Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Tích hợp vật lý trong giảng dạy đia ly 10...

Tài liệu Tích hợp vật lý trong giảng dạy đia ly 10

.DOC
21
494
116

Mô tả:

MỤC LỤC Trang PHẦN I - MỞ ĐẦU ............................................................................................................2 I. Lý do chọn sáng kiến ........................................................................................................2 II. Mục đích sáng kiến ..........................................................................................................2 III. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 PHẦN II - NỘI DUNG........................................................................................................3 I. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.............................................................3 II. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.................................................................................3 III. Nội dung sáng kiến..........................................................................................................3 IV. Kết quả ..........................................................................................................................14 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................15 I. Những bài học kinh nghiệm.............................................................................................15 II. Ý nghĩa, vai trò của sáng kiến........................................................................................15 III. Những kiến nghị, đề xuất..............................................................................................16 PHỤ LỤC...........................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................21 Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn sáng kiến: Môn Địa lí là bộ môn khoa học có tính tổng hợp, đối tượng nghiên cứu của nó là thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp lãnh thổ trong đó các yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau quyết định ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên Địa lí luôn hướng dẫn học sinh tìm ra mối quan hệ giữa các hiện tượng, luôn tập cho học sinh thói quen nhìn sự vật trong mối quan hệ với nhau. Do đặc trưng bộ môn vừa mang tính chất môn khoa học tự nhiên, vừa mang tính chất môn khoa học xã hội, nên trong chương trình giảng dạy địa lý, để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế xã hội chúng ta cần phải vận dụng kiến thức các môn học khác. Vì lý do đó, tôi nhận thấy rằng, Địa lý không tách rời các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Giáo dục,... Trên cơ sở đó, tôi thấy rằng, trong chương trình giảng dạy lớp 10 phần địa lý tự nhiên, có thể vận dụng kiến thức một số môn khoa học khác trong giảng dạy Địa lý nhằm mang lại nhiều hiệu quả và hứng thú, nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên. Trong chương trình 10 Địa lý THPT cần vận dụng nhiều kiến thức Vật lý để giải thích các hiện tượng Địa lý tự nhiên. Vì thế tôi đã viết sáng kiến: “Ứng dụng kiến thức khoa học Vật lý nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên trong giảng dạy Địa lý 10 THPT”. II. Mục đích sáng kiến - Tiếp cận phương pháp dạy học tích hợp, liên môn trong trường trung học phổ thông. - Giúp học sinh thông hiểu sâu sắc các vấn đề và giải thích các hiện tượng Địa lý một cách khoa học. - Mang lại nhiều hiệu quả và hứng thú học tập, nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên. III. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Địa lý tự nhiên 10 THPT (chương trình chuyên) Môn khoa học cần vận dụng kiến thức: Vật lý Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 2 PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Chúng ta biết là bản thân những sự vật, hiện tượng địa lý tự nhiên đôi khi rất trừu tượng, khó có thể giải thích cho học sinh bản chất của chúng. Để chuyển tải cho học sinh những kiến thức khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Trước đây, trong giảng dạy địa lý còn nặng về cung cấp kiến thức một cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh và trong việc tiếp thu bài học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích bộ môn Địa lý và chất lượng bộ môn chưa cao. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng để học sinh nắm rõ bản chất vấn đề thì cần phải giải thích rõ nguyên nhân chứ không phải là lý thuyết suông. Trước đây các nội dung có liên quan đến các kiến thức khoa học tự nhiên như vật lý thì giáo viên thường kiến nghị học sinh tìm hiểu thêm và xem lại các kiến thức phổ thông về vật lý hay có thể hỏi trực tiếp giáo viên bộ môn vật lý để hiểu rõ hơn. Nhưng trong thực tế các em học quá nhiều môn nên sẽ không có thời gian tìm hiểu kĩ hơn về nội dung đã học. Vì thế các em chỉ hiểu một cách máy móc vấn đề và không thể giải thích được bản chất của các sự vật, hiện tượng, nên đối với các câu hỏi vận dụng, nâng cao, đặc biệt là các đề thi học sinh giỏi các em chưa thể giải quyết tốt, chặt chẽ vấn đề đặt ra. II. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh không chỉ học các môn khoa học tự nhiên mà còn có các môn khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh, …và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Giáo dục công dân… Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Trong đó môn Địa lý có mối liên hệ không chỉ môn Hóa học, Vật lí, mà còn Toán học, Sinh học,... Địa lý vừa là môn khoa học tự nhiên, vừa là môn khoa học xã hội nên trong dạy học học địa lý có rất nhiều hiện tượng cần phải tích hợp các khoa học khác để có thể giải thích cặn kẽ, giúp học sinh thể thông hiểu vấn đề. Chẳng học như: giải thích sự hình thành các dạng địa hình caxtơ, chúng ta phải vận dụng kiến thức hóa học đó là sự hòa tan vùng núi đá vôi (CaCO3) dưới tác dụng của nước (H2O); vận dụng các công thức toán học để tính toán Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 3 sự tăng trưởng dân số, mật độ dân số ...hay giải thích sự phân bố của các loại đất và thảm thực vật thông qua tính thích nghi trong sinh học, hay lực hấp dẫn của các thiên thể trong vật lý để giải thích các hiện tượng thủy triều, nhật thực, nguyệt thực,..... Như vậy, giảng dạy Địa lý không tách rời các môn học khác, mà sự tích hợp các môn học khác trong giảng dạy Địa lý sẽ gớp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn. Đặc biệt, trong chương trình Địa lý 10 nâng cao, có rất nhiều hiện tượng Địa lý cần phải vận dụng kiến thức Vật lý để giải thích thì học sinh mới có thể hiểu rõ vấn đề. III. Nội dung sáng kiến: Một số bài địa lý 10 có thể vận dụng kiến thức vật lý vào quá trình giảng dạy: @ Bài: Vũ trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Để giải thích « Tại sao Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống và phát triển ?” » chúng ta dựa và lực hấp dẫn giữa các thiên thể và vận tốc quay của trái đất. Niu-tơn là người đầu tiên đã kết hợp được những kết quả quan sát thiên văn về chuyển động của các hành tinh với những kết quả nghiên cứu về sự rơi của các vật trên Trái Đất và do đó đã phát hiện ra rằng mọi vật trong Vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng đã giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh đã giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 4 Từ kiến thức trên, chúng ta có thể kết luận rằng trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống, là do: - Vị trí – khoảng cách: Trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự quay quanh trục và quanh Mặt Trời với vận tốc quay thích hợp (không quá nhanh cũng không quá chậm) đã làm cho Trái Đất nhận được từ Mặt Trời một lượng bức xạ (ánh sáng, nhiệt độ) phù hợp tối ưu, tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển - Kích thước – khối lượng: Vừa đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn để giữ tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, làm cho Trái Đất có sự sống tồn tại. Trong đó, tầng khí quyển của Trái Đất có vai trò: cung cấp cho sinh vật những chất khí cần thiết (oxi, nito, cacbonic, hơi nước,…); điều hòa nhiệt độ (ngày-đêm, giữa các mùa); bảo vệ sinh vật trên Trái Đất (hấp thụ tia tử ngoại, tránh sự phá hoại của thiên thạch) - Chuyển động tự quay quanh trục: Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ, vừa đủ để tạo nhịp điệu ngày – đêm, do đó nhiệt độ giữa ngày đêm được điều hòa => sự sống tồn tại. - Chuyển động Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip. Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66 033’ và không đổi phương, tạo điều kiện cho góc nhập xạ của ánh sáng Mặt Trời vào ngày Hạ Chí lên tới 1 góc 90 0 ở đường chí tuyến B – N làm cho các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ điều hòa => sự sống tồn tại và phát triển. Hay « Khi Trái Đất tự quay quanh trục, các vật thể chuyển động trên Trái Đất bị lệch hướng do tác dụng của lực gì ? Ảnh hưởng của nó ra sao ? ». Trong vật lý, lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất là lực Coriolis (do trái đất hình cầu, trái đất tự quay với vận tốc không đều từ xích đạo đến cực). BBC :lệch bên phải. NBC lệch bên trái . Ảnh hưởng đối với các hiện tượng địa lý trên trái đất: + Đối với gió: BBC thổi lệch về phía bên phải, NBC thổi lệch về phía bên trái. + Đ/với dòng sông : BBC bờ phải bị xói mòn nhiều. NBC ngược lại. Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 5 + Đ/vời dòng biển : BBC các dòng biển tạo thành 1 vòng tròn khép kín theo chiều kim đồng hồ; NBC thì ngược chiều kim đồng hồ + Ngoài ra, lực này còn ảnh hưởng đến các hoạt động của con người như bắn đạn pháo, phóng tàu vũ trụ. Lực Coriolis @ Bài: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất cũng là do lực hấp dẫn giữa các thiên thể. @ Bài: Cấu trúc Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Để giải thích « nguyên nhân nào làm dịch chuyển của các mảng kiến tạo ? » chúng ta dựa vào hoạt động của các dòng vật chất đối lưu quánh dẻo có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên theo quy luật của trọng lực ma sát. Chuyển động được gây ra bởi lực ma sát giữa quyển mềm (manti) và thạch quyển. Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 6 1-Quyển mềm; 2-Thạch quyển; 3-Điểm nóng; 4-Vỏ đại dương; 5-Mảng hút chìm; 6-Vỏ lục địa; 7Đới tách giãn trên lục địa; 8-Ranh giới hội tụ; 9-Ranh giới phân kỳ; 10-Ranh giới chuyển dạng; 11Núi lửa dạng khiên; 12-Sống núi giữa đại dương; 13-Ranh giới mảng hội tụ; 14-Núi lửa dạng tầng; 15-Cung đảo núi lửa; 16-Mảng ; 17-Quyển mềm; 18-Rãnh đại dương. Lục địa/Lục địa. 1-Vỏ lục địa; 2-Thạch quyển; 3-Quyển mềm; 4-Vỏ đại dương cổ; 5-dãy núi; 6-Cao nguyên Đại dương/Lục địa. 1-Vỏ đại dương; 2-Thạch quyển; 3-Quyển mềm; 4-Vỏ lục địa; 5-Cung núi lửa; 6-Rãnh đại dương Đại dương/Đại dương. 1-Vỏ đại dương; 2-Thạch quyển; 3-Quyển mềm; 4-Vỏ lục địa; 5-Rãnh đại dương; 6-Cung đảo núi lửa Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 7 Các dòng đối lưu đi lên đã tạo ra các sóng núi đại dương và đây cũng chính là các dãy đứt gãy ở chỗ tiếp xúc của các mảng kiến tạo. các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây hiện tượng tách dãn và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển. Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là các vùng bất ổn; thường xẩy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa. @ Bài: Tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Giải thích « tác động nội lực có cơ chế như thế nào ? » Tác động nội lực thông qua vận động theo phương thẳng đứng và nằm ngang do tác động của các dòng vật chất đối lưu theo quy luật trọng lực. Hiện tượng đứt gãy Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 8 @ Bài: Tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Để giải thích « vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh ? » Chúng ta dựa vào sự thay đổi tỉ trọng của đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ. Các miền khí hậu khô nóng như vùng hoang mạc và bán hoang mạc là các khu vực có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ban ngày, nhiệt độ rất cao sẽ làm cho đá và khoáng vật nở ra, ban đêm đất tỏa nhiệt nhanh nên nhiệt độ rất thấp sẽ làm cho đá và khoáng vật co lại. Hiện tượng trên kéo dài sẽ lam cho đá và khoáng vật bị phá hủy, vỡ vụn. Các miền khí hậu lạnh thì do sự đóng băng của nước. Mùa mưa, nước tích đọng vào các lỗ trống của đá và khoáng vật, mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, nước đóng băng, thể tích nước tăng lên, tạo áp lực lớn lên thành các khe đá, làm đá và khoáng vật vỡ ra. Hay giải thích « cơ chế của quá trình vận chuyển và bồi tụ » là do động năng của các nhân tố ngoại lực và trọng lực Vận chuyển : vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của ngoại lực cuốn theo (gió thổi mang theo cát), vật liệu lớn lăn trên mặt dốc do chịu thêm tác dụng của trọng lực (cuội, sỏi, đá lăn trên sườn dốc). Bồi tụ : khi động năng giảm dần thì các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm, nếu động năng giảm đột ngột thì tất cả các vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. @ Bài: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Để giải thích « Nhiệt độ không khí tại sao thay đổi theo lục địa và đại dương ? » Chúng ta dựa vào tính chất hấp thu nhiệt của nước và đất khác nhau Nước và đất là 2 dung môi khác nhau nên khả năng hấp thu cũng như tỏa nhiệt khác nhau : Nước hấp thu nhiệt chậm và giữ nhiệt cũng lâu nên mùa Đông không lạnh lắm còn mùa Hạ không nóng nhiều làm khí hậu có tính ôn hòa , vì vậy biên độ nhiệt vùng địa dương nhỏ. Trái lại, đất có khả năng hấp thu nhiệt nhanh đồng thời tỏa nhiệt cũng mau , vì vậy chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm, giữa mùa Hạ và mùa Đông lớn làm khí hậu mang tính khắc nghiệt biên độ nhiệt cao @ Bài: Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 9 «Giải thích sự hình thành các đai khí áp và nguyên nhân làm thay đổi khí áp » là do các nguyên lý như sau : Áp suất khí quyển là áp suất của khí quyển Trái Đất tác dụng lên mọi vật ở bên trong nó và lên trên bề mặt Trái Đất, hay đơn giản là sức nặng của lượng không khí đè lên bề mặt cũng như mọi vật Trái Đất (còn gọi là khí áp). Được hình thành do nhiệt lực hoặc động lực. * Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm * Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng lên, khí áp tăng. * Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước làm khí áp giảm. « Giải thích sự hình thành các loại gió »: gió thổi từ các khu áp cao về các khu áp thấp và bị lệch hướng do lực Coriolis như đã trình bày ở phần trên . Các đai khí áp và gió trên Trái Đất Hay giải thích « cơ chế hoạt động của gió đất và gió biển như thế nào ? » chúng ta dựa vào sự hấp thu nhiệt khác nhau của nước và đất Sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và nước ở các vùng ven biển làm sinh ra gió đất và gió biển. Ban ngày, mặt đất nóng nhanh hơn, nhiệt độ lên cao, không khí nở ra trở thành khu áp thấp. Nước biển nóng chậm hơn mặt đất, nước vẫn còn lạnh, không khí trên mặt Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 10 biển trở thành khu áp cao sinh ra gió thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại, mặt đất tỏa nhiệt nhanh hơn, nhiệt độ hạ thấp, trở thành khu áp cao. Nước biển tỏa nhiệt chậm hơn, vẫn còn giữ nhiệt ban ngày, trở thành khu áp thấp nên có gió thổi từ đất ra biển. Gió biển và gió đất @ Bài : Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Để hiểu được « sự hình thành các hiện tượng thời tiết », chúng ta phải giúp học sinh nắm các khái niệm vật lý về độ ẩm và sự ngưng đọng hơi nước. Độ ẩm tuyệt đối, tương đối, bão hòa là gì ? Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sản xuất và đời sống ? Độ ẩm tuyệt đối: Là lượng hơi nước tính bằng gam trong 1m3 không khí ở 1 thời điểm nhất định. (g/m3) Độ ẩm bão hòa: là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 không khí có thể chứa được. (g/m3). Độ ẩm bão hòa thay đổi theo nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa nhiều hơi nước. VD: Trong 1m3 KK: + Ở 0 0 C chứa tối đa 5g + Ở 20 0 C chứa tối đa 17g + Ở 30 0 C chứa tối đa 30g Độ ẩm tương đối: Tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm bão hòa ở cùng nhiệt độ. Độ ẩm tương đối cho biết không khí khô hay ẩm. Khi độ ẩm tương đối bằng 100% nghĩa là không khí đã bão hòa hơi nước Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 11 VD: Ở 30 0 C hơi nước chứa tối đa 30g nghĩa là độ ẩm tương đối 100%. Nhưng ở nhiệt độ này, KK chỉ chứa 21g hơi nước thì độ ẩm tương đối là: 21g x 100% : 30 g = 70%. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sản xuất và đời sống : Độ ẩm tương đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm tương đối cao hơn 80% sẽ tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc hàng hóa trong kho và làm hư hỏng máy móc, dụng cụ điện tử, cơ khí, khí tài quân sự. Để bảo quản các thứ này ta phải thực hiện nhiều biện pháp chống ẩm như dùng các chất hút ẩm, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy... Hay giải thích « Tại sao có các hiện tượng thời tiết mây, mưa, sương mù ? » chúng ta dựa vào nguyên lý ngưng đọng hơi nước trong không khí. Không khí bão hòa khi đã chứa 1 lượng hơi nước tối đa. Không khí bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ tạo thành hạt nước và sinh ra sương mù, mây , mưa. + Hơi nước ngưng tụ ở dưới thấp gọi là sương mù + Hơi nước ngưng tụ ở độ cao từ 2 – 12km thành từng đám tạo thành mây. + Hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm hạt nước trong mây to dần. Khi đạt đường kính 0,5mm trở lên thì rơi xuống gọi là mưa. Tùy theo đăc điểm, người ta phân thành: tuyết, mưa rào, mưa đá, mưa phùn… * Tuyết rơi: nước rơi gặp nhiệt độ 0 0 C và không khí yên tĩnh. * Mưa đá: Vào mùa Hạ, thời tiết oi bức, không khí đối lưu mạnh, làm các hạt nước bị đẩy lên xuống nhiều lần, gặp lạnh trở thành các hạt băng, hạt băng to dần và rơi xuống. @ Bài: Sóng. Thủy triều. Dòng biển Giải thích « Vì sao có hiện tượng thủy triều ? » dựa vào lực hấp dẫn Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng đã giữ cho Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh đã giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời nhưng có sức hút với khối nước biển rất lớn do Mặt trăng ở gần Trái đất hơn nhiều so với Mặt trời. Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 12 Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. Hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái Đất, một số nguyên nhân khác như: khí tượng (sự thay đổi khí áp hằng ngày), địa chất (hiện tượng địa triều giúp cho hiện tượng thủy triều). Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thủy triều lớn nhất. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Tái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thủy triều nhỏ nhất. Hay để tìm hiểu « thế nào là tuần trăng ? » Chúng ta dựa vào các pha Mặt Trăng Pha Mặt Trăng hay là sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời khi quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất. Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Một nửa bề mặt của Mặt Trăng luôn được chiếu sáng bởi Mặt Trời (ngoại trừ lúc nguyệt thực), và tỉ lệ bán cầu được chiếu sáng khi quan sát từ Trái Đất thay đổi từ 0% (trăng mới hay trăng đầu tháng hoặc sóc) đến 100% (trăng tròn hay vọng). Biên của vùng được chiếu sáng và không được chiếu sáng của bán cầu được gọi là vùng phân giới hoặc vùng chạng vạng. Như vậy, tuần trăng là chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất mất 30 ngày. Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 13 Pha của Mặt Trăng phụ thuộc vào vị trí của nó trên quỹ đạo quanh Trái Đất và vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Hình vẽ này nhìn xuống Trái Đất từ cực bắc. Sự tự quay của Trái Đất và sự quay của Mặt Trăng trên quỹ đạo theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Ánh sáng Mặt Trời đến từ phía phải, kí hiệu bằng các mũi tên màu vàng. Từ hình này chúng ta thấy trăng tròn luôn xuất hiện khi Mặt Trời lặn và trăng lưỡi liềm già ở trên cao đỉnh đầu vào khoảng 9 giờ tối giờ địa phương. Triều kém Triều cường IV. Kết quả : Qua các tiết giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có ứng kiến thức vật lý, HS hiểu bài tốt hơn, kết quả làm bài kiểm tra đạt tỉ lệ cao hơn so với lúc mới thi đầu vào. Tỉ lệ (%) Kiểm tra đầu vào đội Bài kiểm tra lần 2 Giỏi Khá Trung bình Yếu bồi dưỡng HSG 1 3HS – 27,3% 5 HS – 45,5% 1HS – 9,1% 2HS – 18, 1% 4 HS – 36.4% 4HS – 36,4% 3HS – 27,2 0HS HS yêu thích môn học hơn, tự tin khi sử dụng kiến thức các môn học để giải thích qua lại cho bài học, các em hiểu rõ hơn cũng như giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Những bài học kinh nghiệm: Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 14 Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Trong quá trình dạy học Địa lý, cần phải chú ý đến việc xác định mức độ của việc tích hợp kiến thức phù hợp với đối tượng, nội dung dạy học và điều kiện học tập. Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. II. Ý nghĩa, vai trò của sáng kiến: Ưu điểm với học sinh Sáng kiến có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Ưu điểm với giáo viên Có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 15 III. Những kiến nghị, đề xuất: Các nghiên cứu tiếp theo có thể vận dụng các môn học khác như môn Văn học, Sinh, Sử,… trong dạy Địa lý ở phổ thông. Sáng kiến có thể sử dụng được đối với chương trình Địa lý 10 THPT cơ bản và phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. PHỤ LỤC BÀI KIỂM TRA LẦN 1 CÂU HỎI I: ( 5 điểm) Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 16 1. Những vị trí nào ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây? Hiện tượng này xuất hiện vào ngày nào trong năm? 2. Thành phố A có vĩ độ (10023’B): - Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại thành phố A Tìm tọa độ địa lý của điểm B biết rằng: B cách thành phố A 150 về phía Bắc và có giờ là 22g10’ – 14/1/2016 , cùng lúc đó giờ GMT là 1g30’ – 15/1/2016. ĐÁP ÁN CÂU HỎI I 1. Những vị trí ở bề mặt Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời mọc chính Đông, lặn chính Tây: (3.0đ) - Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn là chuyển động biểu kiến diễn ra hàng ngày, đó là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tuy nhiên không phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. (0.5đ) - Đứng ở bề mặt đất nhìn về phương Bắc, dang 2 tay ra hai bên, tay phải người quan sát là hướng Đông, tay trái người quan sát là hướng Tây. Khi Mặt Trời mọc chính Đông vào sáng sớm và lặn chính Tây vào chiều tà thì lúc giữa trưa 12h Mặt Trời phải ở đỉnh đầu người quan sát. (0.5đ) - Khu vực Mặt Trời lên thiên đỉnh mới thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây chỉ trong khu vực nội chí tuyến. Hiện tượng này chỉ đúng vào ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh mới nhìn thấy. (0.5đ) - Tại Xích đạo: thấy 2 ngày Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây. (0.5đ) (Ngày Xuân phân và Thu phân) - Ở chí tuyến Bắc: chỉ xảy ra 1 ngày (Hạ chí 22/6) (0.25đ) - Ở chí tuyến Nam: chỉ xảy ra 1 ngày (Đông chí 22/12) (0.25đ) - Những địa điểm khác ở trong vùng nội chí tuyến sẽ có 2 ngày quan sát thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây là 2 ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm đó. (0.5đ) - Vùng ngoại chí tuyến không bao giờ có hiện tượng này. 2. Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại thành phố A (1.0đ) Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến 10023’B mất 41 ngày (0.5đ) Vậy ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần I: 21/3 + 41 =1/5 (0.25đ) ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh lần II: 23/9 - 41 =13/8(0.25đ) Tìm tọa độ địa lý của điểm B (1.0đ) - Vĩ độ B: 10023’B + 150 =25023’B (0.5đ) - Kinh độ: (24g +1g30’ – 22g10’) x 15 = 500 T (0.5đ) (vì B có giờ trễ hơn kinh tuyến gốc) CÂU HỎI II: ( 5 điểm) Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 17 1. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: Sông ngòi, thổ nhưỡng, và sinh vật 2. Các yếu tố khí hậu nào biểu hiện rõ rệt nhất qua quy luật địa đới ? ĐÁP ÁN CÂU HỎI II 1. Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các yếu tố: (30đ) * Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi (0.5đ) - “Sông ngòi là hàm số của khí hậu” => Sông ngòi là hệ quả của khí hậu. (0.25đ) - Ở miền khí hậu nóng, hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước cho nước sông chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm của nơi đó. (0.25đ) * Ảnh hưởng của khí hậu đến thổ nhưỡng (1.0đ) - Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là nhiệt, ẩm + Nhiệt ẩm làm phân huỷ đá gốc và tiếp tục phong hoá thành đất. (0.25đ) + Ảnh hưởng tới sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong các tầng đất (0.25đ) + Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. - Ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật phát triển tốt sẽ hạn chế xói mòn đất,đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. (0.5đ) * Ảnh hưởng của khí hậu đến sinh vật (1.5đ) Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. - Nhiệt độ: Mỗi loài thích hợp với một giới hạn nhiệt nhất định. (0.25đ) + Loài ưa nhiệt: phân bố ở vùng Xích đạo, nhiệt đới. (0.25đ) + Loài chịu lạnh: phân bố ở vùng núi cao và các khu vực vĩ độ cao. - Nước và độ ẩm không khí: là môi trường để sinh vật phát triển. (0.25đ) + Những nơi có nhiệt, ẩm, nước thuận lợi như xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ấm và ẩm: sinh vật phát triển tốt. (0.25đ) + Hoang mạc khô hạn ít sinh vật sinh sống. - Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh (0.25đ) + Cây ưa sáng sống và phát triển tốt ở nơi đủ ánh sáng. (0.25đ) + Cây chịu bóng sống trong bóng râm, dưới tán các cây khác 2. Các yếu tố khí hậu biểu hiện rõ rệt nhất qua quy luật địa đới: (2.0đ) - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất (0.5đ) Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 18 - Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất (0.5đ) - Sự phân bố mưa theo vĩ độ (0.5đ) - Các đới khí hậu trên Trái Đất (0.5đ) BÀI KIỂM TRA LẦN 2 CÂU HỎI 1: ( 5 điểm) Câu 1: a. Vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hệ quả gì ? b. Tính thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ vào các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí của các địa phương: Hà Nội (21 001’B), thành phố Hồ Chí Minh (10040’B). ĐÁP ÁN CÂU HỎI 1 a. Vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo hình ELIP, trục Trái Đất nghiêng không đổi hướng với mặt phẳng quỹ đạo góc 66033’ (0.25đ) - Chiều chuyển động Tây sang Đông. (0.25đ) - Thời gian chuyển động 1 vòng trên qũy đạo là 365 ngày 5giờ 48 phút 46 giây (gọi là một NĂM, năm Thiên Văn) (0.5đ) Hệ quả: - Chuyển động biểu kiến hng năm của Mặt Trời (0.5đ) - Mùa trên Trái Đất. Cơ sở để xây dựng dương lịch (0.5đ) - Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ (0.5đ) - Hiện tượng chênh lệch thời gian giữa nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh (0.25đ) - Càng về cực biên độ dao động nhiệt càng lớn .Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên trái đất (0.25đ) b. Tính thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh và góc nhập xạ vào các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí + Hà Nội: 13/6 và 2/7 (0.5đ) + Thành phố Hồ Chí Minh: 3/5 và 12/8 (0.5đ) + Góc nhập xạ: (1.0đ) Vĩ độ Hà Nội Góc nhập xạ 21/3 22/6 23/9 22/12 68059’ 87034’ 68059’ 45032’ Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 19 Thành phố Hồ Chí Minh 79020’ 77013’ 79020’ 55053’ CÂU HỎI 2: ( 5 điểm) Dựa vào hình vẽ dưới đây: a. Hãy tính độ cao trung bình tại nơi có nhiệt độ 70C b. Hãy cho biết đây là hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng này. Vùng nào ở Việt Nam có hiện tượng này ? ĐÁP ÁN CÂU HỎI 2 a. Độ cao trung bình tại nơi có nhiệt độ 70C (05đ) Lên cao 1000m giảm 60C. Như vậy ở chân núi là 220C lên độ cao còn 70C là giảm 150C, độ cao đó là 2500m (1.0đ) b. Hiện tượng gió phơn: là loại gió thổi từ trên núi xuống rất khô và nóng (0.5đ) + Nguyên nhân hình thành: Do sự thay đổi nhiệt đổi theo chuẩn của không khí ẩm hoặc không khí khô (1.0đ) + Cơ chế hoạt động: Khi không khí mát và ẩm thổi tới một dãy núi bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ (trung bình ln cao 100m giảm 0,6 0C.) Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành vàg mưa rơi bên sườn đón gió; khi không khí vượt qua sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên (trung bình là 100m tăng 10C) nên sườn khuất gió có gió khô và rất nóng. (1.0đ) + Việt Nam có hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào) chủ yếu ở Bắc Trung Bộ (các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) (1.0đ) Tích hợp kiếến thức vật lý trong giảng dạy ĐL 10 - Ng ười th ực hi ện: Tốếng Ng ọc Diếễm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan