2: Vấn đề hoạt động Quản trị RRTD tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín  Chương 3: Tổng quan lý thuyết về QTRRTD của NHTM và phương pháp nghiên cứu  Chương 4: Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín  Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận toàn diện các nguyên tắc QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín Tóm tắt chương 1 Những vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu có liên quan đến hoạt động QTRRTD tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín đã được đề cập ở chương 1. Qua đó xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để thực hiện cho luận văn. 5 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 2.1 Tổng quan về NH TMCP Việt Nam Thương Tín 2.1.1 Lịch sử hình thành VietBank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ 02/02/2007 với trụ sở chính đặt tại 47 Trần Hưng Đạo, Phường 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Trải qua 13 năm phát triển VietBank đang từng bước khẳng định vị thế của mình với vốn điều lệ tăng từ 2.500 tỷ đồng (năm 2015) lên 4.190 tỷ đồng (năm 2019) và mạng lưới rộng khắp với hơn 113 điểm giao dịch tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm trên toàn quốc. Như một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của VietBank trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được kỳ vọng và sự tin tưởng của khách hàng, VietBank liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: “Thương hiệu uy tín – Trusted Brand”, “Doanh nghiệp phát triển bền vững 2015” do Tổ chức Đánh giá và chứng nhận Quốc tế InterConformity (CHLB Đức) phối hợp cùng Viện doanh nghiệp Việt Nam trao tặng, giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) trao tặng. Ngoài ra, VietBank được xếp thứ 399/500 VNR500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017, xếp thứ 209/500 VNR500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2018 – dự án do Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam thực hiện và công bố hàng năm trên báo Vietnamnet. Bên cạnh đó, VietBank lọt Top 100 Sản phẩm – Dịch vụ Tin và Dùng Việt Nam năm 2018, 2019 – Kết quả do độc giả ấn phẩm Tư vấn & Tiêu dùng – Thời báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. Năm 2019 được xem là một năm khá thành công của VietBank, là khởi đầu cho chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể là VietBank đã triển khai thành công những dự án mang tính chiến lược như: hợp tác với công ty Finastra – công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ để chuyển đổi hệ thống TCBS sang hệ thống Core banking mới FBE, đầu tư core thẻ tiến tiến, ra mắt thẻ Vietbank – 6 ATM, triển khai vé điện tử trong giao thông công cộng, cổ phiếu Vietbank đã chính thức giao dịch trên sàn Upcom. Các hoạt động chính của VietBank * Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán, hợp đồng tiền gửi, nhận vốn của các TCTD khác. * Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, đầu tư vào các tổ chức kinh tế, làm trung gian thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ. * Bên cạnh đó còn có thêm các dịch vụ: dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tài trợ, dịch vụ thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán, các chương trình liên kết và các dịch vụ tại quầy khác. Bảng 2.1: Các sản phẩm của VietBank STT Loại hình Nhóm sản phẩm vay vay Cho vay tiêu dùng: cho vay CBNV và người thân, cho vay tín 1 Không có TSĐB chấp CBNV nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp Thẻ tín dụng Khách hàng cá nhân - Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: cho vay cầm cố STK/GTCG/SDTK, cho vay tiêu dùng (từng lần/hạn mức), cho vay phục vụ đời sống - nguồn trả nợ từ lương, cho vay thấu chi 2 Có TSĐB - Cho vay mua xe ô tô - Cho vay bổ sung vốn lưu động - Cho vay sản xuất kinh doanh trung dài hạn - Cho vay mua BĐS: mua/nhận chuyển nhượng BĐS mua nhà ở hình thành trong tương lai, mua BĐS tại các dự án liên kết với Vietbank, xây dựng sửa chữa BĐS, chuyển 7 STT Loại hình Nhóm sản phẩm vay vay nhượng BĐS - Nguồn trả nợ từ lương - Cho vay du học - Nhóm sản phẩm dành cho chuỗi cửa hàng Vietlott: tăng hạn mức thiết bị đầu cuối và chi hộ vé số trúng thưởng dành cho khách hàng Vietlott, Tài trợ ký quỹ bảo đảm thiết bị đầu cuối dành cho khách hàng Vietlott Khách hàng doanh nghiệp - Bổ sung vốn lưu động: VLĐ ngắn hạn, VLĐ trả góp Thấu chi - Đầu tư TSCĐ: Mua sắm BĐS, Xây dựng sửa chữa BĐS, Mua xe Ô tô - Nhóm sản phẩm dành cho chuỗi cửa hàng Vietlott: Tài trợ, Ký quỹ bảo đảm thiết bị đầu cuối, Cho vay tăng hạn mức thiết bị đầu cuối và chi hộ vé số trúng thưởng - Sản phẩm khác: Cho vay cầm cố tiền gửi đối với KHDN, Cam kết cấp tín dụng có điều kiện, Bảo lãnh trong nước - Nhóm sản phẩm tín dụng liên kết đặc thù: Cho vay đại lý phân phối xe Ô tô, Tài trợ nhà phân phối ngành hàng đồ uống, Tài trợ DN SXKD ngành nhựa, Tài trợ Hợp đồng đầu ra, Tài trợ Vốn cho DN mới thành lập, Tài trợ nhà thầu xây lắp (Nguồn: Thống kê các sản phẩm của VietBank)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng