Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở TÍCH HỢP LIÊN MÔN Tác hại và những giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì nilon....

Tài liệu TÍCH HỢP LIÊN MÔN Tác hại và những giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì nilon.

.DOC
11
2546
96

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC BÀI DỰ THI “CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC” TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THƯỢNG LÂM Địa chỉ: xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0433 734 329. Email: [email protected] Tên tình huống: Tác hại và những giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì nilon. Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ văn. Các môn học tích hợp: Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ. THÔNG TIN VỀ HỌC SINH: Họ và tên : Phạm Mĩ Duyên Ngày sinh: 24/5/2001 Lớp: 8B Họ và tên: Nguyễn Khánh Hường Ngày sinh: 28/2/2001 Lớp: 8B Mỹ Đức, tháng 12 năm 2014 1. Tình huống: Tác hại và những giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì nilon. Tan học, em và An trên đường về nhà khi đi qua chợ Thượng Lâm, chúng em thấy rất nhiều người sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm và các đồ dùng khác. Thấy vậy, chúng em bàn nhau cùng tiến hành một cuộc khảo sát về số lượng người sử dụng túi nilon tại cổng chợ . Qua cuộc khảo sát, chúng em thống kê được 99,9 % người dân ở xã khi đi chợ đều sử dụng túi nilon. Với thực trạng trên và những tác hại của bao bì nilon đã được học ở bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”, em và An quyết định cùng nhau viết một bài tuyên truyền Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. đến tất cả mọi người về tác hại và những giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì nilon. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống. Để giải quyết được vấn đề trên chúng ta cần phải: - Nắm được tính chất hóa học của nilon. - Biết được ảnh hưởng của bao bì nilon đối với môi trường, động thực vật và con người. - Đưa ra được các biện pháp hạn chế rác thải từ bao bì nilon. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Thu thập được một số thông tin trên trong văn bản “Thông tin Trái Đất năm 2000” trong SGK Ngữ văn 8( tập 1) và các thông tin dữ liệu trong các môn khoa học như: Sinh học, hóa học, địa lí. - Tìm hiểu thông tin trên internet, sách báo, hình ảnh thực tế địa phương. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Môn Hoá học lớp 8, 9: Tính chất hoá học và tác hại của bao bì nilon đối với sức khoẻ con người. - Môn Sinh học lớp 6: Ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do rác thải nilon gây ra. - Môn Giáo dục công dân: Các giải pháp hạn chế sử dụng bao bì nilon. - Môn Công nghệ: Quy trình tái chế để giảm lượng rác thải nilon ra môi trường. Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. - Môn Địa lí: Hiện tượng xói mòn đất ở vùng núi, hạn hán, lũ lụt. - Môn Mỹ thuật: Vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của bao bì nilon hoặc những giải pháp hạn chế. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Hiện nay bao bì nilon đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam do tính tiện lợi của nó như: rẻ tiền, nhẹ, dẻo, bền chắc… Khi mua bất kì đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, từ những loại hàng hóa có giá trị đến những vật dụng thông thường phục vụ cho đời sống hàng ngày: dưa, cà, cháo dinh dưỡng…, thì người mua luôn nhận được túi nilon để xách hàng hóa, thực phẩm . Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Hình 1. Sử dụng túi nilon là thói quen của nhiều người. Nhưng cũng ít ai biết rằng, túi nilon là một trong những mối đe dọa lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó. Nilon là một loại tơ kết hợp hóa học với đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên. Theo các nhà khoa học, các loại túi nilon phải mất từ 500 - 1000 năm mới tự phân hủy. Nếu bao bì nilon bị lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cây cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi và hiện tượng hạn hán, lũ lụt. Hình 2. Lũ lụt. Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Còn trên các dòng kênh, con rạch, ao hồ đều bắt gặp những chiếc túi nilon đang dập dềnh trôi nổi trên mặt nước. Từ đây, túi nilon sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh, làm các sinh vật chết khi nuốt phải và làm mất cảnh quan môi trường. Hình 3. Ô nhiễm môi trường và sinh vật chết do rác thải nilon. Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực hóa học, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit có hại cho người và động vật. Tệ hơn nữa, túi nilon làm bằng nhựa PVC khi cháy sẽ tạo ra chất điôxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc biệt, dùng túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Những loại túi nilon Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc. Ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, rác thải túi nilon đã được gọi là “ô nhiễm trắng”. Hình 4. Bãi rác thôn Nội, xã Thượng Lâm. Trung tâm công nghệ môi trường, cho biết để giảm thiểu bao bì nilon chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền tái sử dụng nhiều lần, hạn chế cấp phép các cơ sở sản xuất mới, khuyến khích tái chế, tái sử dụng. Mặt khác, cần trợ giá đối với các sản phẩm nilon tự hủy hoặc các sản phẩm sinh học. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã triển khai thực hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy (còn gọi là túi nilon)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về tác hại của bao bì nilon đối với môi Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. trường và sức khỏe. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu quả trong Đề án quốc gia về “Khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy" trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc hạn chế sử dụng bao bì nilon trong thời gian qua ở thành phố cũng chỉ dừng lại ở sự vận động là chính, như thông qua hoạt động của Ngày hội tái chế; Tháng sử dụng túi thân thiện... Để đạt được mục tiêu trên, đã có người đề xuất giải pháp: “Việc giải quyết vấn đề chất thải bao bì nilon khó phân hủy cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ. Chúng ta đang có nhiều điều kiện và giải pháp hứa hẹn khả năng thay thế túi nilon bằng các loại bao bì thân thiện môi trường. Việc nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học vào ứng dụng thay thế túi nilon cần nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy định, chính sách khích lệ thay đổi thói quen sử dụng túi nilon, định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm tác động xấu đến môi trường.” Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do bao bì nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi nhà nước chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do bao bì nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Để giảm thiểu và hạn chế lượng rác thải nilon thì chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Nhà nước cần đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp thu gom, tái chế bao bì nilon. Hình 5. Quy trình tái chế nilon. Chúng ta hãy hạn chế sử dụng bao bì nilon, giảm thiểu lượng bao nilon bằng cách: chỉ sử dụng khi thật cần thiết, sau khi dùng nên giặt phơi để có thể tái sử dụng. Sử dụng các túi xách đựng bằng tre nứa, gói đồ ăn bằng giấy, lá thay thế túi nilon. Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Hình 6. Gói thức ăn bằng giấy. Bằng những hiểu biết của mình truyên truyền về tác hại của việc sử dụng bao bì nilon cho gia đình, bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau đưa ra những giải pháp tốt hơn cho vấn đề sử dụng bao bì nilon trước khi vứt bỏ chúng đến mức gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của bao bì nilon hoặc các biện pháp hạn chế sử dụng bao bì nilon. Hãy vì sức khỏe của chính mình và môi trường sống của chúng ta. Hãy cùng nhau hành động: “Nói không với bao bì nilon”. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, có đầy đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Việc giải quyết thành công tình huống “Tác hại và những giải pháp hạn chế sử dụng bao bì nilon” Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. giúp chúng em nắm bắt kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn của mình vào thực tiễn. Hạn chế sử dụng bao bì nilon chính là chúng ta đang góp phần bảo vệ môi trường sống, sức khỏe cộng đồng và cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam và thế giới xanh- sạch- đẹp. Nhóm học sinh thực hiện Duyên Phạm Mĩ Duyên Hường Nguyễn Khánh Hường Bài dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan