Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh ...

Tài liệu Tiền ảo bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở việt nam trong bối cảnh

.DOC
106
238
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM" NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN ẢO BITCOIN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ QUẢN LÝ TIỀN ẢO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết.................................................................................................1 1.2. Tổng quan nghiên cứu..................................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7 1.6. Kết cấu nghiên cứu........................................................................................7 CHƯƠNG 2:............................................................................................................9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN..........................................................9 2.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN ẢO............................................................9 2.1.1. Định nghĩa về tiền ảo................................................................................9 2.1.2. Phân loại tiền ảo........................................................................................9 2.1.5. Phân biệt tiền ảo và tiền điện tử..............................................................14 2.2. TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN......................................................16 2.2.1. Khái niệm................................................................................................16 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................17 2.2.3. Đặc điểm và cơ chế giao dịch.................................................................21 2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của đồng Bitcoin..............................................35 2.2.5. Rủi ro khi sử dụng đồng Bitcoin.............................................................37 2.2.6. Tiền ảo Bitcoin và rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố.................................41 CHƯƠNG 3............................................................................................................45 TIỀN ẢO BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI: THỰC TIỄN SỬ DỤNG, QUẢN LÝ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG.......................................................................................................45 3.1. THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI......45 3.1.1. Thực tiễn sử dụng...................................................................................45 3.1.2. Khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo trên thế giới.....................................45 3.1.3. Tổng kết, so sánh đặc điểm của các nhóm nước có tiêu dùng Bitcoin....53 3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI.............................................................57 3.2.1. Tổng quan về lý thuyết thị trường hiệu quả ( efficient market hypothesis) và lý thuyết bước đi ngẫu nhiên ( random walk hypothesis).............................57 3.2.2. Xây dựng mô hình kiểm định..................................................................58 3.2.3. Kết quả kiểm định...................................................................................60 CHƯƠNG 4............................................................................................................63 THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ BITCOIN VÀ CÁC LOẠI TIỀN ẢO KHÁC Ở VIỆT NAM VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH.............63 4.1. THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN ẢO Ở VIỆT NAM.............63 4.1.1. Các loại hình tiền ảo đã có mặt tại Việt Nam..........................................63 4.1.2. Thực trạng khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo ở Việt Nam.....................67 4.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BITCOIN Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ.............................70 4.2.1. Các điều kiện về thị trường – kinh tế - xã hội ở Việt Nam......................70 4.2.2. Quan điểm đối với việc chấp nhận và sử dụng Bitcoin ở Việt Nam........74 4.2.3. Giải pháp quản lý Bitcoin ở Việt Nam....................................................76 KẾT LUẬN............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................81 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Dạng tiền ( ECB-2012) 20 Bảng 2.2 Phân biệt tiền ảo và tiền điện tử ( ECB) 21 Bảng 3.1 Các loại thuế liên quan đến Bitcoin tại Mỹ 65 Bảng 3.2 Các loại luật liên quan đến Bitcoin tại Mỹ 66 Tính hợp pháp của Bitcoin trên thế giới (tính đến tháng 63 Biểu đồ 3.1 2/2014) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ AML Anti Money Laundering (Chương trình phòng chống rửa tiền) BSA Bank Secrecy Act (Đạo luật bảo mật ngân hàng) BTC Bitcoin CTR Currency Transaction Report (Báo cáo giao dịch tiền tệ) FinCEN Financal Crimes Enforcement Network (Mạng lưới thi hành pháp luật và tội phạm tài chính) IRS Internal Revenue Service (Sở thuế vụ) KAOPEN Chỉ số đo lường mức độ hội nhập tài chính MAS Moneytary Authority of Singapore (Ngân hàng trung ương Singapore) MSB Money Service Business (Công ty dịch vụ tiền tệ) NHNN Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam SAR Suspicious Activity Reporting (Báo cáo về hành vi đáng ngờ) 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết Bước sang thế kỉ 21, chưa bao giờ nền kinh tế thế giới phải đối diện với nhiều thách thức cũng như cơ hội phát triển như hiện nay. Trong đó, tài chính - tiền tệ là một trong những lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, có tác động quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Bên cạnh những thành tựu to lớn về lý luận, quản lý và sáng tạo ra các hình thái tài chính-tiền tệ khác nhau, không thể phủ nhận rằng tốc độ phát triển nhanh và tinh vi của thị trường tài chính tiền tệ đã đặt ra càng nhiều thách thức và rủi ro cho các nhà quản lý và đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hóa, khi nhu cầu đầu tư, thanh toán và giao dịch ngày càng cao, tiền tệ với chức năng là trung gian trao đổi, đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển bền vững của mỗi nền kinh tế. Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về hình thái cũng như chức năng của tiền tệ nói chung, gắn liền với từng bước phát triển của kinh tế thế giới. Từ tiền tệ hàng hóa (hay hóa tệ commodity money), bao gồm hóa tệ phi kim loại (hàng hóa) và hóa tệ kim loại (tiền đồng, bạc, kẽm), đến tiền danh nghĩa, gồm hai hình thái chính là tiền kim loại (tiền xu-coin) và tiền giấy (paper money). Ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tín dụng, cùng với tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng lưới viễn thông, nhiều hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện như tiền tín dụng (credit money) hay tiền điện tử (electronic money). Trong đó, phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử trong những năm gần đây. Với những ưu điểm nổi bật về chi phí, thời gian giao dịch, khả năng thanh khoản, tiện dụng, gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng, tiền điện tử đang ngày càng chứng minh ưu thế của mình so với tiền giấy truyền thống và hứa hẹn sẽ là đồng tiền của tương lai. Ra đời vào năm 2009, đến nay Bitcoin được cho là đồng tiền ảo điện tử có giá trị nhất trên thế giới. Với lịch sử hình thành và phát triển không dài, trước đó một vài đồng tiền ảo điện tử cũng đã xuất hiện như đồng Linden của Second life hay thậm chí Vcoin của VTC… Tuy nhiên Bitcoin đã cho thấy một sự phát triển vượt bậc đáng ngạc nhiên. Giá trị của đồng tiền này đã tăng gấp nhiều lần, kể từ khi 2 mới ra đời năm 2009 với giá chưa đến 1USD, cơn sốt Bitcoin bùng nổ vào tháng 12 năm 2013 khi giá 1 Bitcoin lên đến 1200USD. Hiện nay, với tình hình còn nhiều biến động, giá Bitcoin giao động trong khoảng trên dưới 500USD. Tính đến thời điểm này, gần 20 quốc gia gồm Mỹ, Đức, Canada, Uc, Braiil, Singapore,… đã chấp nhâ ̣n Bitcoin như mô ̣t phương thức thanh toán hợp lê ̣. Ơ Viê ̣t Nam, trong giai đoạn ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, không thể không quan tâm đến sự phát triển của đồng tiền này nhất là khi Bitcoin đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam và được chấp nhận thanh toán ở một số nơi. Thực tế cho thấy, Việt Nam đã hình thành cộng đồng những người chơi Bitcoin và phát triển các công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những hoạt động này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Vì vâ ̣y, cuối tháng 2/2014 Ngân hàng Nhà nước đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo vì Bitcoin không phải là tiền tệ. Tuy nhiên, mặc cho cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo và không cấp phép thành lập sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến tại Việt Nam, các nhà đầu tư vẫn kiên trì bám trụ. Họ gần như không tỏ ra lo lắng trước những khuyến cáo trên, thâ ̣m chí còn đón nhận nó với tâm lý “đã biết trước từ lâu sẽ thế”. Nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp cấm của NHNN là không khả thi và phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Vì vậy, thay vì cấm triệt để và xem Bitcoin là phương tiện thanh toán có khả năng gây nguy hiểm, rủi ro cho hệ thống tiền tệ và nền kinh tế Việt Nam có thể dùng những biện pháp, chế tài để kiểm soát và quản lý đồng tiền này. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu đầy đủ về đồng tiền ảo Bitcoin để làm luận cứ cho việc đề xuất các chính sách quản lý đồng tiền này. Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện về đồng tiền ảo Bitcoin để đưa ra các khuyến nghị về chính sách đối với Việt Nam là hết sức quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu về tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Có thể khẳng định, đây là nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên tổng hợp và phân 3 tích chi tiết về tiền ảo Bitcoin. Đồng thời, do sự khác biê ̣t về cơ chế giao dịch của đồng Bitcoin và các rủi ro đi kèm, nhóm nghiên cứu cũng đã mạnh dạn đề xuất một cách tiếp cận khác về Bitcoin ở Việt Nam, từ đó khuyến nghị các biện pháp quản lý nhằm giúp khắc phục các khó khăn, tận dụng lợi ích của đồng Bitcoin và đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính Việt Nam. 1.2. Tổng quan nghiên cứu Mô hình đồng tiền ảo Bitcoin lần đầu tiên được miêu tả bởi tác giả có bí danh Satoshi Nakamoto (2008). Trong quá trình mạng lưới tiền tệ này phát triển, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh kinh tế và quản lý của Bitcoin, tiêu biểu là: Tháng 10 năm 2012, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã đưa ra một nghiên cứu chung về tiền ảo, trong đó lần phân loại tiền ảo một cách rõ ràng, phân tích đăc điểm, ưu điểm và nhược điểm của một số loại tiền ảo tương tự. Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng định nghĩa Bitcoin và nêu lên các đặc điểm của đồng tiền này. Văn phòng chính phủ Mỹ, năm 2013 đã tiến hành nghiên cứu về nên kinh tế ảo nói chung và tiền ảo nói riêng. Đặc biệt nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu các rủi ro của đồng tiền ảo, tác động lên nên kinh tế thật, đồng thời khuyến nghị các chính sách về thuế để quản lý tiền ảo. Ron Dorit; Adi Shamir (2012) đã tiến hành phân tích định lượng toàn bộ lịch sử giao dịch của mạng lưới Bitcoin nhằm đánh giá hành vi của người sử dụng bao gồm cách nhận và chuyển Bitcoin, số dư trong mỗi tài khoản và cách người dùng chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản để bảo vệ tính riêng tư. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tiến hành phân lập các giao dịch lớn trong hệ thống và tìm ra mối liên hệ giữa các giao dịch này với một giao dịch đáng chú ý vào tháng 11 năm 2010, mặc dù người dùng đã cố gắng thực hiện các biện pháp giao dịch qua lại để xóa dấu vết. Kết quả cho thấy hầu hết lượng Bitcoin đào được đều đang trong trạng thái tích trữ mà chưa hề tham gia giao dịch. Lượng lớn các giao dịch được thực hiện với giá trị vi mô. Các giao dịch với khối lượng lớn mặc dù đã được chuyển qua lại giữa các tài khoản vẫn có thể lần ra được mối liên hệ và nguồn gốc của chúng Nghiên cứu của Jerry Brito và Andrea Castillo (2013) tập trung đánh giá các 4 tính chất của đồng tiền này cũng như ưu và nhược điểm đối với nền kinh tế. Hệ thống luật pháp của Mỹ được đưa ra xem xét và phân tích, theo đó các đặc điểm công nghệ của Bitcoin khiến cho đồng tiền này vượt ra khỏi các khuôn khổ pháp lý hiện thời. Các tác giả đã đưa ra nhiều khuyến nghị cho những người lập chính sách, trong đó quan trọng nhất là không nên cấm Bitcoin và cần chuẩn hóa, hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện thời nhằm đảm bảo phát huy ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của hệ thống tiền tệ này. Ittay Eyal và Emin Gun Sirer (2013) đã phân tích tính bền vững của hệ thống Bitcoin về mặt động lực người dùng. Theo đó, tồn tại khả năng người dùng tìm cách câu kết với nhau để tư lợi và lũng đoạn hệ thống, phá vỡ tính ngang hàng và phi tập trung. Các tác giả đề xuất một số phương án sửa đổi để ngăn chặn hành vi này Nghiên cứu của Ladislav Kristoufek (2013) tìm kiếm mối quan hệ giữa sự quan tâm của cộng đồng với giá trị của đồng Bitcoin thông qua số lượt tìm kiếm Google và tra cứu Wikipedia. Kết quả cho thấy, giữa giá Bitcoin và lượt tìm kiếm Google, tra cứu Wikipedia không những có sự tương quan mạnh mà còn có tính nhân quả. Quan trọng hơn, đây là quan hệ 2 chiều: giá Bitcoin ảnh hưởng đến lượt tìm kiếm và ngược lại, lượt tìm kiếm cũng tác động trở lại đến giá. Đây là bằng chứng cho tính đầu cơ, bong bóng và tâm lý đám đông trong biến động giá của đồng Bitcoin. Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác liên quan đến khía cạnh kĩ thuật mật mã và máy tính của đồng tiền này, trong phạm vi nghiên cứu của công trình chúng tôi xin không đề cập đến. Về phía các nghiên cứu bằng tiếng Việt, các nghiên cứu về tiền ảo Bitcoin ở Việt Nam là khá hiếm do đây là chủ đề nghiên cứu khá mới. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu như bài viết:” Tiền ảo, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố” của Phan Hoài Dương, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 3, tháng 2 năm 2014. Bài viết đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền ảo như định nghĩa và phân loại tiền ảo, đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến tiền ảo như rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố (cơ chế, nguyên nhân..), đồng thời đề ra cách tiếp cận và hướng quản lý trước mắt. Tác giả cho rằng nên chấp nhận các đồng tiền ảo có khả năng chuyển đổi và cần thiết xây 5 dựng khung pháp lý để quản lý và điều chỉnh hoạt động của các đồng tiền này. Tiếp đó, cũng trên Tạp chí Ngân hàng, số 10, tác giả Đậu Thị Mai Hương có bài viết:” Một số vấn đề pháp lý về tiền ảo và khuyến nghị”. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tính pháp lý của tiền ảo cũng được đào sâu hơn cùng với các khuyến nghị. Tháng 1 năm 2014, trên báo Thị trường Tài chính Tiền tệ có bài:”Quá trình phát triển của đồng Bitcoin và những vấn đề đặt ra” của tác giả Trang Ngọc, đề cập đến lịch sự hình thành và phát triển của Bitcoin và đánh giá chung thị trường Bitcoin trên thế giới. Qua đó, tác giả nhận thấy rằng thị trường Bitcoin đang phát triển mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ngoài một số bài báo khoa học kể trên, thông tin về Bitcoin chủ yếu là các bài báo đưa tin. Theo nhóm tác giả trên thoibaonganhang.vn, tổng hợp từ ý kiến của ông Đoàn Thái Sơn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua bài:” Bitcoin, rủi ro khôn lường” thì với đặc điểm dễ giao dịch, nhanh chóng, trực tiếp, không bị kiểm soát và có tính ẩn danh cao, Bitcoin dễ trở thành công cụ hấp dẫn cho giới tội phạm sử dụng để buôn bán ma túy, rửa tiền, buôn bán các loại thuốc bất hợp pháp và vũ khí trên thị trường chợ đen trực tuyến, trốn thuế, mua bán tài sản phi pháp…Ngược lại, tác giả Trần Anh với bài viết “Cơ hội và những tiềm ẩn của đồng tiền ảo Bitcoin” trên báo điện tử daibieunhandan.vn cho rằng Bitcoin có rất nhiều ưu điểm so với các loại tiền ảo khác như phí giao dịch thấp, nguồn cung ổn định… Sự ra đời của đồng tiền Bitcoin đúng vào thời điểm bắt đầu khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới như một lời thách thức với những tài phiệt ngân hàng. Nó là tiền đề cho các loại tiền tệ khác ra đời, là đòn cảnh báo với những quốc gia còn coi việc sử dụng quyền in tiền là hình thức thu thuế của người dân. Ngoài ra, đầu năm nay, trên báo vn.techinasia.com có xuất hiện bài viết:”Tương lại nào cho Bitcoin ở Việt Nam” của tác giả Sơn Trần. Bên cạnh việc đề cập đến rủi ro và thách thức, tác giả Sơn Trần còn đánh giá nền kinh tế Việt Nam trước sự xuất hiện của Bitcoin. Theo tác giả, có khá nhiều rào cản cho việc phổ biến đồng tiền ảo này tại Việt Nam. Với việc thanh toán trực tuyến hay hệ thống ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn chưa thực sự phát triển. Cộng thêm với đó là tâm lý e ngại trước những công nghệ mới của người dân nên họ muốn đặt niềm tin của mình vào hệ thống thanh 6 toán truyền thống hơn là Bitcoin. Có lẽ trong tương lai, đồng tiền ảo này sẽ được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu bởi giới đầu cơ chứ khó có khả năng trở nên phổ biến rộng rãi. Nhìn chung các nghiên cứu bằng Tiếng Việt ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu ở các bài báo mà ít thấy xuất hiện trong các công trình nghiên cứu quy mô lớn hơn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là làm rõ đặc điểm và cơ chế của đồng tiền ảo Bitcoin, tính hiệu quả của thị trường cũng như thực trạng khuôn khổ pháp lý cho quản lý đồng tiền này trên thế giới. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý đồng tiền ảo này tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các mục tiêu cụ thể: - Làm rõ cơ sở lý luận về tiền ảo, quá trình hình thành và phát triển của tiền ảo Bitcoin. - Làm rõ đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của đồng tiền Bitcoin; - Làm rõ tính hiệu quả của thị trường tiền ảo Bitcoin thông qua nghiên cứu định lượng; - Làm rõ thực trạng sử dụng và quản lý Bitcoin trên thế giới, đặc biệt là hành lang pháp lý cho quản lý đồng tiền Bitcoin; - Làm rõ thực trạng các loại tiền ảo ở Việt Nam, trong đó có đồng Bitcoin; - Đề xuất các giải pháp quản lý và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường Bitcoin ở Việt Nam. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm đồng tiền ảo Bitcoin và thị trường Bitcoin toàn cầu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn theo các khía cạnh sau: a) Về địa lý: - Nghiên cứu tổng quan: thị trường Bitcoin Việt Nam và thị trường Bitcoin toàn cầu. 7 - Nghiên cứu định lượng tính hiệu quả của thị trường: thị trường Bitcoin toàn cầu và 3 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất trên thế giới: Sàn Bitstamp tại Mỹ, Sàn BTCDEEUR tại Đức thuộc EU, Sàn BTCNCNY tại Trung Quốc. b) Về thời gian: Từ khi đồng Bitcoin được tạo thành vào năm 2009 cho đến nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu lý thuyết, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích và nghiên cứu tại bàn (desk – study). Bên cạnh đó, để nghiên cứu thực tiễn, ngoài phương pháp phân tích và nghiên cứu tại bàn, trong bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định tính hiệu quả của thị trường, dựa trên hai loại kiểm định chính là kiểm định tự tương quan (autocorrelation test) và kiểm định đơn vị (unit root test). Sử dụng kinh tế lượng là phương pháp tiên tiến trên thế giới, trong đó kiểm định tự tương quan và kiểm định đơn vị được coi là phương pháp tốt nhất áp dụng cho số liệu dạng chuỗi thời gian để kiểm định một thị trường kém hiệu quả. 1.6. Kết cấu nghiên cứu Công trình nghiên cứu gồm 98 trang, 5 bảng, biểu đồ cùng phụ lục. Ngoài phần kết luận, danh mục tự viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Trong chương 1, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài, khái quát một số nghiên cứu trước đây. Đồng thời các mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của đề tài cũng được làm rõ trong phần này nhằm định hướng và giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận về tiền ảo Bitcoin. Trong chương 2, nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ cơ sở lý thuyết, định nghĩa, đặc điểm của đòng tiền ảo nói chung và đồng Bitcoin nói riêng. Bên cạnh đó, chương này cũng đi sâu vào phần tích cơ chế hoạt động cùng các rủi ro và thuận lợi đi kèm của Bitcoin. 8 Chương 3: Tiền ảo Bitcoin trên thế giới: thực tiễn sử dụng, quản lý và kết quả nghiên cứu định lượng về tính hiệu quả của thị trường. Chương 3 sẽ phân tích các cơ sở định tính và định lượng về thị trường Bitcoin trên thế giới. Cụ thể, phần thứ nhất sẽ tập trung phân tích thực trạng quản lý và sử dụng Bitcoin tại một số nước, đại diện cho các nhóm nước tiêu biểu có sử dụng, không sử dụng và sử dụng có hạn chế Bitcoin để tìm ra điều kiện đặc điểm, cơ chế quản lý đồng Bitcoin.. Phần hai sẽ sử dụng các mô hình định lượng để đánh giá tình hình thịt rường Bitcoin trên thế giới. Chương 4:Thực tiễn sử dụng và quản lý botcoin và các loại tiền ảo và các loại tiền ảo khác ở Việt Nam và các khuyến nghị về chính sách. Dựa trên các kết quả nghiên cứu từ chương 1 và chương 2, trong chương 3, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích bối cảnh kinh tế và thị trường tiền ảo ở Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm quản lý hiệu quả tiền ảo và Bitcoin ở Việt Nam. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN ẢO BITCOIN 2.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIỀN ẢO 2.1.1. Định nghĩa về tiền ảo Cho đến nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa chính thức nào về tiền ảo, tuy nhiên rất nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng đã định nghĩa khái niệm này như sau: Theo GAO (United States Gorverment Accountability Office –Văn phòng trách nhiệm chính phủ Mỹ), tiền ảo là một đơn vị trao đổi số hóa, không được đảm bảo bởi một đồng tiền chính thức do chính phủ phát hành. Tiền ảo có thể được sử dụng rộng rãi trong một nền kinh tế ảo (là nền kinh tế được định nghĩa bao gồm các hoạt động kinh tế giữa các nhóm cộng đồng, tương tác với nhau thông qua các thiếp lập ảo) hoặc có thể được sử dụng thay cho đồng tiền chính phủ để mua bán hàng hóa, dịch vụ trong một nền kinh tế thực. Theo ECB ( European Cetral Bank – Ngân hàng trung ương Châu Âu) , tiền ảo là một loại tiền số, không được quản lý, do người sáng lập phát hành và thường do người sáng lập kiểm soát, được xử dụng và chấp nhận bởi các thành viên của một nền kinh tế ảo cụ thể. 2.1.2. Phân loại tiền ảo. a) Theo sự tương tác với tiền thực và nền kinh tế thực Dựa theo mối quan hệ tương tác với 3 đối tượng chính là tiền thực, hàng hóadịch vụ thưc và hàng hóa-dịch vụ ảo, tiền ảo được chia làm 3 loại: tiền ảo lưu chuyển đóng ( closed – flow virtual currency), tiền ảo lai tạp ( hybrid virtual currency) và tiền ảo lưu chuyển mở ( open – flow virtual currency). (i) Tiền ảo lưu chuyển đóng ( closed – flow virtual currency) : là loại tiền ảo gần như không có mối liên hệ với nền kinh tế thực và chỉ có thể được sử dụng để mua bán các hàng hóa, dịch vụ ảo trong một môi trường ảo như các game ofline, online…Tiền ảo này không thể mua được bằng tiền thực hay bán lấy tiền thực, cũng như không thể trao đổi với hàng hóa thực. Ví dụ cho tiền ảo lưu chuyển đóng có thể 10 kể đến như đồng Simoleon trong trò chơi The Sims hay các đồng coin trong Mario, Cooking Dash, đào vàng…. Tiền ảo lưu chuyển đóng Tiền thực Hàng hóa và dịch vụ thực Hàng hóa và dịch vụ ảo (ii) Tiền ảo lai tạp (hybrid virtual currency) là loại tiền ảo có thể mua được bằng tiền thực nhưng không thể bán lấy tiền thực. Tiền ảo này có thể được xử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ thực cũng như hàng hóa và dịch vụ ảo. Ví dụ điển hình cho tiền ảo lai tạp là các đồng tiền được sử dụng trong kiểu game online MMORPG (massively multiplayer online role-playing games) như World of Warcraft. Người chơi có thể mua tiền ảo bằng tiền thật ( còn gọi là nạp tiền), sau đó xử dụng đồng tiền ảo đó để giao dịch mua bán trong trò chơi, tuy nhiên tiền ảo hay sản phẩm ảo không thể quy đổi ngược lại thành tiền thật ( trên thực tế vì tính tương tác có giới hạn với nền kinh tế thực và chỉ có vai trò chủ yếu trong môi trường ảo, người thiết lập thương hạn chế sự gia tăng của đồng tiền này nhằm trách tình trạng lạm phát và thương mại hóa trò chơi) Tiền ảo tạp lai Tiền thực (iii) Hàng hóa và dịch vụ thực Hàng hóa và dịch vụ ảo Tiền ảo lưu chuyển mở ( open – flow virtual currency): là loại tiền ảo có thể được mua bằng tiền thực và bán lấy tiền thực. Tiền ảo này hoạt động giống như một đồng tiền có khả năng chuyển đổi trong nền kinh tế thực, được dùng để thực hiện các loại giao dịch ( mua bán hàng hóa và dịch vụ thực lẫn hàng hóa và dịch vụ ảo). Ví dụ cho tiền ảo lưu chuyển mở như đồng Linder trong Second life hay Bitcoin, trong đó đặc điểm và tính chất của đồng Bitcoin sẽ được nói rõ trong phần sau. Tiền ảo lưu chuyển mở Tiền thực Hàng hóa và dịch vụ thực Hàng hóa và dịch vụ ảo 11 b)Theo khả năng chuyển đổi. Theo khả năng chuyển đổi tiền ảo được chia làm 2 loại: Tiền ảo không có khả năng chuyển đổi ( nonconvertible virtual currency) và tiền ảo có khả năng chuyển đổi ( convertible virtual currency). (i) Tiền ảo không có khả năng chuyển đổi là tiền số của riêng thể giới ảo và các trò chơi trực tuyến và theo các điều khoản và điều kiện của thế giới ảo và trò chơi trực tiến thì tiền ảo này không thể đổi sang tiền thực được. (ii) Tiền ảo có khả năng chuyển đổi là tiền số có giá trị tương đương với tiền thực và có thể đổi ra tiền thực ( ví dụ như Web money, Bitcoin, litecoin…) c) Theo khả năng kiểm soát Theo khả năng kiểm soát tiền ảo được chia thành 2 loại: tiền ảo tập trung (centraliied virtual currency) và tiền ảo phi tập trung (decentraliied virtual currency) (i) Tiền ảo tập trung là tiền ảo do một nhà quản trị kiểm soát toàn bộ nền kinh tế ảo, từ việc phát hành tiền ảo, xác thực giao dịch, quyết định lượng cung tiền ảo đến việc đưa ra các quy định hoạt động trong một nền kinh tế ảo. Ví dụ như Linder dollar trong Second life… (ii) Tiền ảo phi tập trung là tiền ảo không do một nhà quản trị nào kiểm soát, các đơn vị tiền ảo được tạo ra và đưa vào hệ thống thông qua hoạt động “ khai thác” ( mining) và được kiểm tra, quản lý bởi chính người dùng thông qua công cụ kĩ thuật phức tập. Bitcoin là một ví dụ điển hình cho tiền ảo phi tập trung. d) Theo cách thức hình thành Theo cách thức hình thành, tiền ảo được chia làm 2 loại: tiền ảo mật mã (propty currency) và tiền ảo thông thường ( nonpropty currency) (i) Tiền ảo mật mã là tiền ảo xử dụng công nghệ mã hóa để kiểm soát sự hình thành và giao dịch của đồng tiền này trên thị trường. Để xử dụng, người dùng phải có một “ví điện tử” với địa chỉ là một dãy mật mã xác định và không cần tiết lộ danh tính của mình. Ví dụ cho tiền ảo mật mã như Bitcoin và Litecoin. (ii) Tiền ảo thông thường là tiền ảo được quản lý bằng các phần mềm, công nghệ máy tính. Thay vì dùng “ ví điện tử”, người dùng sẽ mở những tài khoản mang 12 thông tin chi tiết về người dùng, đây là cách giao dịch của phần lớn tiền ảo hiện nay. e) Theo chức năng và mục đích sử dụng: Theo chức năng và mục đích sử dụng, tiền ảo được chia làm 4 loại: tiền ảo giá trị trả trước ( prepaid virtual currency), tiền ảo thân thiết ( loyal points), tiền ảo trong game ( gaming currency) và tiền ảo lưu hành ( monetiiation virtual currencies) (i) Tiền ảo giá trị trả trước là loại tiền ảo trong các tài khoản trả trước, trong đó đồng tiền này được dùng giống như một sản phẩm, hàng hóa. Tiền ảo giá trị trả trước thường được phát hành, quản lý bởi các công ty viễn thông, ví điện tử. Ví dụ cho tiền ảo giá trị trả trước là air miles, được dùng trong các tài khoản trả trước Airtime. Ơ Việt Nam, Mobile phone và Vinaphone đã bắt đầu ứng dụng hệ thống thanh toán này cho thuê bao trả trước. Người dùng sẽ thiết lập tài khoản ( đối với từng mạng, mỗi nhà mạng sẽ có một hệ thống riêng) và nạp tiền vào đó, sau đó khoản tiền này sẽ chuyển thành một loại tiền ảo là air miles. Từ đây người dùng có thể chuyển tiền, trả tiền thuê bao trong phạm vi mạng viễn thông đó. (ii) Tiền ảo thân thiết là loại tiền ảo được phát hành bởi các công ty phi tài chính và dùng như phần thưởng tích lũy đối với khách hàng thân thiết, nhằm thúc đẩy thói quen mua sắm của khách hàng. Ví dụ như Tesco Clubcard, một dịch vụ của Tesco mà mỗi khi khách hàng mua một sản phẩm nào đó của công ty, họ sẽ được nhận điểm tích lũy. Khi số điểm này đủ lớn, khách hàng có thể dùng nó để mua các sản phâm khác của công ty hoặc nhận triết khấu. (iii) Tiền ảo trong game: là những loại tiền ảo được dùng trong các game, đặc biệt là game online, nhằm tăng sự hấp dẫn của trò chơi và tính tương tác với người dùng. Ví dụ có đồng WoW gold trong Word of Warcraft, Vcoin trong Audition… (iv) Tiền ảo lưu hành là đồng tiền được tạo ra với mục đích giúp đơn giản hóa các trao đổi, có tính tương tác giữa môi trường thực và ảo . Tiền ảo lưu hàng có thể chia làm 3 loại: Tiền ảo lưu hành trong các ứng dụng (application monetization currencies), ví dụ như đồng TYM được dùng trong appstorevn ở Việt Nam. Người 13 dùng có thể nạp tiền thật vào để đổi thành TYM ( không được đổi ngược lại) và dùng tiền đó để mua các ứng dụng cho điện thoại. Tiền ảo cho các hoạt động quảng cáo ( advertising currencies): là tiền thưởng cho người dùng khi tham gia vào một hoạt động quảng cáo nào đó như xem một đoạn trailer, làm một phiếu điều tra hay tải một ứng dụng…Ví dụ cho lọai tiền này như Junocredits trong Bamboo Wallet, nơi người dùng sẽ được tặng Jundocredit khi mở tài khoản trên Bamboo Wallet và khi đủ, lượng jundocredits có thể dùng để đổi lấy thẻ quà tặng. Tiền ảo giá trị mã hóa ( value coded currencies): là đồng tiền gần như mô phỏng đồng tiền thật, có thể dùng rộng rãi trong nhiều hoạt động giao dịch khác nhau và không giới hạn trong một môi trường xác định. Ví dụ điển hình cho loại tiền này là đồng Bitcoin hay litecoin… mà chúng ta sẽ nói rõ hơn ở chương sau. 2.1.3. Đặc điểm của tiền ảo a) Ưu điểm - Tính được chấp nhận rộng rãi: Mỗi đồng tiền ảo được chấp nhận và sử dụng trong các cộng đồng hoặc môi trường kinh tế cụ thể. - Tính đồng nhất: Mỗi đồng tiền ảo có giá trị giống nhau dù nó được phát hành hay tạo ra ở các thời điểm khác nhau. - Tính lưu động: tiền ảo được lưu chuyển với tốc độ nhanh, dễ dàng đến các địa điểm khác nhau thông qua máy tính hay các thiết bị điện tử khác. - Tính thanh khoản cao và chi phí thấp: giao dịch tiền ảo thường có tính thanh khoản cao hơn ngân hàng với chi phí giao dịch và phí tham gia thị trường ảo là rất thấp. - Tính đầy đủ: Hệ thống luôn luôn có sẵn và đảm bảo cung cấp bất cứ lúc nào cho người sử dụng. b) Nhược điểm: - Tính bất ổn định: vì không được đảm bảo bằng hiện vật (như vàng hay đồng tiền chính phủ) nên giá trị của tiền ảo rất dễ biến động, không ổn định. - Tính dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống (vulnerable to system failure): nguyên nhân chính vì tiền ảo được thiết lập cũng như lưu hành chủ yếu thông qua các thiết 14 bị điện tử. - Tính ít phụ thuộc: hầu hết các đồng tiền ảo chỉ bị quản lý bởi cá nhân hay tổ chức phát hành ra nó mà không chịu sự giám sát của nhà nước.Vì vậy hiện nay, tiền ảo không phải chịu thuế. 2.1.4. Các chủ thể tham gia giao dịch tiền ảo Trong nền kinh tế ảo, tiền ảo được tạo ra và lưu hành thông qua sự tham gia của 3 thành phần: người dùng (users), người môi giới (exchangers) và người quản trị (adminstrators). (i) Người dùng: là những cá nhân, tổ chức sở hữu tiền ảo để mua bán hàng hóa, dịch vụ. (ii) Người môi giới (exchangers) là cá nhân, tổ chức tham gia vào việc trao đổi tiền ảo lấy tiền thực hoặc tiền ảo khác, hoặc làm người trung gian trong việc mua bán tiền ảo. (iii) Người quản trị: là những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm phát hành tiền ảo (đưa tiền ảo vào lưu thông) và có khả năng thu hồi những đồng tiền ảo đó (rút tiền ảo khỏi lưu thông). Tuy nhiên với loại tiền ảo cao cấp như Bitcoin thì không có sự tham gia của người quản trị. 2.1.5. Phân biệt tiền ảo và tiền điện tử * Tổng quan về phân loại tiền. Bảng 2.1: Dạng tiền ( ECB-2012) Tình trạng Không pháp lý được Một số loại tiền bản Tiền ảo quản lý Được quản lý địa Tiền giấy, tiền kim Tiền điện tử Tiền ngân hàng loại ( tiền gửi) Vật chất Dạng tiền Số Nguồn: ECB Theo thông bạch tiền điện tử của Liên Minh Châu Âu (EU), tiền điện tử là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan