Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiềm năng phát triển du lịch của chợ nổi trà ôn...

Tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch của chợ nổi trà ôn

.PDF
57
223
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH HỒ KIM NGÂN TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 05/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - DU LỊCH HỒ KIM NGÂN MSSV: 6086511 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: Th.S NGUYỄN TRỌNG NHÂN Cần Thơ, tháng 05/2012 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN LỜI CẢM ƠN ♦♦♦♦♦♦ Cuộc sống là một quá trình vượt đại dương với con thuyền của ý chí và lòng can đảm, nếu ta không tiếp tục chèo tới phía trước thì ắt hẳn ta sẽ bị lùi lại phía sau… Trong cuộc đời này, có những thứ mất đi sẽ không tìm lại được, và thời gian là một trong những thứ ấy… Vì lẽ đó, ta cần vững vàng vượt qua mọi chông gai bằng chính những quyết tâm mà bản thân ta có được, phải sống làm sao cho trọn vẹn với cuộc đời, để không phải ngậm ngùi thốt lên hai chữ “ giá như”. Bốn năm qua là một khoảng thời gian không đủ dài nhưng không quá ngắn để chính tôi nhận ra những điều quý giá trong cuộc sống đang tồn tại xung quanh tôi. Tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè là hành trang tiếp bước cho tôi bước đi trên những chặn đường phía trước. Tôi nhận ra, mình chưa bao giờ đơn độc vì lúc nào cũng có “họ” – những người thân, người thầy người cô, người bạn luôn bên tôi. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ thầy Nguyễn Trọng Nhân. Chính thầy là người giúp tôi nhận ra những sai sót mà kịp thời chỉnh sửa, thầy cũng chính là người định hướng bỗ trợ tôi trong việc lựa chọn đề tài. Không chỉ được học hỏi nhiều về kiến thức mà tôi còn học được từ thầy cách sống biết nắm bắt và làm chủ với những cơ hội đến với mình. Xin cảm ơn thầy! Vì thầy đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn và dạy tôi về cách sống trong cuộc đời này. Xin cảm ơn thầy cô bộ môn Lịch sử địa lý và du lịch! Cảm ơn phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trà Ôn! Cảm ơn chú Từ Hoàng Đương – chủ tịch hội khuyến học huyện Trà Ôn! Xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã luôn gắng bó, giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian qua! Bằng tất cả lòng thành, tôi xin chân thành cảm ơn mọi người đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi. Cho dù mai này cuộc sống có đẩy đưa tôi sang những ngã rẽ của cuộc đời vốn dĩ đầy màu sắc, tôi vẫn mang niềm cảm kích đó đi đến cuối chặn đường của cuộc sống bằng nghị lực và lòng tin mà mọi người đã trao cho tôi. Sinh viên Hồ Kim Ngân HỒ KIM NGÂN (6086511) 1 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................4 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................5 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................5 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................6 5.1. Quan điểm tổng hợp..............................................................................................6 5.2. Quan điểm viễn cảnh.............................................................................................6 5.3. Quan điểm hệ thống ..............................................................................................6 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................6 6.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu ...................................................................6 6.2 Phương pháp khảo sát thực địa...............................................................................7 6.3 Phương pháp bản đồ ..............................................................................................7 6.4. Phương pháp thống kê ..........................................................................................7 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................8 1.1. Du lịch..................................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm du lịch...............................................................................................8 1.1.2. Các chức năng của du lịch..................................................................................9 1.1.2.1. Chức năng xã hội. ...........................................................................................9 1.1.2.2. Chức năng kinh tế. ..........................................................................................9 1.1.2.3. Chức năng sinh thái.......................................................................................10 1.1.2.4. Chức năng chính trị. ......................................................................................10 1.1.3. Các loại hình du lịch ........................................................................................10 1.1.4. Tài nguyên du lịch ...........................................................................................13 1.2. Du lịch chợ nổi ..................................................................................................13 1.2.1 . Khái niệm du lịch chợ nổi ...............................................................................13 1.2.1.1. Khái niệm chợ nổi.........................................................................................13 1.2.1.2. Khái niệm du lịch chợ nổi .............................................................................14 1.2.2. Đặc điểm chợ nổi .............................................................................................14 1.2.3. Vai trò của chợ nổi trong phát triển du lịch ......................................................15 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch chợ nổi............16 1.2.4.1. Vị trí địa lý:...................................................................................................16 1.2.4.2. Nhu cầu trao đổi:...........................................................................................16 1.2.4.3. Nguồn cung nông sản và thị trường tiêu thụ ..................................................17 1.2.4.4. Chính sách nhà nước .....................................................................................17 1.2.4.5. Quy mô .........................................................................................................17 Chương 2: NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN ...................................................................................................................18 2.1. Tỉnh Vĩnh Long và tiềm năng phát triển du lịch .............................................18 2.1.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long............................................................................18 2.1.1.1. Lịch sử hình thành.........................................................................................18 2.1.1.2. Vị trí địa lý....................................................................................................19 2.1.1.3. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................19 2.1.1.4. Dân cư và truyền thống văn hóa ....................................................................22 2.2. Du lịch chợ nổi Trà Ôn .....................................................................................23 HỒ KIM NGÂN (6086511) 2 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN 2.2.1. Khái quát huyện Trà Ôn ...................................................................................23 2.2.1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Trà Ôn ..............................................................23 2.2.1.2. Vị trí địa lý....................................................................................................24 2.2.2. Những tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch chợ nổi Trà Ôn .........................25 2.2.2.1. Chợ nổi Trà Ôn – nét đẹp giao thương vùng sông nước.................................25 2.2.2.2. Cây bẹo – phương thức marketing của những thương hồ chợ nổi ..................26 2.2.2.3. Văn hóa thương hồ........................................................................................27 2.2.2.4. Sản vật nông thôn..........................................................................................29 2.2.2.5. Tín ngưỡng ........................................................................................................... 31 2.2.3. Những điểm du lịch lân cận..............................................................................32 2.2.3.1. Cù lao Mây – Lục Sĩ Thành ..........................................................................32 2.2.3.2. Lăng Ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn........................34 2.2.3.3. Đình thần làng Thiện Mỹ ..............................................................................36 2.2.4. Cơ sở vật chất – hạ tầng phục vụ du lịch chợ nổi..............................................37 2.2.5. Những nhân tố khác .........................................................................................38 2.2.6. Hiện trạng khai thác du lịch tại chợ nổi Trà Ôn………………………………..38 Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỢ NỔI TRÀ ÔN ...................................................................................................................41 3.1. Những định hướng phát triển du lịch ..............................................................41 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch huyện Trà Ôn ....................................................41 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch chợ nổi Trà Ôn ..................................................44 3.1.2.1. Đối tượng khách............................................................................................44 3.1.2.2. Sản phẩm và dịch vụ tại chợ nổi....................................................................45 3.2. Giải pháp phát triển..........................................................................................46 3.2.1. Tổ chức hoạt động của chợ...............................................................................46 3.2.2. Tổ chức thu gom và xử lý rác thải ....................................................................46 3.2.3. Thành lập Ban quản lý chợ...............................................................................46 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động chợ nổi................................47 3.2.5. Đa dạng hóa các loại hàng hóa, sản phẩm du lịch và mặt hàng lưu niệm ..........47 3.2.6. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ..............47 3.2.7. Xúc tiến, quảng bá du lịch chợ nổi Trà Ôn trên các phương tiện truyền thông..47 3.2.8. Tạo nguồn tài chính cho việc đầu tư phát triển du lịch chợ nổi .........................48 3.2.9. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ........................................................48 KẾT LUẬN ..............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................51 PHỤ LỤC.................................................................................................................52 HỒ KIM NGÂN (6086511) 3 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hơn 300 năm mở cỏi, từ miền Bắc mến yêu, ông cha ta đã đến để khai phá và phát triển đồng bằng sông Cửu Long thành vựa lúa của cả nước. Từ ngọn cỏ bờ ao, từ con sông đến những bờ đê quen thuộc đã gắn liền với người dân miền sông nước, để rồi nơi đây tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau làm nên hình ảnh mộc mạc, chân chất đậm nét riêng của người nông dân miền Tây Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long chi chít sông ngòi kênh rạch, vùng đất quanh năm có con nước lớn tràn bờ, nước ròng phơi bãi; có ghe thuyền sinh hoạt ngày đêm xuôi ngược trên sông... hình ảnh đó tự ngàn xưa, hôm nay vẫn vậy. Người ta nói rằng, sông nước là đặc thù của vùng đất miền Tây, vùng đất của hàng ngàn dòng sông, cửa sông đan xen như mạng nhện. Có sông ngòi, kênh, rạch, có phương tiện vận tải thủy, có người sinh hoạt mua bán trao đổi hàng hóa, tựu trung lại tất cả cảnh mua bán ngộ nghĩnh trên sông, người ta gọi là chợ nổi. Chợ là kết tinh của quá trình mưu sinh miệt mài, không mệt mỏi của ông cha ta nhằm thích nghi với hoàn cảnh mới và những sự thay đổi của xã hội. Cuộc sống của những thương hồ lênh đênh trên sông nước, lấy ghe thuyền làm nhà, sông nước làm quê hương. Vận mệnh của họ cũng phụ thuộc ít nhiều vào sự phát triển của chợ nổi. Cho nên chợ nổi có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân miền sông nước. Bên cạnh vai trò kinh tế, chợ nổi còn có ý nghĩa rất thiết thực trong phát triển du lịch của vùng bởi cái nét đặc trưng cho văn hóa của miền sông nước, bởi vẻ đẹp hiền hòa không tìm thấy ở một vùng miền nào khác của Việt Nam. Chính vì lẽ đó, chợ nổi thu hút bao du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu. Góp phần quảng bá và phát triển ngành du lịch Việt Nam với bạn bè trên thế giới. Chính vì thế, hình thức du lịch chợ nổi đang được rất nhiều du khách quan tâm. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằn chịt, hình ảnh chợ nổi đã trở nên quá quen thuộc với người dân miền sông nước. Vĩnh Long được xem như một hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi hệ sinh thái cũng như nét văn hóa đặc thù của vùng đất này. Phần lớn các tỉnh ở miền Tây đều có chợ nổi. Chợ nổi Trà Ôn, thuộc tỉnh Vĩnh Long là một trong những khu chợ tồn tại lâu đời và gắn với nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực. Thêm vào đó chợ nổi nằm bên một cù lao với những vườn cây trái bạt ngàn, là điều kiện thuận lợi cho chợ nổi phát triển du lịch. Nhận thấy những tiềm năng vốn có của chợ nổi Trà Ôn trong việc phát triển du lịch, nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu khai thác chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) trong phát triển du lịch” để nghiên cứu. Với những tiềm năng vốn có, tin rằng trong tương lai chợ nổi Trà Ôn sẽ là một điểm đến đầy hứa hẹn đối với du khách trong và ngoài nước. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Với mục đích tìm hiểu nhằm khai thác những tiềm năng của chợ nổi Trà Ôn cùng nét văn hóa độc đáo của người dân miền sông nước, đề tài “Nghiên cứu khai thác chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) trong phát triển du lịch” với những mục tiêu : HỒ KIM NGÂN (6086511) 4 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN - Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chợ nổi Trà Ôn. - Nét đặc trưng và thế mạnh phát triển du lịch của chợ nổi Trà Ôn - Vai trò chợ nổi Trà Ôn trong phát triển kinh tế và du lịch. - Hướng khai thác chợ nổi Trà Ôn trong phát triển du lịch. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong hoạt động du lịch có nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tôn giáo, du lịch Mice, du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, thể thao, lễ hội, chữa bệnh, mua sắm, ẩm thực và du lịch dã ngoại... Ở Vĩnh Long có những loại hình du lịch: du lịch sông nước, du lịch văn hóa truyền thống, du lịch vườn… Trong phạm vi nghiên cứu này tôi chỉ tập trung phân tích một bộ phận nhỏ của du lịch sông nước, đó là loại hình du lịch tham quan chợ nổi. Và cụ thể ở đây là loại hình du lịch tham quan chợ nổi Trà Ôn, cho nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là chợ nổi Trà Ôn. Cụ thể hơn là những tiềm năng, lợi thế và khả năng của chợ nổi Trà Ôn trong phát triển du lịch. Du lịch chợ nổi nói chung đã được rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, duy chợ nổi Trà Ôn vẫn còn khá mới và chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Cho nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề tài ở lĩnh vực du lịch và gói gọn trong phạm vi huyện Trà Ôn. Dựa vào những định hướng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long mà đưa ra những định hướng nhằm phát triển du lịch chợ nổi Trà Ôn. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chợ nổi trên sông – một trong những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửa Long nói riêng và chung trên cả nước cần được bảo tồn và phát huy. Chợ nổi là kết quả của sự sáng tạo của ông cha bao đời, cho nên hình ảnh chợ nổi xuất hiện trong văn học, thơ ca cùng nhiều tài liệu sách báo, tạp chí, internet... Chợ nổi Trà Ôn được tác giả Nhâm Hùng giới thiệu trong “ Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long” (Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2009). Ở đây tác giả đã đưa ra một cái nhìn khái quát về chợ nổi này, một trong những chợ nổi có bề dày lịch sử đáng chú ý ở đồng bằng sông Cửa Long. Đồng thời tác giả cũng nêu lên được những đặc điểm nổi bật của chợ nổi Trà Ôn so với những chợ nổi khác trong khu vực. Trong “Trà Ôn - Địa danh và lịch sử truyền thống” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2009, hội đồng biên soạn đứng ở góc độ cận cảnh và cái nhìn bao quát về chợ nổi Trà Ôn nên đã nhận thấy được những tiềm năng vốn có của chợ nổi trong việc chú trọng phát triển du lịch. Thêm vào đó, chợ nổi Trà Ôn còn được nhiều tác giả giới thiệu qua những bài báo như: “Chợ Trà Ôn xưa và nay” đăng trên báo Vĩnh Long, “Trà Ôn – Chợ nhóm trên sông” được đăng trên báo Kinh tế xã hội; “Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long) - nét đẹp giao thương vùng sông nước”, “Đặc sắc chợ nổi Trà Ôn” trên các website… Như vậy, đã có khá nhiều những bài viết giới thiệu về chợ nổi Trà Ôn. Tuy nhiên, chợ nổi Trà Ôn chỉ được mọi người biết đến với những bài giới thiệu khái quát, mang tính chất cung cấp thông tin hơn là nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, đề tài “Nghiên cứu khai thác chợ nổi Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) trong phát triển du lịch” sẽ giúp ta có cái nhìn tương đối toàn diện hơn về chợ nổi Trà Ôn. HỒ KIM NGÂN (6086511) 5 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp bao gồm nhiều mặt hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế... Do đó, để phát triển du lịch thì cần phải phát triển đồng bộ các ngành kinh tế khác vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đặt nó trong mối quan hệ với các thành phần tự nhiên và xã hội xung quanh trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. Đồng thời nó cũng thuộc hệ thống phát triển du lịch của đồng bằng sông Cửu Long nên cần phải có một cái nhìn tổng thể về du lịch chợ nổi Trà Ôn. Song song việc nghiên cứu về chợ nổi Trà Ôn, ta cần chú ý đến hoạt động du lịch ở khu vực lân cận như du lịch ở các nhà vườn, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa... đó là những vấn đề làm phong phú thêm cho đề tài nghiên cứu. 5.2. Quan điểm viễn cảnh Đề tài nhằm tìm hiểu khả năng phát triển du lịch của chợ nổi Trà Ôn. Vì thế cần phải có một tầm nhìn xa hơn về những bước phát triển trong tương lai của chợ nổi. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích những tiềm năng sẵn có để đưa ra những định hướng cùng giải pháp phù hợp góp phần phát triển chợ nổi Trà Ôn để chợ nổi có thể hòa hợp với những biến động của tự nhiên và xã hội. 5.3. Quan điểm hệ thống Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng rẻ mà là một bộ phận của toàn thể chứa đựng vật thể ấy. Quan điểm hệ thống yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét các tối tượng một cách toàn diện về nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trang thái vận động và phát triển, trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể để tìm ra các quy luật vận động của đối tượng. Du lịch chợ nổi Trà Ôn vẫn nằm trong hoạt động du lịch chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long và du lịch tỉnh Vĩnh Long. Cho nên để phát triển chợ nổi phải xem xét toàn bộ các bộ phận trong mối liên hệ hữu cơ với nhau để có được giải pháp tối ưu trong vấn đề phát triển. Đồng thời trong những bộ phận cấu thành nên chợ nổi, những điểm phụ cận có ý nghĩ rất quan trong trong quá trình hình thành cũng như phát triển của chợ. Thêm vào đó, con người nơi đây đã góp phần tạo nên nét văn hóa - cái hồn cho chợ nổi. Tất cả nằm trong một hệ thống nhất định, mà khi tập trung nghiên cứu ta phải đặc biệt chú ý đến tính hệ thống ấy để vấn đề nghiên cứu được logic, liền mạch và khoa học. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ phòng Văn hóa và Thông tin, thư viện huyện Trà Ôn, sách, báo, Website, tài liệu cá nhân của chú Từ Hoàng Đương... về các vấn đề liên quan đến du lịch huyện Trà Ôn, chợ nổi và du lịch chợ nổi Trà Ôn, tôi tiến HỒ KIM NGÂN (6086511) 6 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN hành phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm khai thác những thông tin và số liệu ở dạng thứ cấp phục vụ cho bài nghiên cứu. 6.2 Phương pháp khảo sát thực địa Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành thực địa rất nhiều lần để quan sát hoạt động du lịch, cảnh buôn bán, sinh hoạt của khách thương hồ và nông dân. Ngoài ra, tôi cũng đã đến Trà Ôn để tìm hiểu thực tế hoạt động của chợ, không gian chợ và các đối tượng có liên quan đến du lịch chợ nổi. Đây là phương pháp rất quan trọng để giúp người nghiên cứu có cái nhìn thực tiễn về chợ nổi. Qua đó phản ánh được những lợi thế cũng như những mặt hạn chế cần được khắc phục trong việc phát triển du lịch của chợ nổi Trà Ôn, hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa chợ nổi và các loại hình sản phẩm du lịch khác ở Trà Ôn. 6.3 Phương pháp bản đồ Bản đồ là công cụ phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vu du lịch, dòng chãy du khách... Trên cơ sở đó giúp người sử dụng phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch để xác định vị trí, phương hướng phát triển và tổ chức không gian cho tương lai. Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng của địa lý. Sử dụng bản đồ làm tăng tính trực quan của đề tài, cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về huyện Trà Ôn. Ngoài ra, phương pháp này còn phản ánh trung thực mối quan hệ về vị trí địa lý của Trà Ôn với các địa phương khác, tạo điều kiện thuận lợi khi tổ chức những tour liên kết tham quan chợ nổi nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch ở chợ nổi Trà Ôn. 6.4. Phương pháp thống kê Thống kê là một phương tiện rất tốt để rút ra những khẳng định từ kết quả nghiên cứu. Các nghiên cứu có tính bố trí thí nghiệm thì phải dùng thống kê để làm cơ sở so sánh, các số liệu nếu tính toán theo số trung bình thì cần phải kèm theo độ lệch chuẩn. Ở đề tài này, phương pháp thống kê rất có ít trong việc thống kê số lượng khách đã đến chợ nổi Trà Ôn trong những năm qua, từ đó chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về tiềm năng phát triển du lịch của chợ nổi này. HỒ KIM NGÂN (6086511) 7 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm du lịch Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay việc nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world - cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức. Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ. - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. - Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Theo tổ chức Du Lịch Thế Giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. HỒ KIM NGÂN (6086511) 8 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, … Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.2. Các chức năng của du lịch Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị. 1.1.2.1. Chức năng xã hội Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981). Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội. 1.1.2.2. Chức năng kinh tế HỒ KIM NGÂN (6086511) 9 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngoài ra chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. 1.1.2.3. Chức năng sinh thái Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người. Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau. 1.1.2.4. Chức năng chính trị Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)… kêu gọi hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1.1.3. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có tính phong phú và đa dạng về loại hình. Đây la một số loại hình du lịch đang được nhiều du khách chú ý. Du lịch sinh thái (hay các tên gọi khác như: du lịch khám phá, du lịch thám hiểm, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm…). Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch rất được ưa chuộng trên thế giới. Thông qua loại hình du lịch này du khách có thể gần gũi hơn với thiên nhiên và qua đó thể hiện trách nhiệm của mình với thiên nhiên. Loại hình du lịch HỒ KIM NGÂN (6086511) 10 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN này rất đa dạng và mỗi nhóm du khách có thể tiếp cận với một cách nhau như có những du khách chọn loại hình khám phá nhằm tìm hiểu thế giới xung quanh để nâng cao hiểu biết của mình, có nhóm du khách thì chủ yếu muốn hòa mình vào thiên nhiên để trút đi không khí nặng nề của cuộc sống, có du khách thì muốn thể hiện trách nhiệm của mình với môi trường tự nhiên thông qua việc cải thiện môi trường tự nhiên. Nói chung du khách tham gia vào loại hình du lịch sinh thái này phải là những người có trách nhiệm với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Các đơn vị tổ chức chương trình du lịch này phải có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn du khách còn thiếu ý thức với môi trường tự nhiên để hướng tới một mục tiêu góp phần chống ô nhiễm trên toàn cầu. Những nơi có thể tổ chức được loại hình du lịch này chủ yếu là các khu vực miền song suối, đồi núi, đồng quê và đặc biệt là biển đảo. Du lịch MICE: Đây là loại hình kết hợp du lịch và tổ chức hoặc dự hội thảo, hội nghị. Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta nhưng bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đánh phấn khởi và khả quan. Loại hình du lịch này khi tổ chức phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện vật chất phục vụ khách du lịch về việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, đồng thời đội ngũ nhân viên tổ chức phải đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hội thảo hội nghị. Loại hình du lịch này thường mang về khoảng thu nhập cao vì hầu hết các thực khách tham gia loại hình này đều có khả năng chi trả rất cao. Du lịch tham quan: tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích một công tình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học hay cơ sở sản xuất… về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch.. Du lịch giải trí: Mục đích của chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bức ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng như tinh thần). Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tím đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành.. Trong chuyến đi du lịch nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được. Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết phải có các chương trình vui chơi, giải trí cho du khách trong chuyến đi. Với sự phát triển của xã hội, mức sống gia tăng, số người đi du lịch phần nhiều mang mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các trò chơi cũng gia tăng đáng kể. Để đáp ứng xu thế này cần quan tâm mở rộng các loại hình và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí như các công viên, các khu vui chơi giải trí. Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng. Theo một số học giả trên thế giới, với chế độ du lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm được trung bình 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Từ xa xưa người ta đã phát hiện giá trị phục hồi sức khỏe, giá trị chữa bệnh của các vùng biển miền Nam. Ngày nay, nhu cầu di nghỉ càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội. Số người đi nghỉ nhiều lần trong năm cũng tăng lên rõ rệt. Số người đi nghỉ cuối tuần ở các nước công nghiệp phát triển chiếm hơn 1/3 dân số. Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các vùng núi, vùng nông thôn, vùng ven bờ nước, đặc biệt là các bãi biển. HỒ KIM NGÂN (6086511) 11 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN Du lịch thể thao: Tham gia các hoạt động thể thao là nhu cầu thường thấy ở con người. Chơi thể thao nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, thể hiện mình …, được coi là một trong các mục đích du lịch. Đây là loại hình du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê các hoạt động thể thao của con người. Trong những dịp có thời gian rỗi, nhiều người thay vì chọn một chuyến đi nghỉ thụ động lại tìm đến những nơi có điều kiện để tự mình được chơi một môn thể thao nào đó nhưng không phải là tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để giải trí. Các hoạt động thể thao như săn bắt, câu cá, bơi thuyền, lướt ván … . Để kinh doanh loại hình này yêu cầu có các điều kiện tự nhiên thích hợp và có cơ sở trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ thể. Mặt khác nhân viên cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho du khách chơi đúng quy cách. Có thể phân biệt thể thao chủ động và thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là loại hình mà du khách tham gia trực tiếp vào một hay nhiều môn thể thao, trong đó có tất cả những môn thể thao mạo hiểm, nhằm mục đích thể hiện bản thân, rèn luyện sức khỏe. Du lịch thể thao thụ động là các chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao mà du khách ưa thích. Trong trường hợp này các cổ động viên chính là du khách. Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch phổ biến hiện nay. Du lịch văn hóa rất đa dạng nhưng trong đó loại hình lễ hội có thể nói là loại hình thu hút du khách hơn cả. Chính vì vậy, việc khôi phục các lễ hội truyền thống, việc tổ chức, khai thác các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của ngành du lịch. Tham gia vào lễ hội, du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng. Du khách tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những khó chịu của cuộc sống đời thường. Có lẽ vì thế nên du khách đi vì mục đích này ít quan tâm đến sự thiếu thốn trong dịch vụ hơn những du khách đi vì mục đích khác. Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo – du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch phổ biến. Đó là các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo. Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu về tôn giáo. Điểm đến của du khách này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa… . Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu – Du lịch nghiên cứu: Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Nhiều môn học, ngành học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi trường, sinh học, dân tộc học… Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây dựng các chương trình du lịch đặc thù thích hợp với yêu cầu của từng ngành. Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm thân – Du lịch thăm thân: Đối với những nước có nhiều ngoại kiều, loại hình du lịch này rất được coi trọng vì nó đáp nhu cầu giao tiếp, thăm hỏi của những người thân giữa các miền, các nước. Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh – Du lịch kinh doanh: Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, HỒ KIM NGÂN (6086511) 12 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN đặc biệt là thương gia. Tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác kinh doanh… là những mục tiêu chính của họ trong chuyến đi. Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt. Đây là nhóm đối tượng du khách chiếm tỷ lệ khá cao so với các nhóm đôi tượng du khách khác trong ngành du lịch. Fam Trip là một chuyến đi gần gũi và thân thiện dành cho các công ty lữ hành để giới thiệu cho họ các sản phẩm du lịch tốt tại các điểm đến. Đây là một hình thức mới, tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả xúc tiến, vì chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều đối tác để giới thiệu sản phẩm du lịch của đơn vị mình. Chương trình Face to Face: là những cuộc gặp mặt và làm việc trực tiếp của các đối tác kinh doanh về du lịch. 1.1.4. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): "Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch". Tài nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. 1.2. DU LỊCH CHỢ NỔI 1.2.1 . Khái niệm du lịch chợ nổi 1.2.1.1. Khái niệm chợ nổi Ở đồng bằng sông Cửu Long, chợ được hình thành từ rất sớm cùng với nền văn minh lúa nước. Chợ là nơi nhộn nhịp, nơi hội tụ nhiều hàng hóa đa dạng, tập trung nhiều người với mục đích là mua bán, trao đổi sản phẩm. Nói đến chợ, người ta thường nghĩ ngay đến các tên gọi khác nhau như: chợ lớn, chợ nhỏ, chợ cũ, chợ trời, chợ chồm hổm, chợ gạo, chợ cá….Tuy nhiên, có một loại hình chợ được mọi người biết và nhắc đến, nó “không giống ai” từ hình thức đến cách rao hàng. Điểm khác biệt nổi bật đáng chú ý ở đây là mọi hoạt động mua bán đều diễn ra trên sông. Đó chính là Chợ nổi. Chợ nổi là một nét văn hóa mang tính đặc thù rất riêng chỉ có ở vùng sông nước Cửu Long. Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm. HỒ KIM NGÂN (6086511) 13 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN Từ xa xưa đã có chợ dinh, chợ huyện, chợ tổng, chợ làng. Chợ lớn họp cả ngày, chợ nhỏ thường họp vào buổi sáng. Đặc biệt có chợ chỉ nhóm vào ban đêm nên gọi là “chợ ma”, “chợ đêm”. Cũng tương tự như thế, chợ nhóm họp trên sông, trôi nổi trên mặt nước được gọi là “chợ nổi”. Cụ thể hơn, chợ nổi là cách nhóm chợ ngay trên mặt sông. Người bán kẻ mua đều giao thương trên những chiếc ghe, tàu, xuồng… neo đậu trong một khoảng không gian nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định và thường là vào buổi bình minh. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, xuồng của cư dân và thương hồ neo đậu tại các ngã ba, ngã tư sông chờ con nước lớn, chờ mối hàng, trao đổi mua bán… lâu dần chợ nổi nhộn nhịp tự bao giờ, đó chính là một nét văn đặc thù của vùng sông nước miền Tây – văn hóa chợ nổi. 1.2.1.2. Khái niệm du lịch chợ nổi Du lịch chợ nổi là một loại hình du lịch hình thành và phát triển dựa trên cơ sở khai thác những nét đẹp tự nhiên của sông nước và văn hóa thương hồ sẵn có ở chợ nổi. Mục đích khách du lịch đến với chợ nổi thường là tìm hiểu thông qua các hoạt động tham quan, nghiên cứu. 1.2.2. Đặc điểm chợ nổi Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước nơi hợp lưu các tuyến chính trong giao thông thủy bộ. Ở nơi đó cả người bán và người mua đều dùng ghe làm phương tiện vận tải và di chuyển. Miền tây Nam Bộ với khí hậu nhiệt đới gió mùa và dòng sông Cửu Long chở nặng phù sa đã bồi đắp nên một vùng cây trái trĩu cành cùng những dòng sông nhiều cá tôm. Vì vậy, mà ở chợ nổi miền tây, mặt hàng phổ biến nhất vẫn là hoa quả và thủy sản. Qua bao đời nay, các chợ nổi miền Tây vẫn giữ nguyên nét sinh hoạt đặc trưng này. Từ đây, cây trái và tôm cá sẽ theo các thương lái xuôi dòng tỏa đi khắp cả nước... Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá: nếu rộng quá thì nơi đây thường xuất hiện các phương tiện chạy với tốc độ cao, tạo ra những lượn sóng lớn một cách dễ dàng và rất nguy hiểm, nếu hẹp quá sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển trao đổi mua bán trên sông và rất dễ va quẹt với nhau. Hơn nữa những vị trí này cũng không được sâu quá mà cũng không cạn quá. Nếu sông sâu quá thì khó cho việc ghe thuyền neo đậu và cạn quá thì việc di dời ghe thuyền từ bến này sang bến khác luôn gặp trở ngại và khó khăn. Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng. Người đi mua cũng bằng xuồng. Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa cơ man nào là ghe thuyền, mặc dù vậy vẫn rất hiếm khi có một vụ va quẹt nào xảy ra. Người miền Nam chân chất, thì người dân thương hồ miền Tây còn chân chất và đáng yêu hơn. Họ sống với nhau bằng cái tình sông nước, mênh mông và rộng rãi như mặt nước sông hồ. Chợ nổi theo đúng nghĩa đen của nó là loại hình chợ họp trên sông, là nét văn hóa... giữa vùng sông nước liên hoàn, hàng trăm ghe thuyền tập trung về đây để sinh hoạt mua bán trao đổi. Chợ nổi thường hoạt động từ sáng sớm đến chiều tối nhưng tập trung và nhộn nhịp nhất là vào các buổi sáng. Sản phẩm mua bán chủ yếu của chợ nổi là trái cây và các loại rau màu, củ quả mà dân gian thường gọi là hàng bông. Bên cạnh HỒ KIM NGÂN (6086511) 14 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN các mặt hàng này là các dạng thực phẩm tươi sống (thịt cá) cho đến các loại thức ăn, nước uống rất đa dạng. Một trong những nét độc đáo của sinh hoạt buôn bán ở chợ nổi là những ký hiệu thường xuất hiện trên mui ghe mà dân gian thường gọi là bẹo để thông báo cho mọi người biết ghe mình bán hàng gì. “Bẹo” là thuật ngữ dân gian mà nghĩa ban đầu là bẹo hình... Trong khi đó bẹo ở các ghe mua bán là sự đưa ra sản phẩm mình muốn bán, treo nó lên. Chẳng hạn như cam, xoài, mận, dừa, chuối, mía... Với cách tiếp thị độc đáo này, những người mua tới chợ từ xa đã quan sát thấy. Các ghe bán hàng ăn uống thì lại không treo gì, ghe nào treo lá dừa trên một cây sào thì hiểu ngay là họ muốn bán chính chiếc ghe ấy. Chợ nổi là nơi tụ họp của rất nhiều cư dân đến từ khắp các tỉnh miền Tây. Người ta phân biệt ghe thuyền ở các địa phương thông qua số hiệu ghi trên mạn thuyền như TG (Tiền Giang), BT (Bến Tre), HG (Hậu Giang)... Có thể nói chợ nổi miền Tây là nơi mua bán các sản phẩm miệt vườn hay người dân tự làm ra. Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế của chính quyền địa phương. Họ là những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương. Những người buôn bán trên sông rất tin vào vận may, hên xui may rủi. Họ cho rằng buôn bán trên sông là nghề “bà cậu”, đầu xuôi thì đuôi lọt, mua nhanh bán nhanh, mua mai bán đắt. Vì vậy vào buổi sáng họ cầu mong gặp được một người mở hàng có duyên cho một ngày bán đắt. Đây là một dạng thức đặc thù của giới mua bán nói chung: tín ngưỡng về việc mở hàng, tín ngưỡng về vía lành vía dữ. Nói đến miền Tây Nam Bộ là nói đến hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Để thích nghi với điều kiện tự nhiên này, giao thông thủy bộ từ xưa đã quyết định đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội mang tính khu vực. Môi trường sông nước buộc con người phải có thái độ thích nghi để tồn tại và phát triển. Chợ nổi chính là sản phẩm của quá trình ứng xử của cư dân Nam Bộ với môi trường sông nước kênh rạch. Khi đã thích nghi được với môi trường tự nhiên thì những thế ứng xử ấy đã trở thành đời sống kể cả tâm tư, tình cảm của con người với môi trường sông nước. Sinh hoạt của những người dân trên các chiếc ghe thương hồ đã mang những nét vừa đơn sơ chân chất vừa năng động nhạy bén, vừa góp phần chung cho sự phát triển xã hội, vừa mang nặng những nổi niềm riêng của cuộc sống thương hồ phiêu bạt, chắc hẳn rằng trong tâm tư tình cảm của họ, thì mái ấm gia đình, bàn thờ tổ tiên trong ngày 30 tết vẫn là những hoài vọng khôn nguôi. Để bù đắp phần nào sự hụt hẫng này, vào những ngày tết có nhiều ghe xa quê không về thăm được người thân, ngày 30 tết họ làm mâm cơm, đặt trước mũi ghe, khấn vái rước ông bà cùng về ăn tết với họ. Những ghe neo cạnh nhau, cùng tổ chức một cái tết trên sông thật đầm ấm. Kẻ có gà, người có vịt, cùng nhau chuẩn bị những món ăn ngon và cùng cảm thụ một mùa xuân xa xứ. (Nguồn: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 308, tháng 2-2010) 1.2.3. Vai trò của chợ nổi trong phát triển du lịch Ngoài ý nghĩ về mặt kinh tế, chợ nổi còn có vai trò hết sức quan trọng trong du lịch, là điểm đến đầy hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu. Số lượng khách đến tham quan sẽ nói lên sự phát triển bền vững của chợ nổi HỒ KIM NGÂN (6086511) 15 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN ở hiện tại và trong tương lai. Du lịch chợ nổi có phát triển thì ngành du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng được phát triển. Chợ nổi là một hình thức đặc thù của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long mà từ lâu dân cư ở đây đã sáng tạo ra. Chợ nổi có tầm quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy và chợ nổi trên sông là một hình thức mua bán rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh sống lúc bấy giờ. Chợ nổi là tấm gương phản chiếu văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, khi nói đến nét văn hóa vùng sông nước mọi người sẽ nghĩ ngay đến chợ nổi. Chợ nổi đi sâu vào tiềm thức người dân như một nét đặc trưng, một biểu tượng của vùng đất chín rồng. Đến đồng bằng sông Cửu Long mà không đi chợ nổi thì thật là một thiếu xót, đó cũng là động lực cho những du khách muốn đến tham quan, tìm hiểu du lịch chợ nổi. Song song đó, nguồn thu nhập từ du lịch chợ nổi góp phần đáng kể trong tổng thu nhập từ du lịch của du lịch đồng bằng sông Cửu Long, đem lại lợi ích cho nhiều công ty lữ hành và nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Cho nên chợ nổi có đóng góp rất tích cực trong sự phát triển chung của khu vực. Phát triển chợ nổi, bên cạnh việc phát huy những điểm mạnh nhưng cũng đồng thời lưu giữ lại những nét đẹp về văn hóa của ông cha từ bao đời. Đây là những giá trị sáng tạo vô cùng quý giá được đánh đổi bằng kinh nghiệm, vốn sống của cư dân miền sông nước. Khi chợ nổi được chú ý đầu tư phát triển, không chỉ góp phần quản bá hình ảnh vốn có của chợ nổi mà còn góp phần giới thiệu về hình ảnh du lịch Việt Nam. Với những dãy cù lao, vườn trái cây, đời sống của những thương hồ cùng nét văn hóa cư dân miền sông nước là những điểm độc đáo, giàu tiềm năng để khai thác du lịch. Cho nên, việc đầu tư phát triển du lịch chợ nổi là rất cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam. Phát triển du lịch chợ nổi cũng là xây dựng hình tượng du lịch Việt Nam với bạn bè trên thế giới. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch chợ nổi 1.2.4.1. Vị trí địa lý Chợ nổi thường được hợp ở những nơi đông dân cư, nơi là nút giao của khu vực. Cho nên ở những ngã ba, ngã tư sông thường xuất hiện chợ nổi. Với một vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đến những nơi trong khu vực và lân cận, chợ nổi dễ dàng phát triển, tạo thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa cũng như phát triển du lịch. Thêm vào đó, nếu một chợ nổi có vị trí gần trung tâm của khu vực, gần thị trường tiêu thụ (như chợ trên bờ, siêu thị...) hay gần những dãy cù lao, vườn tái cây... sẽ là một điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, vận chuyển nguồn hàng của chợ nổi. Vì vậy, vị trí địa lý là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của chợ nổi. 1.2.4.2. Nhu cầu trao đổi Khi những hàng hóa được sản xuất nhiều thì con người có nhu cầu đem trao đổi và buôn bán. Và cần thiết để có một nơi tập trung các sản phẩm cần trao đổi, chợ xuất hiện là yếu tố cần và rất tự nhiên. Chợ thường được họp ở những nơi tập trung dân cư đông đúc, do đường bộ và giao thông đường bộ chưa phát triển nên chợ nổi được hình HỒ KIM NGÂN (6086511) 16 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN thành ở những ngã ba, ngã tư sông. Nhu cầu mua bán ngày càng nhiều nên chợ nổi càng xuất hiện ở nhiều nơi. Chợ nổi xuất hiện tạo điều kiện thuận lợi cho thương hồ cũng như người dân địa phương trao đổi hàng hóa, tăng gia sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Cho nên nhu cầu trao đổi là một yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển chợ nổi. 1.2.4.3. Nguồn cung nông sản và thị trường tiêu thụ Hàng hóa chủ yếu được buôn bán ở chợ nổi là các loại nông sản như: rau, củ, quả... Mục đích của việc nhóm chợ là để trao đổi, buôn bán cho nên nếu không có nguồn nông sản cố định, phong phú thì một chợ nổi dù có vị trí khá thuận lợi trên một tuyến giao thông cũng khó lòng phát triển. Như nói trên, chợ là nơi cung cấp nông sản nên cần phải có những thị trường tiêu thụ tiềm năng lẫn cố định. Chợ trên bờ, hệ thống siêu thị, những thương hồ đến từ những địa phương lân cận... là những thị trường tiêu thụ đáng chú ý của chợ nổi. Cho nên, một thị nơi cung cấp nông sản phong phú với mặt hàng đa chủng loại, một nơi buôn bán sầm uất với tấp nập những ghe xuồng sẽ là một điểm đến đầy thú vị, thu hút du khách gần xa. 1.2.4.4. Chính sách nhà nước Từ xưa, do nhu cầu cũng như là một quy luật tất yếu mà chợ nổi được hình thành một cách tự phát. Rồi dần dần trở nên phổ biến và lan rộng khắp vùng, hàng hóa được trao đổi theo nguyên tắc “Thuận mua vừa bán”, đôi khi một con cá được đổi ngang với một rổ rau, hay một thúng khoai được đổi bằng một bao lúa... hiếm có những tiếng kỳ kèo trả giá hơn thua, cũng chẳng một ai đứng ra quản lý việc tổ chức hay phân định giá cả cho các mặt hàng. Tuy có những nguyên tắc hoạt động riêng của mình, nhưng chợ nổi ngày nay vẫn nằm trong sự quản lý chung của nhà nước. Những chính sách khả thi và thiết thực sẽ giúp chợ nổi phát triển bền vững, nâng cao khả năng khai thác về kinh tế lẫn du lịch. Chợ nổi có phát triển hay không, một phần chịu ảnh hưởng bởi những chính sách cũng như định hướng phát triển của nhà nước. 1.2.4.5. Quy mô Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long đa dạng về quy mô từ lớn, vừa đến nhỏ. Một chợ có quy mô lớn dễ dàng để mọi người biết đnế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch hơn là một chợ nhỏ. Vì vậy, quy mô chợ có ảnh hưởng phần nào đến sự pahts triển du lịch của một chợ nổi. Tuy nhiên, ngày nay vẫn có không ít du khách thích tìm đến những chợ nổi vừa và nhỏ, vì nơi đây vẫn còn giữ được nét hoang sơ, gần gũi với cuộc sống đời thường, và người dân nơi đây không bị thương mại hóa. HỒ KIM NGÂN (6086511) 17 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN Chương 2 NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHỢ NỔI TRÀ ÔN 2.1. TỈNH VĨNH LONG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Nam Bộ nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, vốn có bề dày lịch sử lâu đời, rải rác trong các tư tịch cổ vẫn còn ghi chép lại những tư liệu về vùng đất này. Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất mới phương Nam trước khi chế độ phong kiến thiết lập cai trị. Qua một thời gian dài, phạm vi và diện mạo của địa bàn khai phá được mở rộng hơn và ngày càng có những thay đổi đáng kể. Tỉnh Vĩnh Long xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn, vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực của thị xã Vĩnh Long cũ, nay thuộc khu vực thành phố Vĩnh Long). Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ. Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn. Nhờ đất đai màu mỡ bởi phù sa sông Cổ Chiên và sông Hậu tường xuyên bồi đắp, lại có nước ngọt quanh năm. Thêm vào đó giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm..., dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện. Sự thành lập của dinh Long Hồ vào năm Nhâm Tý (1732) đã trở thành mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đối với tiến trình lịch sử phía Nam sông Tiền nói chung và lịch sử Vĩnh Long nói riêng. Có thể nói tỉnh Vĩnh Long được khai sinh khi dinh Long Hồ được thành lập. HỒ KIM NGÂN (6086511) 18 LUẬN VĂN TÔT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan