Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị sinh học ...

Tài liệu Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị sinh học 9 trung học cơ sở​

.PDF
136
24
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG PHÚC CƢƠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC PHẦN “DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ” SINH HỌC 9 – TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH “BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Hƣng HÀ NỘI – 2020 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị - Sinh học 9 - Trung học cơ sở” đƣợc hoàn thành tại khoa Sƣ phạm – Trƣờng Đại học Giáo dục. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa cùng tất cả các thầy cô khoa Sƣ phạm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới PGS.TS. Mai Văn Hƣng đã nhiệt hình tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đƣợc sự giúp đỡ của ban giám hiệu trƣờng và tập thể các lớp 9 Trƣờng THCS Phùng Chí Kiên. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên và khích lệ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Qua nghiên cứu, đề tài đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy vậy còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy tác giả kính mong những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và các anh chị học viên. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2020 Tác giả Hoàng Phúc Cương i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Dạy học tích hợp 1. DHTH 2. ĐC 3. GDHN 4. GV Giáo viên 5. HN Hƣớng nghiệp 6. HS Học sinh 7. QT Quá trình 8. SGK 9. SH 11. THCS 12. TN 13. TNSP Đối chứng Giáo dục hƣớng nghiệp Sách giáo khoa Sinh học Trung học cơ sở Thực nghiệm Thực nghiệm sƣ phạm ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các thành tố giữa dạy học tích hợp và dạy học đơn môn .. 21 Bảng 1.2. Thực trạng dạy học giáo dục hƣớng nghiệp (GDHN) .................... 27 Bảng 1.3. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh ............................ 30 Bảng 1.4. Kết quả lựa chọn nghề liên quan tới Sinh học ................................ 31 Bảng 1.5. Kết quả tìm hiểu nguồn thông tin ................................................... 31 Bảng 1.6. Định hƣớng học tập của học sinh ................................................... 32 Bảng 1.7. Định hƣớng nghề nghiệp của học sinh ........................................... 34 Bảng 1.8. Lý do lựa chọn nghề nghiệp ........................................................... 35 Bảng 1.9. Khó khăn khi lựa chọn nghề nghiệp ............................................... 36 Bảng 2.1. Phân tích nội dung phần di truyền và biến dị Sinh học 9 ............... 41 Bảng 2.2. Năng lực hƣớng nghiệp cần đạt ở học sinh sau GDHN[30] .......... 48 Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá quá trình học tập của học sinh ........................... 51 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh ............................ 67 Bảng 3.2. Định hƣớng học tập của học sinh ................................................... 69 Bảng 3.3. Lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ............................................... 70 Bảng 3.4. Lý do lựa chọn nghề nghiệp ........................................................... 72 Bảng 3.5. Bảng phân bố tần số điểm của lớp TN và ĐC ................................ 73 Bảng 3.6. Bảng phân bố tần suất điểm của lớp TN và ĐC ............................. 74 Bảng 3.7. Bảng phân bố tần suất tích lũy điểm số bài kiểm tra ...................... 74 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp điểm của các lớp .................................................... 75 iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sự lựa chọn hình thức dạy học ................................................... 29 Biểu đồ 1.2. Định hƣớng học tập của học sinh ............................................... 33 Biều đồ 3.1. Phân bố tần suất tích lũy kết quả bài kiểm tra ............................ 74 Sơ đồ 2.1. Các bƣớc xây dựng giáo án tích hợp GDHN................................. 46 iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 7. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 6 8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 6 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục hƣớng nghiệp ....................................... 7 1.1.1. Tình hình giáo dục hƣớng nghiệp trên thế giới.................................... 7 1.1.2. Tình hình giáo dục hƣớng nghiệp ở Việt Nam .................................. 11 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 16 1.2.1. Một số khái niệm về hƣớng nghiệp và giáo dục hƣớng nghiệp......... 16 1.2.2. Giáo dục hƣớng nghiệp trong hệ thống giáo dục............................... 23 1.3. Cơ sở thực tiễn của tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học Sinh học ở cấp Trung học cơ sở ........................................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 38 CHƢƠNG 2..................................................................................................... 39 NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGIỆP TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC LỚP 9 ....................... 39 2.1. Phân tích nội dung phần Di truyền và biến dị - Sinh học 9 .................. 39 2.1.1. Những nguyên tắc tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp vào môn Sinh học 39 2.1.2. Mục đích dạy phần Di truyền và biến dị............................................ 39 2.1.3. Nội dung kiến thức phần di truyền và biến dị, Sinh học 9 ................ 40 v 2.2. Các bƣớc xây dựng kế hoạch tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong môn Sinh học 9 ............................................................................................ 45 2.2.1. Các bƣớc xây dựng kế hoạch ............................................................. 45 2.2.2. Ví dụ giáo dục hƣớng nghiệp tích hợp trong dạy học phần di truyền và biến dị, Sinh học 9. .................................................................................. 54 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 64 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 65 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 65 3.1.1. Muc đích thực nghiệm ....................................................................... 65 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm....................................................................... 65 3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 65 3.2.1. Nội dung thực nghiệm........................................................................ 65 3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................. 65 3.2.3. Các bƣớc nghiên cứu ......................................................................... 66 3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 67 3.3.1. Kết quả định lƣợng............................................................................. 67 3.3.2. Kết quả định tính ................................................................................ 75 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 PHỤ LỤC vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở Toàn cầu hóa và hiện đại hóa, có ảnh hƣởng lớn đến văn hóa, đời sống xã hội, giáo dục và kinh tế của cả thế giới. Những biến đổi đƣợc thể hiện rõ ràng nhất trong nền kinh tế đã mang lại một số thay đổi trong ngành nghề, cơ cấu tổ chức, và đời sống kinh doanh. Quá trình toàn cầu hóa phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực truyền thông thông tin - công nghệ đã và đang làm thay đổi cách chúng ta làm việc. Các lĩnh vực nghề nghiệp mới đang nổi lên dựa trên sự linh hoạt và kiến thức trong cuộc sống làm việc và những thay đổi trong vị thế của con ngƣời với sự nghiệp, thời gian đào tạo, giờ làm việc, v.v ... dẫn tới con ngƣời phải đối mặt với nhiều vấn đề mới hàng ngày trong công việc, sự nghiệp, cuộc sống gia đình, lựa chọn nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp và lập kế hoạch nghề nghiệp tƣơng lai. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra sự phát triển vƣợt bậc trong lĩnh vực tƣ vấn hƣớng nghiệp, đặc biệt là giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Giáo dục hƣớng nghiệp có tầm quan trọng lớn trong quá trình dạy học. Nó đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch nghề nghiệp của học sinh, sinh viên trong tƣơng lai và sự phát triển của mỗi quốc gia. Khái niệm nghề nghiệp với các em học sinh còn là một cái gì đó rất mơ hồ, do đó việc lựa chọn nghề gì luôn là vấn đề mang nhiều khó khăn. Vì vậy giáo dục hƣớng nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, là một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục. Các chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh, cụ thể là học sinh trung học cơ sở (THCS) đƣợc thiết kế để giải quyết các khó khăn về thể chất, cảm xúc, các mối quan hệ xã hội, những kiến thức về nghề nghiệp và học tập của học sinh. Điều này là để bổ sung cho việc học tập trên lớp và cũng tăng cƣờng kết quả học tập, thành tích của học sinh 1 giúp học sinh phát triển toàn diện. Đây là nội dung mà giáo dục Việt Nam đang thực hiện. Nội dung giáo dục hƣớng nghiệp (GDHN) cho học sinh (HS) là một trong những vấn đề quan trọng đƣợc Đảng ta và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Đặc biệt Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 522/QĐTTg phê duyệt Đề án“Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” [3]. Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp trong giáo dục cơ sở và phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong những năm trở lại đây, nhiều học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn trƣờng thi và định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng lai, đây chính là nguyên nhân chính d ẫn đến tình trạng các em học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trƣờng, không hứng thú với học tập, thậm chí hậu quả nặng nề hơn là rất nhiều học sinh bỏ học, sinh viên sau khi ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm, tỉ lệ sinh viên ra trƣờng làm trái ngành nghề với chuyên môn đƣợc đào tạo chiếm tỉ lệ rất cao. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng trên? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên chủ yếu là do HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức và đánh giá đƣợc năng lực bản thân, khó khăn trong việc tìm thông tin về ngành nghề, trƣờng thi, nghề nghiệp. Đặc biệt nhiều gia đình, có sự bất đồng quan điểm giữa bố mẹ và con cái trong quá trình lựa chọn trƣờng, lựa chọn ngành nghề. Đây là những nút thắt quan trọng trong cuộc đời của mỗi học học sinh, nếu những khó khăn này không đƣợc giải quyết kịp thời sẽ gây nên sự lo lắng cho các em HS và dẫn đến hậu quả là các em học sinh đƣa ra những quyết định không đúng đắn trong qua trình chọn trƣờng thi, nghề nghiệp trong tƣơng lai. Trong các nhà trƣờng hiện nay 2 có nhiều hình thức GDHN cho học sinh nhƣ: thông qua các môn học, qua các hoạt động trải nghiệm, qua các buổi nói chuyện ngoại khóa...Tuy nhiên những hoạt động GDHN chủ yếu đƣợc tổ chức ở các trƣờng trung học phổ thông (THPT), rất ít ở các trƣờng THCS, nếu có thì thời lƣợng tổ chức các hoạt động trong nhà trƣờng rất hạn chế. Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề khác có liên quan thì nhà trƣờng không đáp ứng đƣợc hoặc chƣa cung cấp đầy đủ những thông tin thắc mắc về nghề nghiệp, do đó làm cho các em chƣa ý thức đƣợc sự cần thiết và có nhu cầu cần phải đƣợc tƣ vấn khi chọn nghề. 1.2. Xuất phát từ nội dung môn Sinh học và nội dung của phần Di truyền và biến dị - Sinh học 9 - Trung học sơ sở Chƣơng trình sách giáo khoa (SGK) môn sinh học 9 và nội dung giáo dục phổ thông mới phải đáp ứng đƣợc nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn"[4].Thực hiện mục tiêu "phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lƣợng", nội dung giáo dục đƣợc xây dựng theo hƣớng tích hợp ở các cấp học dƣới và phân hóa theo định hƣớng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh. Giáo dục hƣớng nghiệp là vấn đề cấp bách, bởi các em học sinh lớp 9 cuối cấp, rất cần đƣợc hƣớng dẫn để lựa chọn phân ban và phân hóa tại cấp trung học phổ thông đồng thời hƣớng dẫn cho một bộ phận rất lớn các em học xong THCS sẽ không học tiếp THPT mà học theo các trƣờng chuyên nghiệp hay trƣờng nghề. 3 Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài“Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị - Sinh học lớp 9 Trung học cơ sở”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị sinh học lớp 9, nhằm trợ giúp HS giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng THCS hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao hứng thú, chất lƣợng dạy học Sinh học ở trƣờng THCS hiện nay. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị, sinh học lớp 9. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học sinh học lớp 9. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học Sinh học 9, Trung học cơ sở một cách khoa học sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng THCS và góp phần bồi dƣỡng hứng thú, tạo động lực học tập, phát triển năng lực của học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Khảo sát thực trạng giáo dục hƣớng nghiệp trong các nhà trƣờng THCS 5.2. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị, sinh học lớp 9 5.3. Đề xuất một số giải pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị, Sinh học lớp 9. 5.4. Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đƣợc đề xuất. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Tổng hợp, sƣu tầm và phân tích các tài liệu liên quan đến GDHN và tích hợp GDHN trong các môn khoa học, đặc biệt là môn Sinh học ...làm cơ sở cho việc tích hợp GDHN trong dạy học phần di truyền và biến dị, Sinh học 9 – Trung học cơ sở. - Hệ thống hóa các khái niệm, các quan điểm tƣ tƣởng cơ bản của những nhà nghiên cứu trƣớc làm nền tảng cơ sở lý luận của đề tài. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu về để tài. - Tìm hiểu các chủ chƣơng chính sách của nhà nƣớc, của các bộ ngành liên quan tới đề tài nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp dùng bảng hỏi điều tra: + Bảng hỏi về tình trạng dạy học GDHN trong nhà trƣờng đối với giáo viên + Bảng hỏi về hứng thú học tập của học sinh + Bảng hỏi về định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp vàk hhó khăn lựa chọn nghề nghiệp của hoc sinh 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở 2 lớp ĐC và TN - Lớp đối chứng là lớp đƣợc dạy học theo kế hoạch dạy học và phƣơng pháp truyền thống - Lớp thực nghiệm là lớp đƣợc dạy học theo giáo án có tích hợp GDHN và phƣơng pháp mới 6.4. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng các phần mềm Excel và SPSS để phân tích, xử lý số liệu thu đƣợc từ đó đƣa ra các kết luận khoa học. 5 7. Những đóng góp của đề tài Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá và kế thừa các lí thuyết về giáo dục hƣớng nghiệp, luận văn đã bổ sung và làm sáng tỏ thêm khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức và quy trình hoạt động hƣớng nghiệp trong GDHN, góp phần bổ sung cho lí thuyết về giáo dục hƣớng nghiệp ở THCS của Việt Nam hiện nay. Xây dựng đƣợc một số biện pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị - Sinh học lớp 9 - Trung học cơ sở 8. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Phụ lục, luận văn gồm 3 nội dung chính nhƣ sau: - Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Chƣơng 2. Tích hợp giáo dục hƣơng nghiệp trong dạy học phần di truyền và biến dị - Sinh học lớp 9 - Trung học cơ sở - Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu về giáo dục hƣớng nghiệp Trong một kỷ nguyên toàn cầu hóa, sự phát tiển của công nghệ cao và hệ thống thông tin mới thúc đẩy sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế, mang lại một cuộc cách mạng trong giáo dục, thị trƣờng lao động, và thúc đẩy sự phát triển về đời sống ở khắp các quốc gia châu Á và Thái Bình Dƣơng. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ với thành tựu đáng chú ý không chỉ trong phát triển kinh tế của mà còn trong tất cả các khía cạnh của xã hội. Một nền kinh tế mới đã tạo ra một điều kiện quan trọng mới để phát triển sự nghiệp quần chúng cũng nhƣ mở cửa cho sự phát triển của hƣớng nghiệp nói chung và GDHN nói riêng. Trong xã hội, từ khi xuất hiện các hình thức phân công lao động, đồng thời con ngƣời chú trọng đến các phẩm chất cá nhân phù hợp với từng công việc cụ thể. Trong một thế giới phát triển, có rất nhiều các loại hình nghề nghiệp, sự lựa chọn một nghề phù hợp với bản thân là một điều hết sức quan trọng với mỗi ngƣời. Tuy nhiên lựa chọn đƣợc một nghề, một hƣớng đi phù hợp với bản thân là một điều hết sức khó khăn, gặp rất nhiều trở ngại. Do vậy đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu vấn đề giáo dục hƣớng nghiệp để một phần nào đó giúp đỡ những học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên có những cơ sở khoa học để lựa chọn một ngành nghề phù hợp với năng lực của mình. 1.1.1. Tình hình giáo dục hướng nghiệp trên thế giới Những nội dung, khái niệm liên quan đến hƣớng nghiệp đã đƣợc đề cập từ rất lâu cùng với lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của con ngƣời. Ngay từ năm đầu tiên của thế kỷ thứ I sau công nguyên, khái niệm về hƣớng nghiệp đã đƣợc đề cập đến trong bài viết của Epictetus là một triết gia Hy Lạp. Ông nhận định rằng trƣớc khi chọn nghề thì mọi ngƣời nên xem xét khả năng có 7 phù hợp với yêu cầu của nghề hay không. Đây chính là một trong những lý thuyết cơ bản của hƣớng nghiệp hiện nay. Thời trung cổ, theo nghiên cứu của Juan Huartey Navarro (1530-1592) trong một cuốn sách của ông là “Examen de los ingenios para las ciencias Kiểm tra khoa học, 1575”. Trong cuốn sách ông viết một số nội dung về những quy tắc để khám phá năng lực của bản thân và từ đó lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với năng lực của mình. [36] Ở Ấn độ, giáo dục hƣớng nghiệp đc nghiên cứu khá sớm, từ đầu những năm 1954, một trong nhà nghiên cứu là H.P.Mehta. Ông tiến hành 3 cuộc điều tra về tình hình giáo dục ở Ấn độ và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Trong năm 1954, ông tiến hành điều tra và thu đƣợc các kết quả khác nhau trong việc tƣ vấn nghề nghiệp, giáo dục hƣớng nghiệp rất kém phát triển, sự kém phát triển này xuất phát từ truyền thống văn hóa. - Năm 1957, ông tiếp tục tiến hành điều tra về tình hình giáo dục 25 trƣờng khác nhau, đối tƣơng đƣợc khảo sát là các hiệu trƣởng nhƣng kết quả mang lại cũng không mấy khả quan. Hầu hết mọi ngƣời đều không đánh giá cao vai trò của giáo dục hƣớng nghiệp, các hiệu trƣởng không quan tâm nhiều đến những lựa chọn của học sinh sau khi ra trƣờng - Năm 1961, ông phát hiện ra rằng những hạn chế trong luật giáo dục là một trở ngại thực sự cho sự phát triển giáo dục hƣớng nghiệp [32] Báo cáo năm 1956 của C. W. Riddle về một dự án thí điểm trong hƣớng dẫn sinh viên và tƣ vấn ở Calcutta cho thấy kết quả khả quan hơn. Ông so sánh giữa những sinh viên đƣợc tƣ vấn đề hƣớng nghiệp với sinh viên không đƣợc tƣ vấn hƣớng nghiệp. Sau đó có rất nhiều các nhà khoa học khác nhƣ : A. A. Khatri(1962), A. D'Costa (1961), V. V. Kothurkar(1962)...đã tiến hành nghiên cứu và phát triển giá dục hƣớng nghiệp ở Ấn độ và đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất thu đƣợc của các nhà nghiên cứu 8 đó là Chính phủ Ấn Độ bắt đầu quan tâm đến những chƣơng trình hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp cho các thanh niên (1958). [32,34] Tại Nhật Bản, thuật ngữ hƣớng nghiệp đƣợc đề cập vào khoảng những năm 1912-1928 và đƣợc áp dụng vào trong dạy học khoảng những năm 1920. Đến năm 1927 “Hiệp hội hƣớng nghiệp” đƣợc thành lập, vào thời điểm đó Bộ giáo dục Nhật Bản thấy rõ sự cần thiết của giáo dục hƣớng nghiệp với thanh thiếu niên, đã yêu cầu các trƣờng tiểu học, trung học cơ sở hỗ trợ tích cực học sinh trong việc hƣớng nghiệp[34]. G.L.Weaver đã viết trong cuốn “Handbook on Vocational Guidance” về việc cải thiện chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng, ông nhận thấy rằng Bộ giáo dục đã thấy rõ vai trò giữa học vấn văn hóa phổ thông với kiến thức và kĩ năng lao động - nghề nghiệp nên đã đƣa thêm nội dung giáo dục hƣớng nghiệp vào nhà trƣờng. Tạo cơ hội cho sự phát triển của giáo dục hƣớng nghiệp, đặc biết là đối với các giáo viên giảng dạy chƣơng trình hƣớng nghiệp giúp họ nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn [35]. Ở Mỹ, tƣ vấn hƣớng nghiệp phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động và thay đổi. Sự biến động xã hội đƣợc thể hiện rõ rệt ở việc nhiều ngƣời bị mất việc làm, yêu cầu công việc đòi hỏi chuyên môn cao do công nghiệp hóa, nhiều nông dân không thể cạnh tranh và tồn tại trƣớc sự xuất hiện của máy móc. Nên sự ra đời của hƣớng nghiệp là nhu cầu tất yếu để phần nào giải quyết các vấn đề trên. Frank Parsons (1909) đƣợc gọi là cha đẻ của khái niệm “hƣớng nghiệp và giáo dục hƣớng nghiệp” khi lần đầu tiên công bố nó trong một nghiên cứu. Những nghiên cứu của ông chủ yếu dựa vào sự quan sát và thu thập dữ liệu, ông đƣa ra những kết luận khi quan sát những ngƣời thất nghiệp sống trong một nhà tình thƣơng ở Boston. Ông nhấn mạnh rằng sự lựa chọn nghề nghiệp của một ngƣời dựa vào 3 yếu tố: - Hiểu rõ năng lực bản thân 9 - Hiểu rõ các điều kiện và yêu cầu để thành công trong công việc - Hiểu rõ mối quan hệ giữ năng lực bản thân và sự thành công trong nghề nghiệp. [40] Ở Pháp, hƣớng nghiệp có lịch sử phát triển hàng trăm năm, nó có liên quan đến sự phát triển của kinh tế và biến động xã hội. Hƣớng nghiệp có những biến đổi phù hợp với sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế và xã hội nên rất đƣợc coi trọng. Đặc biệt là giáo dục hƣớng nghiệp đã đƣợc chính quyển đƣơng thời quan tâm và có chính sách phát triển lâu dài. Ở Pháp năm 1848 xuất bản cuốn “Hƣớng dẫn chọn nghề” cuốn sách viết về vấn đề sự phát triển đa dạng của thế giời nghề nghiệp và việc phải hỗ trợ thanh niên trong việc sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực. Ở Anh, ban đầu hƣớng nghiệp chỉ hƣớng đến đối tƣợng là các thanh niên, giúp họ định hƣớng và chuyển đổi nghề nghiệp nếu cần thiết. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở Anh, hiệp hội Tƣ vẫn việc làm cho những ngƣời chƣa thành niên đƣợc sáp nhập vào hiệp hội có tên là Tƣ vấn việc làm cho ngƣời trẻ, dành cho những ngƣời dƣới 18. Hiệp hội này không chỉ hƣớng nghiệp cho thanh thiếu niên mà còn quả lý những thanh thiếu niên bị thất nghiệp tạo cơ hội cho họ kiếm đƣợc việc làm. Đến năm 1952 hầu hết các trƣờng đại học ở Anh đều có các trung tâm hƣớng nghiệp nhắm cung cấp cho sinh viên các thông tin liên quan về nghề nghiệp. Vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 hƣớng nghiệp phát triển mạnh mẽ ở Anh, kéo theo những nội dung liên quan đến giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng cũng phát triển nhanh chóng. Nội dung giáo dục hƣớng nghiệp dành học sinh tập chung vào năng lực tự nhân thức bản thân và đƣa ra các quyết định phù hợp trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Và sự kiện nổi bật nhất chứng minh cho sự phát triển hƣớng nghiệp ở Anh đó là sự ra đời của Đảng Lao Động vào năm 1997, nó làm thay đổi mạnh mẽ những quan điểm về hƣớng nghiệp. Đối tƣợng của 10 hƣớng nghiệp không chỉ là thanh thiếu niên mà dành cho tất cả mọi ngƣời trong xã hội. [33] Tại Trung Quốc vào năm 1914 -1915, Yanpei Huang tiến hành điều tra và khảo sát tại các trƣờng trung học về vấn đề hƣớng nghiệp, ông không ủng hộ quan điểm giáo dục của Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau chuyến thăm quan tại các trƣờng học ở Mỹ, ông nhận định rằng nội dung hƣớng nghiệp của Mỹ lúc bấy giờ là phù hợp nhất đối với hệ thống giáo dục Trung Hoa trong việc giải quyết và ngăn chặn các khủng hoảng về kinh tế. Ông đƣa ra quan điểm kết hợp giữa giáo dục và nghề nghiệp, sau này đƣợc gọi là Hiệp hội giáo dục hƣớng nghiệp do ông và Yuanpei Ca thành lập tại Thƣợng Hải vào năm 1917. Từ 1917 đến 1948, Hiệp hội giáo dục hƣớng nghiệp thành lập 5 trƣờng dạy nghề, 12 trung tâm giáo dục dạy nghề, và 12 trung tâm hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp. Vào ngày 29 tháng 9 năm 1993, Hiệp hội Hƣớng dẫn Nghề nghiệp Trung Quốc (CCGA), một chi nhánh của Hiệp hội Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề Quốc gia với sự hỗ trợ của Ủy ban Giáo dục Nhà nƣớc, đƣợc thành lập tại Bắc Kinh. Mục tiêu của CCGA bao gồm tăng cƣờng nghiên cứu trong lĩnh vực hƣớng nghiệp, thúc đẩy thực hành hƣớng nghiệp, đào tạo các chuyên gia hƣớng nghiệp, thúc đẩy tăng cƣờng trao đổi quốc tế và hợp tác trong tƣ vấn nghề nghiệp. [39] 1.1.2. Tình hình giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam Bác Hồ đã từng nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trƣớc hết cần có con ngƣời xã hội chủ nghĩa. Bác mong muốn, đào tạo không chỉ có lòng yêu nƣớc, tinh thần cách mạng, đạo đức... mà còn phải là ngƣời có kiến thức khoa học, chuyên môn trình độ vững vàng. Bác là ngƣời rất coi trọng công tác giáo dục, Bác cho rằng kết hợp giữa lý thuyết và thực tế là một nguyên tắc quan trọng, học đi đôi với hành, học đi đôi với lao động. 11 GDHN ở nƣớc ta đã tiến hành nghiên cứu và triển khai khá sớm, từ những năm 70 của thế kỉ XX. Cơ sở lý luận và thực tiễn GDHN của Việt Nam chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Liên Xô. Thời kỳ này GDHN ở Việt Nam chủ yếu giáo dục cho HS những hành vi, thái độ khi tham gia vào hoạt động nghề nghiệp [11] Năm 1979, Bộ Chính trị đƣa ra Nghị quyết về cải cách giáo dục khẳng định HN là bộ phận khăng khít của quá trình giáo dục. Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ có viết: “Về công tác HN trong trƣờng phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp THSC và THPT tốt nghiệp ra trƣờng” đã tạo hành lang pháp lí cho sự phát triển của công tác HN, nhất là HN cho HS phổ thông [10] Đầu những năm 80, ngƣời có công lớn nhất với sự nghiệp phát triển GDHN ở nƣớc ta là GS. Phạm Tất Dong. Ông đã nghiên cứu rất nhiều những vấn đề liên quan đến GDHN nhƣ: nội dung và các phƣơng pháp GDHN dành cho học sinh, thanh thiếu niên...Những quan điểm và nội dung về GDHN của ông đƣợc thể hiện thông qua rất nhiều các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu. Một trong những bài báo đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhất đó là “Hƣớng nghiệp cho thanh niên” vào năm 1982. Ngoài ra cũng có rất nhiều tác giả khác nhƣ Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình, Đoàn Chi, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Minh Đƣờng, Nguyễn Văn Hộ cũng nghiên cứu về GDHN cho HS. Họ đã đề cập đến vai trò của nhà trƣờng trong việc định hƣớng nghề cho HS, đƣa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣơng GDHN trong nhà trƣờng. Trong giai đoạn 1983-1996, GDHN ở nƣớc ta đã đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng, đƣợc coi là thời kì thịnh vƣợng nhất. Các tác giả Nguyễn Trọng Bảo, Đoàn Chi, Cù Nguyên Hanh, Hà Thế Ngữ, Tô Bá Trọng, Trần Đức Xƣớc, Nguyễn Thế Quảng, Nguyễn Phúc Chỉnh ngoài việc đi sâu nghiên 12 cứu việc tiến hành công tác GDHN tại các nhà trƣờng THPT, còn tham gia nghiên cứu những nội dung liên quan đến tƣ vấn hƣớng nghiệp cho HS. Giai đoạn 1997 - đến nay, những nghiên cứu về GDHN chủ yếu là khái quát kinh nghiệm GDHN trên thế giới, đánh giá thực trạng và đƣa ra những giải pháp về GDHN trong nhà trƣờng ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam giai đoạn 2005-2010 có các tác giả Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Nhƣ Ất, Lƣu Đình Mạc, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Văn Lê, Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân đã nghiên cứu về những vấn đề trên. Trong giai đoạn này, Bộ giáo dục cũng nhƣ nhiều tác giả đã xuất bản nhiều ấn phẩm về nội dung GDHN cho học sinh THCS và THPT. Một số ấn phẩm nổi bật nhƣ: “Giáo dục hƣớng nghiệp 9 - Sách Giáo Viên”, “Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp 10,11,12 - Sách Giáo Viên”,NXB Giáo dục. “Một số cơ sở của công tác hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000; “Hoạt động giáo dục lao động, hƣớng nghiệp năm học 2000 - 2001 và phƣơng hƣớng năm học 2001 – 2002”, Hà Nội, 2001...; Có rất nhiều tài liệu hƣớng dẫn và tham khảo đƣợc phát hành phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của HS, SV về định hƣớng nghề nghiệp. Có rất nhiều mô hình, hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp hay các trung tâm tƣ vấn hƣớng nghiệp đƣợc mở rộng và nâng cao, mà đối tƣợng hƣớng tới là học sinh cấp tiểu học và THCS. Điều này cho thấy rằng, hoạt động hƣớng nghiệp, GHDN trong nhà trƣờng đã đƣợc cả xã hội quan tâm. Theo của GS - TS Phạm Tất Dong, ông có nêu “Đổi mới công tác hƣớng nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trƣờng. Quán triệt chủ trƣơng đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các trung tâm KTTH - HN – DN” (Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm lao động hƣớng nghiệp, Hà Nội, 1992). Ông thấy rằng trong những ngƣời không có việc làm, không biết nghề thì thanh thiếu niên chiếm phần lớn. Do vậy ông đề xuất: Trƣớc hết cần hình thành, phát triển năng lực nghề nghiệp, sau đó đẩy 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan