Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Tích hợp liên môn lịch sử 10 bài 25 tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới t...

Tài liệu Tích hợp liên môn lịch sử 10 bài 25 tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều nguyễn (nửa đầu thế kỉ xix)

.DOC
28
2052
70

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa - Hà Nội Địa chỉ: Số 34 - Ngõ 49 đường Huỳnh Thúc Kháng - Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 043.7731514; Email: [email protected] Thông tin về nhóm giáo viên dự thi: 1. Họ và tên: Tạ Thị Ngọc Tú Ngày sinh: 15 - 06 - 1985 Môn: Lịch sử Điện thoại: 0977.119.907; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Dương Thị Mai Hương Ngày sinh: 26 -12 -1971 Môn: Ngữ văn Điện thoại: 0946.050.656; Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC LIÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC, ÂM NHẠC TRONG DẠY HỌC BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: 1.1 Kiến thức môn Lịch sử - Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới vương triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Chế độ phong kiến nước ta đã bước vào giai đoạn suy vong. Nhà Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới. 1.2 Kiến thức môn Ngữ văn - Bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Ngữ văn 10 - Bài: Tác gia Nguyễn Du, các đoạn trích Truyện Kiều - Ngữ văn 10 - Bài: Tự tình- Hồ Xuân Hương - Ngữ văn 11 1 + Nắm được sự tác động của bối cảnh lịch sử, xã hội nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX đối với sự phát triển của văn học Việt Nam + Nắm những thành tựu rực rỡ về nội dung và nghệ thuật của văn học giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn với các tác giả tác phẩm tiêu biểu. 1.3 Kiến thức Âm nhạc - Nắm được sự phát triển và ảnh hưởng của nghệ thuật âm nhạc cung đình và dân gian trong đời sống văn hóa của nhân dân. - Hiểu biết về một trong những di sản văn hóa đặc sắc dưới triều Nguyễn - Nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 2. Về tư tưởng, tình cảm 2.1 Môn Lịch sử - Nhận thức được những cống hiến văn hóa đầu thời Nguyễn vào kho tàng văn hóa dân tộc chủ yếu thuộc về quần chúng nhân dân lao động - Giáo dục học sinh ý thức quan tâm đến đời sống của nhân dân đất nước mà trước hết là những người xung quanh 2.2 Môn Ngữ văn và Âm nhạc - Có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa tinh thần của dân tộc - Tự hào về truyền thống văn hóa và danh nhân của đất nước 3. Về kĩ năng Phát triển một số năng lực cho học sinh: - Năng lực phân tích, so sánh, gắn sự kiện với thực tế cụ thể - Năng lực khai thác và sử dụng hợp lí các kiến thức của nhiều lĩnh vực có lien quan đến bài học - Năng lực làm việc nhóm, trình bày một vấn đề II. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN CẦN VẬN DỤNG Do đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử là tổng thể của chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Vì vậy, khi dạy học muốn đạt được kết quả tốt nhất, giáo viên và học sinh cần phải vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề mà bài học đặt ra. Theo tôi để học bài này, học sinh cần có các kiến thức liên môn sau: - Kiến thức về Lịch sử, để biết được khái quát về lịch sử nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX, nhất là về chính trị, kinh tế, văn hóa 2 - Kiến thức về văn học để nhận biết được nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, phong cách của tác giả với sự chi phối của hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa đầu thế kỉ XIX dưới triều đại nhà Nguyễn. - Kiến thức về âm nhạc để hiểu biết về âm nhạc dân gian cũng như âm nhạc bác học thời nhà Nguyễn - một bộ phận quan trọng của văn hóa - Ngoài các kiến thức liên môn trên thì học sinh cũng cần đến các kiến thức của môn khác như: Tôn giáo, tư tưởng, giáo dục, kiến trúc, quân sự, kinh tế…. III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC a. Khối lớp Khối lớp 10: 10A1,10A2,10A3,10A4,10D1,10D2,10D3 b. Số lượng 235 học sinh c. Những đặc điểm cần thiết của học sinh theo học bài học Để bài học này đạt kết quả cao nhất, học sinh cần phải: - Yêu thích và có hứng thú với môn học. - Phải có tính tích cực, tính tự học, có năng lực hợp tác và có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề - Có khả năng khai thác, sử dụng các kiến thức liên môn để vận dụng vào bài học IV. Ý NGHĨA 1. Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học Việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn giúp chúng ta đạt được định hướng đổi mới phương pháp giáo dục là: - Giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn để tìm hiểu về tình hình triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa. - Giúp học sinh huy động được nhiều kĩ năng khác nhau để giải quyết vấn đề đặc biệt là kĩ năng liên hệ kiến thức với thực tiễn để từ đó thúc đẩy sự tìm tòi khám phá, tự học của học sinh… - Giúp học sinh biết cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu và đưa ra được phương pháp nghiên cứu đối tượng - Giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua việc khai thác, xử lí thông tin và trình bày một vấn đề logic, khoa học. - Phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. 3 - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất; khắc phục được lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn. - Phát huy năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Định hướng người học là trung tâm của quá trình dạy học là quan điểm định hướng chung trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Làm giàu thêm cho HS tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc... 2. Ý nghĩa đối với thực tiễn Việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn không chỉ giúp chúng ta đạt được định hướng đổi mới phương pháp giáo dục mà còn: - Làm giàu thêm cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước, của dân tộc. - Củng cố cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ các di sản văn hóa vật chất, tinh thần. V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên 1.1. Thiết bị dạy học - Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng sau cải cách hành chính) - Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian, các tác giả, tác phẩm văn học. - Máy tính - Máy chiếu - Mạng Internet 1. 2. Học liệu dạy học - Sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử lớp 10 - Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn lớp 10,11 - Tài liệu có liên quan đến lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX 1. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Soạn bài giảng điện tử 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên - Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến bài học - Hoạt động nhóm theo phân công của giáo viên - Hoàn thiện và báo cáo kết quả hoạt động nhóm VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 4 1. Giới thiệu bài học GV sử dụng đoạn clip biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế để dẫn vào bài mới. Giáo viên hỏi: Các em hãy quan sát và cho cô biết đây là loại hình âm nhạc gì? Gắn liền với triều đại phong kiến nào của Việt Nam? Học sinh trả lời: Giáo viên dẫn dắt: - Đoạn clip là loại hình âm nhạc: Nhã nhạc cung đình Huế. Đây cũng chính là một trong những thành tựu tiêu biểu của nước ta dưới triều đại nhà Nguyễn, hiện nay đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể vào năm 2003. - Bên cạnh Nhã nhạc cung đình Huế, triều Nguyễn còn có những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này trong bài học hôm nay: Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn ( Nửa đầu thế kỉ XIX). 2. Tổ chức các hoạt động dạy và học 2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu phần 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính sách ngoại giao - Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về kinh thành Huế, lăng tẩm các vua chúa nhà Nguyễn và lí giải sự thành lập vương triều Nguyễn. + Bối cảnh lịch sử: • Thế giới: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên tăng cường xâm lược các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh • Trong nước: Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua + Thời gian: 1802 + Kinh đô: Phú Xuân (Huế); + Tên nước : Việt Nam - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh có năng lực học tập tốt và có hứng thú về lịch sử triều Nguyễn lên thuyết trình bằng Powpoint về vấn đề: Nhà Nguyễn củng cố bộ máy nhà nước và thi hành chính sách ngoại giao 5 - Giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp nhận xét - Giáo viên kết luận: + Nhà Nguyễn củng cố bộ máy nhà nước: • Bộ máy hành chính Bộ máy hành chính thời Vua Gia Long Bộ máy hành chính thời Vua Minh Mạng: Vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên Ý nghĩa: Nền hành chính được thống nhất, khoa học, phù hợp về địa lý ð dân cư, phong tục tập quán; đặt cơ sở cho nền hành chính quốc gia sau này • Tuyển chọn quan lại: Ban đầu tuyển chọn người đi theo Nguyễn Ánh, về sau tuyển chọn qua giáo dục và khoa cử • Luật pháp: 1815 ban hành Hoàng Việt luật lệ. • Quân đội: Được tổ chức quy củ, trang bị khá nhiều vũ khí nhưng về cơ bản còn thô sơ lạc hậu. + Chính sách ngoại giao: • Đối với nhà Thanh: Thần phục • Đối với Chân Lạp, Lào: Bắt họ thần phục • Đối với phương Tây: Đóng cửa, không giao lưu, khiến cho đất nước bị cô lập, tụt hậu so với các nước phương Tây. 6 2. 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu phần 2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn - Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc sách giáo khoa: + Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nông nghiệp + Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình thủ công nghiệp + Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình thương nghiệp - Các nhóm làm việc nhóm và hoàn thành trên phiếu học tập. BÀI TẬP NHÓM: TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NGUYỄN 7 - Các nhóm dán kết quả làm việc nhóm và cử đại diện trình bày - Giáo viên kết luận: 2.3 Hoạt động 3: Tìm hiểu phần 3: Tình hình văn hóa - giáo dục 8 - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm chuẩn bị ở nhà tìm hiểu các nội dung liên quan đến tình hình văn hóa- giáo dục: + Nhóm 1: Tìm hiểu về lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng - Đóng thành tập san + Nhóm 2: Tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục - Thể hiện trên Báo tường + Nhóm 3: Tìm hiểu về lĩnh vực văn học - Đóng kịch: Tóm tắt truyện Kiều + Nhóm 4 : Tìm hiểu về lĩnh vực nghệ thuật - Làm clip giới thiệu - Học sinh 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên kết luận tình hình văn hóa - giáo dục dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. + Về tôn giáo, tư tưởng: • Độc tôn Nho giáo • Hạn chế Thiên chúa giáo + Về giáo dục: • Nho học được củng cố nhưng không phát triển như trước • Tổ chức các kì thi nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều so với thời kì trước + Về văn học • Văn học chữ Hán kém phát triển • Văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện, xuất hiện những tác giả lớn với các tác phẩm văn học xuất sắc: Truyện Kiều- Nguyễn Du, thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Bà Huyện Thanh Quan, hát nói Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... + Về nghệ thuật • Kiến trúc: Xây dựng cung điện, lăng tẩm, thành lũy (cột cờ Hà Nội), rạp hát đầu tiên được xây dựng. • Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển: Ca Huế, ví, tuồng, hò, vè, nhã nhạc cung đình VII. TỔNG KẾT BÁO CÁO 9 - Dựa trên kết quả báo cáo của các nhóm giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm đồng thời rút kinh nghiệm về những mặt còn hạn chế trong quá trình viết và trình bày báo cáo của các nhóm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thiện, bổ sung báo cáo VIII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Theo tôi tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết đề gồm cả ba mặt là nhận thức, kĩ năng và thái độ: - Đánh giá về mặt nhận thức không chỉ kiến thức mà còn năng lực tư duy của học sinh được đánh giá theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Đánh giá về mặt kĩ năng có các mức như: + Bắt chước + Thực hiện công việc theo chỉ dẫn + Hành động chuẩn xác + Hành động phối hợp - Đánh giá về mặt hành vi thái độ với tư cách là kết quả của một quá trình dạy học người ta thường chú ý đến cảm giác, thái độ, giá trị của người học ở các mức độ sau đây: + Tiếp nhận: tiếp thu, chấp nhận một giá trị nào đó. + Đáp ứng: thể hiện mong muốn tham gia một công việc hoặc một hành động nào đó. + Định giá: xác nhận định rõ giá trị của công việc + Tổ chức: sắp xếp, phối hợp hoạt động, chấp nhận và tích hợp giá trị mới vào hệ thống giá trị của bản thân - Đánh giá kết quả làm việc của học sinh, nên vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: quan sát cách làm việc của từng nhóm học sinh, sản phẩm trình bày của nhóm học sinh, dùng phiếu khảo sát mức độ hiểu biết về chủ đề học sinh được học... Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề tích hợp vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề: “Sử dụng kiến thức văn học, âm nhạc trong 10 việc dạy học Bài 2: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)”, có thể dùng phiếu khảo sát yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau đây: PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) Câu 1: Kinh đô nước Việt Nam thời Nguyễn A. Thăng Long B. Quy Nhơn C. Phú Xuân D. Gia Định Câu 2: Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? (Đánh dấu x vào ô em lựa chọn) Thần phục Nhà Thanh Thần phục Cham pa Bắt Lào, Campuchia thần phục Đóng cửa với phương Tây Câu 3: Nhận xét về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Câu 4: Nối tên các tác giả với những tác phẩm tương ứng Tác giả 1. Nguyễn Du Tác phẩm A. Lịch triều hiến chương loại chí 2. Đoàn Thị Điểm B. Đại Việt thông sử 3. Lê Quý Đôn C. Truyện Kiều 4. Phan Huy Chú D. Chinh phụ ngâm Câu 5: Bước sang thế kỉ XIX, dòng văn học nào phát triển đạt đỉnh cao? A. Văn học chữ Nôm B. Văn học chữ Hán C. Văn học dân gian D. Tất cả các dòng văn học 11 Câu 6: Nữ thi sĩ được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” là ai? A. Công chúa Ngọc Hân B. Bà huyện Thanh Quan C. Hồ Xuân Hương D. Đoàn Thị Điểm Câu 7: Hai tác giả đại biểu kiệt xuất nhất của dòng văn học chữ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung ở thế kỉ XIX? A. Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương B. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du C. Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm D. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương Câu 8: Điền vào chỗ trống: ………………… lúc đầu chỉ là thể loại ca nhạc thính phòng, hình thành đầu thế kỷ XIX dưới triều các vua Nguyễn, phục vụ trong cung đình. Khởi thủy, ……………... vốn dựa trên một số bài tế nhạc trong cung đình và một số sáng tác mới của các ông hoàng bà chúa, được thể hiện ở hệ nhạc khí dùng để đệm và diễn tấu, gồm có song tấu (đàn nguyệt-đàn tranh) và tam tấu (đàn nguyệt-đàn tranh và đàn tỳ bà) hay ngũ tuyệt (đàn nguyệt, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn tam thập lục và đàn bầu). Câu 9: Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa thế giới: vật thể và phi vật thể, đã đánh dấu một bước ngoặc về thế giới văn hóa của vùng đất này. Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân em về một trong hai di sản đó? ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ 12 IX. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH - Gồm 5 bản báo cáo theo chủ đề được phân công (phần phụ lục) Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Tạ Thị Ngọc Tú Dương Thị Mai Hương PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BÀI THUYẾT TRÌNH PHẦN 1. XÂY DỰNG CỦNG CỐ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC - CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO Slide 1: Chào, giới thiệu Slide 2: Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đó lại đổi thành Đại Nam. Slide 3: Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. - Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi.Từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thể của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi. 13 Slide 4: Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. - Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao. Slide 5: Ban đầu, quan lại được tuyển chọn từ những người trước đây theo Nguyễn Ánh, về sau, giáo dục, khoa cử trở thành nguồn tuyển chọn chính. Chế độ lương bổng được theo quy định, nhưng không có phần ruộng đất. Mặc dù có một số quan lại thanh liêm, nhưng một bộ phận đáng kể đã trở nên thoái hóa như ở cuối thời Lê. Slide 7: Quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến. Slide 8: Đối với nhà Thanh, triều đình Nguyễn chịu phục tùng, nhưng đối với Lào và Chân Lạp lại bắt họ phục tùng -Trước sự dòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ 14 15 PHỤ LỤC 2: TẬP SAN TÌNH HÌNH TÔN GIÁO DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 16 TÔN GIÁO DƯỚI THỜI NHÀ NGUYỄN 17 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ TÔN GIÁO Triều Nguyễn độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển. Các tôn giáo của nhà Nguyễn bao gồm: Công giáo, Nho giáo, Phật giáo và những tôn giáo dân gian khác. Thiên chúa giáo dưới thời nguyễn Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam từ năm 1533. Tính độc tôn và tính kiêu hãnh của Thiên chúa giáo cùng những nghi thức mang tính tương khắc với văn hóa truyền thống và sự lạm dụng chính trị của các thế lực bên ngoài đối với Thiên chúa giáo là nguyên nhân dẫn đến các chính sách đối với Thiên chúa giáo của nhà cầm quyền Việt Nam trong đó có triều Nguyễn. Nên việc truyền giáo và bảo vệ đạo là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân loại văn minh, họ không những không muốn thỏa hiệp với bất cứ tôn giáo nào mà phải xóa sạch các tôn giáo bản địa để xây dựng một Thiên chúa giáo độc tôn, một đức tin tuyệt đối về Chúa. Do vậy, họ đưa ra các điều cấm kỵ như cấm lạy xác người chết, cấm dâng hương đốt nến cho người chết, cấm đọc văn tế, cấm mặc tang phục. Những định hướng và giải pháp mang tính siêu hình và cưỡng chế nói trên đã chạm mạnh vào tư tưởng dân tộc và văn hóa truyền thống nên dễ gây ngộ nhận, kích động dẫn đến chính sách kỳ thị, cấm đạo của triều đình nhà Nguyễn và được đông đảo nhân dân vốn mang nặng tín ngưỡng sùng bái tổ tiên đồng tình ủng hộ. 18 Triều Gia Long (1802 – 1819) Trong các vua triều Nguyễn ở thời kỳ tự chủ, Gia Long là người rất có thiện chí với Thiên chúa giáo nhưng ông vẫn chủ trương bảo vệ Nho giáo và nghi lễ thờ cúng tổ tiên; ông cũng cho rằng địa ngục, thiên đàng của luận thuyết Thiên chúa giáo là sự dị đoan chỉ làm mê hoặc, quyến rũ những người thiếu hiểu biết. Triều Minh Mạng (1820 – 1840) Năm 1825, vua Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: “Các tôn giáo sai trái của người Tây Dương làm hư hỏng lòng người. Đã từ lâu nhiều tàu Tây Dương đến đây buôn bán và đã để lại các đạo trưởng trong vương quốc này. Các đạo trưởng đã lôi kéo và làm hỏng nhân tâm, làm suy thoái thuần phong mỹ tục. Đó chẳng phải tai họa lớn cho đất nước. Vậy phải chống lại sự lạm dụng này để đưa dân chúng trở lại con đường chính… phải canh phòng cẩn thận mặt hải cảng, miền núi, tất cả mọi ngả đường thủy bộ để ngăn không cho các đạo trưởng Tây Dương xâm nhập lén lút, trà trộn vào dân chúng để gieo rắc bóng đen trên vương quốc”. Bỏ hoạt động truyền giáo, Minh Mạng lệnh cho các giáo sĩ về kinh đô Huế lấy cớ là để dịch sách. Năm 1831, chính phủ Pháp cử một tàu đến Huế đặt lại quan hệ ngoại giao nhưng bị vua Minh Mạng cự tuyệt. Những động thái đối ngoại đầy kiêu kỳ này của Minh Mạng đã gây sự phản ứng cho nhiều giới chức Pháp. Tháng 10 năm 1839, Minh Mạng ban hành dụ cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền. Triều Tự Đức (1848 – 1883) Năm 1848, lúc mới lên ngôi vua, Tự Đức đã phê duyệt lệnh cấm đạo: “Phàm những đạo trưởng Tây Dương đến nước ta thì cho quân dân mọi người ai có thể bắt được nộp quan, thưởng cho 300 lạng bạc. Năm 1857, Tự Đức ra lệnh chém quan Tam phẩm Thái bộc Tự khanh Hồ Đình Hy vì viên quan theo Thiên chúa giáo nhưng không chịu bỏ đạo lại ngấm ngầm tiếp xúc với giặc, mưu phản quốc. Vụ án này có 29 giáo dân bị bắt, trong số đó có 17 người không chịu bỏ đạo nên bị lưu đày. 19 Năm 1865, Tự Đức lại ra một chỉ dụ chính thức cho phép các giáo sĩ tự do truyền giáo và dân chúng được tự do theo đạo. Tuy nhiên, sự nhượng bộ của triều đình không những đã dẫn đến bức xúc, phản đối kịch liệt của các sĩ tử dự kỳ thi Hương ở Huế, Hà Nội, Nam Định năm 1864 làm triều đình Tự Đức mất uy thế mà cũng là cớ để Pháp leo thang đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1868. Năm 1874, Pháp ép triều đình Huế ký hiệp ước công nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ và được tự do truyền giáo. Nho giáo dưới thời nguyễn Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt ṭ Nam, tam giáo (Nho, Phật và Lão Trang) đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành phong cách tư duy cũng như những giá trị tinh thần khác thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó, Nho giáo với tư cách trụ cột ý thức hệ của chế độ phong kiến Việt Nam hàng trăm năm, đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịchsử tư tưởng Việt Nam. Chủ trương độc tôn Nho giáo triều Nguyễn được xuất phát từ những tiền đề về chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như tư tưởng và văn hoá Đại Nam. Bởi vì, cho đến khi nhà Nguyễn thành lập năm 1802, ngoài Nho giáo thì các tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo không thể là phương tiện, công cụ hữu hiệu trong việc thiết lập bộ máy thống trị và cai quản đất nước được. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146