Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thuyết minh dự án xây dựng tổ hợp chăn nuôi heo tập trung theo hướng công nghệ s...

Tài liệu Thuyết minh dự án xây dựng tổ hợp chăn nuôi heo tập trung theo hướng công nghệ sạch tỉnh hòa bình

.PDF
81
125
115

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN LƯƠNG SƠN – HUYỆN LẠC THỦY – HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN SANA VIỆT NAM (Chủ tịch HĐQT) ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) ÔNG. NGUYỄN CẢNH DINH ÔNG. NGUYỄN VĂN MAI Hòa Bình - Tháng 9 năm 2013 CÔNG TY CỔ PHẦN SANA VIỆT NAM Số: 01/2013/TTr-DA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------Hòa Bình, ngày tháng năm 2013 TỜ TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ Kính gửi: - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình; - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình; - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình; - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình - Sở Công thương tỉnh Hòa Bình - Uỷ ban Nhân dân huyện Lương Sơn; - Uỷ ban Nhân dân huyện Lạc Thủy; - Uỷ ban Nhân dân huyện Yên Thủy; - Các cơ quan có thẩm quyền liên quan;  Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003  Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;  Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;  Quyết định số 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Chủ đầu tư kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” với các nội dung chính sau:  Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch;  Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp + Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ lợn (Chế biến thực phẩm) + Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư + Hợp phần 5 : Nhà máy chế biến thức ăn lợn  Địa điểm đầu tư : huyện Lương Sơn, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy Tỉnh Hòa Bình;  Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn cụ kị 300 con; Trang trại lợn ông bà 300 con; Trang trại lợn nái giống 5.100 con; 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Xưởng giết mổ thịt sạch; Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp.  Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : : 641,631,229,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng 192,489,369,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 449,141,860,000 đồng  Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác;  Kết luận : NPV = 526,704,378,000 đồng; IRR = 26 % ; thời gian hoàn vốn 6 năm; => Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước. Dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị các cơ quan ban ngành tỉnh Hòa Bình chấp thuận và tạo điều kiện cho chúng tôi đầu tư dự án “Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” nói trên. Nơi nhận: - Như trên - Lưu TCHC. CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN SANA VIỆT NAM (Chủ tịch HĐQT) NGUYỄN CẢNH DINH MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..................................... 1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ................................................................................................. 1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ............................................................................................ 1 CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN ...................................................... 2 II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước ........................................... 2 II.1.1. Môi trường vĩ mô ....................................................................................................... 2 II.1.2. Ngành chăn nuôi lợn cả nước ..................................................................................... 2 II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án .................................................................................. 3 II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn của đất nước ..................................................... 3 II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung ................................................................ 7 II.2.3. Vùng thực hiện dự án ................................................................................................. 7 II.3. Căn cứ pháp lý ............................................................................................................... 9 II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư ......................................................................................... 10 II.5. Mục tiêu đầu tư ............................................................................................................ 11 II.6. Nhiệm vụ của dự án..................................................................................................... 11 CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN ................................................................................... 12 III.1. Địa điểm thực hiện dự án ........................................................................................... 12 III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng ..................................................................... 12 III.2.1. Phương án bồi thường ............................................................................................. 12 III.2.2. Nguyên tắc giải phóng mặt bằng ............................................................................ 12 III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án ........................................................................ 13 III.4. Nhân sự dự án ............................................................................................................ 14 III.5. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................. 14 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................... 15 IV.1. Trang trại chăn nuôi lợn............................................................................................. 15 IV.1.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................... 15 IV.1.2. Hình thức chăn nuôi ................................................................................................ 17 IV.2. Nhà máy chế biến thức ăn lợn ................................................................................... 24 IV.2.1. Hạng mục công trình – thiết bị ............................................................................... 24 IV.2.2. Công nghệ sản xuất – vận hành của nhà máy ......................................................... 26 IV.3. Nhà máy giết mổ lợn ................................................................................................. 27 IV.3.1. Quy mô ................................................................................................................... 27 IV.3.2. Quy trình giết mổ lợn.............................................................................................. 29 IV.3.3. Các loại thiết bị sử dụng trong qui trình ................................................................. 31 IV.3.4. Phân phối lợn sau khi giết mổ ................................................................................ 31 IV.4. Hệ thống cửa hàng thịt sạch ....................................................................................... 31 IV.4.1. Hệ thống cửa hàng của công ty............................................................................... 31 IV.4.2. Các loại sản phẩm của công ty ............................................................................... 32 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................. 34 V.1. Đánh giá tác động môi trường..................................................................................... 34 V.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................... 34 V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ....................................................... 34 V.2. Tác động của dự án tới môi trường ............................................................................. 34 V.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng .......................................................................... 34 V.2.2. Giai đoạn vận hành................................................................................................... 35 V.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm .................................................................................... 36 V.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng......................................................... 36 V.3.2. Giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động ..................................................... 37 V.4. Kết luận ....................................................................................................................... 38 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ................................................................ 39 VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ......................................................................................... 39 VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư ......................................................................................... 40 VI.2.1. Nội dung ................................................................................................................. 40 VI.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư......................................................................................... 42 VI.2.3. Vốn lưu động .......................................................................................................... 43 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................... 46 VII.1. Kế hoạch sử dụng nguồn vốn ................................................................................... 46 VII.2. Tiến độ sử dụng vốn ................................................................................................. 46 VII.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ...................................................................................... 49 VII.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay ........................................................ 53 CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ...................................................... 54 VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ................................................................... 54 VIII.2. Tính toán chi phí của dự án ..................................................................................... 56 VIII.2.1. Chi phí nhân công ................................................................................................ 56 VIII.2.2. Chi phí sản xuất thức ăn gia súc .......................................................................... 58 VIII.2.3. Chi phí hoạt động ................................................................................................. 60 VIII.3. Doanh thu từ dự án .................................................................................................. 61 VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án ................................................................................. 67 VIII.4.1. Báo cáo thu nhập của dự án ................................................................................. 67 VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự án ........................................................................................ 68 VIII.4.3 Hệ số đảm bảo trả nợ ............................................................................................ 69 VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................................................... 69 CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN .................................................................. 71 IX.1. Nhận diện rủi ro ......................................................................................................... 71 IX.2. Phân tích độ nhạy ....................................................................................................... 71 IX.3. Kết luận ...................................................................................................................... 73 CHƯƠNG X: KẾT LUẬN ................................................................................................. 75 X.1. Kết luận ....................................................................................................................... 75 X.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 75 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần SANA Việt Nam  Mã số doanh nghiệp :  Ngày cấp :  Nơi cấp :  Địa chỉ trụ sở : Tầng 6, Tòa nhà SME Hoàng Gia, đường Tô Hiệu, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Tp.Hà Nội  Đại diện pháp luật : Nguyễn Cảnh Dinh Chức vụ: Chủ tịch HĐQT I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch  Các hợp phần dự án : + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp + Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ lợn (Chế biến thực phẩm) + Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư + Hợp phần 5 : Nhà máy chế biến thức ăn lợn  Địa điểm đầu tư : huyện Lương Sơn, huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình);  Mục tiêu đầu tư : Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn cụ kị 300 con; Trang trại lợn ông bà 300 con; Trang trại lợn nái giống 5.100 con; 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Xưởng giết mổ thịt sạch; Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp.  Mục đích đầu tư : Góp phần phát triển ngành chăn nuôi nước nhà theo phương thức trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : 641,631,229,000 đồng. Trong đó: vốn chủ sở hữu 30% tương ứng 192,489,369,000 đồng, vốn vay ngân hàng 70 % tương ứng 449,141,860,000 đồng.  Tiến độ thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 1 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN II.1. Môi trường vĩ mô và tổng quan ngành chăn nuôi cả nước II.1.1. Môi trường vĩ mô Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Theo Tổng cục Thống kê, quý II năm 2013 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.90% so với cùng kỳ năm 2012 (quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.07%, đóng góp 0.40 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.18%, đóng góp 1.99 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5.92%, đóng góp 2.51 điểm phần trăm. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 - Nguồn: Tổng cục Thống kê Riêng lĩnh vực chăn nuôi, trong tháng 8 năm 2013, tổng đàn trâu cả nước ước tính giảm 2.5% so với cùng kỳ năm 2012, đàn bò giảm 3%. Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt do giá sữa ổn định nên doanh nghiệp mở rộng quy mô. Chăn nuôi lợn chưa ổn định, ước tính tổng số lợn cả nước giảm từ 1-1.5% so với cùng kỳ năm 2012. Chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, dịch bệnh tuy đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát gây tâm lý lo ngại cho người nuôi, tổng số gia cầm cả nước ước tính giảm khoảng 1.5-2% so với cùng kỳ năm trước. II.1.2. Ngành chăn nuôi lợn cả nước Hơn một năm qua (tính từ tháng 8/2013), ngành chăn nuôi cả nước lao đao trước nghịch lý giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi giá thực phẩm lại xuống thấp. Hiện giá thịt lợn gia cầm bắt đầu tăng trở lại và nhiều hộ nhỏ lẻ sau một thời gian dài ngừng chăn nuôi đã dần quay trở lại, khiến bài toán cung - cầu lệch nhau làm bất ổn ngành chăn nuôi trong nước. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 2 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH - Sản xuất không theo kế hoạch: Giá lợn, gia cầm đang tăng trở lại, giá thịt lợn tại miền Bắc giao động từ 46,000 đồng đến 47,000 đồng/kg, miền Nam từ 40,000 đồng lên 44,000 đồng/kg; với giá này người chăn nuôi bắt đầu có lãi. Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết thời gian qua ngành chăn nuôi thua lỗ khiến nhiều hộ phải ngừng chăn nuôi, chỉ có trang trại lớn bám trụ được. Hiện giá thực phẩm đang tăng, nhiều hộ nhỏ lẻ bắt đầu chăn nuôi trở lại, làm tăng nguy cơ “được mùa rớt giá”. Nguồn cung dồi dào dẫn đến giá sẽ giảm, đẩy người chăn nuôi trở lại tình trạng thua lỗ như trước đây. Cả nước hiện có 4 triệu hộ nuôi lợn đều theo kiểu tự cung tự cấp. - Phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài: Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, trong tháng 7/2013, tổng đàn lợn giảm, trong đó đàn lợn giảm 1.5% so với cùng kỳ năm 2012; song nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vẫn tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng này trong tháng 7 đạt 1.72 tỷ đồng tăng 33.8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thực tế đáng buồn, chứng tỏ trang trại và hộ chăn nuôi trong nước không chủ động được nguồn thức ăn. Cả nước có 207 doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi, chiếm 65-70% thị phần, còn lại là các doanh nghiệp trong nước, nên việc điều hành giá phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ sử dụng khoảng 10% thức ăn để nuôi gia công cho đàn lợn gia cầm của họ, 90% còn lại bán cho các hộ chăn nuôi trong nước, khiến sản xuất thức ăn chăn nuôi trở thành một trong những ngành siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp nước ngoài. Không chỉ phụ thuộc vào giá thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi trong nước còn phụ thuộc vào các loại thuốc thú y, bởi thời gian qua các loại thuốc thú y chỉ có tăng mà không có giảm. Để nuôi một con lợn xuất bán ra thị trường, các trang trại phải mất 350,000 đồng – 370,000 đồng tiền mua vắc-xin cho các trang trại chăn nuôi tiền mua vắc-xin, thuốc bổ, sát trùng…Nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên hỗ trợ vắc-xin cho trang trại chăn nuôi quy mô lớn để duy trì đàn vật nuôi Để từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi theo kiểu ồ ạt, cần quy hoạch lại ngành chăn nuôi trên tinh thần phát huy thế mạnh của mỗi vùng và phát triển theo hướng chọn loài vật nuôi phù hợp. Các trang trại hay các hộ nhỏ lẻ nên tự chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có tại địa phương nhằm giảm giá thành và tăng giá bán. Bên cạnh đó, các địa phương cần mở các lớp tập huấn về thông tin thị trường để người dân nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng, xây dựng kế hoạch chăn nuôi phù hợp, tránh tình trạng “được mùa mất giá” II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án II.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn của đất nước Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg như sau: + Quan điểm phát triển 1. Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 2. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như vật nuôi lợn đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. 4. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 3 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH + Mục tiêu phát triển 1. Mục tiêu chung a) Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; b) Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%; c) Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; d) Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến lợn phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. 2. Chỉ tiêu cụ thể a) Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm. b) Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%. đ) Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. + Định hướng phát triển đến năm 2020 1. Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình quân 2.0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. 2. Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: tăng bình quân 7.8%/năm, đạt khoảng 19 triệu tấn. 3. Xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến có quy mô phù hợp với công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa và đa dạng hoá các mặt hàng thực phẩm chế biển đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đối với cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị chế biến hợp vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 4. Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ Trung ương đến địa phương, nhất là hệ thống thú y cơ sở. + Các giải pháp 1. Quy hoạch a) Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. b) Rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn nuôi, trước hết là các sản phẩm chủ lực như lợn. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH Phát triển chăn nuôi lợn trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và bảo vệ môi trường sinh thái như Trung du, Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. 2. Về khoa học và công nghệ a) Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ chăn nuôi theo hướng kết hợp nghiên cứu với chuyển giao, xã hội hoá đầu tư nghiên cứu, đồng thời ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, bảo tồn và khai thác hợp lý các nguồn gen, giống gốc vật nuôi trong nước, nhập mới các giống có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi đưa nhanh vào sản xuất. b) Triển khai có hiệu quả chương trình giống vật nuôi và thực hiện tốt việc nuôi giữ giống gốc. Quản lý giống lợn theo mô hình tháp giống gắn với từng vùng sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Xây dựng và sử dụng các công thức lai giống phù hợp cho từng vùng sản xuất, từng nhóm sản phẩm để cung cấp sản phẩm đồng nhất cho nhu cầu sản xuất. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hoá các cơ sở chất lượng đực giống lợn, tổ chức đánh giá bình tuyển chất lượng giống hàng năm. c) Nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng và hệ số tiêu hoá thức ăn chăn nuôi để giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nhằm hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. d) Nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp công suất lớn. e) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y với các loại vật nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái. f) Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế. Áp dụng quy trình sản xuất GMP, HACCP đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. g) Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (từ khâu sản xuất thức ăn đến bảo quản chế biến, tiêu thụ) bao gồm các nội dung: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến cáo, chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng các kiểu chuồng trại, quy trình quản lý, thú y, nuôi dưỡng, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và người chăn nuôi. h) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống khảo kiểm nghiệm, kiểm định đánh giá, công nhận chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi, nhằm đưa nhanh giống mới, thức ăn chất lượng vào sản xuất. Nâng cao năng lực hệ thống thú y, nhất là thú y cơ sở. i) Xã hội hoá hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y theo hướng huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi. 3. Về tài chính và tín dụng a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: - Xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho các cơ sở giống, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp nằm trong khu vực đã được quy hoạch. - Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống hàng năm trong sản xuất. Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH - Phát triển sản xuất nguyên liệu, cây thức ăn chăn nuôi, trước hết hệ thống thuỷ lợi, giống cho phát triển ngô, đậu tương… - Đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm, chợ đầu mối; hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi. b) Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi theo hướng công nghiệp. c) Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn. d) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoặc giết mổ, bảo quản, chế biến lợn theo hướng công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế theo quy định hiện hành. đ) Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, người chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác. 4. Về đất đai Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất. 5. Về thương mại a) Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán sản phẩm, như sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm qua chế biến, hạn chế hình thức chợ cóc, chợ tạm, lòng đường, vỉa hè... b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. c) Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường. 6. Về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi a) Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng: Sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. b) Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận. 7. Phòng chống dịch bệnh a) Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; quy trình quản lý vệ sinh thú y với các cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến và an toàn dịch cho các vùng sản xuất. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH b) Xây dựng và công nhận cơ sở, vùng và liên vùng an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thú y trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vật nuôi. II.2.2. Ngành chăn nuôi tỉnh Hòa Bình nói chung Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chế biến và giết mổ lợn, gia cầm tập trung, ngành chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình đang chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng, thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi cao. Toàn tỉnh hiện có 300 mô hình chăn nuôi tập trung bán công nghiệp, chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn. Trong phát triển mô hình, ngoài những vật nuôi phổ biến còn nuôi một số con đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím. Chăn nuôi đang trở thành ngành sản xuất chính, đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân từ 6% - 6.5%/năm. II.2.3. Vùng thực hiện dự án Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 466,252.86 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 66,759 ha, chiếm 14.32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194,308 ha, chiếm 41.67%; diện tích đất chuyên dùng là 27,364 ha, chiếm 5.87%; diện tích đất ở là 5,807 ha, chiếm 1.25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172,015 ha, chiếm 36.89%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45,046 ha, chiếm 67.48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25,356 hecta, chiếm 60.51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4,052 ha, chiếm 6.06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135,010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3,126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6,385 ha. Giao thông thuận lợi, tài nguyên tự nhiên phong phú đã tạo lợi thế cho Hòa Bình tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH Hình: Hòa Bình – vùng thực hiện dự án Tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 35%, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 100 nghìn tấn/năm. Trên tinh thần đó, tỉnh Hòa Bình đã ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trước mắt tập trung vào hai con lợn, gà, như ưu tiên cấp đất ở những nơi có nguồn nước, ở xa khu dân cư, giao thông thuận tiện. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào địa phương. UBND tỉnh Hòa Bình còn giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giữ mối liên hệ với các doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai dự án đầu tư vào tỉnh. Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đã đầu tư bảy trại sản xuất lợn giống giống ngoại với quy mô 1,200 con nái/trại và hai trại lợn thương phẩm (5,000 con/trại). Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng các cơ sở chăn nuôi này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trước hết là tạo việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ (bình quân mỗi cơ sở sử dụng khoảng 40 lao động). Trại nuôi lợn giống Dũng Linh ở thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy có quy mô 1,200 nái do Công ty cổ phần CP Việt Nam đầu tư từ ba năm nay, bình quân mỗi tháng xuất khoảng 5,000 con lợn giống. Theo đó, hơn 40 lao động có việc làm và thu nhập ổn định với mức ba triệu đồng/tháng. Một số cơ sở còn xây nhà ở, nhà trẻ trong khu vực trang trại để công nhân có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc. Cùng với việc thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ trang trại và hộ chăn nuôi đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp Hòa Bình đã và đang triển khai một loạt các công việc mang tính chiến lược để lĩnh vực chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững. Đó là quy hoạch các vùng chăn nuôi hàng hóa phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái của từng địa phương; tổ chức lại hệ thống chăn nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng Trung tâm giống và vùng giống trong nhân dân để cung cấp giống cho nhu cầu chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Đồng thời tăng diện tích ngô lên 32.000 ha/năm để có sản lượng 130.000 tấn ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH II.3. Căn cứ pháp lý Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;  Quyết định 1172/QĐ-BXD năm 2012 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐBXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Quyết định số 10/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;  Quyết định 842/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ bé, phân tán, theo tập tục quảng canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng cần một khối lượng lớn hơn. Do vậy cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Trang trại trong những năm tới là rất khả quan. Bên cạnh đó, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai rộng, màu mỡ; khí hậu trong lành và mát mẻ; lao động dồi dào và có năng lực cao ngày một đông; phương tiện và mạng lưới giao thông hoàn chỉnh; hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp nên đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của tỉnh đặc biệt là ngành nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi cũng giữ vai trò rất quan trọng. Mặc dù trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Ngành chăn nuôi lợn cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng vẫn còn những khó khăn tồn tại: quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự tập trung, trình độ chuyên môn hạn chế, dịch bệnh, sản phẩm thường bị ép giá, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay còn chậm, các quy định của nhà nước về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng thức ăn lợn còn nhiều bất cập…Hơn nữa, do có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa được đặt trong quy hoạch vùng cụ thể, nên gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về các vấn đề môi trường, pháp lý cũng như sự phản ứng của nhân dân trong khu vực do ảnh hưởng đến dân sinh. Do đó, khả năng cung cấp cho thị trường còn rất nhiều hạn chế. Trên cơ sở các thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường lối đổi mới phát triển của tỉnh Hòa Bình Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng “Tổ hợp trang trại chăn nuôi --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH theo hướng công nghiệp sạch” là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội cho tỉnh Hòa Bình nói riêng và cho cả nước nói chung. II.5. Mục tiêu đầu tư Xây dựng 1 tổ hợp gồm: Trang trại lợn cụ kị 300 con; Trang trại lợn ông bà 300 con; Trang trại lợn nái giống 5.100 con; 2 Trang trại lợn thịt 25.000 con/trang trại; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Xưởng giết mổ thịt sạch; Cửa hàng bán thịt sạch và quầy hàng thịt lưu động do xưởng cung cấp. - Phát triển chăn nuôi lợn để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Hòa Bình. - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Hòa Bình cũng như cả nước. - Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. II.6. Nhiệm vụ của dự án - Tăng tỷ lệ hộ giàu nhờ phát triển ổn định chăn nuôi trang trại, là ngành sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Tạo việc làm do tăng quy mô chăn nuôi nên giảm được hộ nghèo. - Tính chất sản xuất công nghiệp và ứng dụng các công nghệ nuôi theo hướng công nghệ cao trong chăn nuôi ở các trang trại sẽ đóng góp tích cực vào xúc tiến lộ trình CNH, HĐH phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện. - Đời sống đảm bảo, người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định an ninh nông thôn. - Cung cấp sản phẩm thịt tươi cho nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến. - Đưa chăn nuôi trong các khu dân cư ra bên ngoài, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và mỹ quan khu dân cư. - Khắc phục tình trạng ô nhiễm các khu dân cư, các cơ sở văn hóa, giáo dục y tế, các nguồn nước sinh hoạt. - Nước rửa chuồng sau khi được xử lý được sử dụng tưới vào mùa khô, phân hữu cơ bón cho cây trồng giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm trồng trọt và tuổi thọ vườn cây lâu năm. Cây cối xanh tốt vào mùa khô sẽ góp phần cải thiện vi khí hậu ở các khu vực CNTT và có ích cho diện rộng. + Tăng độ phì nhiêu đất đai, cải thiện độ tơi xốp, tăng hàm lượng hữu cơ cho đất canh tác trên địa bàn huyện và các địa phương khác. + Nguồn khí biogas được sử dụng đun nấu, phát điện, là những nguồn năng lượng sạch, giúp hạn chế xả khí thải vào môi trường. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN III.1. Địa điểm thực hiện dự án Dự án là một tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch, mỗi hạng mục được xây dựng ở mỗi huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, bao gồm huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy. III.2. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng - Khi có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết “Dự án Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” Công ty Cổ phần SANA Việt Nam sẽ phối hợp với hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Sở Tài nguyên & Môi trường Hoà Bình... tiến hành đo đạc địa chính, kiểm đếm, lập phương án đền bù. - Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng sẽ kiểm điểm lập phương án đền bù đến từng chủ sử dụng đất. - Việc đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Hoà Bình và đơn giá tại thời điểm tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng. III.2.1. Phương án bồi thường - Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy kết hợp với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Hội đồng sẽ lập phương án đền bù, bồi thường đất chủ yếu bằng tiền theo đơn giá của UBND Tỉnh ban hành tại thời điểm đền bù. - Việc bồi thường phải đủ điều kiện và đúng quy cách về đối tượng: Tài sản được bồi thường phải đang tồn tại và đúng giá trị tài sản còn lại vào thời điểm bồi thường. - Thực hiện bồi thường phải đảm bảo công bằng, chính xác nhanh chóng tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt. - Việc bồi thường cây cối hoa màu được xác định theo từng loại cây trồng cụ thể đang sản xuất kinh doanh trên diện tích đất được bồi thường. III.2.2. Nguyên tắc giải phóng mặt bằng + Nguyên tắc đền bù - Việc đền bù chỉ được thực hiện 1 lần - Ưu tiên cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng. - Người có đất bị thu hồi được đền bù bằng tiền theo từng trường hợp cụ thể do hội đồng đền bù GPMB xác định. + Giải quyết tranh chấp khiếu nại khi giải phóng mặt bằng - Mọi chanh chấp khiếu nại phải được giải quyết kịp thời. - Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù thiệt hại, đơn khiếu nại sẽ không được chấp nhận. - Trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định di chuyển để giải phóng mặt bằng giao đất đúng thời hạn quy định của UBND Tỉnh. + Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng - Thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng và tổ tư vấn giúp việc cho hội đồng. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH - Thành phần hội đồng GPMB và tổ tư vấn gồm đại diện của địa phương, đại diện của một số ban ngành chức năng của tỉnh và đại diện của chủ đầu tư. + Hoạt động của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng - Sau khi có quyết định thành lập hội đồng đền bù GPMB, hội đồng sẽ tiến hành họp phân công nhiệm vụ các thành viên và thành lập tổ tư vấn. Tổ tư vấn có nhiệm vụ: + Điều tra xác minh lập hồ sơ từng lô đất, từng công trình, số hộ dân, nhân khẩu… + Tính toán chi tiết khối lượng và số tiền đền bù cho từng đối tượng cụ thể. Lập bảng số khối lượng và số tiền đền bù. + Trên cơ sở kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án và phương án đền bù kết hợp với điều tra thực tế và những yêu cầu chính đáng của đối tượng được đền bù, tổ công tác sẽ xâydựng phương án chi tiết về đền bù, giải phóng mặt bằng đúng theo chế độ chính sách trình UBND Tỉnh duyệt. + Quản lý kinh phí GPMB - Mức chi phí cho tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí khác có liên quan do Hội đồng đền bù GPMB tổng hợp trên cơ sở bảng dự toán của tổ công tác. - Kinh phí đền bù GPMB do chủ đầu tư cấp theo tiến độ trong phương án chi tiết về đền bù GPMB đã được UBND Tỉnh phê duyệt. III.3. Cấu phần và các hoạt động của dự án “Dự án Tổ hợp trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp sạch” bao gồm 3 hợp phần: + Hợp phần 1 : Trang trại chăn nuôi lợn nái (bầu) theo hướng công nghiệp công suất 5100 con nái, làm lợn giống + Hợp phần 2 : Trang trại chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp công suất 25.000 heo thịt gồm 2 trang trại. Bán lợn thịt theo quy trình tự cung tự cấp. Lợn thịt xuất chuồng sẽ được chuyển vào xưởng giết mổ, thịt xuất ra được giao cho các cửa hàng bán thịt trong hệ thống. + Hợp phần 3 : Nhà máy giết mổ lợn (Chế biến thực phẩm) + Hợp phần 4 : Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư + Hợp phần 5 : Nhà máy chế biến thức ăn lợn. Trang trại chăn nuôi lợn nái + lợn thịt Nhà máy chế biến thức ăn lợn TỔ HỢP Nhà máy giết mổ lợn + Chế biến thực phẩm Hệ thống quầy bán hàng thịt lợn sạch tại các điểm dân cư --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13 DỰ ÁN: TỔ HỢP TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP SẠCH III.4. Nhân sự dự án Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án gồm 160 người, trong đó: Giám đốc trang trại 1 người Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động trong trang trại, liên hệ với nhà phân phối và có kế hoạch kinh doanh của toàn trang trại Trưởng trại hậu bị 1 người Chịu trách nhiệm quản lý các công việc tại trại hậu bị Trưởng trại nái 1 người Chịu trách nhiệm quản lý các công việc của trại nái Kế toán 3 người Chịu trách nhiệm về thu – chi theo đúng kế hoạch và phương án kinh doanh và chịu trách nhiệm về tính toán tiền lương cho nhân viên Hành chính nhân sự 1 người Chịu trách nhiệm quản lý về hành chính nhân sự, tuyển dụng nhân viên, các thủ tục hành chính pháp lý tại trang trại Nhân viên văn phòng 2 người Nhân viên kỹ thuật 5 người Bảo vệ 3 người Tổ nhà bếp vệ sinh Kỹ thuật cơ điện Công nhân chăn nuôi lợn Công nhân trại chế biến thức ăn cho lợn Công nhân trại giết mổ Nhân viên tại các cửa hàng thịt sạch Nhân viên bán hàng tại sạp thịt lưu động 6 người 3 người 75 người Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của trang trại dưới sự chỉ đạo của giám đốc trang trại Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến kỹ thuật tại trang trại. Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản của trang trại. 30 người 30 người 20 người 30 người Dự tính tại mỗi cửa hàng, có 2 nhân viên phụ trách thay ca làm việc. Mỗi xe thịt lưu động sẽ do 1 nhân viên bán hàng và phụ trách. III.5. Tiến độ thực hiện dự án Thời gian hoạt động của dự án là 15 năm. Dự án bắt đầu xây dựng từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 bắt đầu hoàn thành trang trại đưa vào sử dụng dần đến tháng 01 năm 2016 dự án sẽ đi vào xây dựng hoàn chỉnh; dự án sẽ cho hoạt động dần các hạng mục hoàn thành từ năm 2015: trang trại chăn nuôi lợn nái giống và nhà máy chế biến thức ăn cùng các hạng mục phụ trợ khác. --------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan