Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếng cười tự trào trong thơ nguyễn khuyến...

Tài liệu Tiếng cười tự trào trong thơ nguyễn khuyến

.PDF
81
1395
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HỒNG TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HỒNG TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Ngô Thị Phƣợng Sơn La, năm 2014 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Thư viện của trường, các bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Ngô Thị Phượng đã giúp đỡ, chỉ bảo em tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Nguyễn Thị Hồng K51 ĐHSP Văn - GDCD MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 5 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 7 1.1 Tác giả Nguyễn Khuyến ............................................................................... 7 1.1.1 Cuộc đời và con người ............................................................................... 7 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác ..................................................................................... 9 1.2. Trào phúng và tự trào ................................................................................ 14 1.2.1 Trào phúng .............................................................................................. 14 1.2.2 Tự trào ..................................................................................................... 16 1.3. Khảo sát, thống kê những bài thơ thuộc mảng tự trào của Nguyễn Khuyến 17 1.3.1 Thơ chữ Nôm .......................................................................................... 17 1.3.2 Thơ chữ Hán............................................................................................ 19 1.3.3 Tổng số bài thơ có nội dung tự trào ......................................................... 22 1.3.4 Nhận xét .................................................................................................. 22 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 23 CHƢƠNG 2. TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN 24 2.1 Tiếng cười tự tin thể hiện bản lĩnh .............................................................. 24 2.2 Tiếng cười phê phán bản thân ở chốn quan trường ..................................... 29 2.2.1 Tiếng cười đối với bản thân ..................................................................... 29 2.2.2 Gián tiếp phê phán chốn quan trường ...................................................... 35 2.3 Tiếng cười hóm hỉnh, tươi vui của một tâm hồn giàu cảm xúc yêu thương . 38 2.3.1 Tiếng cười khi cá thể được giải thoát ....................................................... 38 2.3.2 Tiếng cười khi ở bên gia đình, bạn bè và làng xóm .................................. 41 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 45 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TIẾNG CƢỜI TỰ TRÀO CỦA NGUYỄN KHUYẾN ...................................................................................... 46 3.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng thơ độc đáo ............................................. 46 3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu ............................................................................. 48 3.2.1 Ngôn ngữ................................................................................................. 48 3.2.2 Giọng điệu ............................................................................................... 50 3.3 Thủ pháp tự trào ......................................................................................... 54 3.3.1 Cách nói ngược nghĩa .............................................................................. 54 3.3.2 Cường điệu phóng đại ............................................................................. 55 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 56 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 59 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã có những thay đổi qua từng thời kì nhất định. Đặc biệt từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, văn học đã có sự thay đổi rõ rệt. Dòng văn học trào phúng xuất hiện nhiều tên tuổi: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của dòng văn học đó. Ông cũng là một trong những đại diện cuối cùng và lớn nhất của nền văn học Việt Nam trung đại chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, tận mắt thấy sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn và nhận thấy một cách đau xót nhất sự sụp đổ của một tư tưởng đã lỗi thời cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng trước lịch sử. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến nhận ra được bộ mặt thật của giai cấp mình và thừa nhận sự thất bại của nó trước hoàn cảnh lịch sử, vì thế ông đã đem ra trào phúng, châm biếm, dùng cái cười để cười xã hội, cười người và cười chính bản thân mình. Nguyễn Khuyến đã đóng góp nhiều thành công cho dòng thơ văn trào phúng Việt Nam. Trong đó, thơ tự trào của ông chiếm vị trí quan trọng cả về số lượng và giá trị nghệ thuật. Có nhiều bài thơ mang ý vị tự trào vào loại hay và tiêu biểu nhất trong văn học dân tộc. Thơ tự trào là một trong những mảng thơ thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ một cách khá chân thực, vừa thể hiện ý thức cá nhân lại vừa mang ý nghĩa xã hội. Qua những bài thơ tự trào, chúng ta có thể cảm nhận được tiếng lòng của tác giả. Như vậy không chỉ thơ trữ tình có thể giúp nhà thơ bày tỏ tâm trạng, tình cảm mà chính mảng thơ tự trào cũng giúp nhà thơ bộc lộ cảm xúc, suy tư một cách rất hữu hiệu. Để hiểu thêm về vấn đề này, tôi xin chọn nghiên cứu đề tài: “Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến”. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của văn học dân tộc. Xuân Diệu từng đánh giá: “Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn có biệt tài và có giá trị tiêu biểu cho văn học nước ta vào hồi cuối thế kỉ XIX”. Thơ của Tam Nguyên 1 Yên Đổ nhẹ nhàng mà sâu sắc. Trải qua biết bao những thăng trầm lịch sử nhưng thơ văn của ông vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân Việt Nam, đặc biệt là những độc giả yêu mến thơ trào phúng. Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của ông. Trong số đó có rất nhiều tác giả đề cập đến mảng thơ tự trào. Trần Quốc Vượng khi viết về Tam Nguyên Yên Đổ có nhận xét: “Với nhiều day dứt trong nội tâm, Nguyễn Khuyến đã giải tỏa mặc cảm bằng nhiều cách và ông đã trở thành một nhà thơ châm biếm lớn, cười mình, cười người. Dùng tiếng cười châm biếm để phủ định, để đưa ma cái cũ”. [21, tr.50] Một trong những tác giả viết về Nguyễn Khuyến nhiều nhất phải kể đến đó là nhà nghiên cứu Vũ Thanh. Trong bài Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào, nhà nghiên cứu đã chia thơ tự trào của Nguyễn Khuyến thành hai giọng điệu trào phúng tiêu biểu thể hiện hai loại thái độ với bản thân: Thái độ tự tin vào bản thân và từ nghi ngờ đi đến phủ định. Và theo nhà nghiên cứu thì “giá trị tư tưởng nghệ thuật lớn nhất ở đây là sự phản ánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của tác giả qua từng chặng đường đời, qua những cảnh ngộ của cuộc sống. Những biến đổi của thời cuộc và sự trưởng thành nhận thức của nhà thơ, từ tin tưởng chờ mong đến gan lì chai sạn, từ tin tưởng lạc quan đến thất vọng đau khổ, từ khẳng định nhiệt tình đến hoàn toàn phủ định”. [21, tr.267] Cũng trong vấn đề nghiên cứu nói trên, nhà nghiên cứu Vũ Thanh đã viết: “Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến ta thấy những bước phát triển khá lí thú của tâm trạng tác giả qua những chặng đường đời,… Trước khi về ở ẩn thơ tự trào Nguyễn Khuyến khác hẳn khi ông đã về Yên Đổ. Nợ thật, nghèo thật nhưng khi nói đến điều đó chính là để chứng tỏ cái chí của mình, coi khinh vật chất tầm thường, quyết đạt được vinh quang trên con đường khoa cử. Phần lớn tiếng cười tự trào của giai đoạn này chưa thật sự sâu sắc, thâm túy. Khi bước vào quan trường thì thơ tự trào đã có sự biến đổi khác hẳn là một giọng thơ ngang ngạnh có vẻ như gàn dở (Tự trào) và tất cả như đượm một nỗi buồn triền miên đau khổ, thất vọng, dằn vặt, đó là nỗi buồn lớn lao, hơn hẳn cái buồn của anh khóa 2 Thắng trước kia. Nếu như trước kia Nguyễn Khuyến tự khẳng định mình thì đến bây giờ Nguyễn Khuyến phủ định mình, giễu cợt mình một cách chua chát (Vịnh Tiến sĩ giấy). Nguyễn Khuyến lên án bọn quan lại vô đạo, không biết chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Tiếng cười ở đây không chỉ mang sắc thái mua vui, giải trí mà còn mang ý nghĩa sâu cay, thâm thúy (Ông phỗng đá) [12, tr.263]. Như vậy nhà nghiên cứu Vũ Thanh mới chỉ làm rõ tiếng cười trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến trước và sau khi về Yên Đổ mà chưa đưa ra một cách cụ thể những cung bậc tiếng cười và những phương diện thể hiện tiếng cười trong thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Trong bài viết Nguyễn Khuyến – thi hào dân tộc của nhà nghiên cứu Vũ Thanh đã nói về điều này: “Nguyễn Khuyến lớn chính vì ông là một trong rất ít những trí thức thời kì ấy sớm nhận ra được sự bất lực của giai cấp mình. Ông đem ra trào phúng và châm biếm thần tượng cao nhất của cả một thể chế xã hội đã tồn tại hàng ngàn năm – Ông tiến sĩ nay đã trở thành thứ đồ chơi bằng giấy để “dứ thằng cu”… Giá trị phê phán càng trở nên sâu sắc hơn khi bản thân sự phê phán lại chính là sự tự phê phán – tự trào. Bởi trong số những “ông nghè tháng Tám” hết thời ấy có cả bản thân ông Tam Nguyên làng Yên Đổ”. [21, tr.12] Quả thực con người ta tự hài hước mình, tự bôi nhọ mình, tự hạ bệ mình và nói như nhà nghiên cứu Vũ Thanh là “tự ăn thịt mình” thì thực là khó lắm. Nhưng còn cay đắng hơn khi Nguyễn Khuyến nhận ra mình cũng là “một quan nhọ, một tiến sĩ giấy, là bậc ăn dưng, lão già giả điếc,…” Nguyễn Khuyến là nhà thơ có những bài thơ tự trào vào loại sâu sắc nhất trong văn học Việt Nam người giã từ thế kỉ XIX bằng những bài thơ cười ra nước mắt “Năm canh máu chảy đêm hè vắng”. [21, tr.13] Có lẽ nhà nghiên cứu Vũ Thanh là người có thể nói gần đây nhất, trực tiếp nhất đề cập đến mảng thơ tự trào của Nguyễn Khuyến và có những nhận định thật sâu sắc về những vần thơ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số tác giả khi nghiên cứu về nhà thơ Nguyễn Khuyến đã ít nhiều đề cập đến mảng thơ tự trào. 3 Bài viết Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc của Nguyễn Huệ Chi cũng có những nhận xét về con người Tam Nguyên Yên Đổ: “Con người đó cũng không quên nhìn lại mình, tự vấn mình như một kẻ sỹ chân chính thầm để những giọt nước mắt chảy vào trong và đành cười nhạo thân phận nhơ nháo tỉnh say, say tỉnh của mình”. [21, tr.55] Và khi nói về nội dung thơ tự trào của Nguyễn Khuyến, Trần Quốc Vượng đã nhận định: “Nguyễn Khuyến cáo quan về quê làm một cụ nghè sống cuộc đời như phỗng đá, anh giả điếc, mù lòa, mẹ mốc, gái góa. Sống như vậy dường như nhà thơ muốn chạy trốn cuộc đời, chạy trốn giai cấp”. [1, tr.48] Như vậy, nhìn một cách tổng thể cho đến bây giờ cũng đã có một số học giả cùng với các công trình nghiên cứu về thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Do những mục đích nghiên cứu khác nhau nên các tác giả, các công trình nghiên cứu trên đã phần nào phản ánh những cung bậc, phương diện của tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến. Từ sự kế thừa, tiếp thu những phát hiện của các học giả, tôi chọn vấn đề: “Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến” để nghiên cứu làm rõ đặc điểm, sắc thái của tiếng cười trong mảng thơ tự trào với hi vọng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu nghiên cứu Nguyễn Khuyến – một nhà thơ lớn của văn học trung đại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những bài thơ tự trào của Nguyễn Khuyến. Tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến được thể hiện ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thơ Nguyễn Khuyến có số lượng và nội dung phản ánh cuộc sống khá phong phú và sinh động. Với thời gian, trình độ và khả năng nghiên cứu có hạn cho nên chúng tôi chỉ tập trung làm nổi bật tiếng cười tự trào qua những tác phẩm tiêu biểu trong cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến - Mã Giang Lân – NXB Giáo dục. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của khóa luận là nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện nội dung và nghệ thuật thơ tự trào của Nguyễn Khuyến để từ đó thấy được đặc điểm và ý nghĩa của tiếng cười tự trào trong thơ của ông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 5.1 Phương pháp thống kê phân loại Phương pháp này được sử dụng để thống kê phân loại cụ thể số lượng những bài thơ, câu thơ theo từng cấp độ, phương diện của tiếng cười tự trào, qua đó rút ra được kết luận chính xác. 5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm văn học Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này. Qua việc phân tích tác phẩm ta có thể thấy được nội dung tư tưởng và nghệ thuật độc đáo được gửi gắm trong mỗi tác phẩm, cũng như thấy được tài năng và trí tuệ uyên thâm của tác giả. 5.3 Phương pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tập trung so sánh những bài thơ, câu thơ có chứa tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến chúng tôi còn so sánh, mở rộng những bài thơ, câu thơ có chứa tiếng cười tự trào của Nguyễn Khuyến với các tác giả khác có liên quan đến khóa luận. 6. Đóng góp của khóa luận - Tìm hiểu “Tiếng cười tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến” để hiểu sâu hơn về nội dung, tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. - Thấy được những đóng góp to lớn của Nguyễn Khuyến trong thơ văn trào phúng Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, đặc biệt là mảng thơ tự trào. - Là tài liệu tham khảo cho học sinh, những người nghiên cứu, tìm hiểu thơ văn Nguyễn Khuyến. 5 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, khóa luận gồm ba chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung Chƣơng 2: Tiếng cƣời tự trào trong thơ Nguyễn Khuyến Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện tiếng cƣời tự trào của Nguyễn Khuyến 6 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả Nguyễn Khuyến 1.1.1 Cuộc đời và con ngƣời Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn (một ngọn núi cao, đẹp trong huyện), tự là Miễn Chi (nghĩa là “Gắng lên”, do chữ “Khuyến” mà ra). Ông sinh ngày 15-2-1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16) tại quê mẹ ở làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Lớn lên ông sống ở quê cha làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Sau khi thi rớt khoá Hội năm 1865 ông mới đổi tên là Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh di cư ra Yên Đổ, cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm. Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Liễn, vẫn theo đời Nho học, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cụ Liễn là người thanh bạch, giản dị, trọng đạo lí, tính tình hào phóng. Cuộc sống ấy, tính cách ấy của cụ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này. Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan rất mực thương người, mọi việc nữ công gia tránh đều thông thạo. Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ làm việc, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn kiếm sống để khuyến khích và nuôi chồng, con ăn học, thi cử. Lòng nhân ái bao la, gương đảm đang, chịu thương chịu khó của bà mẹ, đặc biệt là chí quyết tâm thúc đẩy con trai học tập thành tài đã tác động rất lớn đến anh khóa Thắng. Từ nhỏ Nguyễn Khuyến nổi tiếng là thông minh và chăm học, 12 tuổi đã thông thạo kinh sử. Năm 15 tuổi đỗ đầu kì thi phúc khảo hàng tỉnh, nhưng chưa kịp thi Hương thì thân phụ mất phải ở nhà cư tang. Gia cảnh từ đó sa sút dần. Từ năm 1854 Nguyễn Khuyễn phải đi dạy học để lấy lương ăn. Có lúc ông đã thấy chán nản đường khoa thi cử, định chuyển nghề dạy học hẳn để kiếm sống và nuôi gia đình thì được người bạn Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến cùng học với cha mình là tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam 7 Xang (tức huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Vì vậy đến khoa thi năm 1864, ông đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội. Năm sau thi hội không đỗ ông ở lại Huế, học ở Quốc Tử Giám chờ khoa thi khác. Năm Tân Mùi (1871), ông thi hội đỗ Hội Nguyên, rồi thi đình đỗ Đình Nguyên, khi đó ông 37 tuổi. Vì đỗ đầu 3 khoa như thế nên người ta gọi ông là “Tam Nguyên Yên Đổ”. Ngay trong năm 1871, Nguyễn Khuyến được bổ làm quan ở nội các Huế. Năm 1973, làm Đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án Sát tỉnh ấy. Năm 1874, mẹ ông mất tại tỉnh đường Thanh Hóa, ông xin nghỉ ba năm về quê chịu tang mẹ. Mãn tang ông vào kinh nhận chức Biện lí bộ Hộ. Năm 1877, ông làm bố chánh Quảng Ngãi. Năm 1878, ông và các quan đầu tỉnh Quảng Ngãi bị triều đình triệt hồi. Trong dịp này ông bị giáng phạt và điều về Sử quán. Bốn năm năm làm Quản Tu ở Sử quán từ 1879 đến 1883, vẫn sống trong cảnh thanh bần, lại thêm đau yếu, ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường. Tháng 12 - 1883, quân Pháp đánh chiếm Sơn Tây. Tổng đốc Sơn Tây lúc ấy là Nguyễn Đình Nhuận không chống nổi, đã lên Hưng Hóa cùng Nguyễn Quang Bích lập căn cứ kháng chiến. Lúc bấy giờ, Nguyễn Hữu Độ, Kinh lược sứ Bắc Kỳ, nhân danh triều đình cử Nguyễn Khuyến làm Tổng đốc Sơn Tây. Nhưng ông lấy cớ đau mắt nặng, không đi nhận chức và xin cáo quan luôn. Mùa thu năm 1884 ông trở về Yên Đổ. Tiếng rằng làm quan với triều Nguyễn từ 1871 – 1884 song trong thời gian ấy ông đã ở quê chịu tang mẹ ba năm. Còn khoảng mười năm thì đến hai phần ba thời gian ông chỉ làm học quan và sử quan. Từ 1884 đến khi mất chỉ trừ một vài năm (khoảng 1891 – 1892) buộc phải lên Thái Hà ấp (Hà Nội) làm gia sư dạy con cả Hoàng Cao Khải là Hoàng Mạnh Chi. Gần hai mươi lăm năm ông sống ở Yên Đổ trong cảnh thanh bần. Ông khéo léo khước từ mọi thủ đoạn mua chuộc, chèo kéo của thực dân Pháp thông qua bọn tay sai, mời ông ra cộng tác với chúng. Một phần tư thế kỉ về ở Yên Đổ này có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trở thành bất tử, khi ông sáng tác nhiều và hay gấp nhiều lần một nửa thế kỉ trước đó. Ngày 5 - 2 - 1909 (Tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu) ông qua đời tại làng Yên Đổ, thọ 75 tuổi. 8 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Khuyến sáng tác khá nhiều thơ văn bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Số lượng tác phẩm của ông cho đến nay là hơn 800 bài và phần lớn được sáng tác sau lúc ông từ quan. Thơ chữ Hán có Quế Sơn thi tập với khoảng 200 bài thơ và thơ chữ Nôm có khoảng 100 bài với nhiều thể loại khác nhau. Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng, vừa là nhà thơ trữ tình. Còn trong thơ chữ Hán thì hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói, trên cả hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nhà Nguyễn gần như sụp đổ, các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc và cũng không cam tâm làm tay sai cho Pháp nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn, chi phối sự nghiệp sáng tác và nội dung thơ văn của ông. Thơ văn Nguyễn Khuyến gồm ba nội dung cơ bản: - Tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng - Thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến - Tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương, gia đình, bạn bè, làng xóm Nguyễn Khuyến là một bậc đại Nho, được đào tạo theo khuôn mẫu đạo đức của Nho giáo. Đối với ông, con người sinh ra ở đời sau khi học hành đỗ đạt phải ra làm quan để “thờ vua giúp nước”. Nhưng nước ta lúc bấy giờ thực dân Pháp đang đánh chiếm, triều đình bạc nhược đã lần lượt đầu hàng giặc, xã hội với những biểu hiện lố lăng kệch cỡm, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn,.. Trong bối cảnh như thế, Nguyễn Khuyến đã quyết định từ quan để giữ phẩm chất của mình nhưng trong lòng đầy chua xót: Bỏ chức há không bạn bè ở lại? Về nhà vị tất con cháu đã khen thay? (Cảm tác) Sự quan tâm lo lắng cho đất nước của nhà thơ được thể hiện qua nỗi đau khi không làm được gì để thay đổi thời cuộc. Bài thơ Cuốc kêu cảm hứng là một sáng tác tiêu biểu cho tâm trạng nhớ nước và tiếng lòng của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. 9 Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ (Cuốc kêu cảm hứng) Thực ra lấy tiếng kêu con chim cuốc để kí thác tâm tư thì văn học nước ta không chỉ có Nguyễn Khuyến, nhưng cái nỗi đau quặn thắt, da diết như trong Cuốc kêu cảm hứng thì không ở đâu có nổi. Chính Nguyễn Khuyến cũng là một con chim cuốc rỏ máu vì nỗi đau nước mất, tan đàn. Và cho đến lúc sắp từ giã cuộc đời, ông vẫn nói: Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời (Di chúc) Xuất phát từ tấm lòng yêu nước sâu nặng, Nguyễn Khuyến thể hiện rõ thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến bằng cách ông đã vạch trần tất cả những thói hư tật xấu của đủ mọi hạng người. Trước hết là đám nho sĩ, quan lại. Ông gọi họ là “tiến sĩ giấy”, là “phỗng đá”, là “ anh hề chèo”. Ông đả kích thói rởm đời, lố lăng, thứ con đẻ của xã hội thực dân bằng một thái độ châm biếm, tố cáo sâu sắc. Ngòi bút đả kích của Nguyễn Khuyến trở nên chua xót, cay đắng khi ông tả cảnh ngày Hội Tây: Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu. Có thể nói, cũng như các nhà thơ thuộc khuynh hướng hiện thực tố cáo giai đoạn này, Nguyễn Khuyến đã bám vào hiện tượng cụ thể để đả kích. Từng con người, từng hiện tượng và những sự việc lố lăng trong xã hội đều bị vạch trần và thể hiện rõ phong cách độc đáo của ông. Phần lớn cuộc đời Nguyễn Khuyến sống ở nông thôn, gắn bó thân thiết, sống chan hòa, sống nhiều với làng quê nên ông hiểu rất sâu sắc làng quê Việt Nam. Các sáng tác của ông viết rất nhiều về con người, về thiên nhiên, cảnh vật ở nông thôn. Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta dễ dàng nhận thấy bức tranh 10 làng quê thôn dã mộc mạc, thô sơ với đủ màu sắc. Có thể nói nông thôn Việt Nam lần đầu tiên đã được Nguyễn Khuyến đưa vào trong văn học tạo nên những giá trị nhất định. Bức tranh cuộc sống với những lo toan tính toán của nhà nông được Nguyễn Khuyến miêu tả rất cụ thể: Năm nay cày cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất đằng mùa (Chốn quê) Tâm trạng vui vẻ của người nông dân vào những ngày tết được mùa cũng được ông ghi lại: Trong nhà rộn rịp gói bánh trưng Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt. (Cảnh tết) Ông sống rất chan hoà với gia đình, bạn bè, làng xóm. Những tình cảm tưởng chừng như bình thường ấy đã đi vào thơ Nguyễn Khuyến với một giá trị chân thật, đáng quý. Cũng chính những tình cảm đó đã khiến cho tấm lòng nhà thơ thanh thản hơn bao giờ hết. Toàn bộ thơ văn Nguyễn Khuyến phản ánh chân thật cá tính và đời sống tâm hồn ông. Có thể khẳng định cả về mặt trữ tình và trào phúng, thơ Nguyễn Khuyến đều thành công. Ông là một nhà thơ lớn trên thi đàn văn học Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Khuyến cũng có một vài đặc điểm cơ bản sau: Về thể loại, thơ văn Nguyễn Khuyến được viết theo nhiều thể: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát, ca trù, trường thiên,... Nguyễn Khuyến dùng thể văn này hay thể văn khác là tùy theo yêu cầu của nội dung tư tưởng, của từng đề tài. Khi tự trào ông hay dùng thể thơ thất ngôn bát cú. Vì nội dung “tự thuật” có thể thích hợp với thể thơ đường luật. Khi viết những bài “Lời gái góa”, “Lời vợ người hát chèo”, “Khóc Dương Khuê”,... Nguyễn Khuyến lại dùng thơ trường thiên vì chỉ có thể thơ này mới cho phép ông nói hết được ý nghĩ, tình cảm của mình. 11 Nguyễn Khuyến có học vấn uyên thâm. Ông có tài sử dụng ngôn ngữ để xây dựng hình tượng nhưng các câu thơ vẫn đối nhau một cách nghiêm chỉnh đúng với yêu cầu của thể thơ Đường: Tứ canh thoan liệt chân vi khổ, Vạn thặng thô sơ thử diệc nan (Vịnh Lương Vũ Đế) Hay: Nghiêu Thuấn dĩ tiền vô Tửu cáo Thương chu chi hậu hữu Tân Diên (Tửu) Nguyễn Khuyến là một nhà nho, tiếp xúc chủ yếu với nền Hán học nên cũng có sự ảnh hưởng của văn thơ chữ Hán. Trong những sáng tác của mình, khi cần phải nói hết tư tưởng thì Nguyễn Khuyến chú trọng nội dung hơn là hình thức nghệ thuật. Do đó ở thơ văn ông, bên cạnh những câu có chữ đối chữ chan chát, lại có những câu mà chữ với chữ không cần đối chọi nhau cho lắm. Đây cũng là nét độc đáo của thơ văn Nguyễn Khuyến: Tuyết hoa hữu ý tô dân mịch Thạc thú hà cừu thực ngã miêu (Miễn nông phu) Nguyễn Khuyến không phải là một nhà văn viết theo cảm hứng, viết theo một chủ đề hay một đề tài đã được định sẵn nào đó mà ông chủ yếu viết về những đề tài tiêu biểu nhất. Hơn nữa qua một số tác phẩm chữ Hán, có bài ông thể hiện niêm luật chặt chẽ, nghiêm chỉnh, có bài ông lại chú ý đến nội dung mà niêm luật không chặt chẽ mấy, điều đó chứng tỏ Nguyễn Khuyến đã có sự cân nhắc kĩ lưỡng trong việc sáng tác. Có trường hợp ông muốn thể hiện được nội dung tư tưởng tình cảm nhiều hơn thì ông lại hướng về nội dung. Điều này chứng tỏ Nguyễn Khuyến chú trọng nội dung nhiều hơn hình thức. Về ngôn ngữ, Nguyễn Khuyến sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nên ở mỗi loại khác nhau đều có những đặc điểm ngôn ngữ riêng. Ở thơ chữ Hán phảng phất có vị thơ Đường. Ngôn ngữ ở thơ chữ Hán xác thực, chính xác và hàm xúc. Ở thơ chữ Nôm ngôn ngữ được tạo thành bởi các nhân tố: Ngôn ngữ 12 văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX (ngôn ngữ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du,…), ngôn ngữ của văn học dân gian (ca dao, tục ngữ), ngôn ngữ của nhân dân,.. Với sự tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ trước đó Nguyễn Khuyến đã làm cho ngôn ngữ của mình: Xác thực, gợi tả, hồn nhiên, sáng sủa. Ông có làm một bài thơ cùng tên với câu tục ngữ dân gian Nhất vợ nhì trời để lý giải vì sao như vậy: Trời dẫu yêu nhưng vì có phận Vợ mà vụng dại đếch ăn ai Cớ sao vợ lại hơn trời nhỉ? Vợ chỉ hơn trời có cái chai! Nguyễn Khuyến đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ một cách độc đáo, tinh tế: Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ …Đĩ bao tử càng chơi càng lịch Tha hồ khúc khích cho chị em cười Người ba đấng của ba loài Nếu những như ai thì đĩ mốc! Đĩ mà có tận, có tán, có hương, có án, bàn độc. … Vợ bợm chồng quan đành phận đó Để mai sau ngày giỗ có văn nôm Cha đời con đĩ cầu nôm. (Đĩ cầu Nôm) Những yếu tố của ca dao, tục ngữ làm cho thơ văn Nguyễn Khuyến gần gũi với người dân, qua đó thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của nhà thơ đối với những kẻ đi “làm đĩ”, kiếm tiền một cách không chính đáng. Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng thể hiện tư tưởng tình cảm của chính tác giả và được tác giả chọn lọc rất tinh tế. Nguyễn Khuyến đã chọn ngôn ngữ có tính xác thực gợi tả để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Đó là tình cảm chân thành, thắm thiết: 13 Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa (Khóc Dương Khuê) Về hình ảnh, Nguyễn Khuyến thường sử dụng những hình ảnh đơn sơ, khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động. Hình ảnh hoa nở, trăng trôi, chiếc thuyền thấp thoáng, ngõ trúc quanh co, đóm lập lòe… đầy sức sống cùng với âm thanh của tiếng muỗi, tiếng dế, tiếng ngỗng, tiếng sóng vỗ... có giá trị làm cho các câu thơ tăng sức biểu cảm: Bóng thuyền thấp thoáng vờn trên vách Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà (Vịnh lụt) Đặc biệt, màu sắc trong thơ ông có khả năng gợi tả cao: Màu xanh của nước, xanh của trời, xanh của ngọc, xanh của tre, màu sương chiều, màu sáng của trăng… đã tạo nên màu sắc đậm nhạt, mờ ảo: Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Thu ẩm) Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh, nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông đã có những cống hiến quan trọng làm cho ngôn ngữ đi sát với đời sống và ông đã thành công trong việc chuyển cái bình dị của đời thường thành thơ. 1.2. Trào phúng và tự trào 1.2.1 Trào phúng Theo Từ điển Hán Việt, “trào” tức là cười, giễu. “phúng” là nói bóng gió. Vậy trào phúng là giễu cợt, nói bóng gió [4, tr.477] Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ chích, tố cáo, phản kháng… những tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. 14 Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã viết: “Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn hoc, trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học cái hài với cung bậc hài hước, mỉa mai, châm biếm. Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc hài hước khác nhau từ truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm. Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm như một vũ khí sắc bén, nhưng không nên đồng nhất loại này với trào phúng”. Cũng trong tài liệu trên, trong mục thơ trào phúng, các tác giả viết tiếp: “Thể thơ thuộc loại trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng hành động nào là bản chất thù địch với con người”. Thơ trào phúng dùng tiếng cười đểvạch rõ sự mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong, để làm cho người đọc nhận thấy ý nghĩa mỉa mai, trào lộng của sự vật. Vì vậy, thơ trào phúng thường sử dụng lối nói ví von, lối chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ, sâu cay. Có thể chia thơ trào phúng ra làm hai: Thơ châm biếm và thơ đả kích. Thơ châm biếm nhằm mục đích giáo dục xã hội, giáo dục con người bằng nụ cười nhẹ nhàng mà kín đáo, dí dỏm mà sâu sắc. Nụ cười đó bao hàm cả việc phê phán lẫn tinh thần xây dựng. Thơ đả kích nhằm lột mặt nạ kẻ thù, sát phạt kẻ thù bằng nụ cười có sức công phá mãnh liệt. Trong bài viết Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, tác giả Lê Thị Đức Hạnh đã chia tiếng cười trào phúng ra làm ba loại chính: Loại thứ nhất thường dừng ở mức khôi hài. Loại thứ hai ở dạng mỉa mai, giễu cợt. Loại thứ ba thuộc loại châm biếm, tố cáo, lên án. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan