Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học ngữ văn 6...

Tài liệu Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học ngữ văn 6

.PDF
25
18
146

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 6 Người thực hiện :Đỗ Thị Thơm Chức vụ :Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Nguyễn Du SKKN thuộc lĩnh vực :Ngữ Văn THANH HÓA , 2019 1 Mục lục TT 1 Nội dung Phần 1:Phần mở đâu Trang 1 1.1.Lí do chọn đề tài 1.2.Mục đích của đề tài 1.3.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.Phương pháp nghiên cứu Phần 2: Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1:Những vấn đề về cơ sở lí luận 2.2.Thực trạng 2.3.Những giải pháp 3 2.4.Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Phần 3 :Kết luận và đề xuất ,kiến nghị Tài liệu tham khảo Phần 1 :PHẦN MỞ ĐẦU  1.1.Lí do chọn đề tài : 2 16 Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông , chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác, có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ. Để làm được điều này ,tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn là vô cùng quan trọng ,đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 6 vừa mới bước vào câp THCS .Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp các em hiểu biết những giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhân loại. Mở rộng kiến thức cho bản thân và nhận thức được sự cần thiết của các kỹ năng sống trong cuộc sống góp phần cho bản thân biết cách sống lành mạnh tự tin, tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. Giáo dục tốt kỹ năng sống cho học sinh, các em sẽ làm chủ được bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin  trong cá tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy nghĩ và hành động tích cực, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có những kỹ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống. Giúp học sinh phòng ngừa những hành vi nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân. Có ý thức trách nhiệm với gia đình nhà trường và xã hội. Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakas về Giáo dục cho mọi người(Senegal-2000) đã đặt ra cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp và kĩ năng sống cần được coi như là một nội dung của chất lượng giáo dục.    Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển của người học và nhu cầu hội nhập quốc tế, và nhằm tiếp cận kĩ năng :Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống, giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang 3 bị những năng lực cần thiết cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học.. Bên cạnh đó, Giáo dục kĩ năng sống cũng là nội dung được đông đảo phụ huynh, dư luận quan tâm bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh.               Đặc biệt, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông hiện nay.Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề này nên tôi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 6 với đề tài :Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn 6 1.2.Mục đích của đề tài :Qua nghiên đề tài ,bản thân tôi dự định sẽ tìm hiểu ,nghiên cứu một số vấn đề sau :  Trang bị cho học sinh những kiến thức,  thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ hành vi và thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống và hoạt động hằng ngày. Cụ thể: +Biết được những tiết học nào trong chương trình Ngữ văn 6 có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống           +Giúp học sinh biết lựa chọn cách sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp mục đích giao tiếp           +Giúp học sinh tự tin trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận  và chia sẻ những cảm nhận cá nhân. Từ đó các em ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, có hành vi và thói quen ứng xử văn hóa.           +Giúp các em  có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc           . 4 1.3.Đối tượng nghiên cứu : +Thông qua nghiên cứu đề tài ,bản thân tôi sẽ rút ra được một số kinh nghiệm trong việcTích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn 6 +Học sinh lớp 6 B1 - 42 em 1.2.5.Phương pháp nghiên cứu :Để giải quyết đề tài này ,tôi dự định sẽ sử dụng một số phương pháp sau : +Đọc ,nghiên cứu tài liệu +Phương pháp tổng hợp ,so sánh +Phương pháp phân tích +Phương pháp điều tra ,đánh giá Phần 2 :NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1.Những vấn đề về cơ sở lí luận : Môn Ngữ văn là một môn học rất quan trọng ,có ý nghĩa trong việc hình thành,phát triển ,định hướng nhân cách cho học sinh .Học văn là học làm người ,học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống .Mặt khác đây cũng là một môn học nghệ thuật ,kích thích trí tưởng tượng bay bổng ,sức sáng tạo của người học .Đặc biệt làm thế nào để những giờ học văn không dập khuôn ,máy móc ,mang nặng lí thuyết sách vở .Đây là vấn đề khiến không ít thầy cô trăn trở . Thực hiện Quyết định  2994/QĐBGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ GD&ĐT, các nhà trường phổ thông đã đưa chương trình dạy kĩ năng sống tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khóa.Theo thống kê của các nhà tâm lí học, để đạt thành công trong cuộc sống kĩ  năng mềm (trí tuệ cảm xúc), còn gọi là kĩ năng sống chiếm 85%, kĩ năng cứng( trí  tuệ lô-gic) chỉ chiếm 15%. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực nói chung, dạy  Ngữ văn nói riêng cần phải tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.  .Với đối tượng là học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là họa sinh lớp 6, các em vừa 5 chuyển từ cấp Tiểu học lên, bắt đầu một chu trình mới  thì việc giáo dục kĩ năng sống là điều vô cùng hệ trọng để ngay từ  năm đầu cấp học này, các em sẽ được trang bị những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng để phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.   Các quan niệm vê kĩ năng sống - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. - Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Các cách phân toại kĩ năng sống - Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể Xem kĩ năng sống gồm các kĩ năng cổt lõi sau: + Kĩ năng giải quyết vấn đề. + Kĩ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán. +- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả. +- Kĩ năng ra quyết định. + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân. + Kĩ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị (SelfAwareness building skills, incl. + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông. + Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. - Trong giáo dục ở Anh quốc, kĩ năng sống được chia thành nhóm chính là: + Hợp tác nhóm. + Tự quản. + Tham gia hiệu quả. + Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán. + Suy nghĩ sáng tạo. 6 + Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 2.2.Thực trạng : Giáo dục kĩ năng sống được lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà nhà trường chứ không tạo thành môn học riêng. Trong năm học vừa qua, nhiều trường học đã chú trọng rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhưng tài liệu hướng dẫn còn chưa chi tiết, cụ thể .Thực tế hiện nay, có một bộ phận nhỏ học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, lúng túng khi ứng xử trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh. Bởi lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động….Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực có, tiêu cực cũng có. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc nhân cách. 2.3.Những giải pháp cụ thể  : 2.3.1.Về phía Giáo viên : a. Chọn những kĩ năng sống thiết thực, phù hợp với nội dung bài học và thực tế địa phương. b. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo giáo án có lồng ghép kĩ năng sống c. Hướng dẫn học sinh làm quen các kĩ năng sống: 2.3.2:Về phía học sinh : +Đọc kĩ nội dung bài học , suy nghĩ lựa chọn các kĩ năng sống có thể tích hợp trong bài học .Mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân trước các vấn đề được đặt ra trong văn bản . 7 Với những giải pháp đã nêu trên ,tôi xin được trình bày đề tài : Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học Ngữ văn 6 I. Nội dung giáo dục kĩ năng sống *Thứ nhất: muốn dạy kĩ năng sống cho học sinh, trước hết giáo viên phải nắm vững một số khái niệm liên quan:           - Kĩ năng sống: Là những kĩ năng tâm lí- xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội trong thực tại - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp HS hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật -           -Kĩ năng sống là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lí thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từng trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lí.            -Trong chương trình dạy kĩ năng sống, không có khái niệm vâng lời, chỉ có khái niệm lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giúp học sinh hiểu công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định làm điều này điều khác và chịu trách nhiệm về điều đã làm chứ không chỉ có biết nghe lời.           *Thứ hai: Giáo viên phải nắm vững một số kĩ năng sống được lồng ghép trong môn Ngữ văn:           Kĩ năng tự nhận thức.           Kĩ năng ra quyết định.           Kĩ năng xác định giá trị.           Kĩ năng tự giải quyết vấn đề.           Kĩ năng thể hiện sự tự tin.           Kĩ năng kiên định. 8           Kĩ năng giao tiếp.           Kĩ năng giải thích.           Kĩ năng lắng nghe tích cực.           Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.           Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.           Kĩ năng đặt mục tiêu.           Kĩ năng hợp tác.           Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông           Kĩ năng tư duy sáng tạo.              tin.                                                    … Thứ ba: Giáo viên cần nắm vững nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. -Tương tác: Khi cho học sinh hoạt động nhóm, các em cùng thảo luận về câu hỏi chốt kiến thức hoặc bình những câu văn, ý thơ hay , nhiều kĩ năng sống được hình thành trong quá trình tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh( kĩ năng thương lượng, giải quyết vấn đề…) Khi tham gia hoạt động có tính tương tác, các em có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác…          Trải nghiệm: Qua các tình huống thực tế như các câu hỏi tình huống, câu hỏi thảo luận nhóm, các em được trải nghiệm để từ đó hình thành những kĩ năng sống hữu ích. -Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không chỉ hình thành trong ngày một, ngày hai mà đòi hỏi cả một quá trình: nhận thức- hình thành thái độ-thay đổi hành vi. -Thay đổi hành vi: Qua các bài học được lồng ghép kĩ năng sống, học sinh có dịp thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ, hành động của mình… Ví dụ: Sau khi học văn bản Bài học đường đời đầu tiên, các em sẽ rút ra được bài học hữu ích  cho mình từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, sẽ không dẫm lên vết xe đổ của Mèn (huênh hoang, tự đắc, kiêu ngạo ) mà sống vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết hơn, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn… 9 -Thời gian, môi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.          2. Những công việc giáo viên cần chuẩn bị: Giáo viên chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi, thiết thực với học sinh để các em có khả năng thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. Ví dụ 1 :Khi dạy phần văn bản văn học dân gian như :Con Rồng cháu Tiên –tiết 1 ;Sơn Tinh, Thủy Tinh –Tiết 9-10; Éch ngồi đáy giếng –tiết 39;Chân ,Tay ,Tai ,Mắt ,Miêng –tiết 45 ;Mẹ hiền dạy con –tiết 62 ;Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng-tiết 65 ….giáo viên chọn  kĩ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán và Kĩ năng tư duy sáng tạo để giúp học sinh đánh giá ,hiểu được ý nghĩa của từng tác phẩm hoặc kể lại một cách sáng tạo tác phẩm văn học      Qua phần phân tích văn bản giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận thức được các giá trị như ứng xử, khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống, tinh thần trách nhiệm sự đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống. Nhận thức giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống. Biết ứng xử những người đã cưu mang, giúp đỡ mình. Bên cạnh đó còn có kỹ năng giao tiếp phản hồi, lắng nghe trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình đối với những vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ 2: Trong các tiết Luyện nói của phần Tập làm văn ( 30, 43, 83-84, 96) , giáo viên chọn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp học sinh ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp, nói năng lưu loát trước tập thể. Ví dụ 3: Trong các tiết Tiếng Việt ( Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt-tiết 3, Từ mượn- tiết 6, Nghĩa của từ-tiết 11;Chữa lỗi dùng từ -tiết 23-27 ……giáo viên chọn  kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách dùng từ theo những tình huống cụ thể, kĩ năng giao tiếp , kĩ năng đặt mục tiêu để  các em … không lạm dụng hoặc “sính chữ” khi dùng từ mượn vừa để để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt vừa đạt được hiệu qủa giao tiếp như mong muốn.  Ví dụ 4: Khi học tiết Chương trình Ngữ văn địa phương( tiết 70-71- 139) giáo viên chọn kĩ thuật động não để học sinh suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài 10 học thiết thực về cách sử dụng từ địa phương, chọn kĩ năng giao tiếp, chia sẻ, để các em  tự tin tương tác chia sẻ học hỏi những kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ địa phương… Ví dụ 5 :Khi học phần văn bản nhật dụng như :Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử Tiết 123 ;Bức thư của thủ lĩnh da đỏ -Tiết 125-126; Động Phong Nha –Tiết 129 giáo viên chọn kĩ năng hợp tác ,chia sẻ …để các em trình bày những vấn đề nổi bật trong văn bản cũng như ở địa phương em Có thể nói rằng trong chương trình Ngữ văn 6 có rất nhiều tiết dạy có thể giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Góp phần giáo dục nhận thức và hoàn thiện nhân cách cho các em, giúp các em biết xử lý các tinh huống trong cuộc sống, biết tự bảo vệ mình và sống nhân ái hơn. b. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo giáo án có lồng ghép kĩ năng sống -Thể hiện rõ trong giáo án: Ghi rõ kĩ năng, phương pháp, kĩ thuật giáo dục kĩ năng sống trong Mục tiêu cần đạt và thể hiện cụ thể trong các câu hỏi thảo luận nhóm, trong các bài tập vận dụng hoặc bài tập củng cố. -Thể hiện ở các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy( Bảng phụ, tranh ảnh, tư liệu, máy chiếu…) c. Hướng dẫn học sinh làm quen các kĩ năng sống: Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, tình huống để hướng dẫn các em tự xác định, làm quen các kĩ năng sống cần đạt.        Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp, kĩ thuật động não để suy nghĩ, thảo luận nhóm để trình bày, cặp đôi để chia sẻ- hợp tác … để tự tin bộc lộ những suy nghĩ của mình. Ví dụ : Đưa tình huống:Khi dạy văn bản: Bức tranh của em gái tôi (tiết 81-82) ở phần Tổng kết-Luyện tập, giáo viên đưa tình huống: Khi bố mẹ vắng nhà, anh trai ( hoặc chị gái ) cứ hay xét nét những việc em làm, bắt em làm hết các công việc bố mẹ giao, thế nhưng khi bố mẹ về lại tranh công bảo rằng  mình đã làm hết công việc. 11 Nếu là người em gái đó, em sẽ nói gì với bố mẹ? xử sự như thế nào với  người anh( chị) đó? Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp, kĩ thuật động não để suy nghĩ, cặp đôi để chia sẻ, kĩ năng giải thích, kiên định với ý kiến của mình, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự cảm thông.… Gợi ý: - Bản thân em sẽ trình bày để bố mẹ hiểu .           - Đề nghị anh làm lại những công việc đó            - Em sẽ tâm sự với mẹ về thái độ của người anh để mẹ nhắc nhở anh rút kinh nghiệm, không tái phạm… d. Dự đoán kĩ năng: Trong bước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài , giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung bài học, gợi ý dự đoán các kĩ năng và yêu cầu của kĩ năng cần đạt được sau nội dung bài học. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ- tiết 125-126, giáo viên yêu cầu các em đọc kĩ nội dung văn bản, phần chú thích và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sau đó đưa một số câu hỏi: - Văn bản đem đến cho chúng ta những giá trị thiết thực nào với cuộc sống?    Em dùng kĩ năng nào để xác định được giá trị đó?       Sau khi học sinh suy nghĩ, giáo viên gọi 1-2 em trả lời. Khi học sinh trả lời cũng là lúc các em rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin, lắng nghe…  Định hướng: Kĩ năng giao tiếp để trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị của bức thư.Kĩ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống. Kĩ năng làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.Kĩ năng phê phán những hành vi hủy hoại môi trường của người da trắng 3. Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được học. 12           Tùy theo nội dung từng bài học, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với các tình huống tương tự bài học để học sinh tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu ra kĩ năng mà các em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó. Ví dụ : Khi dạy văn bản Ếch ngồi đáy giếng, ở phần Luyện tập tôi ra tình huống: Trong lớp em có một bạn học thì không giỏi nhưng kiêu căng, tự đắc, lúc nào cũng ra vẻ ta đây hiểu biết hết mọi thứ trên đời. Nhiều bạn trong lớp không ưa tính  tình ấy của bạn và không thích chơi cùng với bạn ấy ,lại còn nói bóng gió bạn là “Ếch”. Em có tán thành với thái độ của các bạn trong lớp như vậy không? Cách xử sự của em sẽ như thế nào ?          Ở tình huống này, học sinh cần vận dụng  kĩ năng cảm thông, giải thích, chia sẻ, giao tiếp  để bạn có tính kiêu căng đó tự nhận ra giá trị của bản thân, biết cách ứng xử khiêm tốn, học hỏi. Còn các bạn trong lớp hiểu ra vấn đề  sẽ không có thái độ kì thị, định kiến mà phải sống đoàn kết, hòa đồng. Từ đó, các em hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa , bài học từ những câu chuyện ngụ ngôn để sống tốt đẹp hơn. 4.Thực hiện đúng quy trình lên lớp với các tiết có nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống. Bước 1: Khám phá. Mục đích: Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức…sẽ được học. Giáo viên đánh giá , xác định được thực trạng( kiến thức, kĩ năng…) của học sinh trước khi giới thiệu vấn đề. Bước 2: Kết nối Mục đích: Trình bày những thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết cái đã biết và cái chưa biết. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới. Bước 3: Thực hành, luyện tập: 13 Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa, định hướng để các em trả lời đúng , điều chỉnh những hiểu biết hoặc kĩ năng còn sai lệch Bước 4: Vận dụng Mục đích: Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống mới. Ví dụ cụ thể: Trong phạm vi đề tài, tôi xin chọn bài dạy Tiết 125 : Văn bản : BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ  (Theo Tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững ) I/ Mục tiêu   1. Kiến thức: HS nắm được  - Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.  - Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của  vị thủ lĩnh Xi –át – tơn.  2. Kĩ năng: HS biết  - Cách đọc, tìm hiểu nội dung một văn bản nhật dụng.  - Cảm nhận được tình cảm thiết tha với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi –  át –tơn.  - Phát hiện và nêu tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.  3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.  *Môn Lịch sử, Địa ly: HS nắm được:  + Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Châu Mĩ, Bắc Mĩ  + Nắm được quá trình khai thác và xâm chiếm thuộc địa vùng Bắc Mĩ của thực  dân Anh (Thế kỉ XVII – XVIII - XIX)  + Sơ lược cuộc đời, sự nghiệp tổng thống Mĩ Phlen – kin và thủ lĩnh da đỏ Xi –  at – tơn.  *Môn Giáo dục công dân:  Nắm được sơ lược nội dung của Luật bảo vệ môi trường. Tích hợp kiến thức:  Giáo dục CD lớp 6: Bài 7: yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên;  14 Giáo dục CD lớp 7: Bài 14- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên  *Môn Hóa học, Sinh học:  + Học sinh biết được đặc điểm của các yếu tố môi trường: đất, nước, không  khí..và tác dụng của chúng đối với cuộc sống con người…. 4.Định hướng hình thành năng lực : *Năng lực chung :Hình thành cho HS các năng lực như :tự học ;giải quyết vấn đề ;tư duy ;giao tiếp ,hợp tác *Năng lực chuyên biệt :Viết bài văn trình bày ý nghĩa của môi trường tự nhiên đối với dời sống con người II/ Thiết bị dạy học:  Máy chiếu, máy vi tính.-  Bút dạ.-  Giấy A3-  III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh  - GV: SGK, SGV, máy chiếu  - HS: soạn bài.  IV. Phương pháp  - PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở,....  - KT: Khăn phủ bàn IV. Tiến trình giờ dạy : 1. Ổn định - Kiểm tra bài cũ: GV nêu một số câu hỏi trắc nghiệm về nôi dung văn bản Cầu Long Biên - chứng  nhân lịch sử. BƯỚC 1:    KHÁM PHÁ +Bài mới :Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phrengklin Pĩơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-at-tơn đã viết bức thư này để trả lời. Đây là 1 bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là VB hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Những người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn một thế kỉ vốn rất nghèo khổ. Vậy tại sao thủ lĩnh của họ lại viết thư cho Tổng thống Mĩ, kiên quyết không bán mảnh đất quê hương mình cho những người da trắng mới nhập cư ?  +Tìm hiểu bài các kĩ năng sống trong bài học :Hợp tác ;phê phán ;tư duy 15 BƯỚC 2: KẾT NỐI: Nội dung kiến thức I.Tìm hiểu chung : Hoạt động của thày và trò ? Cho biết hoàn cảnh ra đời và xuất xứ 1.Hoàn cảnh ra đời : VB là bức thư của của VB ? thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi tổng thống  GV chiếu lược đồ khu vực Bắc Mĩ Mĩ Phreng-klin Pi-ơ-x năm 1854 (Theo Thế kỉ XV, nhà thám hiểm Cô – lôm - Tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát bô phát hiện ra lục địa Châu Mĩ. Sau đó, triển bền vững ) người da trắng từ châu Âu di cư sang 2. Đọc, chú thích  châu Mĩ. Ở khu vực Bắc Mĩ, người Anh Giọng tình cảm, tha thiết khi nói đến di cư sang khai thác vùng đất này đã đẩy thiên nhiên, đất nước, mỉa mai kín đáo người da đỏ bản địa vào các khu vực khi nói với Tổng thống Mĩ.  hoang vắng, cằn cỗi. Năm 1776, 13 - Đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét.  thuộc địa của thực dân Anh đã tuyên bố - GV: Y/c HS giải thích chú thích 1, 3, 4, độc lập và thành lập một quốc gia lấy tên là Hợp chủng quốc Hoa Kì hay còn ?Em hiểu gì về Người da đỏ  gọi là nước Mĩ. (Phần kiến thức này HS GV chiếu H/a Tộc người Anh điêng và được học trong chương trình lịch sử lớp lục địa châu Mĩ: Người da đỏ là cư dân 7 và 8.)Năm 1854, Tổng thống thứ 14 ở lục điạ châu Mĩ thuộc chủng tộc Anh – của Mĩ là Phrengklin Pi-ơ - xơ tỏ y điêng. . Thế kỉ 18 châu Mĩ còn 2,5 triệu muốn mua đất của người da đỏ. Thủ người. Trải qua mấy trăm năm bị tàn sát lĩnh người da đỏ Xi- at- tơn đã viết bức và dồn vào những nơi hoang vắng cằn thư này để trả lời.  cỗi thì đến này người da đỏ còn lại không nhiều. Kiến thức về các chủng tộc HS sẽ được học trong chương trình Địa lí 7. ( Tích hợp Địa lí 7- Bài 2- sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới)  ?Tác phẩm được viết bằng kiểu PTBĐ 2. Kiểu VB và PTBĐ nào ?Phương thức biểu đạt ? +Kiểu VB :BC(Nội dung nhật dụng ) ?Hình thức văn bản có gì đặc biệt ? +PTBĐ :BC –TS –MT ? Thế nào là VB nhật dung? 16 3. Kết cấu : 3 phần ? ND bức thư được chia làm mấy phần ? - Từ đầu ->cha ông chúng tôi :Thái độ của ND và ranh giới của từng phần là gì ?  người da đỏ với đất đai ,thiên nhiên - Tiếp theo ->Sự ràng buộc :Cách đối xử với thiên nhiên, môi trường giữa người da đỏ và ngưòi da trắng  - cßn l¹i : ĐK của người da đỏ với người ? Trong kí ức của người da đỏ có những da trắng . điều thiêng liêng nào?  II. Đọc –hiểu VB : ? Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là 1. Mối quan hệ giữa đất đai ,thiên nhiên "những điều thiêng liêng"?  ,môi trường với người da đỏ : =>Nó đẹp đẽ ,cao quý ,không tách rời Sử dụng KT Khăn phủ bàn : khỏi sự sống của người da đỏ ( là +Chia 4 nhóm –thục hiện trong 6 phút mẹ ,chị ,em …) Các câu hỏi sau : ?Để làm nổi bật những điều thiêng -Đất đai ,thiên nhiên có ý nghĩa như thế liêng của người da đỏ ,tác giả đã sử nào với người da đỏ ? dụng những biện pháp NT nào ? Tác -Để làm rõ ý nghĩa của đất đai,thiên dụng ? nhiên ,tác giả đã dùng những biện GV chốt chuyển ý : . Thiên nhiên, đất pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của đai không còn là những vật vô tri mà nó những biện pháp nghệ đó ? được thổi vào đó linh hồn. Đó là người +Đại diện nhóm trình bày –nhận xét – chị, là em, là mẹ gắn bó mật thiết với GV chốt ,cho điểm người da đỏ...  *Đất ,lá thông ,bờ cát ...: ? Qua thái độ sống của người da đỏ với -Mỗi tấc đất ,lá thông ,bờ cát ,hạt môi trường thiên nhiên em học tập được sương ...là thiêng liêng tình cảm gì từ họ? (GDCD 6 - Bài 7: -mảnh đất này là thiêng liêng yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên *Những bông hoa là người chị ,người em nhiên )  *Những mỏm đá ,vũng nước ...cùng =>Những điều thiêng liêng đó ,phản chung một gia đình ánh cách sống Gắn bó ,yêu quý ,tôn *Dòng nước là máu của tổ tiên chúng tôi trọng đất đai ,môi trường ,thiên nhiên –tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng của người da đỏ 17 nói của cha ? Để lí giải cho tình cảm của người da =>NT : Sử dụng so sánh kết hợp nhân đỏ dành cho TN. Em hãy nêu vai trò của các yếu tố đất, nước nói riêng và thiên hóa => Làm nổi bật tình cảm gắn bó khăng nhiên nói chung đối với đời sống con khít ,máu thịt ,thiêng liêng   với đất đai , người ? (Môn sinh học Địa lí 6)  thiên nhiên của người da đỏ   GV : Thuyết trình về vai trò của đất, nước và thiên nhiên đối với sự sống.  *Với tình cảm gắn bó khăng khít ; tình -Giúp con người tồn tại và duy trì sự sống yêu sâu nặng với thiên nhiên như thế thì -Cung cấp nguồn tài nguyên thiên người da đỏ lo lắng về điều gì, chúng ta nhiên ,động thực vật quý hiếm ;xây dựng ,phat triển KT ,dịch vụ sẽ chuyển sang phần 2  -Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động của nền kinh tế .Tham gia phần lớn vào việc sản xuất ra các sản phẩm 2.Cách đối xử với thiên nhiên, môi để trao đổi, mua bán trên thị trường trường giữa người da đỏ và ngưòi da -Tạo ra các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp …. trắng  +GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức + HS nhận xét ,bổ sung –GV chốt Da đỏ -Là thiêng Quan niệm Đất đai GV chiếu bảng so sánh *Hệ thống câu hỏi gợi mở : +Nếu như người da đỏ coi đất là mẹ thì người da trắng đã cư xử với đất đai, môi trường ra sao?  Da trắng -là kẻ + Theo Xi át tơn, bầu không khí, muông liêng ,gắn thù ,là món thú có vai trò quan trọng như thế nào bó máu thịt hàng trao với người da đỏ và con người nói chung?  -ưa âm đổi Ưa sự ồn ào trọng đối với sự sống như vậy. Nhưng Âm thanh thanh của tự nhiên -Là quý giá -Là anh em –chỉ giết +Khí hậu và muông thú có y nghĩa quan người da trắng đã đối xử với không khí Không khí -Không để Động vật ý đến -Bắn giết và muông thú như thế nào ?  Giáo viên chốt :Sự đối lập trong cách cư xử của người da đỏ với người da cả ngàn 18 để duy trì trăng với đất đai ,thiên nhiên nói lên con điều gì .Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết sự sống =>Tôn => Coi trọng giá trọng vật trị tinh chất ,thực thần ,yêu dụng,coi quý bảo về thiên nhiên đất đai ,TN ,đất đai là ,môi kẻ thù ,là học tiếp theo của bài này ?Ngoài những hành động tàn phá MT của người da trắng trên, em còn biết những hành vi nào khác làm ô nhiễm MT của con người hiện nay ?  - GV chiếu các h/a – Vi deo về hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con trường hàng hóa BƯỚC 3 :LUYỆN TẬP : người. (Slide 5 )  (Tích hợp kiến thức GDCD 6 - Bài 7 ? Để bảo vệ môi trường sống, con người Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên chúng ta phải làm gì? Em hãy nêu các nhiên)  giải pháp cụ thể để bảo vệ môi trường GV : Có thể nói vị Thủ lĩnh người da đỏ đã hiện nay ? (Tích hợp GDCD lớp6)  đi trước thời đại khi tiên đoán được những - GV chiếu điểu 7 – Luật Bảo vệ môi hậu quả do chính hành vi phá hoại môi trường. (Slide 6) (GDCD : Luật Bảo vệ trường và ý thức ích kỉ của con người gây môi trường năm 2005 – điều 7)  ra.Khi viết bức thư này, thủ lĩnh da đỏ có lẽ GV : Luật Bảo vệ MT năm 2014 được cũng chưa ý thức được đầy đủ vấn đề bảo vệ ban hành tháng 6/2014 bắt đầu có hiệu môi trường. Ngày nay, nhân loại càng tiến bộ, văn minh thì dường như họ càng sống lực và 1/1/2015. Cho nên hiện tại thời tách biệt đối với môi trường. Những lời của điểm này, chúng ta vẫn thực hiện theo thủ lĩnh da đỏ lại mang tính thời sự trong xã Luật Bảo vệ MT năm  hội hiện đại. Nó trở thành lời cảnh báo 2005.  chúng ta.  BƯỚC 4 :VẬN DỤNG (củng cố- hướng dẫn về nhà) *Bài tập :Viết đoạn văn trình bày vai trò ,ý nghĩa của môi trường tự nhiên với đời sống con người * Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện:              19           Qua việc tiến hành soạn giảng, kết hợp các biện pháp đề xuất thực tế, kết quả giảng dạy giáo dục kĩ năng sống cho  đối  tượng học sinh lớp  6B1 trong năm học 2018 -2019 -này tôi thấy kết quả tương đối khả quan như sau :   Số bài HS có kĩ năng tốt KT 42 Số lượng 30 Tỉ lệ 71.4% HS có hình thành được kĩ năng Số lượng Tỉ lệ 12 28.6% HS có kĩ năng chưa tốt Số lượng Tỉ lệ 0 0% Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ,KIẾN NGHỊ         Qua việc nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết, quan trọng, song quá trình thực hiện  lại không phải dễ dàng. Tuy vậy , bằng kinh nghiệm còn hạn chế của mình, sau khi áp dụng đề tài, tôi tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm: Giáo viên cần nắm được phương pháp đặc trưng trong công tác giáo dục kĩ năng sống để lựa chọn kĩ năng phù hợp đối tượng học sinh từng khối lớp và địa phương, lựa chọn kĩ thuật dạy học phù hợp kết hợp hình thức hợp lí nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc, năng động, sáng tạo trong học tập và giao tiếp. Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối quan hệ giữa kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Giáo viên cần sáng tạo nhiều câu hỏi, tình huống trong bài học để học sinh qua đó hình thành các kĩ năng sống. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi ở giáo viên một tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo cao. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học ích ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp các em hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa…Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan