Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiềm năng phát triển du lịch tại một số cồn, cù lao ở đồng bằng sông cửu long...

Tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch tại một số cồn, cù lao ở đồng bằng sông cửu long

.PDF
84
337
116

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ VÀ DU LỊCH TRẦN VẸN TOÀN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 5/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ VÀ DU LỊCH TRẦN VẸN TOÀN MSSV: 0675819 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: THS. HUỲNH VĂN ĐÀ Cần Thơ, tháng 5/2011 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL LỜI CẢM ƠN ------ ☺ ------ Qua khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tôi đã gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Nhưng với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô bộ môn Lịch sử - Địa Lý - Du Lịch và các cô chú, anh chị ở các sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và bạn bè cuối cùng tôi cũng hoàn thành xong đề tài luận văn của mình. Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ Trung tâm học liệu của trường Đại học Cần Thơ, các thủ thư của thư viện khoa sư phạm, thư viện thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ tư liệu để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là các thầy cô bộ môn Lịch sử - Địa Lý và Du Lịch đã truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho tôi trong suốt những năm ngồi dưới giảng đường đại học để tôi có thể thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ đã giúp đỡ em thực hiện tốt công viêc nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Huỳnh Văn Đà đã giành nhiều thời gian quý báo để tận tình chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Mong nhận được sự đánh giá và góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Lời cuối tôi xin chúc thầy Huỳnh Văn Đà và toàn thể quý thầy cô bộ môn Lịch sử - Địa Lý và Du Lịch, khoa Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, trường Đại học Cần Thơ và tất cả mọi người được dồi dào sức khỏe! Xin chân thành cảm ơn tất cả! Cần Thơ, ngày 22 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Vẹn Toàn TRẦN VẸN TOÀN (6075819) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN TP: Thành Phố ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long VH-TT&DL: Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch TRẦN VẸN TOÀN (6075819) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ tỉnh Tiền Giang Hình 2: cồn Thới Sơn Hình 3: Bản đồ tỉnh Bến Tre Hình 4: Cồn Phụng Hình 5: Bản đồ hành chính Cần Thơ Hình 6: cồn Ấu nhìn từ xa Hình 7: sơ đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long Hình 8: Sơ đồ cù lao An Bình và các điểm du lịch lân cận Hình 9: Bản đồ chỉ dẫn đường đi của khu du lịch Vinh San TRẦN VẸN TOÀN (6075819) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................1 4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu .................................................................................2 5. Quan điểm nghiên cứu.............................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...........................................................4 1.1. Khái quát về du lịch..............................................................................................4 1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................4 1.1.2. Phân loại ............................................................................................................5 1.1.2.1. Theo mục đích đi du lịch ................................................................................5 1.1.2.2. Theo phạm vi lãnh thổ ....................................................................................6 1.1.2.3. Theo địa bàn du lịch .......................................................................................6 1.1.2.4. Theo phương tiện du lịch................................................................................6 1.1.2.5. Theo thời gian du lịch.....................................................................................6 1.1.2.6. Theo hình thức tổ chức...................................................................................6 1.1.2.7. Theo thị trường du lịch ...................................................................................6 1.1.2.8. Theo tính chất hoạt động du lịch ....................................................................6 1.1.2.9. Theo kiểu lưu trú ............................................................................................6 1.1.2.10. Theo hành vi thực hiện của du lịch ..............................................................6 1.1.2.11. Theo đặc tính tinh thần của khách................................................................6 1.1.2.12. Phân loại tổng hợp về du lịch .......................................................................7 1.1.3. Chức năng..........................................................................................................7 1.2. Tài nguyên du lịch ..............................................................................................10 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................10 1.2.2. Phân loại ..........................................................................................................10 1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên..........................................................................10 1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................11 1.2.3. Vai trò ..............................................................................................................12 1.2.3.1. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch ....12 1.2.3.2. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch..13 1.2.3.3. Tài nguyên du lịch là bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch....13 1.3. Định nghĩa về cồn, cù lao ...................................................................................14 Chương 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ...................................................................15 TRẦN VẸN TOÀN (6075819) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL 2.1. Khái quát ĐBSLC...............................................................................................15 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại các cồn, cù lao ở ĐBSCL................................16 2.2.1. Tổng quan du lịch về các cồn, cù lao ở ĐBSCL .............................................16 2.2.2. Một số cồn và cù lao có tiềm năng phát triển du lịch điển hình ở ĐBSCL.....17 2.2.2.1. Cồn Thới Sơn (cồn Lân) – Tiền Giang.........................................................17 2.2.2.2. Cồn Phụng (cồn Phượng, cồn Đạo Dừa) – Bến Tre .....................................22 2.2.2.3. Cồn Ấu – Cần Thơ........................................................................................27 2.2.2.4. Cù Lao An Bình – Vĩnh Long ......................................................................30 2.2.3. Một số cồn và cù lao khác ...............................................................................35 2.2.3.1. Cồn Phụng – Bến Tre ...................................................................................35 2.2.3.2. Cù lao Tân Long (cồn Rồng) – Tiền Giang..................................................36 2.2.3.3. Cồn Mỹ Phước (cồn Công Điền) – Sóc Trăng .............................................37 2.2.3.4. Cồn Tiên – Bến Tre ......................................................................................39 2.2.3.5. Cồn Ốc (cồn Hưng Phong) – Bến Tre ..........................................................39 2.2.3.6. Cù lao Ngũ Hiệp – Tiền Giang.....................................................................39 2.2.3.7. Cồn Nghêu – Trà Vinh .................................................................................40 2.2.3.8. Cồn Đồng Phú – Vĩnh Long.........................................................................41 2.2.3.9. Cù lao Tân Lộc – Cần Thơ ...........................................................................41 2.2.3.10. Cù lao Dung – Sóc Trăng ...........................................................................43 2.2.3.11. Cù lao Ông Hổ - An Giang.........................................................................44 2.3. Đánh giá về tiềm năng du lịch tại một số cồn, cù lao ở ĐBSCL .......................46 Chương 3. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC CỒN, CÙ LAO TẠI ĐBSCL ..................................................................................48 3.1. Hiện trạng phát triển du lịch chung ở các cồn, cù lao tại ĐBSCL .....................48 3.2. Các giải pháp thực hiện và dịnh hướng phát triển du lịch ở các cồn, cù lao tại ĐBSCL ....................................................................................................................53 3.2.1. Những giải pháp phát triển du lịch tại các cồn, cù lao ở ĐBSCL ...................53 3.2.2. Định hướng phát triển chung cho các cồn, cù lao tại ĐBSCL ........................55 2.2.3. Các chính sách, dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại một số cồn, cù lao ở ĐBSCL ....................................................................................................................57 3.2.3.1. Dự án 1 – Khu du lịch cồn Qui (Bến Tre)....................................................57 3.2.3.2. Dự án 2 – Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn (Tiền Giang) ...................57 3.2.3.3. Dự án 3 – Khu du lịch cồn Khương (Cần Thơ)............................................58 3.2.3.4. Dự án 4 – Khu du lịch cồn Ấu (Cần Thơ) ....................................................58 3.2.3.5. Dự án 5 – Khu du lịch cồn Cái khế (Cần Thơ) ............................................59 3.2.3.6. Dự án 6 – Khu du lịch sinh thái cồn Ốc (Bến Tre) ......................................60 3.2.3.7. Dự án 7 – Khu du lịch cồn Hồ (Bến Tre) .....................................................60 3.2.3.8. Dự án 8 – Khu du lịch cồn Nổi (Bến Tre)....................................................61 3.2.3.9. Dự án 9 – Khu du lịch cồn sinh thái cồn Số 3 (Sóc Trăng) .........................61 TRẦN VẸN TOÀN (6075819) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................63 PHỤ LỤC .................................................................................................................64 TRẦN VẸN TOÀN (6075819) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL MỞ ĐẦU *** 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là đất nước giàu tiềm năng du lịch, Việt Nam chúng ta có nhiều điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển du lịch. Và trong những năm gần đây, du lịch đã thật sự trở thành nghành kinh tế mũi nhọn và quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó là một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai tôi nhận thấy mình nên cần và làm những gì cho sự phát triển du lịch chung của cả nước và đồng bằng sông cửu long nói riêng. Mặt khác, như chúng ta đã biết ĐBSCL là một vùng đất được bồi đắp phù sa hằng năm bởi sông Mekong. Đây là vùng đất trũng, với hàng ngàn kênh gạch chi chít, đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước và cây ăn quả. Đồng bằng sông Cửu Long quanh năm chan hòa ánh nắng. Nơi đây có những tràm chim, vườn cò với vô số chim muông và những vườn cây trái bạt ngàn, trĩu quả. Đặc biệt đến với các cồn, cù lao ở giữa sông Mê Kông, du khách được trở về với thiên nhiên trong lành. Với lợi thế trên, cồn và cù lao đã dần tạo ra nhiều tiềm năng để phát triển du lịch ở thực tại và cho cả ở tương lai của du lịch ĐBSCL. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Tiềm năng phát triển du lịch tại một số cồn, cù lao ở ĐBSCL”. Tuy chỉ nghiên cứu về khía cạnh nhỏ trong tổng thể tiềm năng du lịch của nước ta, nhưng tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ làm nổi bật lên một tiềm năng du lịch vốn có của du lịch việt nam và đồng thời mở ra hướng đi cho du lịch trong tương lai, đặc biệt là du lịch ở vùng miệt vườn sông nước Cửu Long này. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đề tài nghiên cứu này nhằm khai thác về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại một số cồn, cù lao ở Đồng Bằng sông Cửu Long. - Bên cạnh đó, đề tài còn là một bức thông điệp mà tôi muốn gửi đến các cơ quan, ban ngành rằng hãy quan tâm hơn nữa cho sự phát triển du lịch miệt vườn sông nước tại một số cồn, cù lao ở Đồng Bằng sông Cửu Long. - Thêm vào đó, đề tài còn là một hình thức marketing về du lịch miệt vườn sông nước tại một số cồn, cù lao ở Đồng Bằng sông Cửu Long, để có thể quản bá hình ảnh du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long cho du khách năm châu. - Hơn nữa, kết quả của đề tài còn là hành trang cho những du khách thập phương nào muốn khám phá “nền văn minh miệt vườn sông nước Cửu Long”. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề tìm hiểu và đánh giá về tiềm năng du lịch tại một số cồn, cù lao ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời khảo sát thực trạng và đưa ra các biện pháp, định hướng phát triển du lịch. TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL Các cồn, cù lao nghiên cứu thuộc địa bàn các tỉnh ở Đồng Bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay tình trạng phát triển du lịch ở các cồn, cù lao tại ĐBSCL không đồng đều, có những nơi phát triển mạnh thu hút nhiều vốn đầu tư và kinh doanh có hiệu quả như: cồn Thới Sơn (Tiền Giang), cồn Phụng (Bến Tre), cù lao An Bình (Vĩnh Long),… bên cạnh đó cũng có những cồn, cù lao được đầu tư nhưng kinh doanh chưa đạt hiệu quả doanh thu như: cồn Ấu (Cần Thơ), cồn Qui (Bến Tre), cù lao Đồng Phú (Vĩnh Long)… và có những cồn, cù lao có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được đầu tư phát triển như: cồn Tiên (Bến Tre), cù lao Ông Hổ (An Giang), cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng),…. Và một điều khó khăn trong việc nghiên cứu ở đây là loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước ở các khu du lịch trên các cồn, cù lao tại ĐBSCL thì gần như giống nhau (như: tham quan vườn trái cây, chèo xuồng vào các kênh gạch nhỏ, nghe đờn ca tài tử,…) khó có thể tìm ra nét riêng biệt đặc trưng cho từng điểm. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài luận văn này tôi đã dựa trên một số quan điểm như: Quan điểm lãnh thổ, quan điểm tổng hợp, quan điểm lịch sử, quan điểm viễn cảnh… qua các quan điểm này đã giúp tôi có được cơ sở để nghiên cứu về “Tiềm năng phát triển du lịch ở một số cồn ở ĐBSCL” thuận lợi và dễ dàng. - Quan điểm lãnh thổ: xác định được lãnh thổ nghiên cứu và nhìn nhận tiềm năng du lịch của một số cồn, cù lao điển hình ở ĐBSCL từ mọi khía cạnh: lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa…để tìm ra nét đặc trưng riêng của du lịch miền sông nước trên các cồn, cù lao. - Quan điểm tổng hợp: tham khảo tất cả các tài liệu có được từ mọi nguồn để có thể có cái nhìn tổng hợp từ nhiều phía về vấn đề. - Quan điểm lịch sử: dựa vào sự hình thành và phát triển của vùng đất phương Nam (ĐBSCL) với địa hình sông ngòi chằng chịt hình thành nên lịch sử phát triển của các cồn, cù lao với nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Từ đó, so sánh đối chiếu với những thông tin có sẵn từ những người đi trước để có cái nhìn đầy đủ hơn và phát hiện ra những nguyên nhân liên quan đến thực trạng phát triển du lịch ở một số cồn,cù lao ở Đồng Bằng sông Cửu Long trong quá khứ cũng như trong hiện tại, từ đó xây dựng những giải pháp và định hướng trong tương lai. - Quan điểm viễn cảnh: Vận dụng quan điểm này, giúp người nghiên cứu có tầm nhìn khái quát về tiềm năng phát triển du lịch tại một số cồn và cù lao ở ĐBSCL. Từ đó có những đánh giá được giá trị của tiềm năng du lịch đó vào trong tương lai, dự báo nêu ra các biện pháp để có thể đề ra đúng phương hướng, kế hoạch khai thác, bảo tồn cho hợp lý để phục vụ cho việc nghiên cứu, du lịch. TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp bản đồ: Bản đồ được xem là “ngôn ngữ thứ 2” của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Thông qua bản đồ Việt Nam, bản đồ ĐBSCL (bản đồ về: du lịch, tự nhiên và hành chính) tôi đã xác định được vị trí của các cồn ở ĐBSCL để từ đó có thể đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn của các yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, diện tích… để thấy được những thuận lợi nhất định về tiềm năng phát triển du lịch ở một số cồn, cù lao ở ĐBSCL. Trong nghiên cứu ngành địa lý – du lịch, phương pháp bản đồ còn dùng để minh họa cho phần nội dung thêm sắc sảo, tinh tế, có sức lôi cuốn hơn. - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập thông tin từ nhiều nguồn: sách, báo, tạp chí, internet… - Phương pháp thực địa: khảo sát thực tế, quan sát, chụp ảnh… - Phương pháp Swot: phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, từ đó tìm ra cơ hội và định hướng phát triển. - Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu liên quan đến đề tài. - Phương điều tra xã hội học: phỏng vấn, ghi nhận ý kiến của du khách, chủ KDL Cồn, các hướng dẫn viên, lãnh đạo và sở thương mai – du lịch… - Phương pháp tin học: sử dụng công cụ tin học để thu thập tài liệu TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm du lịch: Du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội còn nhiều mới mẻ so với nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế kỷ XX và đến nay vẫn trong quá trình hoàn thiện. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch: - Theo hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Offcial Travel Oragnization – IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. - Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (ngày 21/08 – 05/09/1963) các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ ở với mục đích hòa bình. Nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”. - Theo I. Pirogionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi lưu trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. - Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canada (1991): “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian được các tổ chức du lịch định trước, mục đích của chuyến đi không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. - Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” - Nhìn từ góc độ kinh tế học: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch.” - Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO, 1994): “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức... và nhìn chung là những lý do không phải để kiếm tiền”. Ngày nay, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu trú khách du lịch.” 1.1.2. Phân Loại: Du lịch là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng và phức tạp nên có nhiều cách phân loại du lịch khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại du lịch thông dụng nhất. 1.1.2.1. Theo mục đích đi du lịch (nhu cầu đi du lịch) : Phân loại theo mục đích còn được gọi là động cơ đi du lịch. Tức là phân loại dựa vào mục đích chuyến đi của khách. Có thể chia thành các loại mục đích như sau: - Du lịch tham quan: Nhằm thỏa mãn nhu cầu đi xem phong cảnh đẹp, hưởng niềm vui được hiểu biết về đất nước, con người, sản vật tại nơi tham quan. Tham quan thường đi đôi với giải trí, làm cho đầu óc thêm sảng khoái, yêu đời… - Du lịch nghỉ ngơi (giải trí): Nhằm thay đổi môi trường, bứt khỏi công việc hàng ngày để giải phóng thân thể, đầu óc thảnh thơi. Nghỉ ngơi có thể kèm theo tham quan nhưng không di chuyển nhiều. Nghỉ ngơi cũng kèm theo các hoạt động giải trí để đầu óc thoải mái… - Du lịch chữa bệnh: Đi du lịch chữa bệnh gắn với các cơ sở chữa bệnh hoặc có điều kiện phục hồi sức khỏe (nguồn nước khoáng, khí hậu, khung cảnh thiên nhiên…). - Du lịch thể thao: Có nhiều loại hình thể thao trong hoạt động du lịch như săn bắn, leo núi, bơi thuyền, lướt ván, chơi golf. Người ta chia thành hai loại là : + Du lịch thể thao chủ động: du lịch để tham gia các hoạt động thể thao (leo núi, săn bắn, câu cá, bóng đá, bơi lội, trượt tuyết…) + Du lịch thể thao bị động: du lịch để xem thi đấu, trình diễn thể thao (thế vận hội, thi đấu bóng đá…). - Du lịch công vụ: Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến. Đây là sự kết hợp du lịch và công việc như đàm phán, giao dịch, tìm hiểu thị trường, nghiên cứu cơ hội đầu tư, đối tác, dự hội nghị, v.v… Đây là loại hình du lịch có nhu cầu cao về phương tiện vật chất nhưng khả năng thanh toán cao, các yếu tố ngẫu nhiên ít... - Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch lâu đời. Khách du lịch thực hiện chuyến đi để hành lễ. - Du lịch thăm hỏi: Du lịch thăm người thân thân, bạn bè, dự lễ cưới, lễ tang … Hiện nay, loại hình du lịch này khá phát triển. Ví dụ, hàng năm ở nước ta dòng khách Việt kiều về nước rất đông. TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL 1.1.2.2. Theo phạm vi lãnh thỗ: - Du lịch trong nước - Du lịch quốc tế 1.1.2.3. Theo địa bàn du lịch: - Du lịch núi - Du lịch nông thôn - Du lịch đô thị 1.1.2.4. Theo phương tiện du lịch: - Du lịch bằng xe đạp - Du lịch bằng ô tô - Du lịch bằng máy bay - Du lịch bằng tàu hỏa - Du lịch bằng tàu thủy 1.1.2.5. Theo thời gian du lịch: - Du lịch ngắn ngày - Du lịch dài ngày 1.1.2.6. Theo hình thức tổ chức: - Du lịch tự do - Du lịch có tổ chức 1.1.2.7. Theo thị trường du lịch: - Thị trường nhận khách (du lịch chủ động) - Thị trường gửi khách (du lịch bị động) 1.1.2.8. Theo tính chất hoạt động du lịch: - Du lịch khám phá - Du lịch mạo hiểm - Du lịch chuyên đề - Du lịch kết hợp 1.1.2.9. Theo kiểu lưu trú: - Khách ở khách sạn - Khách ở nhà khách và các cơ sở tương tự - Khách ở các nơi khác 1.1.2.10. Theo hành vi thực hiện của khách du lịch: - Khách đến lần đầu - Khách đến lại (tính từ lần thứ hai trở đi) 1.1.2.11. Theo đặc tính tinh thần của khách: - Khách đi cá nhân hay tập thể - Khách đi theo quyết định của bản thân hay phụ thuộc người khác TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL 1.1.2.12. Phân loại tổng hợp về du lịch: - Du lịch sinh thái - Du lịch văn hóa 1.1.3. Chức năng: - Chức năng kinh tế: Du lịch được mệnh danh là "Con gà đẻ trứng vàng" bởi nó đang là kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như nền kinh tế toàn cầu. Năm 1994, du lịch đã thu hút trên 528 triệu lượt khách quốc tế, tạo ra doanh thu 322 tỉ USD. Năm 1996 có 595 triệu. Năm 1997 đạt 617 triệu khách. Riêng khách du lịch quốc tế, năm 1999 toàn cầu đạt 635 triệu người, doanh thu đạt 455 tỉ USD. Năm 1995, du lịch tạo ra doanh thu 3400 tỉ USD, đóng góp 10,9% GDP toàn cầu. Năm 1996 du lịch tạo ra giá trị hàng hóa 3600 tỉ USD (10,6% GDP toàn cầu). Du lịch hiện nay là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia. Ở các nước du lịch phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Nhu cầu tiêu dùng trong du lịch là những nhu cầu đặc biệt: hiểu biết văn hóa, lịch sử, tham quan di tích, vãn cảnh thiên nhiên, bơi lặn, thể thao, tắm biển... Các nhu cầu này góp phần khai thác các giá trị văn hóa tinh thần và và tài nguyên thiên nhiên của đất nước vào phát triển kinh tế. Trong nhiều trường hợp, bán hàng qua du lịch còn thu được "địa tô du lịch". Điều đó thể hiện ở những cơ sở du lịch có vị trí thuận tiện, phong cảnh thiên nhiên đẹp... Ví dụ, giá thuê phòng của khách sạn ở vị trí trung tâm thường cao hơn giá phòng ở những nơi xa trung tâm; hoặc các phòng hướng ra biển giá cao hơn các phòng không nhìn ra biển... Việc tiêu dùng dịch vụ và hàng hóa vật chất trong du lịch xảy ra cùng một thời gian và cùng một địa điểm nơi sản xuất chúng. Vì vậy, khách du lịch đến và tiêu dùng tại nơi có hàng hóa. Điều đó góp phần giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng; đồng thời nó cũng tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng nhanh vòng quay vốn trong hoạt động du lịch. Đối với du lịch quốc tế, thu nhập từ du lịch được gọi là “xuất khẩu vô hình". "Xuất khẩu" bằng du lịch phần lớn là xuất khẩu dịch vụ (lưu trú, vận chuyển, dịch vụ bổ sung...) đó là điều mà ngành xuất khẩu thực sự không thực hiện được. Riêng đối với hàng hóa vật chất, người ta gọi bán hàng cho khách nước ngoài tại điểm du lịch là "xuất khẩu tại chỗ". Việc bán hàng cho khách du lịch thường đạt hiệu quả cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu cùng một loại hàng. Các hàng hóa tiêu dùng trong du lịch (thức ăn, trái cây, rau xanh, hàng lưu niệm, đặc sản địa phương...) là những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương. "Xuất khẩu tại chỗ" bằng du lịch là bán hàng với giá bán lẻ nên cao hơn bán giá sĩ nếu xuất khẩu theo con đường ngoại thương. Mặt khác "xuất khẩu tại chỗ" giảm nhiều chi phí: đóng gói, vận chuyển, bảo TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL quản, thuế xuất khẩu, bảo hiểm... Ví dụ, ở Thụy Sĩ cùng một món hàng bán cho khách du lịch được 20 USD thì xuất khẩu thực sự chỉ thu được 6 USD. Du lịch là ngành thu hút nhiều lao động, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Như trên đã nêu, du lịch hiện nay có số lao động trên 200 triệu người (chiếm 10% lao động toàn thế giới). Như vậy là, trung bình cứ 10 người lao động thì có 1 người làm việc trong ngành du lịch. Số này chưa kể lực lượng gián tiếp tham gia vào phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Phong trào phát triển du lịch nhân dân đang tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu nhập cho người dân. Theo chuyên gia kinh tế, 1 phòng khách sạn ở các nước phát triển tạo ra 1 đến 1,2 việc làm. Nếu kể cả lao động gián tiếp (thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp, thương mại,... thì Địa Trung Hải và Caribê, khoảng 30-35% việc làm là du lịch. Các hoạt động du lịch liên quan đến các loại hình dịch vụ : vận chuyển, lưu trú, y tế, thông tin... sẽ thúc đẩy các ngành này phát triển. Trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi khối lượng rất lớn về vật tư hàng hóa. Đó là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp điện, nước...) Để khai thác một điểm tài nguyên du lịch, đòi hỏi phải đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật; vì vậy sẽ thúc đẩy xây dựng đường sá, mạng lưới thương mại, bưu điện,... đồng thời cũng thúc đẩy các ngành thông tin, y tế, văn hóa,... phát triển. Ngoài ra, du lịch còn đánh thức các ngành sản xuất thủ công cổ truyền. Du lịch cũng là một công cụ quảng cáo "không mất tiền" cho nước chủ nhà. Khi khách đến một quốc gia để du lịch, họ sẽ làm quen với nhiều sản phẩm ở đó. Khi trở về họ sẽ chú ý đến các mặt hàng trên thị trường của nước họ, mặt khác họ có thể sẽ là người quãng bá, tiếp thị tự nhiên rất có hiệu quả cho các sản phẩm mà họ biết đến qua con đường du lịch. Ví dụ, khách du lịch Bắc Âu khi đến Việt Nam mới biết nước ta cũng xuất khẩu cà phê và có những sản phẩm chế biến từ cà phê chất lượng cao. Trước đó, họ chỉ biết đến cà phê của Brazin. Ngoài ra, du lịch còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, mở rộng thị trường: tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng kinh tế, ... - Chức năng sinh thái: Du lịch tạo sự gắn bó của con người với môi trường, đưa con người đến thiên nhiên... Ở các nước công nghiệp, nhu cầu du lịch thường hình thành bởi sự mong muốn được thay đổi không khí ngột ngạt của các khu công nghiệp với khói, bụi và tiếng ồn. Trên cơ sở đó, du lịch giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên và nâng cao sự hiểu biết về thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. Tiếp xúc với thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, tâm lý con người trở nên thanh thản, cân bằng. Từ đó họ thấy tăng thêm lòng yêu thiên nhiên và ý thức giữ gìn môi trường sống. TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tư bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Các nguồn thu từ du lịch là cơ sở quan trọng để đầu tư cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Ví dụ, người ta đã đầu tư khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. HCM) để biến nó thành khu du lịch sinh thái. Một số khu du lịch khác người ta phát triển nghề nuôi các động vật hoang dã để bảo tồn chúng và phục vụ cho du lịch. Việc chuyển đổi hợp lý nghề nghiệp của người dân ở những cần bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho họ tham gia phục vụ du lịch cũng là biện pháp rất hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ, trước đây nhiều vùng ven biển người dân sống bằng nghề săn bắt cá voi làm cho nó có nguy cơ bị tuyệt chủng, nay người ta đầu tư xây dựng các khu du lịch và chuyển những người săn cá voi sang nghề hướng dẫn khách tham quan cá voi. Nhờ vậy, ngư dân có thêm nguồn thu nhập, họ sẽ không săn bắt cá voi. - Chức năng văn hóa – chính trị – xã hội: Du lịch góp phần làm thỏa mãn con người, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết... Dân gian Việt Nam có câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn, hoặc Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn". Du lịch còn góp phần phục hồi và nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, nâng cao thể lực và khả năng lao động. Theo các nghiên cứu về sinh học cho thấy, nhờ chế độ nghĩ ngơi và du lịch hợp lý, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%, bệnh về hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% (Crivôsep, Dorin 1981). Như vậy, du lịch góp phần giảm đáng kể các chi phí của xã hội cho việc khám và chữa bệnh, nâng cao số ngày làm việc và năng suất của xã hội. Du lịch là yếu tố làm tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia... Du lịch góp phần tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua các chuyến tham quan du lịch đến Việt Nam, khách nước ngoài sẽ chứng kiến những thành tựu của đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao... Như vậy, những bằng chứng thực tế thông qua các chuyến du lịch sẽ là cách tuyên truyền thuyết phục nhất. Du lịch cũng góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Khi người Việt Nam đi du lịch nước ngoài chúng ta sẽ có dịp so sánh và thấy được những ưu điểm và nhược điểm của đất nước mình so với các nước khác. Như vậy, lòng yêu nước sẽ có cơ sở vững chắc hơn. Mặt khác, mỗi khi đi xa người ta thường có tình cảm sâu đậm hơn với những gì mà thường ngày mình thấy quá quen thộc và gần gũi. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: "Khi ta ở chỉ là nơi đất, Khi ta đi đất bổng hóa tâm hồn". Đó là hiệu ứng rất tự nhiên và rất mạnh mẽ cho lòng yêu quê hương đất nước của mỗi con người. TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng góp phần củng cố hòa bình thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà WTO lại lấy chủ đề cho năm du lịch 1967 là "Du lịch là giấy thông hành của hòa bình". Du lịch quốc tế làm cho con người hiểu biết nhau và xích lại gần nhau. Chuyến đi du lịch quốc tế giúp cho người ta thêm gần gũi và thân thiện với nhau hơn, nhờ vậy mà nó tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 1.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH: 1.2.1. Khái niệm: Tài nguyên hiểu theo nghĩa chung nhất là tất cả các nguồn vật chất, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống và sản xuất của mình. Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các yếu tố tự nhiên còn tài nguyên nhân văn gắn liền với các yếu tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch luôn được coi là tiên đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển của du lịch. Bản thân tài nguyên du lịch cũng có tính lịch sử và có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu phát triển du lịch. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): "Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Luật Du lịch Việt Nam (2005): "Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản đế hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch". Như vậy, có thể hiểu rằng: "Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch". 1.2.2 Phân loại: 1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Địa hình: Địa hình là những đặc điểm bên ngoài của bề mặt đất. Địa hình biểu hiện bằng các yếu tố như độ cao, độ dốc, trạng thái... Người ta thường chia tổng quát địa hình thành 3 dạng: miền núi, đồng bằng, biển và bờ biển. Địa hình miền núi thường rất đa dạng và có nhiều khả năng thu hút khách du lịch. Có rất nhiều loại hình du lịch ở miền núi: du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, săn bắn, leo núi và thể thao, du lịch mạo hiểm... Địa hình núi thường có rừng, thác nước và hang động... Vì vậy, miền núi có nhiều hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên, hạn chế của du lịch miền núi là giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển... TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL Địa hình biển và bờ biển có khả năng khai thác du lịch khá thuận lợi, nhất là du lịch biển: tắm biển, nghỉ biển, du thuyền ra đảo, lặn biển và các loại hình du lịch thể thao. Ngoài ra, biển có nhiều hải đảo nên khả năng khai thác rất đa dạng. Địa hình đồng bằng thường đơn điệu nên ít có khả năng trực tiếp phát triển du lịch. Tuy nhiên, đồng bằng là nơi dân cư tập trung sinh sống nên cũng có khả năng phát triển du lịch. - Khí hậu: Khí hậu có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người. Trước hết, trạng thái của cơ thể con người gắn liền với các chỉ số sinh khí hậu, nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Những nơi có khí hậu thích hợp thì thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Ví dụ ở Việt Nam, Sa Pa và Đà Lạt là hai điểm du lịch rất nổi tiếng. Khí hậu còn tạo ra nhịp điệu mùa của du lịch. Thường thì mùa hè là mùa du lịch của các vùng bãi biển nhiệt đới. Mùa Đông lại là mùa của các điểm du lịch thể thao ở các vùng ôn đới... Nhịp điệu của mùa du lịch cũng có thể gián tiếp hình thành do mùa sinh hoạt của con người. Ví dụ, người Việt Nam có câu: Tháng Giêng là tháng ăn chơi. - Nước: Tài nguyên sinh vật cũng có giá trị du lịch rất to lớn của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên... là những nơi còn tồn tại nhiều loài động thực vật nguyên sinh rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu... Các tài nguyên sinh vật còn có thể tổ chức thành các điểm tham quan sinh vật hoang dã... Tài nguyên sinh vật còn phục vụ cho loại hình du lịch săn bắn, câu cá... + Các hiện tượng tự nhiên đặc biệt: Có nhiều hiện tượng thiên nhiên độc đáo và đặc sắc tạo nên sự thu hút khách. Ví dụ hiện tượng nhật thực, tuyết rơi, đêm trắng Bắc cực... 1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: - Di tích lịch sử văn hóa: Di tích lịch sử văn hóa – đó là những gì mà quá khứ để lại. Di tích được chia làm 4 nhóm chủ yếu sau : + Di tích khảo cổ: là những di tích liên quan đến các nền văn hóa cổ của loài người trên thế giới. Thường bao gồm những loại hình là di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. + Di tích lịch sử : liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các di tích lịch sử thường là các nơi xảy ra các sự kiện lịch sử quan trọng như những trận đánh lớn, những kinh đô cổ, những địa điểm liên quan đến các nhân vật lịch sử... + Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao tiêu biểu cho những thời kỳ lịch sử nhất định. Ví dụ như: đền tháp, đình, chùa, miếu, nhà thờ... + Danh lam thắng cảnh: đây là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu tố nhân tạo với tự nhiên. Các danh thắng thường thể hiện sự tinh tế và sự tô điểm của con người vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác. Ví dụ, núi Bài Thơ (Quảng Ninh), chùa Hương (Hà Tây)... TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỘT SỐ CỒN, CÙ LAO Ở ĐBSCL - Lễ hội: Lễ hội là những hình thức sinh hoạt cộng đồng của dân cư. Lễ hội có nhiều dạng nhưng thông thường đều bao gồm hai phần liên quan với nhau rất chặt chẽ: phần Lễ mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm, hoặc cầu chúc... phần Hội mang tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng. Đương nhiên có thể sự phân chia này cũng mang tính tương đối. Có thể có lễ hội hòa huyện cả hai phần làm một, có lễ hội thì phần lễ là chính hoặc có lễ hội lại chỉ có phần hội. Lễ hội có sức hấp dẫn du lịch rất cao. Người ta thường ví nó như những bảo tàng sống về văn hóa của cộng đồng. Khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội, mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội. - Làng nghề cổ truyền: Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt động kinh tế - xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo nên có nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công cũng mang nhiều giá trị nghệ thuật nên đã trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách. - Các đặc trưng văn hóa dân tộc: Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở nhiều mặt như trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hóa nghệ thuật... Vì vậy, khả năng khai thác du lịch cũng rất đa dạng và đặc sắc. - Sự kiện văn hóa - thể thao: Có rất nhiều yếu tố thuộc nhóm này. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản : + Các hội chợ, triển lãm: Hội chợ triển lãm rất đa dạng về loại hình và quy mô. Nó tạo ra khả năng thu hút nhiều loại đối tượng đến tham quan, mua sắm, tìm cơ hội thị trường... Hiện nay có xu hướng kết hợp hội chợ triển lãm với lễ hội. Ví dụ thế giới có rất nhiều loại lễ hội mang tính chất quảng bá thương mại và du lịch như lễ hội bia, lễ hội trái cây, lễ hội sôcôla... + Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu, thi âm nhạc... cũng là những sự kiện có tác động rất mạnh đến du lịch. - Các tài nguyên du lịch nhân văn khác : + Bảo tàng: đây là những điểm tham quan du lịch rất có giá trị giúp cho du khách tìm hiểu về các di tích, các hiện vật và nhiều chủ đề khá tập trung và hấp dẫn. + Công trình và sản phẩm kinh tế: Ví dụ như các cầu lớn, các nhà máy thủy điện, các đập và hồ nước nhân tạo, các đặc sản... +Giá trị văn hóa nghệ thuật, ẩm thực... 1.2.3 Vai trò: 1.2.3.1. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam: Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. TRẦN VẸN TOÀN (6075819) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng