Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn bảo vệ rừng cho cuộc sống thêm xanh...

Tài liệu Tích hợp liên môn bảo vệ rừng cho cuộc sống thêm xanh

.DOC
12
1571
92

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Trường THCS Đông Thái Địa chỉ: 73 phố Võng Thị, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: (04)7533256 Email: [email protected] (Môn học chính được vận dụng: Ngữ Văn Các môn học tích hợp: Địa Lý, Hóa Học, Sinh Học, Giáo Dục Công Dân) Họ và Tên: Phan Thị Tuyết Mai Lớp: 9D Ngày sinh: 01/01/2000 I. Tình huống II. Mục tiêu giải quyết tình huống Trong đời sống hiện nay, cùng với nhu cầu cần thiết của người dân, một số người đã vì lòng tham của mình mà đốt đi lá phổi của thế giới là rừng. Chúng em làm bài này để cho các bạn biết về mặt lợi của rừng và tìm cách khắc phục hiện tượng trên. Nhóm học sinh chúng em sẽ vận dụng các kiến thức của các môn của chương trình THCS để giúp các bạn hiểu rõ hơn về rừng nước ta. Về kiến thức: giúp các bạn hiểu rõ về lợi ích của rừng nước ta Giúp các bạn nêu được các biện pháp hạn chế: -Hạn chế nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. -Tố cáo, phê phán người phá rừng Về kỹ năng: Giúp các bạn rèn luyện tốt khả năng tư duy, thu thập thông tin, hiểu hơn về rừng nước ta. Về thái độ: Giúp các bạn biết được ý thức bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh ở địa phương của các bạn. III. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống Rừng là một phần quan trọng địa hình việt nam. Rừng chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nước ta. Rừng là một hệ sinh thái. Ở đó có rất nhiều loài động - thực vật sinh sống. Điển hình như : Gấu, Hổ, Báo… là những loài động vật lớn, ăn thịt, chỉ có ở rừng. Như chúng ta đã biết và kiến thức địa lý 8: Rừng việt Nam có nhiều loại do khí hậu nước ta rất đa dạng, như rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt. Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho phát triển rừng nhiệt đới. Kế đó là tính chất ẩm. rồi tính chất đa dạng thất thường… khí hậu nước ta có ảnh hưởng mật thiết đến sự phát triển rừng. Rừng là nơi bảo tồn các loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ rất cao bị tuyệt chủng . Các loài động vật này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.Chúng cần được bảo tồn. rừng còn là nơi bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. Lợi ích của rừng: Rừng đầu nguồn để chắn bão. Các loại cây đại thụ sẽ làm giảm sức xối của nước mưa xuống mặt đất, tránh hiện tượng xói mòn, sạt lở đất. Tán lá rộng giúp chắn gió giúp làm hạn chế và suy yếu sức mạnh của bão. Rừng có vai trò hết sức quan trọng với đời sống. Theo kiến thức Sinh học 6: Rừng cung cấp cho ta 1 lượng oxi lớn cho ta hít thở hàng ngày. Ngày nay dân số nước ta đang tăng mạnh, lượng oxi cần cung cấp cho cuộc sống lớn. Vì vậy rừng hết sức quan trọng. Thực trạng: Rừng có ích với nhân loại chúng ta như vậy, nhưng đâu phải ai cũng biết bảo vệ rừng. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm thì đầu năm đến tháng 9/2010 có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ che phủ của rừng ở khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina gây ra với tần suất ngày càng nhiều và khốc liệt. Rừng nước ta mỗi năm lớn dần lên theo sự phát triển của cây cỏ. Nhưng như thế là không đủ so với việc rừng bị tàn phá. Nguyên nhân: -Do con người chặt phá rừng bừa bãi để làm nương rẫy -Do dân số nước ta tăng nhanh, nhu cầu phát triển đời sống cao -Kế đó là việc lâm tặc khai thác gỗ bừa bãi, người dân tộc phá rừng làm nương. Hậu quả của nạn phá rừng Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản... cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng cả về tần suất và sự nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình trạng mưa lũ ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn….. IV. Giải quyết Chúng ta cần các biện pháp bảo vệ rừng. -Trước hết là việc trồng cây gây rừng. chúng ta cần phủ danh diện tích đất trống đồi trọc. -Kế đó là việc ngăn chặn nạn phá rừng và khai thác tài nguyên rừng bừa bãi. Nhà nước cần có các biện pháp thiết thực để ngăn chặn nạn phá rừng. V.Ý nghĩa Có những việc làm bảo vệ rừng như thế chúng ta mới bảo vệ và phát triển rừng được, góp phần bảo vệ cuộc sống, góp phần làm cuộc sống thêm xanh….
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan