Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Tích hợp liên môn chủ đề nói không với việc sử dụng túi ni lông...

Tài liệu Tích hợp liên môn chủ đề nói không với việc sử dụng túi ni lông

.DOC
24
296
121

Mô tả:

Tác hại của túi nilon Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện sử dụng. Ngày nay, nó được sử dụng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hóa học hay đựng những phế liệu nhỏ, lưu hành từ chợ cho đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, những người bán hàng rong, len l ỏi vào mọi nơi của cuộc sống hiện đại. Sau khi hoàn thành chức năng của mình thì nh ững túi nilon này s ẽ tràn ng ập các bãi rác, chôn vùi dưới lòng đất, ao hồ, cống, rãnh… Chúng góp phần vào những hiện tượng như xói mòn, thoái dóa đất đai, ứ đọng nước thải, gây cản trở cho sự phát triển của cây trồng, tác nhân x ấu đ ối v ới môi trường sinh thái. Theo thống kê của sở Tài nguyên – Môi trường TP. HCM cho thấy, mỗi ngày ng ười dân Thành phố này thải ra môi trường khoảng 60 tấn túi nilon đã qua s ử dụng. Theo phân tích của các nhà khoa học, sau khi s ử dụng, rác th ải nilon ph ải m ất t ừ 500 đ ến 1000 năm mới tự phân hủy. Nguy hại đến sức khỏe con người Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực ph ẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim lo ại nh ư chì, cadimi (nh ững chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung th ư). N ếu x ử lý túi nilon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nilon chứa 2 ch ất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin c ực đ ộc Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon đ ược làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại t ới đâu. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định các loại túi giấy, giấy, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người. Một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân t ử đơn l ẻ c ủa ch ất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các lo ại túi này b ị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo qu ản khoa h ọc. Làm xấu cảnh quan http://tnmtyenbai.gov.vn/uploads/news/2009_07/1248746923.nv.jpg" > Hình ảnh túi nylon bay lung tung khắp nơi, mắc vào cây c ối hay hàng rào qu ả là chướng mắt và đáng buồn khi đây là thực tế ở rất rất nhiều nơi. Đem lại hiểm nguy với đời sống tự nhiên Nhiều loài động vật tự nhiên nhầm túi nylon là thức ăn và đi ều đó c ực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt là ở các khu vực gần biển, túi nylon dễ dàng khiến các sinh v ật dưới nước và các loài chim biển mắc lừa. Lâu phân hủy Nhiều nghiên cứu nói rằng phải mất tới 500, thậm chí 1000 năm đ ể túi nylon t ự phân rã hết. Nhưng chúng cũng chỉ mới được phát minh và ch ưa ai ki ểm ch ứng được điều này. Khó khăn khi tái chế Dù tái chế túi nylon tốn ít năng lượng hơn túi giấy nh ưng nó l ại có nhi ều r ắc r ối hơn. Một việc rất nhỏ là túi nhựa dễ khiến các bộ phận máy móc thu gom rác b ị mắc cũng làm người ta bực mình Cần nói "không" với túi ni-lông Nhân viên siêu thị Hapro phát túi thân thiện với môi trường cho khách hàng. Ni-lông và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người, khi mới phát minh ra, nhiều người tiêu dùng còn coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lông là ô nhiễm trắng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn là: Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai. Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái. Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa. Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi. Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí điô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường. Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi nilông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lactic ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư. Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi ni-lông khoảng hơn mười năm nay, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tại các bãi rác túi ni-lông nhiều vô kể. Còn trong các thùng rác gia đình hằng ngày đi đổ, ít nhất sẽ có hai chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó, khi mà mua bất kỳ đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, hàng vải hay bát, đũa... tất thảy dùng túi để đựng, để xách... Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người Việt Nam, hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Theo phân tích của các nhà khoa học về môi trường, nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường cần từ vài trăm năm đến cả nghìn năm mới có thể tự phân hủy được nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi ni-lông, chai, vỏ hộp bằng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử dụng túi nilông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy... Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi ni-lông thì phải mua với giá khá cao. Sử dụng túi vải, túi giấy khi đựng đồ thì được khuyến mại, phát không. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi ni-lông bằng việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhựa... Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố lớn. Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số doanh nghiệp, công ty, siêu thị bắt đầu ngừng cung cấp túi ni-lông cho khách hàng. Túi đựng hàng đa năng đã được các đơn vị lựa chọn. Theo ngành tài nguyên, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Chắc chắn, trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường. Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH) và cùng với nó là sự gia tăng chất thải sinh hoạt, trong đó có chất thải túi nilon. Các bao bì nilon hiện đang sử dụng ở nước ta và nhiều nước trên thế giới thuộc loại khó và lâu phân hủy. Những đặc điểm ưu việt trong sản xuất và tiêu dùng túi nilon đã làm lu mờ các tác hại đối với môi trường khi thải bỏ. Đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao túi nilon lại được dùng rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bất chấp những cảnh báo về tác hại to lớn và nhiều mặt tới môi trường, sức khỏe và trở thành vấn nạn trong quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1. Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải túi nilon ở nước ta Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxy đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Trong thực tế, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Túi nilon làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường do chất thải túi nilon hiện được các nhà môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”. Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nilon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn...) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nilon kèm theo để xách về. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý. Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn. Với số lượng và khối lượng túi nilon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay ở nước ta vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý. Đã có những đề xuất: cấm sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí...); công cụ giáo dục, nâng cao nhận thức nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao mà nguyên nhân chính yếu là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nilon. Chính điều này đã làm cho sản phẩm túi nilon hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội. Sự tiện dụng cao làm cho túi nilon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nilon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy. Các giải pháp công nghệ được đề xuất, kể cả các sản phẩm thay thế sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng loại túi thân thiện với môi trường cùng các cuộc vận động “nói không với túi nilon” do các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các doanh nghiệp nhưng vẫn không làm cho sản xuất và tiêu dùng túi nilon giảm đi mà trái lại, túi nilon vẫn gia tăng, môi trường hàng ngày vẫn phải nhận thêm chất thải túi nilon. Một thực trạng rất đáng lưu ý là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong đời sống xã hội. Xin dẫn ra 2 kết quả điều tra xã hội gần đây về thái độ ứng xử với túi nilon khó phân hủy: một điều tra xã hội với quy mô lớn (toàn quốc) do một tổ chức truyền thông lớn ở nước ta là VnExpress thực hiện và một điều tra với quy mô nhỏ (cộng đồng dân cư) do các phóng viên một tờ báo thực hiện. Giữa năm 2008, VnExpress thực hiện một điều tra xã hội học “điện tử” với kết quả là “Trong số hơn 25.000 bạn đọc được hỏi, có đến 92% muốn Chính phủ cấm dùng túi nilon hoặc giảm dần vì tác hại của nó”. Còn cuộc điều tra quy mô nhỏ do các phóng viên một tờ báo thực hiện vào đầu năm 2009 cũng cho kết quả gần như tương tự là có tới 98% người được hỏi đồng tình “Nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi nilon”. Như vậy, vấn đề chất thải túi nilon ở nước ta hiện đang được quan tâm của các bên liên quan với nhận thức khá tốt và khá rõ trong xã hội về tác hại và tính cấp thiết phải quản lý và xử lý chúng. 2. Một số gợi ý giải pháp chính sách Về giải pháp chính sách, xin trở lại với loại giải pháp hành chính là cấm lưu hành và sử dụng túi nilon như Trung Quốc hiện được áp dụng từ ngày 1/6/2008. Điều kiện để áp dụng giải pháp cấm đoán thường được nêu là có chế tài, bộ máy giám sát thực thi tốt, có vật dụng thay thế. Xin bổ sung thêm điều kiện nữa về kinh tế, điều kiện này là quan trọng, mang tính chất quyết định vì một khi thu nhập dân cư còn thấp thì hành vi của người tiêu dùng (cả người sản xuất, phân phối) tất yếu hướng nhiều vào loại hàng hóa, dịch vụ giá rẻ. Trong trường hợp túi nilon giá thì rẻ còn được khuyếch đại lên nhiều bởi tính tiện dụng, kết quả là người tiêu dùng thu nhập thấp lựa chọn túi nilon mặc dù nhận thức được tác hại tới môi trường và sức khỏe, sự cấm đoán sẽ ít tác dụng. Như vậy, đối với chất thải túi nilon nên hướng chủ yếu vào các giải pháp kinh tế. Các loại giải pháp khác (kể cả hành chính) là bổ sung, hỗ trợ. Cần cả 2 loại giải pháp kinh tế là công cụ thị trường và trợ giá. Về công cụ thị trường, đó là quan hệ cung - cầu và giá cả. Cần tăng cường cung cấp cho thị trường loại túi nilon thân thiện môi trường đồng thời hạn chế sản xuất và cung ứng loại túi nilon khó phân hủy. Năng lực sản xuất loại túi nilon thân thiện môi trường ở nước ta được đánh giá là có khả năng với công nghệ trong nước, đã đưa ra thăm dò thị trường một số năm gần đây nhưng kết quả chưa nhiều vì lý do chưa cạnh tranh được với loại túi nilon khó phân hủy đang thông dụng hiện nay về giá cả. Mặc dù đã có những cố gắng giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn còn cao hơn vài chục phần trăm so với sản xuất loại túi nilon khó phân hủy. Công ty ALTA ở TP Hồ Chí Minh đã sản xuất loại bao bì nhựa có thể tự phân hủy (từ 3 tháng đến lâu hơn tùy theo yêu cầu) từ năm 2003, đã đưa ra thăm dò thị trường và đang xuất khẩu mặt hàng này ra nước ngoài. Tuy nhiên, theo người phụ trách kinh doanh Công ty, do giá thành của bao bì nhựa tự hủy cao hơn bao bì nhựa thường từ 15 - 20% nên chưa được các khách hàng trong nước lựa chọn. Sự trợ giúp này về BVMT phù hợp với chức năng quản lý nhà nước và đã được luật định (Khoản 6, Điều 5; Mục c, khoản 2, Điều 111, Luật Bảo vệ môi trường 2005 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT). Nhiều nước trên thế giới cũng đang trợ giá cho các bao bì thân thiện môi trường (một số siêu thị ở Thái Lan áp dụng giảm 15 -30% cho những khách hàng dùng túi xách của mình để đựng đồ). Sự trợ giúp này đối với trường hợp loại túi nilon khó phân hủy với giả định giá bán hiện nay ở nước ta khoảng 200 đ/túi thì trợ giúp của Nhà nước (trợ giá) khoảng 15% sẽ là 30 đ/túi. Với mức tiêu dùng hiện nay (khoảng 30 tỷ chiếc/năm) và giả định lộ trình thay thế trong một số năm trước mắt là 10% số lượng mỗi năm thì ước tính mức trợ giá của Nhà nước cho loại túi nilon thân thiện môi trường khoảng gần 100 tỷ đồng mỗi năm. Cũng có thể đưa vào cân nhắc con số ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm dành cho kiểm soát, bao gồm cả xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải và các khoản thu khác từ môi trường (thuế, phí, phạt...) cũng như các nguồn quốc tế (hỗ trợ chính thức và phi chính thức) cho môi trường cùng khả năng trích ra hỗ trợ sản xuất túi nilon thân thiện môi trường để có thêm cơ sở về kinh tế - tài chính cho việc lựa chọn giữa trợ giá với chấp nhận xử lý “theo cuối đường ống” như hiện nay. Cũng lưu ý thêm rằng, sự trợ giá này chỉ diễn ra trong một số năm nhất định để mang tính chất tạo đà vì theo quy luật thị trường, khi thị phần của sản phẩm mới đạt tới tỷ lệ nhất định (thường là điểm “hòa vốn”) thì doanh nghiệp tự cân đối mà không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Theo quy định tại Khoản 3, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP thì nguồn kinh phí hỗ trợ giá được lấy từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam còn hạn chế về nguồn vốn huy động thì cần thêm nguồn hỗ trợ khác có thể huy động theo quy định của pháp luật. Theo tính toán sơ bộ, bên cạnh khả năng hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thì với khoản ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm (1% tổng chi ngân sách - khoảng 5.000 tỷ đồng) và các khoản thu khác từ môi trường cùng các khả năng khác như khoản ngân sách sự nghiệp kinh tế của các Bộ, ngành, địa phương có thể chi cho BVMT, các nguồn quốc tế cho môi trường ước hàng nghìn tỷ đồng nữa thì việc cân nhắc khoản trợ giá khoảng một vài trăm tỷ đồng mỗi năm (trong vài năm) hỗ trợ sản xuất túi nilon thân thiện môi trường chắc không phải là khó khăn. Các giải pháp khác được tiến hành đồng thời cũng sẽ góp phần hỗ trợ người phân phối và người tiêu dùng lựa chọn sử dụng túi nilon thân thiện môi trường và qua đó tăng nhanh tỷ phần thị trường của loại túi này, giúp giảm dần sự trợ giá cho sản xuất. Vấn đề chất thải túi nilon khó phân hủy ở nước ta đang và vẫn sẽ còn là nóng với sự tích tụ độ nóng ngày một tiến gần tới điểm “cháy”. Những bức xúc, tác động tiêu cực nhiều mặt từ chất thải túi nilon khó phân hủy không được quản lý tốt đang tăng lên ở tất cả các địa bàn, đặc biệt là những nơi có đông dân cư sinh sống. Việc giải quyết vấn đề chất thải túi nilon khó phân hủy cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ, đồng thời; nhưng khó khăn nhất vẫn là làm sao giảm sử dụng và thay thế bằng loại túi khác thân thiện môi trường. Cách tiếp cận kinh tế nêu trên cung cấp một cách nhìn và cách giải quyết “trọng thị trường”, tập trung vào công cụ kinh tế, đi từ cung cấp ngày càng nhiều hơn loại túi thay thế thân thiện môi trường gắn với sự hỗ trợ kinh tế của Nhà nước mang tính chất tạo đà trong một thời gian nhất định (tiệm cận tới điểm hòa vốn) và đi liền với các công cụ quản lý khác (chính sách, cơ chế tạo hành lang pháp lý thuận lợi, hành chính, giáo dục, nâng cao nhận thức...) Một số giải pháp hạn chế túi nilon iện nay, túi ni-lông đang trở thành thảm họa môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những chiếc túi ni-lông trở thành vật dụng quen thuộc của người mua hàng, bán hàng, đặc biệt là của các bà nội trợ tại nhiều quốc gia. “Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi ni-lông hiện nay. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày xả thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, và con số ấy vẫn đang không ngừng tăng lên mỗi ngày. Từ xưa đến nay, túi ni-lông là một loại túi thông dụng của người dân, và nơi góp phần làm tăng việc sử dụng lại chính là hệ thống các siêu thị, tiệm tạp hóa bán lẻ, những khu chợ lương thực phẩm… Nói chung tất cả mọi người điều dùng túi nilông để đựng bất cứ thứ gì cần thiết. Khi đi chợ, hầu hết mọi người đã thay thế những loại giỏ đi chợ bằng cách dùng túi nilông, phần vì nó gọn nhẹ, rất tiện lợi, và lại được người bán hàng cho không một cách vô tội vạ. Rồi những túi ni-lông sau khi sử dụng đó sẽ đi về đâu? Có tới 71% người dân khi được hỏi cho biết là họ sẽ vứt vào sọt rác ngay sau lần sử dụng đầu tiên, chỉ có 19% là sẽ rửa sạch và cất đi để lần sau dùng lại. Tại những thành phố lớn, rác thải ni-lông đã trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường. Riêng thành phố HCM mỗi ngày thải ra chừng 50 tấn túi nilông. Ngay cả các thôn huyện xa xôi, chẳng thiếu gì những loại lá làm thức gói, vậy mà vẫn bị túi ni-lông đánh bại. Báo Nông thôn ngày nay cũng đã có bài phản ánh: ở nhiều vùng quê, sau mỗi phiên chợ người ta gom rác lại đốt, khói độc khét lẹt của túi nilông cháy bao phủ khắp các vùng. Khi đào giếng, đào móng dưới đất, đâu đâu cũng gặp một tầng “văn hóa ni-lông” không hề bị phân hủy sau bao năm tháng. Ở Việt Nam, túi nilông chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình diễn ra rất chậm. Thành phần các loại nhựa này không chứa độc nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người. Đứng trước những hiểm họa môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng nilông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, nguyên nhân từ một số lý do như sau: Một là, chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông. Hai là, cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. Ba là, kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường. Bốn là, ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen việc dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội. Năm là,chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt. Một số đề xuất hướng giải quyết đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Một là, phải coi túi nilông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo. Hai là, cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi nilông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi nilông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi nilông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước. Ba là, nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ. Bốn là, cần tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm. Năm là, vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi nilông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi nilông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi nilông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. Một số giải pháp đối với hội viên, nông dân: Một là, Hội Nông dân các cấp cần tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu được tác hại của việc sử dụng túi nilông đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai. Hai là, phải khuyến khích việc hạn chế sử dụng túi nilông, thay thế bằng các vật liệu khác không gây ảnh hưởng đến môi trường. Ba là, tích cực vận động hội viên, nông dân thu gom túi nilông đúng quy định, không vứt, bỏ bừa bãi. Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni-lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như: các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni-lông”, “ngày không túi ni-lông”. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi ni-lông gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi ni-lông gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Điều cần thiết hơn chính là việc Hội Nông dân các cấp cần tích cực tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến mọi hội viên, nông dân, nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính mỗi hành động hàng ngày. -Phát túi đựng thân thiện với môi trường - một trong những giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông. Đã thành thói quen, hằng ngày bà Lê Thị Loan, phường Phúc La (Hà Đông) cũng như nhiều người tiêu dùng khác mỗi lần đi chợ về là mang theo nhiều túi ni lông lớn nhỏ các loại. “Tôi biết sử dụng túi ni lông, nhất là loại tái chế để đựng thực phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe và môi trường nhưng do thói quen, tiện lợi nên chưa bỏ được” - bà Loan nói. Chị Trần Thị Liên, ở thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm) cho biết: Hội Phụ nữ thị trấn có tặng làn nhựa để hội viên đi chợ hằng ngày nhưng nhiều khi quên nên vẫn phải sử dụng túi ni lông. Nếu mua hàng phải mua túi đựng, chắc ít người quên mang theo làn… Nhưng thực tế, túi ni lông giá rẻ nên người bán hàng không tiếc, người mua cứ vô tư sử dụng... Sự thay đổi ngay thói quen sử dụng túi ni lông là việc khó, nhất là khi còn thiếu túi thay thế được làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường. Để tạo đột phá trong hạn chế sử dụng túi ni lông gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, việc cần làm trước tiên là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác. Hiện Hà Nội có hơn 7 triệu người cùng hàng triệu lao động, khách du lịch. Chỉ cần mỗi người mỗi ngày sử dụng và thải ra môi trường một túi ni lông thì khối lượng chất thải nguy hại này là rất lớn. Loại rác này nếu lẫn trong đất sẽ cản trở sinh trưởng của cây trồng, gây tắc nghẽn dòng chảy tiêu thoát nước. Nếu tồn tại trên bề mặt đất, ni lông theo gió bay khắp nơi làm xấu cảnh quan môi trường tự nhiên. Xử lý không đúng phương pháp, rác thải ni lông sẽ tạo thành khí cacbonic, mêtan và dioxin rất độc. Sử dụng túi ni lông đựng thực phẩm sẽ nhiễm độc chì, gây tác hại cho não, ung thư phổi, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh… Vì vậy, thói quen sử dụng túi ni lông tràn lan, theo các nhà khoa học, là vô cùng nguy hiểm. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình mà nó còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng vì tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng thay đổi thói quen, tiến tới hạn chế, xóa bỏ sử dụng túi ni lông, từ năm 2009, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phối hợp với cơ quan báo chí đăng rất nhiều tin, bài viết trên các ấn phẩm, treo hàng nghìn banner, băng rôn ở các khu vực công cộng, trụ sở làm việc của các cơ quan. Nội dung tập trung tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, thay đổi hành vi, lối sống không lệ thuộc túi ni lông. Bên cạnh hoạt động truyền thông, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn phát miễn phí hàng chục nghìn túi làm bằng vật liệu thân thiện môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... Thông qua các hoạt động truyền thông, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã hình thành phong trào nhân dân Thủ đô nói không với túi ni lông. 100% cán bộ, hội viên phụ nữ ở cơ sở và gia đình gương mẫu đã đi đầu duy trì phong trào nói không với túi ni lông. Nhiều tổ dân phố, khu dân cư nội thành, các thôn, xóm ngoại thành đã phát động phong trào sử dụng túi vải, túi giấy, túi thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông với tinh thần tự nguyện. Nhiều trường học trên địa bàn thành phố hưởng ứng chương trình, với hàng chục nghìn học sinh, sinh viên tham gia giao lưu “Đại sứ xanh”, “Hiệp sĩ bảo vệ môi trường”, trồng cây xanh, cam kết nói không với túi ni lông... Thực tế cho thấy sự vào cuộc tuyên truyền, vận động đi đôi với các giải pháp cụ thể để từng bước thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông vào lúc này là cần thiết. Bởi lẽ, trong khi lượng túi ni lông thải ra môi trường rất lớn thì lại chưa có biện pháp thu gom hiệu quả ở các địa bàn. Hầu hết các bãi rác chưa có quy trình xử lý và nếu có cũng chỉ mới là phương pháp đốt chưa xử lý triệt để các chất nguy hại phát sinh gây ô nhiễm… Về lâu dài, thành phố cần yêu cầu các ngành hàng sản xuất, chế biến phải đóng gói bao bì sử dụng chất liệu thân thiện môi trường, nhằm từng bước thay đổi hành vi, từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng... Bài dự thi liên môn 14-01-2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀIDỰ THI “Vận dụng kiếnthức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Năm học 2014 -2015 Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng; Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Dương Kinh; Trường THCS Hòa Nghĩa. Địa chỉ: Phường Hòa Nghĩa, Quận DươngKinh – TP Hải Phòng. Điện thoại: 0313 860 509 Email:[email protected] Họ và tên họcsinh : Phạm Văn Minh lớp 9A- TrườngTHCS Hoà Nghĩa. BÀI LÀM I. Tên tình huống: « Một số biệnpháp giải quyết các tình huống ô nhiễm môi trường » II. Vấn đề cần giải quyết Ô nhiễm môi trường là một vấn đề đangđược cả thế giới quan tâm vì nó đã xuất hiện ở hầu hết các nước. Tổ chức y tếthế giới WHO vừa cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễmkhông khí đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và Việt Nam là một trongnhững nước nằm trong danh sách báo động đó. Trên thế giới theo thông kê mớiđây, số ca tử vong vì mắc bệnh liên quan tới vấn đề ô nhiễm không khí ngày mộtgia tăng. Trong đó các loại bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và không thểcứu chữa như ung thư phổi và suy tim… Với kiến thức hiểu biếtcủa bản thân, em thử làm một tuyên truyền viên về việc giảm thiểu sự ô nhiễmmôi trường. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến viêc̣ giải quyết: - Tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta. - Thành phần hóa học của các chất gây ô nhiễm môi trường. - Các lí do dẫn đến việc suy thoái của nguồn không khí,đất, nước… - Tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với con người,cuộc sống sinh hoạt. - Phương pháp khắc phục vấn đề đó. - Ýnghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế. IV.Giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn: Vận dụng các kiếnthức liên môn: - ToánHọc: Thống kê số liệu về tình hình người mắc bệnh do ô nhiễm MT. - Địalí - HóaHọc : Thành phần hóa học của các chất cóhại và khói bụi trong MT. - Sinhhọc : Sự ô nhiễm ảnh hưởng đến cơ thể vàtuổi thọ của mỗi người. - Giáodục : Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. - Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợpcho bài văn. - Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google. : Đưa ra các vùng có sự ô nhiễmMT cao. IV. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 1. Tình hình ô nhiễm môitrường ở nước ta Ở Việt Namhiện nay, vấn đề ô nhiễm thường gặp trong các đô thị lớn thường là khí bụi,hoặc các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua xử lý chiếm tỉ lệcao. Riêng ở Hà Nội, theo khảo sát của sở y tế thành phố thì hơn 70% có ngườimắc bệnh do ô nhiễm không khí gây ra. Hàm lượng khí thải độc hại như CO, SO2…trong không khí cao. Có nơi gấp 9 lần so với mức độ ô nhiễm thông thường. Quảthực đáng kinh ngạc khi gặp những hậu quả khôn lường tới sức khoẻ cộng đồng. Theo sốliệu của bộ y tế cung cấp thì những năm gần đây lượng bệnh nhân mắc các bệnhliên quan tới đường hô hấp tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu chính là do ô nhiễmkhông khí gây ra. Điều đặc biệt, tình trạng không khí độc hại còn là nguyênnhân dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng. Với các hạt nhỏnhiễm khuẩn, gây ra các loại bệnh hiểm nghèo, các loại tạp chất… nằm lẫn trongkhông khí theo nước mưa thấm xuống các mạch nước ngầm gây nhiễm bẩn cao. Nhấtlà với tình trạng môi trường đáng báo động như hiện nay thì vấn đề đó lại càngcó chiều hướng gia tăng. Người dân ngày một mất dần nguồn nước sạch trong sinhhoạt. Và đang phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch. 2. Thành phần hóa học của cácchất có hại và khói bụi trong MT -Trong bụi và các chất độc hại, kể cả rác thải có rất nhiều các thành phần vôcùng nguy hiểm cho con người, xã hội và chất lượng sinh hoạt ( Đã nói ở phần“tình hình ô nhiễm MT ở nước ta”). 3. Các lído dẫn đến việc suy thoái của nguồn không khí, đất, nước… - Đa phần các lí do gây ra chủ yếu do tác động của con người,xuất phát từ những thói quen hay công việc, đặc biệt là ý thức không tốt củangười dân. - Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chínhlà: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đóthì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề lànghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Theo báo cáo giám sát củaUỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu côngnghiệp có hệthống xử lý nước thải tậptrung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nướcthải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có60 khu công nghiệp đã hoạtđộng có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vậnhành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗingày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn,lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu côngnghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nướcthải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấuđến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhàmáy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồnghạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuấtnông nghiệp của bà con nông dân. Tình trạng ô nhiễm các các khu công nghiệp.Ảnh minh họa Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứngđược những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môitrường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư,nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặtvới thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồnô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng,đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môitrường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. Cùng với sự ra đờiồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũngcó sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai tròquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở cácđịa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làngnghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếulà do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2,SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thốngkê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trongđó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệulao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Cáclàng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung pháttriển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông CửuLong. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dânlàng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phảnứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gaygắt. Các làng nghề tự phát gây ô nhiễm môi trường.(hình minh họa) Bên cạnh các khucông nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tìnhtrạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thảisinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ởcác đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuốngcấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hếtđều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xửlí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãichôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thànhphố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìnmét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấnbụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phốHà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố HàNội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theomột kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí,thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theobáo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. 4. Tác hại của việc ô nhiễm môi trường đối với con người, cuộcsống sinh hoạt. -Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến hệ động thực vật trên trái đất.Chúng ta hãy có một cái nhìn khác nhau của ô nhiễm môi trường trên đời sốngthực vật và động vật. +Mưa axit là mộttrong những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến các khu vực có mức độ gây ô nhiễm.Như những cơn mưa axit ngấm vào đất, nó (đất) trở thành vô dụng đểcây sinh trưởng . Như vậy loại đất không có thể cung cấp dinh dưỡng chomục đích tăng trưởng thực vật. Mưa làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xâydựg và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người. +Sự hiện diện củakhí ozone trong tầng lớp trên của khí quyển là cần thiết để bảo vệ chúng sinhkhỏi các tia cực tím của mặt trời. Tuy nhiên, nếu tình trạng ô nhiễm không khí từ khí ozone trong tầng khí quyển thấp, nó chứng minh làcó hại cho sự phát triển của thực vật. Mô phổi của động vật cũng bị ảnh hưởngbởi khí ozone, khí này có mặt trong các tầng lớp thấp hơn của bầu khí quyển. +Ô nhiễm nướcbiển tạo nên thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ởthực vật thủy sinh. Cá và các sinh vật thủy sản phụ thuộc vào các nhà máy thứcăn. Bất kỳ loại thiệt hại cho các nhà máy này có ảnh hưởng xấu đến sự cân bằngcủa hệ sinh thái đại dương. +Ô nhiễm đất dẫnđến bổ sung các hóa chất độc hại. Những hóa chất này gây ra một thay đổi sựtrao đổi chất của cây trồng; thay đổi này có tác hại trên cây phát triển và dođó trên sản lượng các loại cây trồng. - Ảnh hưởng ônhiễm môi trường trên sức khỏe Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trườngđối với sức khỏe có thể được phân loại trên cơ sở của các loại ô nhiễm khácnhau ví dụ như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và đất ô nhiễm môi trường. - Ảnh hưởngcủa ô nhiễm nước Nhiều bệnh từ nước đều do nhiễm mà là kếtquả của lượng nước bị ô nhiễm. Trong số các bệnh khác nhau liên quan đến nước,thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễmgiardia và amoebiasis là những người quan trọng. Vấn đề hô hấp, phát ban da làmột số trong những vấn đề khác về sức khỏe do ô nhiễm nước. - Ảnh hưởng của ô nhiễmkhông khí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan