Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế...

Tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành

.PDF
102
1018
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hương LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hương Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình TS Huỳnh Văn Thông, sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ của khoa Ngữ Văn và quý thầy cô Phòng sau đại học trường ĐHSP TPHCM. Ngoài ra, người viết xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu và đồng nghiệp trường THCS và THPT Lạc Hồng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đặc biệt là các anh chị học viên lớp Ngôn ngữ K21 trường ĐHSP TPHCM đã động viên, giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này. Vũ Thị Hương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN .................................................................... 7 1.1. Tiếng lóng và các thuật ngữ hữu quan .................................................... 7 1.1.1. Định nghĩa......................................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam................................................... 9 1.1.2.1. Đặc điểm tạo từ, ngữ lóng .......................................................... 9 1.1.2.2. Đặc điểm chức năng ................................................................. 11 1.1.3. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng nghề nghiệp. ....................................................................................................... 12 1.1.3.1. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ............................................ 12 1.1.3.2. Phân biệt tiếng lóng với từ ngữ địa phương. ............................ 15 1.1.3.3. Phân biệt tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp. ............................. 17 1.1.4. Kết luận ........................................................................................... 18 1.2. Diễn đàn ................................................................................................ 19 1.2.1. Khái niệm diễn đàn ......................................................................... 19 1.2.2. Các thành phần của diễn đàn .......................................................... 20 1.2.3. Phân loại diễn đàn ........................................................................... 21 1.2.4. Tham gia diễn đàn........................................................................... 22 1.2.5. Thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn............................ 25 1.2.6. Những hiện tượng lóng mới xuất hiện ............................................ 26 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN. .............................................................................. 28 2.1. Đặc điểm cấu tạo ................................................................................... 28 2.2. Từ loại ................................................................................................... 30 2.2.1. Phân loại.......................................................................................... 30 2.2.2. Hiện tượng chuyển loại ................................................................... 32 2.3. Phương thức tạo từ, ngữ lóng ............................................................... 36 2.3.1. Chơi chữ .......................................................................................... 36 2.3.1.1. Nói lái ....................................................................................... 36 2.3.1.2. Đồng âm.................................................................................... 38 2.3.1.3. Hiệp vần .................................................................................... 43 2.3.2. Phiên âm tiếng nước ngoài ............................................................. 48 2.4. Tiểu kết ................................................................................................. 51 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN ................................................................................. 52 3.1. Trường từ vựng ..................................................................................... 52 3.2. Các phương thức chuyển nghĩa. ........................................................... 56 3.2.1. Ẩn dụ ............................................................................................... 56 3.2.1.1. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức ............................. 56 3.2.1.2. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm, tính chất.............. 58 3.2.1.3. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về chức năng............................ 60 3.2.1.4 Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức .............................. 60 3.2.2. Hoán dụ ........................................................................................... 61 3.2.2.1. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa dấu hiệu và sự vật. ............ 61 3.2.2.2. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa chức năng và sự vật .......... 64 3.2.2.3. Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể ......... 64 3.2.2.4. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa sự vật và tính chất, đặc trưng của sự vật ấy .......................................................................................... 65 3.3. Hiện tượng đồng nghĩa.......................................................................... 66 3.4. Tiểu kết ................................................................................................. 70 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 PHỤ LỤC 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Tiếng lóng là một hiện tượng trong hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Văn hào Pháp Victor Hugo đã từng nhận định: "Tiếng lóng là gì? Nó là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dưới hai hình thức: nhân dân và ngôn ngữ. (...) Tiếng lóng vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản, là gì? Tiếng lóng là ngôn ngữ của khốn cùng. (...) Mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa học khác." (Bản dịch của Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu - NXB Văn Học, Hà Nội, 1977). Trong nhiều giáo trình ngôn ngữ học đại cương, tiếng lóng là nội dung không thể thiếu ở chuyên đề từ vựng học. Trong nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, một số báo cáo về nghiên cứu tiếng lóng đã thu hút sự quan tâm của khá đông người. Tiếng lóng là một hiện tuợng ngôn ngữ học xã hội có vai trò đáng kể đối với vốn từ vựng của toàn dân. Sau một thời gian tồn tại chính thức, bất ổn định trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, có nhiều tiếng lóng sẽ không còn là... tiếng lóng. Hoặc chúng biến mất. Hoặc chúng trở thành đơn vị từ ngữ của toàn dân, đuợc mọi nguời sử dụng rộng rãi, không chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn chuơng báo chí, hoặc trên màn bạc, mà còn xuất hiện cả ở nhiều văn bản hành chính. Trong Việt ngữ hiện đại, tiếng lóng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là đối với giới trẻ ở các đô thị, tạo nên hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là ngôn ngữ đường phố (street language). 2 Đặc biệt khi công nghệ thông tin phát triển, con người có thể sử dụng internet như một công cụ đắc lực trong việc khai thác, tìm kiếm thông tin đồng thời chia sẻ các quan điểm, tư tưởng của mình với cộng đồng mạng thông qua các diễn đàn trực tuyến. Tham gia các diễn đàn này phần đông là giới trẻ nên việc sử dụng tiếng lóng khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì vậy, luận văn khai thác hiện tượng này làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, xuất phát từ tình yêu tiếng Việt, quan tâm tới vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đặc biệt là sự hứng thú với lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, cùng những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành”. 2. Lịch sử vấn đề Tiếng lóng Việt Nam đã được nhiều học giả trong và ngoài nước chú ý nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Một trong những công trình đầu tiên về đề tài này là của J.N. Cheon, mang tiêu đề L'argot anamite (Tiếng lóng Việt Nam) đăng trên tập san trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) từ năm 1905. Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947) từng có khảo luận L'argot anamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Đến nay, tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau trong việc nhìn nhận hiện tượng ngôn ngữ đặc thù này: - Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại ở xã hội có giai cấp và mất dần đi, vì vậy phải triệt để chống tiếng lóng và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. Đó là ý kiến của Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản... trình bày qua các ấn phẩm Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1976) hoặc Tiếng Việt trên đường phát triển (NXB Khoa học Xã hội 1982). 3 - Quan điểm khác thì đề nghị chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực, nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân. Đó là ý kiến của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh... phát biểu trong hội nghị "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" được tổ chức tại Hà Nội năm 1979. Đồng quan điểm ấy, Nguyễn Thiện Giáp soạn sách Từ vựng học tiếng Việt (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1985) đã đặt tiếng lóng trong mối quan hệ với toàn bộ lớp từ tiếng Việt rồi cho rằng: Chỉ nên lên án những tiếng lóng "thô tục"; còn loạt tiếng lóng "không thô tục: là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có khả năng phổ biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân. Sách này còn chỉ ra rằng tiếng lóng chính là một phương tiện tu từ học được dùng để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây cũng chính là điều mà nhiều nhà nghiên cứu về tu từ học (rhétorique) về phong cách học (stylistique), cũng như nhiều cây bút văn chương, báo chí quan tâm tìm hiểu và vận dụng. Từ trước tới nay, nhiều chuyên gia về Việt ngữ đã quan tâm nghiên cứu tiếng lóng, song chỉ mới trình bày qua một vài chương đoạn trong các công trình liên quan đến từ vựng học, tu từ học, phong cách học; hoặc mới chỉ dừng lại ở báo cáo khoa học - như của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh năm 1979; hoặc mới giới hạn trong khuôn khổ bài báo - như bài “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” của Chu Thị Thanh Tâm (Ngôn ngữ và đời sống, 1998), Tiếng lóng của sinh viên, học sinh TP HCM (2005). Cũng có vài sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài tiếng lóng, như Lê Lệnh Cáp (1989) hoặc Lương Văn Thiện (1996). Gần đây có tác phẩm sách Tiếng lóng Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Khang gồm hai phần: khảo luận về đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam và Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt. Mới nhất là “Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt” của 4 hai tác giả Đoàn Tử Huyến và Lê Thị Yến đã tập hợp nhiều những từ, ngữ lóng đã và hiện có trong tiếng Việt. Luận văn nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành” để góp phần có được cái nhìn đầy đủ hơn về một hiện tượng thú vị của ngôn ngữ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu - Nhận diện các từ ngữ lóng trên các diễn đàn trực tuyến và tìm hiểu thực trạng sử dụng của các thành viên - Miêu tả, phân loại các từ, ngữ lóng thông qua đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng. b. Nhiệm vụ - Xác lập những cơ sở lí thuyết liên quan đến tiếng lóng. - Thống kê, miêu tả, phân tích chỉ ra một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ, ngữ lóng được sử dụng trong các diễn đàn trực tuyến. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các diễn đàn trực tuyến. Diễn đàn trực tuyến, hay được gọi là forum, là nơi để cho người dùng Internet trao đổi thảo luận và tán gẫu với nhau. Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category,forum) và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. 5 5. Đóng góp của luận văn - Về mặt lí luận: góp phần làm rõ hơn cách nhìn đối với tiếng lóng và các đặc trưng của từ, ngữ lóng Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: khảo sát phạm vi và thực trạng sử dụng tiếng lóng trong đời sống xã hội nhất là trên internet. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu của mình, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp miêu tả - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn Trong chương này chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ tiếng lóng và các đặc trưng của tiếng lóng Việt. Đồng thời chúng tôi tiến hành phân biệt tiếng lóng với một số đối tượng như: thuật ngữ, tiếng nghề nghiệp, …Bên cạnh đó, những vấn đề chung về diễn đàn và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên diễn đàn cũng được đề cập tới. Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp Ở chương này, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu và phân loại các đơn vị lóng theo cấu tạo, từ loại và phương thức tạo từ. 6 Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa Chương cuối cùng chúng tôi giải quyết thông qua việc miêu tả, phân tích các yếu tố thuộc về ngữ nghĩa của các từ, ngữ lóng như: trường từ vựng, hiện tượng chuyển nghĩa và hiện tượng đồng âm. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN 1.1. Tiếng lóng và các thuật ngữ hữu quan 1.1.1. Định nghĩa Tiếng lóng được coi là một tiểu loại của phương ngữ xã hội, là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ. Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nhận xét: “Hiện tượng lóng là phổ biến với mọi tập thể xã hội. Hầu như tất cả tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay sản xuất thì đều có những tiếng lóng của riêng mình.” Cách nói lóng nói chung và từ ngữu lóng nói riêng là do các nhóm xã hội “tạo ra” và chỉ các thành viên trong nhóm xã hội đó biết sử dụng: giao tiếp với nhau và hiểu được nhau, tất nhiên là có giới hạn về mặt thời gian. Thông thường, khi có một cách nói lóng mới xuất hiện, do phạm vi sử dụng rất hẹp, các thành viên trong cộng đồng xã hội đó đều có ý thức giữ bí mật (vì liên quan đến quyền lợi thiết thực của họ) nên thời gian đầu sử dụng “chưa bị lộ”. Nhưng dần dà theo thời gian cùng nhiều lí do tác động vào mà các từ ngữ lóng, cách nói lóng mất dần tính bí mật, bị xã hội hóa. Chính vì thế coi lóng có giá trị xã hội còn là vì tiếng lóng có giá trị xã hội trong phạm vi xã hội rất hạn hẹp và phần nhiều chúng thay đổi theo bối cảnh xã hội. Có thể nói, tiếng lóng vừa là công cụ giao tiếp riêng của từng nhóm xã hội nhất định vừa là tín hiệu cho mỗi thành viên của nhóm nhận ra nhau, tìm đến nhau, hay nói cách khác, tìm được “sự đồng nhất trong mỗi nhóm”. Cho đến nay, đã có không ít định nghĩa về tiếng lóng của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi xin dẫn quan niệm về tiếng lóng của một số nhà Việt ngữ học: - Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các biệt ngữ tức là những tên gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức. (Đỗ Hữu Châu, 1981, tr.227) 8 - Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thôi. (Nguyễn Thiện Giáp, 1985, tr.228-229) - Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm người biết mà thôi, những người khác không thể biết được. Vì mục đích của biệt ngữ và tiếng lóng là che đậy việc làm không cho người ngoài nhóm biết, cho nên tất cả những từ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung của công việc đều bị thay thế nhất là trong đám người làm nghề bất lương, bị xã hội ngăn cấm như bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu. (Hoàng Thị Châu, 1989, tr56). - Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để giấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết. Nó thường có trong những hạng người làm nghề bất lương, tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con buôn trong xã hội có giai cấp. (Lưu Vân Lăng, 1960, tr.75) - Tiếng lóng chỉ gồm có một số từ. Nó không phải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích không cho người khác biết. (Nguyễn Văn Tu, 1968, tr.132). - Tiếng lóng là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới. Khác với biệt ngữ, tiếng lóng không có nghĩa xấu. Thông thường, tiếng lóng được sử dụng nhằm mục đích che giấu đối tượng giao tiếp, đồng thời là phương tiện tách biệt của một nhóm người ra khỏi phần còn lại của xã hội. (Đái Xuân Ninh – Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Quang – Vương Toàn, 1986, tr.227). 9 - Nói cho giản dị thì tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,... vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình. (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến. 1997). - Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội mình. (Đoàn Tử Huyến, Lê Thị Yến) Tống hợp các ý kiến trên, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về tiếng lóng như sau: Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng. 1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam 1.1.2.1. Đặc điểm tạo từ, ngữ lóng Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, từ ngữ lóng tiếng Việt được hình thành trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt. Tức là, từ các vật liệu sẵn có và bằng các phương pháp tạo từ vốn có để tạo nên những từ ngữ lóng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, vẫn có những từ ngữ lóng được tạo nên từ chất liệu của các ngôn ngữ khác. Điều này sẽ được trình bày và phân tích ở chương sau. Tác giả Nguyễn Văn Khang đưa ra các hình thức sau: - Có những từ ngữ lóng mới nguyên. 10 - Có những từ được gọi là từ lóng do cách gọi tách nghĩa lóng ra khỏi từ đa nghĩa để gọi riêng cho nghĩa lóng ấy. Tức là nghĩa lóng chỉ là một nghĩa trong từ đa nghĩa đó mà thôi Những từ lóng thường thấy nhất là những từ lóng sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới: nghĩa lóng. Có thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của tiếng Việt. Có thể nhận thấy, giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng vẫn có ít nhiều những mắt xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định. Theo cách cấu tạo này, nghĩa của từ lóng quan hệ với nghĩa ngữ văn vốn có. Cho nên có một điều khá lí thú là: - Nghĩa của các từ lóng, trong nhiều trường hợp, chẳng qua chỉ là sự dịch chuyển thay đổi vị trí nghĩa cho nhau. Nhưng giữa chúng có quan hệ theo kiểu nào lại phụ thuộc vào sự liên tưởng của người “sáng tạo – sử dụng” chúng. - Cũng chính nhờ đó, các hành vi xấu lại được thăng hoa bằng những ngôn từ đẹp. Các bộ phận kín mang nội dung giới tính của cơ thể, các hành vi về quan hệ xác thịt được lóng hóa dưới dạng “uyển ngữ” . - Đây cũng là lí do dẫn đến một số đặc điểm về đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa của tiếng lóng. Thực tế cho thấy mỗi nhóm xã hội tự tạo cho mình những từ ngữ lóng mang tính bí mật riêng của từng nhóm và do những liên tưởng khác nhau mà tạo nên những hiện tượng này. Nguyễn Văn Khang đã liệt kê một số trường hợp như sau: - Đồng âm – đa nghĩa - Đồng nghĩa - Trái nghĩa - Từ hóa các yếu tố tạo từ - Từ các đơn vị từ vựng nước ngoài 11 - Sử dụng tên riêng - Gán thêm “họ” cho các từ ngữ địa phương Một đặc điểm thú vị nữa là có một số từ ngữ lóng mang nặng dấu ấn của phương ngữ địa lí. Tức là, chúng được các nhóm xã hội sử dụng tiếng địa phương của vùng đó để tạo từ lóng. 1.1.2.2. Đặc điểm chức năng - Như đã nêu, tiếng lóng bao giờ cũng đi liền với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự sinh tồn của tiếng lóng gắn liền với sự sinh tồn nhóm xã hội sinh ra chúng, sử dụng chúng. Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã cố gắng tạo cho mình một thứ ngôn ngữ - tiếng lóng riêng. Nhờ đó mà trong mỗi loại tiếng lóng đều chứa đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của nhóm xã hội đó. - Được dùng trong một phạm vi hẹp (trong một nhóm xã hội cụ thể) và mang tính khẩu ngữ, tiếng lóng luôn có những biến động: ở những nhóm xã hội mang tính băng đảng xã hội đen thì sự biến động, thay đổi nhằm đảm bảo an toàn, bí mật còn ở giới trẻ thì sự thay đổi chủ yếu là để “làm cho mới”. Cùng với nhiều lí do khác nữa mà tiếng lóng chỉ tồn tại theo từng thời gian cụ thể. Đây chính là thể hiện đặc trưng lâm thời của tiếng lóng (cũng là một khó khăn cho việc xác lập một bảng từ ngữ lóng trong một thời gian dài). Tuy nhiên, trong số những từ ngữ lóng đã xuất hiện, đã có không ít từ lóng đi vào vốn từ chung của tiếng Việt. - Tiếng lóng nói chung và từ ngữ lóng nói riêng, được người viết đưa vào tác phẩm của mình, chủ yếu dưới dạng dẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc lại nhằm “miêu tả hiện trường”. Điều đó cho thấy rằng, dù được xuất hiện trong hình thức ngôn ngữ viết, nhưng lóng vẫn chỉ là lóng ở dạng khẩu ngữ mà thôi (thường được để trong ngoặc kép). Thực tế cho thấy, sử dụng lượng 12 tiếng lóng trong một bài báo như một con dao hai lưỡi: nếu thích hợp sẽ làm cho giá trị bài báo tăng lên, tác dụng tốt với đời sống xã hội; ngược lại, sa vào miêu tả bằng cách dùng tràn lan các tiếng lóng sẽ phản tác dụng. Thực tế cuộc sống đã làm nảy sinh ra tiếng lóng trong đó có từ ngữ lóng thì việc sử dụng chúng là điều tất nhiên. Nhưng không vì thế mà sử dụng tràn lan, lạm dụng như một ngón nghề để gợi sự tò mò của người đọc. - Với tư cách là biến thể trong sử dụng của phương ngữ xã hội, tiếng lóng chỉ được dùng giới hạn trong nhóm xã hội khác nhau. Vì vậy, từ góc nhìn của tiếng Việt toàn dân, tiếng lóng có một phạm vi sử dụng hạn hẹp. Ngoại trừ giao tiếp trong các nhóm xã hội, về nguyên tắc, cách nói lóng, từ ngữ lóng trong quá trình “khẩu ngữ hóa” không sử dụng ở phong cách giao tiếp chính thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp giao tiếp chính thức, người ta vẫn có thể sử dụng chúng như một “chiến lược giao tiếp” nhằm rút ngắn khoảng cách giữa những người tham gia giao tiếp (tức tạo bầu không khí “cởi mở” hơn). 1.1.3. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng nghề nghiệp. Giữa tiếng lóng và các lớp từ ngữ trên đây đôi khi dễ xảy ra những nhầm lẫn, vì vậy việc phân biệt chúng là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, chúng tôi xin tán thành quan điểm của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. 1.1.3.1. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn. 13 Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn dịch, kháng thể, kháng nguyên,... Trong ngôn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp vị, âm tố, âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, âm tiết, âm đệm, âm chính, âm cuối, âm đoạn, âm vực,... Như vậy, mỗi môn khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất. Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó. Trong các khoa học còn có danh pháp (danh từ khoa học) của từng ngành. Danh pháp và thuật ngữ không phải là một. Danh pháp chỉ là toàn bộ tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành khoa học mà thôi. Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài thực vật ở Việt Nam:xoan, muồng, bằng lăng, lát hoa, lát vân, lim, sến, táu, dổi, dẻ, xoan đào,... thì đó là danh pháp thực vật Việt Nam. So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ không bao giờ biểu thị những sắc thái phụ như thái độ đánh giá của người nói, xấu nghĩa hay đẹp nghĩa, khen hay chế, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ bình thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ không hẳn là “khái niệm khoa học”, có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ: NƯỚC – “hợp chất của ô-xi và hi-đrô” khác với NƯỚC trongnước mắt, nước dãi, nước bọt, nước tiểu, mỡ nước, nước phở, nước xốt, nước mắm, nước mưa, nước ao... 14 Thuật ngữ có 3 đặc điểm cơ bản sau đây  Tính chính xác Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó biểu thị. Nội dung đó có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát triển, khám phá của ngành khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường.  Tính hệ thống Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải chặt chẽ. Trước hết là phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ thống các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta biểu thị được và nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Ví dụ: Trong Toán học ta có: đại số, hàm số, tham số, hiệu số, thương số, tích số, tổng số, tử số, mẫu số, cơ số, căn số, hằng số, biến số, biến chính, biến bổ trợ, biến lưỡng trị, biến bù, biến phụ thuộc, biến riêng, biến độc lập, biến ngẫu nhiên,...  Tính quốc tế Trước hết phải là quốc tế hoá về mặt nội dung. Đây là yêu cầu tất yếu và nói chung nội dung khái niệm của một ngành khoa học trong các nước là không lệch nhau. Đó là biểu hiện của sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân lí. Cái khó là quốc tế hoá về mặt hình thức. Không thể đòi hỏi sự quốc tế hoá hoàn toàn về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngôn ngữ có những thuộc tính riêng của nó. Có nên chăng là chỉ phấn đấu đạt tới tính quốc tế ở cách xây dựng cấu trúc của mỗi thuật ngữ mà thôi. 15 Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều ngành khoa học ở một số khu vực trên thế giới đã có những hệ thống thuật ngữ ít nhiều mang tính quốc tế trong khu vực đó. Ví dụ: khu vực châu Âu với các ngôn ngữ Ấn Âu; khu vực tiểu Á, Bắc Phi với tiếng A-rập; khu vực Đông Á và Nam Á với ảnh hưởng của tiếng Hán... 1.1.3.2. Phân biệt tiếng lóng với từ ngữ địa phương.  Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó, thì được gọi là từ địa phương. Như vậy, khái niệm từ địa phương trước hết nhằm vào những khác biệt về mặt từ vựng chứ không phải là những khác biệt về mặt ngữ âm. Sự khác biệt chẳng hạn như: lắt lẻo – lắc lẻo, gập ghềnh – gập ghình,... không phải là mục tiêu chú ý của từ vựng.  Có những con đường khác nhau đã dẫn tới sự hình thành những kiểu phương ngữ khác nhau. • Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên gọi của chúng trở thành từ địa phương. Loại này, trong từ vựng chung của toàn dân tộc không có từ tương ứng với chúng. Ví dụ: nhút, lớ, (quả) tắt, chẻo... (phương ngữ Trung Bộ), sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, tràm, trâm bầu, chao,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam). • Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm. Ví dụ: ngái – xa, nỏ – không, rào – sông, rú – núi, mô – đâu, tê – kia, rứa – thế, chộ – thấy, trốc – đầu, nhủ – bảo, xán – đập/ném,... (phương ngữ Trung Bộ); má – mẹ, điệp – phượng, mè – vừng, muỗng – thìa, lượm – nhặt, mắc cỡ – xấu hổ,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan