Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...

Tài liệu Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

.PDF
139
248
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ HÀ GIANG TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ HÀ GIANG TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 8.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nhung Thái Nguyên, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình./. Tác giả luận văn Đinh Thị Hà Giang i LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Thị Nhung, người đã tận tình hướng dẫn viết luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy, tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, học viên lớp Cao học Ngôn ngữ khóa 24, cộng tác viên người Tày, Nùng đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn./. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Đinh Thị Hà Giang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU........................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát.......................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 4 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ....... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về truyền thông .......................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ truyền thông ...................................... 6 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về truyền thông cho DTTS..................................... 7 1.1.4. Những nghiên cứu về tiếng Tày - Nùng .................................................... 8 1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu ngôn ngữ Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn Thái Nguyên .............................................................. 10 1.2.1. Một số khái niệm về truyền thông ........................................................... 10 1.2.2. Một số khái niệm về ngôn ngữ ................................................................ 11 1.2.3. Ngôn ngữ truyền thông ............................................................................ 14 1.3. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu ngôn ngữ Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn Thái Nguyên ................................................... 15 iii 1.3.1. Khái quát về dân tộc Tày, Nùng và ngôn ngữ Tày - Nùng ..................... 15 1.3.2. Đôi nét về dân tộc Tày, Nùng và ngôn ngữ Tày - Nùng ở Thái Nguyên ...... 19 1.3.3. Truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..... 26 1.4. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngôn ngữ, chữ viết, truyền thông cho đồng bào DTTS ................................................... 27 1.4.1. Giai đoạn từ sau 1975 đến những năm 90 của thế kỷ XX....................... 27 1.4.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay ............................................................... 28 1.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 29 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ........................... 31 2.1. Thực trạng về cách thức sử dụng phương ngữ Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................... 31 2.1.1. Đặc điểm về cách thức sử dụng ngữ âm .................................................. 31 2.1.2. Đặc điểm về cách thức sử dụng từ ngữ ................................................... 34 2.1.3. Đặc điểm về cách thức sử dụng câu ........................................................ 38 2.1.4. Đặc điểm về phong cách.......................................................................... 43 2.1.5. Đặc điểm về cách thức giao tiếp .............................................................. 45 2.2. Thực trạng về hiệu lực, hiệu quả truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 47 2.2.1. Thực trạng về hiệu quả truyền thông ....................................................... 47 2.2.2. Thực trạng về hiệu lực truyền thông ....................................................... 49 2.3. Nhu cầu, thái độ, nguyện vọng của đồng bào Tày - Nùng với việc tiếp cận thông tin bằng tiếng Tày - Nùng ....................................................... 50 2.3.1. Nhu cầu .................................................................................................... 50 2.3.2. Thái độ ..................................................................................................... 53 2.3.3. Nguyện vọng............................................................................................ 55 2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 58 iv Chương 3: NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG TÀY - NÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...................................................... 60 3.1. Thành công, hạn chế của việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 60 3.1.1. Những thành công và nguyên nhân ......................................................... 60 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 62 3.2. Cách thức lựa chọn tiếng Tày - Nùng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả truyền thông ............................................................................................. 65 3.2.1. Cách thức lựa chọn ngôn ngữ/ phương ngữ ............................................ 65 3.2.2. Cách thức dùng từ ngữ ............................................................................ 67 3.2.3. Cách thức dùng câu ................................................................................. 68 3.2.4. Cách thức giao tiếp, lựa chọn phong cách ............................................... 69 3.3. Xây dựng, triển khai các chính sách khuyến khích phát triển truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ................................................................... 69 3.3.1. Chính sách về việc chọn ngôn ngữ/phương ngữ ..................................... 70 3.3.2. Chính sách về việc lựa chọn loại hình, cấp truyền thông ........................ 71 3.3.3. Chính sách về nội dung truyền thông ...................................................... 71 3.3.4. Chính sách về khoa học, công nghệ và sự hiện đại hóa truyền thông ..... 73 3.3.5. Chính sách về nhân lực làm truyền thông bằng ngôn ngữ Tày - Nùng ........ 73 3.3.6. Chính sách về kinh tế, tài chính, huy động các phương tiện và nguồn lực cho hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ Tày - Nùng ....... 75 3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 81 PHỤ LỤC ............................................................................................................... v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCCL : Báo chí - công luận DTTS : Dân tộc thiểu số KT - XH : Kinh tế - xã hội Nxb : Nhà xuất bản PT - TH : Phát thanh - Truyền hình TT - TH : Truyền thanh - Truyền hình iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống thanh điệu ........................................................................ 22 Bảng 1.2: Hệ thống âm đầu (theo tiêu chí định vị) .......................................... 22 Bảng 1.3: Hệ thống âm đầu (theo tiêu chí phương thức) ................................ 23 Bảng 1.4: Hệ thống âm cuối ............................................................................ 24 Bảng 2.1: Thực trạng sử dụng ngữ âm trong Chương trình Phát thanh tiếng Tày - Nùng.............................................................................. 31 Bảng 2.2: Thực trạng sử dụng từ vựng tiếng Tày - Nùng trong Chương trình Phát thanh tiếng Tày - Nùng ................................................... 34 Bảng 2.3: Bảng so sánh tỷ lệ dung lượng âm tiết của câu trong văn bản tiếng Tày - Nùng.............................................................................. 38 Bảng 2.4: Hiệu quả của truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ......................... 47 Bảng 2.5: Tỷ lệ tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ........................ 50 Bảng 2.6: Thái độ của người Tày - Nùng đối với các loại hình truyền thông bằng tiếng dân tộc mình ........................................................ 54 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện hiệu quả truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ........ 49 Hình 2.2: Biểu đồ nhu cầu tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ...... 52 Hình 2.3: Biểu đồ nguyện vọng tiếp cận truyền thông tiếng Tày - Nùng ở các cấp ............................................................................................. 55 Hình 2.4: Biểu đồ so sánh nguyện vọng đánh giá mức độ yêu thích nội dung các chương trình truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ...................... 57 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đối với xã hội, truyền thông tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển văn hóa, là huyết mạch của nền kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị. Bằng ngôn ngữ, truyền thông làm thay đổi một cách tự nguyện từ nhận thức đến hành vi của con người. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số giúp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao niềm tự hào dân tộc, góp phần bảo vệ biên cương, biển đảo của tổ quốc. Trong số 54 dân tộc anh em thì dân tộc Tày, Nùng có số dân đông, sinh sống tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có Thái Nguyên), sớm giác ngộ cách mạng, trung thành với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có ảnh hưởng lớn về mọi mặt đến các DTTS khác. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông chưa thực sự phát triển. Ở Trung ương, Hệ VOV4 Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh bằng 12 thứ tiếng dân tộc, chưa sử dụng tiếng Tày - Nùng. Ở cấp tỉnh như Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, mặc dù đã có bản tin tiếng Tày nhưng thời lượng phát sóng quá ngắn. Ở các huyện, thành, thị, hầu hết tiếng Tày - Nùng không được sử dụng trong các chương trình, hoặc có cũng chỉ ở mức manh mún, cục bộ. Thực hiện Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 để thừa nhận vị thế bình đẳng của các DTTS cùng với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào; người Tày, Nùng cần được truyền thông bằng tiếng dân tộc mình để góp phần nâng cao nhận thức, giữ gìn ngôn ngữ truyền thống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Vậy, vấn đề đặt ra là: - Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở Thái Nguyên hiện nay ra sao? 1 - Có nên phát triển việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở Thái Nguyên? - Cần sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như thế nào? - Cần có sự thay đổi về chính sách như thế nào để nâng cao hiệu quả, hiệu lực, phát triển việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở tỉnh Thái Nguyên cũng như trên cả nước? Bởi những lý do trên mà tên đề tài “Tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được chọn làm hướng nghiên cứu của luận văn này. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Qua khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông; hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ở một số xã thuộc các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa và nhu cầu, thái độ, nguyện vọng của người dân với việc tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng; luận văn góp phần tìm hiểu sâu hơn về tiếng Tày - Nùng trong truyền thông và đề xuất một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định các cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn liên quan đến việc nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền thông. - Khảo sát thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông; hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng ở một số xã thuộc các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa và nhu cầu, thái độ, nguyện vọng của người dân với việc tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng. 2 - Đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và giới truyền thông về những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiếng Tày - Nùng trong truyền thông (phát thanh, truyền hình) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ở một số nội dung sau: - Phương ngữ Tày - Nùng trong truyền thông (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, giao tiếp); - Các cấp truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng (tỉnh, huyện); - Loại hình truyền thông (phát thanh, truyền hình); - Cách thức sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông; - Các yếu tố khác có liên quan: thời gian, thời lượng, nội dung... 3.3. Phạm vi khảo sát Phạm vi khảo sát của luận văn tập trung vào: - Đối tượng đồng bào đã được tiếp cận truyền thông bằng tiếng Tày Nùng trong phát thanh, truyền hình ở các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa bởi 2 lý do sau: + Thứ nhất, đây là 4/9 đơn vị hành chính người Tày - Nùng sinh sống với số lượng lớn bởi vị trí địa lý phù hợp với phong tục tập quán của họ. + Thứ hai, như đã nói, trong 9 huyện, thành, thị của tỉnh Thái Nguyên, chỉ có riêng Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Phú Lương sản xuất bản tin bằng tiếng Tày - Nùng với thời lượng phát sóng khoảng 30 phút vào tuần I, tuần III hằng tháng. - 34 văn bản (nói và viết) của Chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên và Đài Truyền thanh - Truyền 3 hình huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên không có chương trình truyền hình bằng tiếng Tày - Nùng). - Tuy vậy do đồng bào Thái Nguyên vẫn có thể xem được chương trình tiếng Tày - Nùng trên VTV5, Đài Truyền hình Việt Nam nên khi khảo sát thái độ, nhu cầu, nguyện vọng với truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng thì chúng tôi vẫn có phần khảo sát truyền hình bằng tiếng Tày - Nùng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã Phương pháp này giúp khảo sát thực trạng, sưu tầm ngữ liệu về việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phương pháp ngôn ngữ học xã hội Với việc điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn, phương pháp này giúp tìm hiểu và đánh giá nhu cầu, thái độ, nguyện vọng của đối tượng tiếp nhận truyền thông và hiệu quả, hiệu lực của công tác truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng. 4.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Phương pháp này sử dụng các thủ pháp như: - Thủ pháp thống kê toán học - Thủ pháp phân loại, hệ thống hóa - Thủ pháp phân tích ngữ cảnh - Thủ pháp thay thế, lược bỏ Phương pháp miêu tả dùng để phân tích các ngữ liệu đã có về thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về lý luận Luận văn góp phần hoàn thiện lý thuyết về sử dụng ngôn ngữ DTTS trong truyền thông và vai trò của tiếng Tày - Nùng trong truyền thông ở 1 tỉnh trung du miền núi, đồng thời khẳng định vai trò của truyền thông với việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Tày - Nùng nói riêng và ngôn ngữ, văn hóa DTTS nói chung. 4 5.2. Về thực tiễn Giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả truyền thông bằng tiếng Tày - Nùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn dự kiến khoảng 80 trang. Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm các chương chính sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài Chương 2. Thực trạng sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của việc sử dụng tiếng Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiếng Tày - Nùng trong truyền thông 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về truyền thông Ở lĩnh vực nghiên cứu này từ nhiều năm nay, đã có một số công trình khoa học mang tính khái quát được công bố, cụ thể như sau: Các công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về truyền thông như: Truyền thông xã hội của Phạm Hải Chung, Bùi Thu Hương cùng nhóm các tác giả (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2016); Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập của Hội nhà báo Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013); Cẩm nang truyền thông xã hội B2B của Kipp Bodnar, Jeffrey L Cohen, Nguyễn Lâm Xuân Các dịch (Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh, 2013); “Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại” của Trần Hữu Quang (Báo Kinh tế, 2008); Cơ sở lý luận báo chí và truyền thông của Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1995). Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập một cách tương đối hệ thống những khái niệm cơ bản về truyền thông, bản chất của hoạt động truyền thông trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay. Đồng thời các công trình cũng chỉ ra vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông trong đời sống của người dân từ việc thông tin, giao tiếp xã hội, đến việc chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, giải trí. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ truyền thông Đã có những công trình khoa học tập trung tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ truyền thông như: sách chuyên khảo Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam (Nxb Dân trí, Hà Nội, 6 2011); sách tra cứu Từ điển truyền thông đa ngôn ngữ với ngôn ngữ ký hiệu của Nguyễn Thành Thống (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002); bài viết Sử dụng ngôn ngữ chữ viết các DTTS trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu hiện nay: thực trạng và kiến nghị của Thúy Ngoạn (Hội thảo Quốc gia Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc, Đại học Tây Bắc, 2014). Đây là những gợi ý cần thiết cho việc tìm hiểu ngôn ngữ trong truyền thông. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về truyền thông cho DTTS Có một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến việc truyền thông cho đồng bào DTTS như: Sổ tay truyền thông dân tộc của Đài Tiếng nói Việt Nam (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2015); Sổ tay truyền thông dân tộc bản tiếng Việt, 69 trang của UNESCO (2015); “Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng DTTS”, Các DTTS Việt Nam thế kỉ XX của Hồ Anh Dũng (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Cũng phải kể đến một số dự án, đề án lớn như: Dự án Tăng cường khả năng tiếp cập thông tin, truyền thông và sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số vào chính quyền cấp xã ở tỉnh Cao Bằng của Helvetas Vietnam (2011 2013); Nâng cao kỹ năng truyền thông về quyền thông tin cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk (2017); Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016 - 2020” của Ủy ban dân tộc (2016 - 2020). Ngoài ra, còn có một vài luận văn, đề tài khoa học công nghệ như: Nghiên cứu xây dựng mô hình phối hợp sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Lê Hồng Minh (Đề tài NCKH cấp Bộ 2015); Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn của Hà Thị Ngần (Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015); Các ấn phẩm báo chí của thông tấn xã Việt Nam phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kì đổi mới của Trương 7 Văn Quân (Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008) Các công trình trên phần nào đã cung cấp những kỹ năng truyền thông, nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường thông tin bằng tiếng DTTS nhằm tăng cường hiệu quả của truyền thông dân tộc, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy đa dạng văn hóa. 1.1.4. Những nghiên cứu về tiếng Tày - Nùng Ngôn ngữ DTTS, đặc biệt là tiếng Tày - Nùng luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm, cụ thể như sau: 1.1.4.1. Chuyên luận đề cập đến tiếng Tày - Nùng Những nghiên cứu về ngôn ngữ DTTS, chính sách bảo tồn, phát triển ngôn ngữ DTTS trong đó có tiếng Tày - Nùng được đề cập trong các sách chuyên khảo tiêu biểu như: Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Trần Trí Dõi (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999); Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc của Nguyễn Văn Lộc (Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2010); Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam của Tạ Văn Thông - Chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009); Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90 của Lại Văn Toàn (Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ của Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài, Hoàng Văn Ma (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984); Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam của Viện ngôn ngữ học (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993). Một vài bài viết trên các tạp chí chuyên ngành cũng đã đề cập đôi nét về ngôn ngữ DTTS nói chung và tiếng Tày - Nùng nói riêng. Có thể kể đến các công trình như: “Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong tiếp nhận giáo dục ngôn ngữ ở một vài dân tộc thiểu số của Việt Nam” của Trần Trí Dõi (Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2008); “Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn 8 Lợi (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1999); “Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc” của Nguyễn Văn Lợi (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 2000); “Từ điển học về việc bảo tồn, phát triển ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Lợi (Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 4, 2012); “Về sự phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thế kỉ XX” của Lý Toàn Thắng & Nguyễn Văn Lợi (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2001). 1.1.4.2. Tài liệu tập trung viết về tiếng Tày - Nùng Đã có các công trình nghiên cứu đi sâu tập trung vào một số khía cạnh của ngôn ngữ Tày - Nùng. Về chức năng xã hội, Nguyễn Hàm Dương có bài viết “Chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1970). Về ngữ pháp, nhóm các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí có sách chuyên khảo Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971). Về chữ viết, Lương Bèn có công trình đã được công bố như Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) hoặc nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Lương Bèn, Nguyễn Văn Chiến có bài viết “Góp ý về cải tiến chữ Tày - Nùng” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1971). Ngoài ra đã có một số công trình để tra cứu về tiếng Tày - Nùng hoặc thành ngữ Tày, Nùng như: Từ điển Tày - Việt của tác giả Lương Bèn làm Chủ biên (Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2011); Từ điển Tày - Nùng Việt của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2005). Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên tập trung đi sâu, làm rõ các vấn đề như: dân tộc và ngôn ngữ; chữ viết, đặc điểm loại hình học, quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ DTTS, các chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước, những kết quả nghiên cứu lý luận, những kinh nghiệm truyền thông, vấn đề học thuyết về truyền thông, truyền thông cho người DTTS, nâng cao việc tiếp cận thông tin ở vùng đồng bào dân tộc... Các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam mới chỉ được đề cập một cách tản mạn, rải rác đây đó trong một số công trình nghiên cứu nhỏ lẻ. Theo 9 khảo sát của chúng tôi, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về mọi mặt của hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ Tày Nùng trên cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 1.2. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu ngôn ngữ Tày - Nùng trong truyền thông trên địa bàn Thái Nguyên 1.2.1. Một số khái niệm về truyền thông Đã có nhiều ý kiến đưa ra khái niệm về truyền thông như của tác giả Đinh Kiều Châu trong tài liệu Ngôn ngữ truyền thông và tiếp thị - Góc nhìn từ lí luận đến thực tiễn tiếng Việt, của tác giả Phạm Thành Hưng trong tài liệu Thuật ngữ báo chí - truyền thông nhưng theo chúng tôi khái niệm truyền thông mà tác giả Nguyễn Văn Dững đưa ra thì sâu sắc và toàn diện hơn cả, theo đó: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa 2 hoặc nhiều người với nhau để gia tăng hiểu biết lẫn nhau và hiểu biết về môi trường xung quanh, nhằm thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm hoặc của cộng đồng xã hội nói chung, bảo đảm sự phát triển bền vững” [17, tr15]. Như vậy, truyền thông là tác nhân tạo nên liên kết xã hội không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi khu vực và quốc tế. Là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, truyền thông giúp tạo nên tính dân chủ trong xã hội. Truyền thông giúp cho người dân được nói lên tiếng nói bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Truyền thông góp phần phát triển bền vững đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với toàn xã hội. Phát thanh và truyền hình là 2 loại hình truyền thông được sử dụng phổ biến hiện nay, có số lượng khán thính giả đông đảo. * Truyền hình “Truyền hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu, phát tín hiệu hình ảnh, âm thanh qua sóng vô tuyến hoặc qua đường cáp hữu tuyến. Thuật ngữ “truyền hình” có nguồn gốc từ 1 từ ghép tiếng Hi Lạp “tele” (xa) và Latinh 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan