Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện qua giảng dạy chương...

Tài liệu Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện qua giảng dạy chương trình sinh học 11 ở trường thpt

.DOC
21
406
59

Mô tả:

“Tích hợp Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện qua giảng dạy chương trình Sinh học 11 ở trường Trung học phổ thông”. Thịnh Tuấn Anh A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nghiện ma túy là một trong những tệ nạn xã hội hết sức tiêu cực, đang đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội. Hàng năm số người nghiện tăng lên rất nhanh và ngày càng trẻ hóa. Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ ma túy khá lớn, là nơi bị bọn tội phạm quốc tế lợi dụng. Ma túy đang trở thành hiểm họa của Việt Nam và toàn cầu. Ma túy gây hại cho sức khỏe, làm ảnh hưởng tới lối sống, đạo đức, nhân cách của con người, đặc biệt là lớp trẻ. Nó còn gây tổn hại không nhỏ tới nền kinh tế quốc gia. Những đối tượng nghiện ma túy còn được coi là “ lực lượng hậu bị” cho thế giới tội phạm. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, đe dọa sự bền vững của an ninh quốc gia và sự trường tồn của dân tộc. Nghị quyết 06/CP, ngày 29/01/1993 của Chính phủ đó khẳng định về tệ nạn ma túy như sau: “ ma túy là dấu hiệu nguy hiểm làm mất trật tự an toàn xã hội, xâm hại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng đến nòi giống và sự tồn vinh của dân tộc”. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tệ nạn ma túy là do sự thiếu hiểu biết của con người. Trong tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy trong xã hội và của cộng đồng, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên ( hơn 1/4 dân số toàn quốc) ở nhiều độ tuổi, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống khác nhau với sự đa dạng, phức tạp về tâm lí là những đối tượng có nguy cơ cao để ma túy xâm nhập. Tuy số học sinh, sinh viên sử dụng ma túy gần đây có giảm nhưng nguy cơ những người trong độ tuổi này nghiện ma túy vẫn còn cao. Từ nghiện ma túy dẫn đến trộm cắp, buôn bán ma túy, gây rối trật tự không chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề mà còn ở cả các trường trung học phổ thông. Việc giáo dục phòng chống ma túy là cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu nhà trường không có ma túy mà còn ngăn chặn sự phát triển của hiểm họa ma túy trong toàn quốc gia. Trước tình hình hiểm họa ma túy đang ngày càng gia tăng, ngày 22 tháng 12 năm 2000, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật 1 Phòng chống ma túy, trong đó xác định: “Nhà nước và các cơ sở giáo dục có trách nhiệm: 1, Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma túy; giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên; quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy; 2, Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy”. ( Trích điều 10, Luật Phòng chống ma túy) Giáo dục phòng, chống ma túy là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, không được triển khai thành một môn học riêng mà tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện vào các môn học và các hoạt động của các cấp học, ngành học. Giáo dục phòng, chống ma túy phải được tiến hành qua toàn bộ chương trình giáo dục ở nhà trường, được thực hiện thông qua các bài học trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về ma túy và các chất gây nghiện, nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng ma túy và các chất gây nghiện; các qui định của nhà trường, nhà nước liên quan đến ma túy và các chất gây nghiện. Hình thành cho các em kỹ năng phòng tránh ma túy và không lạm dụng các chất gây nghiện. Không tham gia và không bị lôi cuốn vào tệ nạn ma túy. Có trách nhiệm phòng chống ma túy và chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Giáo dục phòng, chống ma túy ở trường phổ thông giúp cho học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn, sống lành mạnh, không sử dụng, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sản xuất ma túy. Vận động, giải thích cho người thân, cộng đồng về tác hại của nghiện hút, tiêm chích, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sản xuất ma túy. Đồng thời, tích cực tham gia các phong trào hoạt động phòng chống ma túy và các chất gây nghiện ở trường và địa phương. Trong giới hạn của đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở việc trình bày một phương pháp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện thuộc một trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông đó được thực hiện ban đầu thu được những hiệu quả rất khả quan. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh hóa đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy và chất gây nghiện trong các đơn vị trường học và xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hành động của mỗi đơn vị trường, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về tác hại của ma túy, chất gây nghiện và hiểm họa khôn lường của đại dịch HIV/AIDS. Với phương châm phòng ngừa là cơ bản, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là giải pháp chủ lực để loại bỏ ma túy và chất gây nghiện, tội phạm ra khỏi học đường, ngành giáo dục đã đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh, sinh viên về ma túy, tệ nạn ma túy và đại dịch HIV/AIDS. Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh, công an và các đoàn thể xã hội khác là rất cần thiết để từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi trường học. Từ nhiều năm nay, công tác phòng, chống ma túy và chất gây nghiện đó trở thành một nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong các nhà trường; nội dung, kiến thức về phòng, chống ma túy và chất gây nghiện đã được tích hợp vào chương trình các môn học liên quan và các hoạt động giáo dục ngoại khóa. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng: a. Những khó khăn: Thanh thiếu niên là lứa tuổi chưa thật sự trưởng thành, có đặc điểm tâm lí lứa tuổi riêng, suy nghĩ non nớt, dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi đua đòi “ cho hợp thời đại”, dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống gấp – lối sống hưởng thụ một cách cực đoan, thích thể hiện bản thân mình; đặc biệt đối với một số học sinh thiếu sự quan tâm chặt chẽ của gia đình, nhà trường. Nếu được cha mẹ quan tâm hỗ trợ đúng mức, các em có điều kiện và cơ hội phát huy bản năng “ tìm tòi – khám phá - tự khẳng định mình” trong môi trường học tập tốt. Nhu cầu chơi lúc này cũng tập trung trong việc phát triển trí lực, thể lực. Ngược lại, khi các em không còn tin gia đình là điểm tựa, sự hụt hẫng tình cảm này sẽ dẫn tới các em mất thăng 3 bằng trong học tập, nguy cơ bỏ học xuất hiện. Đó là những nguyên nhân xô đẩy các em tới con đường nghiện ngập ma túy và trở thành tội phạm ma túy. Hiện nay, số lượng các em nghiện ma túy không chỉ tập trung nhiều ở những vùng sâu, vùng xa (nơi có tập quán trồng và sử dụng cây thuốc phiện) hoặc những vùng đô thị, thành phố đông dân cư mà còn xuất hiện tại các vùng nông thôn với số lượng và mức độ tăng nhanh đáng báo động và ngày càng trẻ hóa. Do gia đình hay nhà trường? Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên con nhà khá giả thiếu sự quản lí gia đình đã bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường nghiện ngập và buôn bán ma túy. Tuy nhiên, nhà trường cũng còn một số thiếu sót trong việc phòng chống ma túy và các chất gây nghiện. Một số các trường thiếu các biện pháp kiên quyết về việc làm trong sạch môi trường trong và ngoài nhà trường để loại trừ nguy cơ về ma túy và các chất gây nghiện, chưa nắm chắc tình hình và đánh giá đúng thực trạng học sinh nghiện ma túy và sử dụng các chất gây nghiện trong nhà trường để có các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, có trường khi phát hiện học sinh nghiện ma túy còn giấu giếm hoặc đuổi học học sinh đó để giải quyết việc trong sạch trong nhà trường. Một nguyên nhân khác là công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường, cho phụ huynh, học sinh để mọi phụ huynh, mọi tổ chức đoàn thể, học sinh nắm được pháp luật, tác hại của ma túy và các chất gây nghiện để chủ động phòng ngừa ở đa số các trường chưa được quan tâm đúng mức, hoặc trong điều kiện thực tế của nhà trường hay tập quán địa phương nơi trường xây dựng còn có những khó khăn nhất định. Hiện nay, giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện cho học sinh trung học phổ thông là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, không được triển khai thành một môn học riêng mà tích hợp nội dung Giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện vào các môn học, đặc biệt các môn học có liên quan trực tiếp và gián tiếp như: Sinh học, Hóa học, Giáo dục công dân, Ngữ văn,… và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nguyên nhân này dẫn tới những hạn chế và khó khăn trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện vào bài giảng do đặc thù của môn học, bài học, trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn về lĩnh vực giáo dục phòng, chống ma túy và các 4 chất gây nghiện của hầu hết giáo viên còn rất hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường còn ít và phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi trường, … b. Những thuận lợi: Bên cạnh những khó khăn trên, công tác giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện cho học sinh trung học phổ thông có những thuận lợi sau: Từ năm học 2006 – 2007, bậc trung học phổ thông của cả nước bắt đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa mới nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mục tiêu của giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”, trong đó, chương trình thực hiện giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện, được đưa vào lồng ghép ở các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác. Trường THPT Mai Anh Tuấn tuy điều kiện cơ sở vật chất còn có nhiều khó khăn nhưng luôn có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn và tạo nhiều điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu nhà trường để các hoạt động của đoàn thể trong đó có Đoàn thanh niên luôn được tổ chức và hoạt động thường xuyên, với sự tham gia mạnh mẽ của tất cả các chi đoàn, đoàn viên và đó mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Là một giáo viên dạy sinh bậc THPT, bản thân tôi đã được tham gia lớp tập huấn hướng dẫn giáo viên về giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện ở trường THPT do Sở GD & ĐT Thanh hóa tổ chức vào tháng 11 năm 2007, đồng thời do nhu cầu tất yếu và đặc trưng của môn học tôi đó thường xuyên tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện. 2. Kết quả của thực trạng trên. Qua quan sát, tìm hiểu thực tế về tình hình nghiện ma túy và các chất gây nghiện cũng như công tác giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện tại trường THPT Mai Anh Tuấn và một số trường THPT thuộc địa bàn huyện Nga sơn tôi đó thu được một số kết quả sau: - Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 138 Huyện nga sơn về phòng chống ma túy, cờ bạc, số đề thì trong những năm gần đây tình hình nghiện ma túy tuy có giảm 5 nhưng diễn biến còn rất phức tạp. Đặc biệt, nó đã xâm nhập vào học đường ảnh hưởng không nhỏ đến đến học sinh trong trường, gây lo lắng, hoang mang, bức xúc trong trong quần cúng nhân dân và phụ huynh. - Công tác giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện ở đa số các trường THPT còn mang tính hình thức, chiếu lệ và đối phó. Nội dung và phương thức tích hợp trong các môn học còn sơ sài, ít trọng tâm. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn mang nặng các kiến thức về các môn văn hóa, không hoặc ít chú trọng đến công tác giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện trong nhà trường, việc tìm hiểu về ma túy và các biện giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện ở đa số giáo viên còn sơ sài, ít có chiều sâu… - Hầu hết các em học sinh còn mơ hồ hoặc hiểu sai về các kiến thức như: + Các chất ma túy và các chất gây nghiện. + Tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. + Trách nhiệm của bản thân trong việc phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện. + Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và lạm dụng chất gây nghiện. + Các biện pháp phòng tránh và cai nghiện. + Các quy định của pháp luật, của ngành GD-ĐT, của nhà trường về phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện, … Từ thực trạng trên, để góp phần thực hiện công tác giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện cho học sinh trung học phổ thông được tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực tế của phần lớn các trường THPT, tôi xin được trình bày một trong những kinh nghiệm của bản thân về công tác giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện cho học sinh trung học phổ thông được tôi đúc kết và rút kinh nghiệm qua thực tê giảng dạy, với đề tài: “Tích hợp Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện qua giảng dạy chương trình Sinh học 11 ở trường Trung học phổ thông”. III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các giải pháp 6 Giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện được thực hiện ở trường THPT bằng cách khai thác triệt để những hoạt động có nhiều khả năng tích hợp. Trong đó, biện pháp được tích hợp vào các môn học là một phương pháp có nhiều ưu điểm và có khả năng mang lại hiệu quả cao. Do vậy, để việc Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện qua giảng dạy chương trình Sinh học 11 ở trường Trung học phổ thông đạt hiệu quả cao hơn nên thực hiện linh hoạt các giải pháp sau: 1/. Sử dụng phiếu điều tra tìm hiểu về ma túy và các chất gây nghiện. 2/. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, viết vẽ theo chủ đề, giao bài tập về nhà, theo các câu hỏi do giáo viên chuẩn bị và cung cấp … về ma túy và các chất gây nghiện. 3/. Tích hợp một phần nội dung về ma túy và chất gây nghiện vào nội dung của một phần hoặc toàn bài dạy. Khi tích hợp Giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện vào các môn học cần chú ý: - Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của môn học, tiết học. - Đảm bảo thời gian của tiết học, không vì tích hợp giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện mà kéo dài tiết học, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ giữa các tiết học của giáo viên và học sinh. - Tiến hành một cách tự nhiên, không gò bó, không miễn cưỡng. Vì vậy, việc tích hợp có thể được tiến hành theo các mức độ sau: + Mức độ 1: Nội dung tích hợp trùng hoàn toàn hay phần lớn nội dung của bài học. + Mức độ 2: Một số đơn vi tri thức của giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận của bài học. + Mức độ 3: Liên hệ nội dung bài học với nội dung giáo dục phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện. 2/. Tích hợp một phần nội dung về giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện vào nội dung của các bài dạy. 7 a. Địa chỉ, nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện vào nội dung của các bài dạy trong chương trình Sinh học 11: Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Con người sử dụng quá nhiều rượu, cà phê gây ảnh hưởng đến sức khỏe: - Chất capheein có trong cà phê, một số nước giải khát nếu sử dụng nhiều gây mất ngủ, lo lắng, trì trệ và rối loạn dạ dày, làm gảm khả năng hấp thụ các chất bổ, ... Bài 15-16: - Sử dụng nhiều rượu dễ mắc các Tiêu hóa ở động vật bệnh về đường hô hấp, lao phổi, gan cổ trướng, xơ gan, dạ dày và ruột dễ bị viêm loét, chảy máu. - Nam giới nghiện rượu thường gây chứng bất lực, phụ nữ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến thai nhi trong thời kỳ mang thai. Bài 17: Hút thuốc phiện, hút, hít heerroin là Hô hấp ở động vật con đường gây nghiện ma túy. Bài 18-19: Tiêm chích ma túy là con đường Tuần hòa máu dẫn tới HIV/AIDS nhanh nhất. Bài 20 Sốc thuốc khi dùng ma túy quá liều Cân bằng nội môi có thể gây tử vong. Các chất ma túy tác động đến hệ Bài 27: thần kinh gây kích thích. ảo giác, Cảm ứng ở động bạo lực, hung dữ khi dùng liều cao, vật gây ra những phản xạ co hại. Gợi ý về phương pháp tích hợp Học sinh thảo luận nhóm về tác động của các chất gây nghiện tới sức khỏe con người. Liên hệ Liên hệ Trao đổi, thảo luận Trao đổi, thảo luận 8 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản Ma túy gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của con người, Thuyết trình, sơ đồ ức chế tuyến yên tiết ra hoocmoon hóa Endoocphin. Các chất ma túy và chất gây nghiện gây ảnh hưởng đến ngườ mẹ và thai nhi Liên hệ Người nghiện ma túy, thuốc lá, rượu làm rối loạn quá trình sinh trứng. Liên hệ b. Bài soạn ví dụ: Tiết 39 . Bài 38. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức - Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật. - Kể tên được các loại hooc môn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống. - Phân tích được việc sử dụng ma túy sẽ làm giảm khả năng tiết hoocmôn enđoocphin(có tác dụng giảm đau) của tuyến yên ở người. Khi cai nghiện ma túy người nghiện sẽ bị rối lạn sinh lý của hội chứng cai nghiện. 2. Kỹ năng - Rèn luyện tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập. - Từ chối sử dụng ma túy và chất gây nghiện. 3. Thái độ: 9 - Tuyên truyền tác hại và sự lệ thuộc của con người khi mắc nghiện ma túy và chất gây nghiện. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên chuẩn bị: - Tranh vẽ Hình 38.1; 38.2; 38.3 SGK. - Máy chiếu. - Sơ đồ các trạng thái sinh lý của người trong các trường hợp bình thường, nghiện và cai nghiện. 2. Học sinh chuẩn bị: - Tìm hiểu tác hại của ma túy và chất gây nghiện tới sức khỏe, sinh trưởng và phát triển của con người. - Tìm hiểu cơ chế nghiện và cai nghiện của ma túy và các chất gây nghiện đối với con người. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Thảo luận nhóm. - Thuyết trình. - Sơ đồ tư duy. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt sinh trưởng và phát triển? Cho biết tên vài loài động vật có phát triển không qua biến thái và qua biến thái? 2. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong. - TT1 : Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. + Nhóm 1 : Hoàn thành phiếu học tập 1. + Nhóm 2 : Hoàn thành phiếu học tập 2 : Nội dung I. NHÂN TỐ BÊN TRONG 1. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập sau : PHIẾU HỌC TẬP 1 : 10 Nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung phiếu học tập sau ? Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí HM sinh trưởng Tirôxin Testostêrôn Ơstrôgen (Nội dung đáp án PHT1) * + Nhóm 3,4: - Sơ đồ các trạng thái sinh lý của Bằng những hiểu biết của mình về ảnh người trong các trường hợp bình hưởng của ma túy và chất gây nghiện tới thường, nghiện và cai nghiện. sức khỏe con người, em hãy hoàn thành sơ + Trong trạng thái bình thường: đồ sau? Các bộ phận cơ thể hoạt động + Trong trạng thái bình thường: Các bộ phận cơ thể hoạt động Đau + Endoocphin Đau Hết đau (Tuyến yên tiết) ……………….. Hết đau (Tuyến yên tiết) Các bộ phận cơ thể hoạt động + Trong trạng thái nghiện ma túy: Các bộ phận cơ thể hoạt động + Trong trạng thái nghiện ma túy: Đau + Ma túy Đau Hết đau - Endoocphin ……………… Hết đau Endoocphin + Cai nghiện ma túy: (Tuyến yên ngừng tiết) Các bộ phận cơ thể hoạt động + Cai nghiện ma túy: Các bộ phận cơ thể hoạt động (Tuyến yên ngừng tiết) Đau Đau Giai đoạn 1: - Ma túy Vẫn đau 11 - Endoocphin Giai đoạn 1: - Ma túy Vẫn đau - Endoocphin (Tuyến yên vẫn ngừng tiết) 5-15 ngày (Tuyến yên vẫn ngừng tiết) 5-15 ngày Giai đoạn 2: dần dần bớt đau Giai đoạn 2: - Ma túy - Ma túy dần dần bớt đau + Endoocphin (Tuyến yên bắt đầu tiết trở lại + Endoocphin Trạng thái bình thường) (Tuyến yên bắt đầu tiết trở lại Trạng thái bình thường) - GV giải thích: Ngoài hoocmon sinh trưởng, tuyến yên còn tiết ra hooc môn enđoocphin có tác dụng làm giảm đau tương tự như moocphin, thuốc phiện hoặc opiat khác, do vậy được coi như “moocphin nội sinh”. Hooc môn này được tiết ra thường xuyên để làm cơ thể không bị đau đớn khi các bộ phận của cơ thể hoạt động. - Khi cơ thể sử dụng nhiều ma túy, tuyến yên giảm tiết enđoocphin, khi người dùng tăng liều ma túy tuyến yên tiết enđoocphin ngày càng ít và có thể ngừng tiết enđoocphin. - Đến khi người nghiện không dùng ma túy nữa, tuyến yên chưa kịp thích ứng với việc tiết 2.Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động đau ập đến, người nghiện phải trải qua những vật không xương sống. rối loạn sinh lí của hội chứng cai nghiện. PHIẾU HỌC TẬP 2 : Nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung phiếu học tập sau ? enđoocphin, do đón người nghiện chịu các cơn Tên hoocmon Ecđixơn Juvenin Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí (Nội dung đáp án PHT2) 12 - Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lý của ecđixơn và Juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm. - TT 2 : Giáo viên yêu cầu từng nhóm hoàn thiện và trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung. - TT 3 : Giáo viên nhận xét và thống nhất các ý kiến sau đó hoàn thiện kiến thức V. Củng cố - Hướng dẫn học sinh đọc lại phần in nghiêng SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 1 : Tên hoocmon Nơi sản xuất HM sinh trưởng Tuyến yên Tirôxin Tuyến giáp Testostêrôn Tinh hoàn Ơstrôgen Buông trứng Tác dụng sinh lí - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp Prôtein. - Kích thích phát triển xương. - kích thích chuyển hóa ở tế bào. - Kích thích quá trính sinh trưởng bình thường của cơ thể. - Kích thích quá trính sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dạy thì do : + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa tế bào để hình thành nên các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. + Tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp. - Kích thích quá trính sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dạy thì do : + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa tế bào để hình thành nên các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. 13 ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 2 : Tên hoocmon Ecđixơn Juvenin Nơi sản xuất Tuyến trước ngực Thể allata Tác dụng sinh lí - Gây lột xác ở sâu bướm. - Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. - Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm. - Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm. Trong quá trình tích hợp thì công tác biên soạn và lựa chọn nội dung cơ bản có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động và mục tiêu giáo dục đã đề ra. Với tầm quan trọng đó, trong giới hạn của bộ môn tôi đã nghiên cứu, lựa chọn và biên soạn những nội dung cơ bản theo các câu hỏi, bài tập như sau: Câu 1. Chất nào là ma túy? Chất nào là chất gây nghiện? Chất gây nghiện Ma túy Chất gây nghiện 1. Thuốc phiện 5. Rượu 2. Thuốc lá 6. Hêrôin 3. Moocphin 7. Bia 4. Càphê 8. Côcain Ma túy Câu 2. Khi nói về tình trạng hút thuốc lá đang có nguy cơ lan rộng đến lứa tuổi học sinh, có bạn lập luận: “Ai cũng biết hút thuốc lá là độc hại. Nhưng ai sợ thì đừng hút. Còn những người không sợ thì cứ hút. Đó là quyền tự do lựa chọn của cá nhân, không cần phải góp ý” Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay kh00ng? Hãy trình bày ý kiến của bạn về vấn đề trên? Câu 3. Theo bạn, nếu học sinh chúng ta mắc phải tệ nạn may túy thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân, gia đình và cộng đồng? Câu 4. Người bạn thân của em gần đây có nhiều biểu hiện rất khác lạ: trong lớp hay ngáp vặt, thiếu tập trung nghe giảng, đôi lúc người cứ đờ ra, có lúc ngồi một mình thì vò đầu gãi tai, không biết bệnh tật gì mà chân tay cứ run lẩy bẩy. Trước tình trạng này của bạn, em sẽ làm gì để hiểu và giúp bạn? 14 Câu 5. Bạn hãy nêu những tác hại của thuốc lá? Câu 6. Nếu trong gia đình chẳng may có người mắc nghiện ma túy. Bạn sẽ tư vấn như thế nào để người thân có thể tự cai nghiện tại nhà hoặc tại cơ sở cai nghiện? Câu 7. Từ nhận thức của mình, bạn hãy cho biết ý kiến về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với bản thân, gia đình và cộng đồng? Câu 8. Với chủ đề “Hãy nói không với ma túy”, bạn hãy viết một đoạn văn, tùy bút, thơ, ...(không quá 200 từ) về chủ đề trên? Câu 9. “ Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, nhưng gần đây các bạn nam trong lớp bạn đang rộ lên phong trào hút thuốc lá để thể hiện “ phong độ – rất đàn ông”. Là một cán bộ lớp, bạn sẽ làm gì? Câu 10. Trước đây, Hoàng là một học sinh chăm ngoan của trường THPT. Bố bạn ấy đã mất từ lâu. Mẹ thì rất ốm yếu. Bạn ấy là con độc nhất trong gia đình. Gần đây Hoàng hay trốn học, đi chơi điện tử. Tại đây, Hoàng đã bị Dũng dụ dỗ hút thuốc phiện và trở thành nghiện. Hoàng và Dũng đó được địa phương giáo dục nhiều lần và đã buộc phải đi cai nghiện, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy. Là bạn thân của Hoàng, bạn sẽ làm gì để giúp Hoàng cai nghiện? Câu 11. Bạn hãy cho biết những quy định của Bộ GD&ĐT về phòng chống ma túy trong trường học? Câu 12. Là một học sinh xuất sắc, hiền lành nên được thấy, cô và các bạn trong lớp rất quý trọng, hai tháng trước do bố, mẹ đó ly hôn nên Mạnh đã học tập sa sút, thường xuyên bỏ học, hút thuốc, có hôm đến lớp với hơi rượu nồng nặc. Bạn sẽ làm gì để giúp Mạnh trở lại như xưa? Câu 13. Thế nào là người nghiện ma tuý? Câu 14. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên hiện nay? Câu 15. Những dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma tuý? Câu 16. Tại sao nghiện ma tuý lại rất khó bỏ? Câu 17. Khi trong gia đình cú người nghiện ma tuý thì chúng ta phải làm gì? Trên đây chỉ là một số dạng câu hỏi, tình huống tôi đã sử dụng để giao bài tập về nhà cho học sinh chuẩn bị trong các tiết học có tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện. 15 IV. KIỂM NGHIỆM Kết quả nghiên cứu. So sánh kết quả giữa các lớp sau một năm học tổ chức thực hiện tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện và các lớp không thực hiện tích hợp theo các biện pháp tổ chức như trên, tôi nhận thấy kết quả khá khả quan. Không những số lượng học sinh tham gia trả lời câu hỏi về phòng chống ma túy và chất gây nghiện tăng nhanh mà chất lượng nhận thức của các em đối với những kiến thức cơ bản về ma túy, chất gây nghiện, tác hại, nguyên nhân dẫn đến gây nghiện, các biện pháp nhận biết, phòng tránh, các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện ngày một nâng cao mà còn có sự phân hóa rõ ràng. Bảng 1 Kết quả điều tra thăm dò những kiến thức về tác hại, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh, trách nhiệm, các quy định về ma túy và các chất gây nghiện ở các lớp đã thực hiện việc tích hợp 11E, 11G, 11P ở trường THPT Mai Anh Tuấn năm học 2012-2013. Kết quả Lớp Sĩ số Giới tính 11E 11G 11P 44 45 40 Nam 16 20 9 Tổng 129 45 Tốt Đạt yêu cầu Nữ 28 25 31 SL 20 22 21 % 45.5 48.9 52.5 SL 19 17 16 % 43.2 37.8 40.0 84 63 48.8 52 40.3 Không đạt yêu cầu SL % 5 11.4 6 13.3 3 7.5 14 10.9 (Viết tắt: SL – Số lượng; % - Phần trăm) 16 Bảng 2 Kết quả điều tra thăm dò những kiến thức về tác hại, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh, trách nhiệm, các quy định về ma túy và các chất gây nghiện ở các lớp không thực hiện việc tích hợp 11K, 11M, 11I ỏ trường THPT Mai Anh Tuấn năm học 2012-2013.(Các lớp đối chứng) Kết quả Lớp Sĩ số Giới tính Tốt Đạt yêu cầu Nữ 21 SL 7 % 15.9 SL 16 % 36.4 Không đạt yêu cầu SL % 21 40.7 11K 44 Nam 23 11M 39 7 32 9 23.1 11 28.2 19 48.7 11I 42 24 18 11 26.2 8 19.0 23 54.8 Tổng 125 54 71 27 21.6 35 28.0 63 50.4 (Viết tắt: SL – Số lượng; % - Phần trăm) Hình 1: Kết quả học sinh được điều tra theo đơn vị lớp được thực hiện tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện. 17 Hình 2: Kết quả học sinh được điều tra theo đơn vị lớp không được thực hiện tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện. (Các lớp đối chứng) 18 10,9% 40.3% 50.4% % 21.6% 48,8% 28.0% % % (A ) (B ) Hình 3: Kết quả học sinh được được tích hợp (A) và không được tích hợp (Đối chứng) (B) 19 So sánh kết quả điều tra thăm dò, giữa các lớp được thực hiện việc tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện (Hình 3B) số học sinh không đạt yêu cầu, đang hiểu sai và thiếu những kiến thức cơ bản về ma túy, các chất gây nghiện, tác hại, nguyên nhân dẫn đến gây nghiện, các biện pháp phòng tránh, các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy và các chất gây nghiện còn chiếm tỉ lệ rất cao với 50.4 %, số học sinh đạt yêu cầu cơ bản trở lên chỉ chiếm 49.6%. Đây là một tỉ lệ không mong muốn và đáng báo động. Nhưng những con số này đó được cải thiện một cách khả quan và rất tích cực khi thực hiện điều tra ở các lớp được tích hợp. Kết quả điều tra cho thấy, số học sinh đạt yêu cầu trở lên đó đạt tới 89.1%, số học sinh không đạt yêu cầu về những kiết thức cơ bản chỉ còn 10.9%. Những thay đổi khả quan trên đã phản ánh hiệu quả của phương pháp tích hợp đã được thực hiện. VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT, nếu chỉ tích hợp vào các hoạt đông ngoài giờ lên lớp thì hiệu quả sẽ hạn chế do các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở hầu hết các trường THPT còn rất hạn chế mà chủ yếu chú trọng vào các môn văn hóa. Thực hiện Tích hợp giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện qua các môn học ở trường Trung học phổ thông nhất là bộ môn Sinh học 11, sẽ mang lại những kết quả khả quan hơn, khắc phục một phần những hạn chế trên và tạo ra một sân chơi, một diễn đàn để các em có cơ hội nói lên những quan điểm, thể hiện ý thức ham tìm hiểu, là cơ hội để các em tích lũy làm giàu và củng cố thêm vốn kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúng trong công tác phòng, chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT cũng như ở địa phương. Góp phần nâng cao hiệu quả mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” và “ Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan