Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch ở thành phố ...

Tài liệu Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch ở thành phố cam ranh – tỉnh khánh hòa.

.PDF
78
115
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SỬ ---------- ĐOÀN THỊ KIM ANH Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch ở Thành phố Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch không những là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một nước. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú, và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, nó đóng góp không nhỏ trong thu nhập kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế ở vùng chậm phát triển, giúp xóa đói, giảm nghèo các vùng sâu vùng xa. Về phương diện xã hội, du lịch có vai trò trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy mà du lịch trở thành ngành kinh tế không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trên thế giới, du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói” được nhiều nước quan tâm và được xem là ngành kinh tế đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc dân. Theo Tổ chức Du lịch thế giới thì có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn nhất, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn du lịch ngoại tệ quan trọng Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Năm 1999 Pháp lệnh Du lịch được ban hành và năm 2001 Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn . Năm 2010 được Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt, tháng 5 năm 2006 Luật Du lịch ra đời tạo nên một môi trường hết sức thuận lợi phát triển du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển – kinh tế, xã hội của đất nước. Hòa nhập với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nền kinh tế Khánh Hòa thời gian qua đã có những thay đổi đáng kể, ảnh hưởng quan trọng đến định hướng phát triển của các ngành và các lĩnh vực trên địa bàn, trong đó có du lịch. Như việc Chính phủ phê duyệt quy hoạch khu kinh tế tổng hợp vịnh 2 Vân Phong, vịnh Nha Trang được gia nhập Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, nâng cấp sân bay Cam Ranh thành sân bay quốc tế,…Việc UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tất cả tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Là một địa phương giàu tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa, TP Cam Ranh bên cạnh những lợi thế về công nghiệp, vận tải, Cam Ranh còn sở hữu những bờ biển đẹp, quyến rũ với các công trình di tích, thắng cảnh phong phú rất có tiềm năng để phát triển du lịch trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay những tiềm năng du lịch này của thành phố Cam Ranh vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức và chưa mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Xuất phát từ nhận thức và yêu cầu thực tiễn trên, là một người con của quê hương Cam Ranh, cũng muốn góp một phần công sức của mình cho sự phát triển của du lịch địa phương, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển các loại hình du lịch ở Thành phố Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 3 2. Lịch sử vấn đề Trong thời gian gần đây, khi mà du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thì du lịch trên phạm vi cả nước được quan tâm nghiên cứu hơn. Trong số đó tiêu biểu là công trình nghiên cứu của Nguyễn Trần Cầu, Phạm Trung Lương “Đánh giá tài nguyên và tổ chúc lãnh thổ du lịch Việt Nam ”. Công trình đã dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận chung của tổ chức lãnh thổ du lịch bằng việc nghiên cứu các vấn đề như: Tổ chức lãnh thổ du lịch, phân vùng du lịch, hệ thống phạm vi trong phân vùng, phạm vi phân vùng du lịch, xây dựng các tuyến điểm du lịch. Xét trên phạm vi tỉnh Khánh Hòa cho đến nay những công trình nghiên cứu về du lịch có nhiều nhưng chỉ tập trung phát triển nghiên cứu ở các di tích trong tỉnh Khánh Hòa, còn các công trình nghiên cứu về du lịch ở các địa phương khác thì ít được quan tâm. Xin được nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biêu đã được thực hiện: - “Việt Nam Non Nước Xanh Biếc” của Hoàng Thiếu Sơn và Tạ Thị Bảo Kim (2008) . Trong cuốn sách này tác giả đã giới thiệu về các tiềm năng của du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong đó có các điểm du lịch ở Thành phố Cam Ranh như: Vịnh Cam Ranh, Chùa Từ Vân... - Cuốn: “Địa Danh Khánh Hòa Xưa và Nay” của Ngô Văn Ban (2010), tác giả đã giới thiệu một số địa danh nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa . Trong đó có vài nét về lịch sử hình thành và các điểm du lịch ở Cam Ranh như: Nhà Lao Cam Ranh, Chùa Từ Vân, Bãi Dài, Đá Bạc, Bán Đảo Cam Ranh… - Cuốn: “Khánh Hòa Địa chỉ văn hóa và danh thắng” của sở Văn Hóa Thông tin Khánh Hòa xuất bản (2007). Trong sách này cũng có đề cập nhiều đến các tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên của Thành phố Cam Ranh. - Cuốn : “Cam Ranh lịch sử hình thành, phát triển định hướng tương lai” của Ban Tuyên giao Thị ủy Cam Ranh biên soan (2010). Sách này chủ yếu nghiên cúu chung về vùng đất Cam Ranh ở nọi lĩnh vực từ lịch sử hình thành đến kinh tế, xã 4 hội, chính trị, văn hóa, những tiềm năng cũng như lợi thế của Thành phố Cam Ranh, định hướng và phát triển Thành phố trong tương lai. Những tài liệu quan trọng trên làm cơ sở để chúng tôi kế thừa trong việc nghiên cứu của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch của thành phố. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị để thúc đẩy du lịch ở khu vực này phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Đây chính là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo để du lịch thành phố Cam Ranh điều chỉnh các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân địa phương, bảo vệ môi trường và bảo đảm phát triển theo hướng bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về tiềm năng du lịch của thành phố Cam Ranh từ tài nguyên du lịch tự nhiên đến tài nguyên du lịch nhân văn, đánh giá tình hình hoạt động, tình hình khai thác, tình hình đầu tư và các chính sách phát triển du lịch của TP Cam Ranh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là toàn bộ tài nguyên về nhân văn và tự nhiên trên địa bàn thành phố Cam Ranh phục vụ cho du lịch. 4.2. Phạm vị nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này tôi xác định phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là Thành phố Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Về mặt thời gian là hiện trạng khai thác, tiềm năng du lịch của địa bàn Cam Ranh từ 2001 – 2010. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu sau: - Tư liệu thành văn + Sách chuyên ngành + Các bài viết về du lịch được đăng tải trên tạp chí. 5 - Tài liệu thực địa: Thông qua việc tiếp xúc với thực tế, khảo sát, chụp ảnh, phỏng vấn, chúng tôi đánh giá chính xác và sâu sắc hơn những vấn đề có liên quan đến đề tài. - Tài liệu trên Internet. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và nội dung nghiên cứu, những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài là: 5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu, nội dung của phương pháp này chủ yếu là thu thập các thông tin, sau đó xử lý và phân tích các thông tin đó để tìm ra các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Các tài liệu, thông tin, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cũng như quy định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở Cam Ranh đều được thu thập, tổng hợp và xử lý có hiệu quả phục vụ cho việc nghiên cứu. 5.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống trong việc khảo sát không gian hoạt động của ngành du lịch. Được sử dụng như là công cụ quan trọng để thu thập các tài liệu cụ thể và thực tế về sự phân bố, đặc điểm của các dạng tài nguyên du lịch, đặc điểm hình thành và phân bố hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du lịch tại một vùng nhất định. Áp dụng phương pháp tiến hành khảo sát thực địa sự phân bố các dạng tài nguyên du lịch ở Cam Ranh, khả năng vận hành của hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó đưa ra các hướng khai thác và quy hoạch các loại hình và sản phẩm du lịch, không gian phân bố các khu điểm, các tuyến điểm du lịch tại Cam Ranh. 5.2.3 Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là phương pháp được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến việc nghiên cứu tổ chức quy hoạch không gian lãnh thổ. Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về phân 6 bố nguồn tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch, mà còn là cơ sở để nhận được các thông tin và vạch ra những phương hướng phát triển của hoạt động du lịch trong vùng. Phương pháp bản đồ được sử dụng như là công cụ để điều tra về sự phân bố các tài nguyên du lịch ở Cam Ranh (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn), là công cụ để phát thảo các định hướng quy hoạch phát triển các khu điểm du lịch, các tuyến du lịch liên vùng (giữa Cam Ranh và các địa bàn khác trong nước) và liên kết với các tuyến du lịch quốc tế dựa trên hệ thống các bản đồ 5.2.4 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống Việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống cho phép tìm kiếm và nêu bật được các đối tượng nghiên cứu, thu thập và phân tích các thông tin ban đầu, vạch ra các hướng nghiên cứu. Trong nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, phương pháp phân tích hệ thống được áp dụng nhằm mục đích nghiên cứu tác động qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nói chung và ảnh hưởng đến quá trình dự báo, định hướng qui hoạch phát triển du lịch ở Cam Ranh. 6. Đóng góp đề tài Thành phố Cam Ranh vốn là vùng đất giàu tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch biển, nhưng chưa được đầu tư nhiều để khai thác đúng mức. Thực hiện đề tài này, chúng tôi đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch ở TP Cam Ranh và đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch tại TP Cam Ranh trong tương lai. Kết quả nghiên cứu là tư liệu cần thiết cho nhưng ai quan tâm. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch Chương 2:Thực trạng phát triển du lịch tại TP Cam Ranh- tỉnh Khánh Hòa giai đoạn (2001- 2010) Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tại TP Cam Ranh- tỉnh Khánh Hòa 7 NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận chung về du lịch 1.1. Một số khái niệm chung 1.1.1. Khái niệm về du lịch Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và La tinh hóa: tornus (đi một vòng). Sau đó xuất hiện trong các ngôn ngữ khác: tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Trong tiếng Việt, khái niệm du lịch xuất phát từ tiếng Hán: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên người Trung Quốc gọi du lịch là đi chơi để nâng cao nhận thức. Trong Hội nghị của Liên hợp quốc về du lịch tổ chức tại Roma thủ đô Italia (21/8 – 5/91963), du lịch được định nghĩa như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Còn trong Luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào năm 1995), thì du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.2. Khái niệm về các loại hình du lịch Loại hình du lịch là: Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa dạng, phong phú, chính vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách. Các loại hình du lịch như: Nếu phân loại theo tổng quát có du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - Du lịch sinh thái gồm: 8 + Du lịch thiên nhiên + Du lịch dựa vào thiên nhiên + Du lịch môi trường + Du lịch đặc thù + Du lịch xanh + Du lịch thám hiểm + Du lịch bản xứ + Du lịch có trách nhiệm + Du lịch nhạy cảm + Du lịch nhà tranh + Du lịch bền vững - Du lịch văn hóa Phân loại căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: - Du lịch quốc tế - Du lịch nội điạ Phân loại căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách - Du lịch chữa bệnh - Du lịch nghỉ ngơi giải trí - Du lịch thể thao - Du lịch công vụ - Du lịch tôn giáo - Du lịch khám phá - Du lịch thăm hỏi - Du lịch quá cảnh Phân loại căn cứ vào phương tiện giao thông - Du lịch bằng xe đạp - Du lịch tàu hỏa - Du lịch tàu biển - Du lịch ô tô - Du lịch hàng không Phân loại căn cứ theo phương tiện lưu trú - Du lịch ở khách sạn 9 - Du lịch ở Motel - Du lịch nhà trọ - Du lịch camping Phân loại căn cứ vào thời gian đi du lịch - Du lịch dài ngày từ 2 tuần đến 5 tuần - Du lịch ngắn ngày Phân loại căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch - Du lịch miền biển - Du lịch núi - Du lịch đô thị - Du lịch đồng quê Phân loại căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch - Du lịch theo đoàn - Du lịch cá nhân Phân loại căn cứ vào thành phần của du khách - Du khách thượng lưu - Du khách bình dân Phân loại căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch - Du lịch trọn gói - Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch 1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1 Vai trò du lịch đối với sự phát triển kinh tế chung Hoạt động du lịch có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào làm tăng giá trị Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và ngân sách của một quốc gia hay địa phương. Đồng thời góp phần vào việc giải quyết việc làm, nâng cao mức sống của dân cư bản địa. Sự phát triển du lịch còn tạo điều kiện tăng cường thu hút vốn đầu tư (trong và ngoài nước), tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường (qua việc quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước thông qua khách du lịch). 10 Đồng thời, hoạt động du lịch góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng lãnh thổ, ngành, thành phần kinh tế, góp phàn cân bằng cán cân thanh toán quốc tế,… 1.2.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội Đối với xã hội, hoạt động du lịch có những tác động tích cực như nâng cao sức khỏe và sự hiểu biết của dân chúng, tăng thêm sự đoàn kết và thân ái giữa các cộng đồng dân cư, giáo dục tinh thần yêu nước, giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa,… Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tiêu cực như tạo ra các xung đột xã hội (do sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, ý thức hệ chính trị giữa du khách và dân cư bản địa), các giá trị văn hóa bản địa bị thương mại hóa, ảnh hưởng văn hóa lai căng,… 1.3. Những yếu tố tác động đến sự phát triển của du lịch 1.3.1. Nguồn tài nguyên Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop – Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Di sản thế giới: Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du lịch. Di sản văn hoá được hiểu là toàn bộ các tạo phẩm chứa đựng những giá trị tích cục mà loài người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại: Di sản văn hoá vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàng tay sáng tạo của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống danh lam thắng cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 11 Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu dữ bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ hội truyền thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống. Trên thế giới, khá nhiều quốc gia có số di sản tương đối lớn được thế giới công nhận như Pháp (18 di sản), Ấn Độ (18), Trung Quốc (14), Tây Ban Nha (16), Anh (14), Canada (10), Nhật Bản (5).v.v… Tính đến nay, Việt Nam có 6 di sản thế giới (trong đó di sản văn hoá chiếm 4, đó là: Kinh Thành Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn). Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế (nói chung) và du lịch (nói riêng) thì di sản văn hóa là một tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. 1.3.2. Chính sách đầu tư phát triển của nhà nước Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế. Chính sách phát triển du lịch được ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp. Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước đề ra ở Đại Hội VIII: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch môi trường sinh thái. Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau .Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.” Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thủ tục visa trên lượng du khách, chính phủ Việt Nam đã sớm có sáng kiến về visa như từ tháng 1/2004 bãi bỏ thị nhập cảnh cho du khách Nhật đến Việt Nam từ 15 ngày trở xuống.Tháng 12 7/2004, sáng kiến này cũng được áp dụng với du khách Hàn Quốc. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Inđonesa, Philippines, Singapore và Lào cũng có các thỏa hiệp visa với Viêt Nam. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn của Tổng cuc Du lịch Viêt Nam. Từ năm 1995, chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch lớn thời kì 1995 – 2010 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành cánh tay đắc lực mang lại ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân đồng thời giới thiệu phong cảnh, văn hoá và con người Việt Nam với du khách nước ngoài. Năm 2000 kế hoạch được bổ sung và chỉnh sửa. Theo kế hoạch, kỹ nghệ du lịch Việt Nam sẽ thu hút đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng và phục vụ du khách đi kèm với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc Việt Nam. Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những văn bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội VIII đến nay. Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành ngày 20/2/1999 đã đi vào cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Việt Nam ngày một đi lên. 1.3.3. Vấn đề môi trường và an ninh xã hội Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan. Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức 13 kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) – nơi hấp dẫn khách du lịch của nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nổi kinh hoàng cho khách du lịch. Năm 2003 bệnh SAT ở Trung Quốc, dịch Cúm gà ở Việt Nam gây nên những tổn thất lớn cho du lịch Trung Quốc và Việt Nam và gián tiếp ảnh hưởng đến du lịch thế giới. Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khă cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động. Vào những ngày cuới năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét. Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch 1.3.4 Yếu tố kinh tế Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường. Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú. Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh 14 hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả. Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật nhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng nghĩa vói điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Các nhà nghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nước phát triển. Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp. Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Vũng Tàu không có nghĩa là chỉ tới để nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khach còn có cơ hội và mong muốn thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Vũng Tàu phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua về là quà của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại tong kinh doanh khách sạn. 15 Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hành trình. Nếu như sau thế chiến II, mục tiêu của con người là kiến thiết lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ với nhu cầu chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Do đời sống còn thiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất hiện. Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính rằng có khoảng 3 tỷ lượt khách du lich nội địa và 750 triệu lượt khách du lịch quốc tề. Điều này co nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch. Như vậy điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệ nghịch thuận tức là hoăc là kìm hãm, hoăc là thúc đẩy nhau phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới đã kiến cho nhiều ngành kinh tế rơi vào hoàn cảnh “đêm tối không có đường ra”, trong đó có ngành du lịch. Cuôc khủng hoảng kinh tê khiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản, nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở lưu trú vắng khách. Nguồn thu từ du lịch thấp. Hậu quả là lương người lao động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của con người giảm. Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không. Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa. Từng dòng tư bản và trí thức có sự luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có kế hoạch khai phá thị trường của mình. Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữa các quốc gia phát triển mạnh. Qua sư giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nước ngoài cũng như qua các hôi nghị kinh tế lớn, ngành du lịch có cơ hội quảng bá điểm mạnh của mình ra thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao lớn ngày càng có yếu tố “thương mại hóa” và kéo đó là truyền hình vào cuộc. Tất nhiên sự vào cuộc của truyền hình là đòn bẩy kính thích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh. Điều đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luôn 16 muốn tranh chấp để đươc đăng cai các sự kiện lớn như Worldcup, Olimlpic, Hoa hậu. Đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập. Bằng chứng là chúng ta được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ nhiệm kỳ 01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ có chỉ số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có khả năng “hút” các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới. Và nếu như các sự kiện thể thao lớn được tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao. Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực và lấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện thể thao khác. Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, cố lượng khách du lịch nội địa cua Việt Nam gần đạt ngưỡng 20 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao, có lúc quá tải. Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh tế của người dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn. Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”, nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tư xây dựng. Đó là cơ sở để chúng ta có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếp nguồn khách quốc tế tới tham quan. Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều này cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, góp phần xây dựng kinh tế. Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bền vững. 1.3.5 Yếu tố văn hóa Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin đến Tiếp xúc đến Nhận thức đến Đánh giá. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch. Trong các nước 17 mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh độ, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng. Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững. 18 Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại TP Cam Ranh- tỉnh Khánh Hòa giai đoạn (2001- 2010) 2.1. Vài nét về vùng đất Cam Ranh 2.1.1 Lịch sử hình thành Đầu thế kỷ XIX, Cam Ranh vẫn là một vùng đất hoang vu, hẻo lánh, nơi triều đình lưu đày các tù phạm đến khai khẩn, làm ruộng. Cho đến cả trăm năm sau đó, dân cư vùng này vẫn còn khá thưa thớt, rải rác vài thôn làng người Việt ở Hòa Tân, Lập Định, Thủy Triều, Ba Ngòi, Cam Linh, Bình Ba. Trong sự nghiệp mở mang bờ cỏi thời các chúa Nguyễn, năm 1653 hình thành đơn vị hành chính là Dinh Thái khang gồm 2 phủ là Thái Khang và Diên Ninh, trong đó vùng đất Cam Ranh nằm trong phủ Diên Ninh. Đầu thế kỷ XX, năm 1901 một người Pháp là hầu tước De Barthelemy đến lập nghiệp ở Cam Ranh. Nhìn thấy triển vọng rực rỡ của vùng này, ông ta xin cấp nhượng mấy ngàn ha đất để khai khẩn, lập nhà cửa, mở ruộng muối, khuếch trương nghề cá, lại in hình ảnh, bản đồ cửa biển Cam Ranh để quảng bá ra nước ngoài. Song ý định này không được chính quyền thuộc địa và giới tư bản mẫu quốc ủng hộ. Dưới thời vua Duy Tân (1907 -1916), chính quyền thực dân cắt một phần đất huyện Vĩnh Xương lập thành Tổng Cam Ranh. Ngày 08/6/1939, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập Nha Đại lý hành chính Ba Ngòi trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, vùng đất này trải qua nhiều lần tách, nhập, đổi tên. Tháng 7/1951 huyện Cam Lâm gọi là Nha Kiêm ký Bang tá Cam Lâm, trực thuộc Tòa Tỉnh trưởng Khánh Hòa. Đến tháng 12/1954, Nha Bang tá Cam Lâm đổi là Nha Đại diện hành chánh Cam Lâm. 19 Ngày 17/5/1958, theo Nghị định số 216-BNV/NĐ giải thể Nha Đại diện hành chánh Suối Dầu, xác nhập vào địa hạt Cam Lâm lập thành một quận mới gọi là quận Cam Lâm, gồm cả vùng bán đảo Cam Ranh và Vịnh Cam Ranh. Ngày 06/4/1960, theo Sắc lệnh số 84-BNV tách các xã Cam Thọ, Cam Ly, hai thôn Ma Dú và Sông Cạn (xã Cam Lục), thôn Trại Láng (xã Cam Lương) và một phần đất thôn Hòa Diêm (xã Cam Lộc) thuộc quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa sáp nhập vào quận Du Long thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tháng 10/1965, theo Sắc lệnh số 209-NV, lấy 08 xã của quận Cam Lâm là Suối Vĩnh, Suối Hòa, Suối Hải, Cam Phúc, Cam Ranh, Cam Bình, Cam Linh, Cam Lộc, thêm núi Hòn Rồng thuộc ấp Văn Thủy Hạ (xã Cam Phú) giáp đường xe lửa xuyên việt, cùng các phần đất đã sáp nhập vào quận Du Long (tỉnh Ninh Thuận) trước đó là các thôn Hòa Diêm, Trại Láng, Ma Dú, Sông Cạn, Mỹ Thanh thành lập thị xã Cam Ranh trực thuộc chính quyền Trung ương Sài Gòn. Ngày 06/7/1966, theo Nghị định số 620 BNV/NC/NĐ đổi các xã thuộc thị xã Cam Ranh thành khu phố. Ngày 20/02/1968 theo Sắc lệnh số 17-SL/NV lấy thêm xã Cam Sơn và một phần Cam Phú, Cam Thượng của quận Cam Lâm sáp nhập vào thị xã Cam Ranh. Ngày 07/11/1970 theo Nghị định số 1048-NĐ/NV, thị xã Cam Ranh được chia tách thành 2 quận là quận Bắc (gồm các khu phố Suối Hòa, Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Cam) và quận Nam (gồm các khu phố Cam Phúc, Cam Bình, Cam Ranh, Cam Phú, Cam Lộc, Cam Sơn, Cam Thịnh). Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Cam Ranh là một trong những vị trí bị quân đội Hoa Kỳ xâm chiếm đầu tiên. Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự được bảo vệ với tinh thần “bất khả xâm phạm” làm căn cứ tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía Tây Thái Bình Dương. Tháng 3/1967, ngụy quyền Sài Gòn đã ký hiệp định bán đứt cho Mỹ vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh trong 99 năm và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Trong chiến dịch Mùa Xuân 1975, ngày 02/4/1975, thành phố Nha Trang được giải phóng; ngày 03/4/1975, Sư đoàn 10 tiến vào giải phóng Cam Ranh và tổ chức tiếp quản toàn bộ khu vực Cảng Cam Ranh. Nơi đây trở thành một bàn đạp chiến lược, căn cứ của ta phục vụ cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng