Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thuyết minh đakttc

.DOC
68
367
71

Mô tả:

Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng ĐỒ ÁN THI CÔNG 1 THUYẾT MINH PHẦN 1 – GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH I. VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: Công trình nằm trên nền đất trung bình, địa hình bằng phẳng sát với đường giao thông chính nên khá thuận tiện cho việc xây dựng. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC, KẾT CẤU, MÓNG CÔNG TRÌNH: 1. Phương án kiến trúc công trình: Công trình được thiết kế là “NHÀ LÀM VIỆC KHỐI AN NINH + TRỰC THUỘC – CÔNG AN TỈNH THÁI NGUYÊN ’’.Công trình thiết kế nằm cùng với 1 số khu nhà khác trong 1 khu đất được quy hoạch thuộc trụ sở công an tỉnh Thái Nguyên. Công trình gồm 7 tầng cao 24,3m (tính đến cả lớp mái tôn chống nóng và che bể mái. Tầng 1 cao 3,3m; tầng 2 đến tầng 6 cao 3,6m, tầng mái cao 3m Mặt đứng trục 1- 12 dài 42m. Mặt bên trục A - E dài 20,1m. 2. Đặc điểm kết cấu công trình: - Kết cấu nhà khung BTCT chịu lực đổ toàn khố, có tường gạch xây chèn. - Hệ dàm sàn mái đổ toàn khối ,và lợp mái tôn ở trên cùng. - Bê tông cấp độ bền B15 cho kết cấu chịu lực Dầm, sàn, cột - Bê tông cấp độ bền B15 cho đan thanh bộ, lanh tô - Cốt thép sử dụng 2 loại: AI, AII - Gạch xây mác 75 - Vữa xi măng mác 75 - Công trình không có tầng hầm. Kết cấu móng là móng cọc BTCT đài thấp kết hợp với móng nông trên nền thiên nhiên. 3. Phương án móng: Kết cấu móng là móng cọc BTCT đài thấp kết hợp với móng nông trên nền thiên nhiên. III. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN: 1. Đặc điểm địa hình: Công trình có mặt bằng rộng rãi, tương đối bằng phẳng, có khả năng thoát nước rất tốt, điều kiện thông gió và chiếu sáng tự nhiên thuận lợi. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 1 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng 2. Điều kiện địa chất, thủy văn: - Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình, giai đoạn phục vụ thiết kế kỹ thuật thi công có : Khu đất xây dựng có mặt bằng bằng phẳng, được khảo sát bằng phương pháp xuyên tĩnh từ trên xuống dưới gồm các lớp đất sau : + Lớp 1 là lớp sét có chiều dày 5m. + Lớp 2 là lớp cát pha có chiều dày 8m. - Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu - 3m so với cốt thiên nhiên nên không ảnh hưởng đến quá trình thi công phần nền móng. Nước ngầm có kết quả thí nghiệm tính chất là trung tính, không có khả năng ăn mòn với cọc móng. - Khu vực có lượng mưa khá cao, thời gian mưa chủ yếu vào mùa hè. 3. Đặc điểm đường vận chuyển vào công trình: - Vận chuyển vật tư thiết bị chủ yếu bằng đường bộ. - Đường giao thông chính của thành phố, các loại xe trọng tải lớn có thể dễ dàng lưu thông. IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG: 1. San dọn mặt bằng: Để thi công công trình đạt hiệu quả cao nhất về tiến độ thì phải tiến hành làm tốt các công việc sau đây: - Hoàn tất các thủ tục xây dựng cơ bản với các cơ quan chức năng. - Chuẩn bị hoàn tất việc giải phóng mặt bằng. - Xây các cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiến hành xây dựng và lắp đặt mạng lưới cung cấp điện nước. Làm tốt công tác thoát nước cho công trình cũng như sử dụng công trình sau khi hoàn tất. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 2 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng - Xây dựng các khu lán trại tạm, các kho bãi và các bãi tập kết vật liệu phục vụ công tác thi công. - Xây dựng các đưởng giao thông nội bộ và thiết lập các hàng rào bảo vệ công trường. - Công tác giải phóng mặt bằng : Giải phóng mặt bằng bao gồm các công việc: Di chuyển mồ mả, phá dỡ công trình cũ nếu có, ngã hạ cây cối vướng vào công trình, đào bỏ rễ cây, phá dỡ đá mồ côi trên mặt bằng công trình, xử lý thảm thực vật thấp dọn sạch chướng ngại ngại vật gây trở ngại tạo thuận tiện cho thi công. Do công trình được xây dựng trong thành phố nên mặt bằng thi công đã được san lấp bằng phẳng và đã được dọn sạch các chướng ngại vật gây trở ngại cho công tác thi công. 2. Tiêu thoát nước: Việc tiêu nước bề mặt để hạn chế không cho nước chảy vào hố móng công trình, trên mặt bằng thi công bố trí các rãnh, các bờ để bơm tiêu nước. Công trình được bắt đầu thi công vào mùa khô mực nước ngầm trong phạm vi mặt bằng thi công công trình độ sâu -5,2 m so với mặt đất thiên nhiên nên ta không cần có những biện pháp hạ mực nước ngầm. 3. Định vị công trình: Được kèm theo trong bản vẽ. PHẦN 2 – THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG I. THI CÔNG PHẦN NGẦM: 1. Lập biện pháp thi công cọc: *Phương án cọc đóng: -Ưu điểm: +Thi công dễ +Giá thành hợp lý +Thời gian thi công nhanh -Nhược điểm: +Gây chấn động lớn,tiếng ồn lớn +Liên kết mối nối cọc không đảm bảo *Phương án cọc ép . - Ưu điểm của ép cọc. + Không gây ồn và chấn động đến công trình bên cạnh. + Không gây ô nhiễm môi trường. + Không ảnh hưởng đến cấu trúc của đất, đảm bảo cho cọc làm việc theo đúng sơ đồ ma sát. - Nhược điểm + Không hạ được những cọc có sức chịu tải lớn, tiết diện lớn. + Công tác di chuyển dàn máy, đối trọng tốn nhiều công sức và máy móc. + Thời gian thi công kéo dài. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 3 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng Dựa vào điều kiện địa chất, địa hình và điều kiện kinh tế của nhà thầu cũng như thời gian thi công, chọn phương pháp thi công cọc là cọc đóng. 1.1. Lựa chọn phương án thi công cọc: Có hai biện pháp thi công cọc đó là đóng dương và đóng âm. Ưu nhược điểm của từng phương pháp. +/. Đóng cọc dương . - Đào sẵn hố móng tới độ sâu thiết kế rồi đưa máy móc thiết bị tới đóng cọc tới độ sâu thiết kế. * Ưu điểm. - Biện pháp này thuận lợi cho việc đào đất và trong quá trình đóng cọc không phải dùng cọc dẫn. * Nhược điểm. - Đào hố móng trước khi đóng cọc thì khi thi công cọc di chuyển máy rất khó khăn dẫn đến tiến độ chậm. Khi đào hố móng xong nếu gặp mưa và nước ngập hố móng thì không thể đóng cọc được. Khi đó phải dùng máy bơm hút nước ra rồi mới tiếp tục thi công cọc được. Khi đóng một phần kết cấu đất trên bề mặt bị phá vỡ ảnh hưởng tới khả năng chịu lực. +/. Đóng cọc âm . - Dùng máy đóng cọc xuống độ sâu thiết kế sau đó đào hố móng để thi công đài móng. *Ưu điểm. - Biện pháp này thuận lợi khi thi công trong điều kiện thời tiét xấu (mưa).Thuận lợi trong việc di chuyển máy móc, thiết bị. Đảm bảo được tiến độ. - Lớp đất bị phá vỡ kết cấu bị đào bỏ khi đào hố móng. *Nhược điểm. - Phải sử dụng cọc dẫn để hạ cọc tới độ sâu thiết kế. Khó cơ giới hoá trong việc đào hố móng. - Vị trí tim cọc và đỉnh cọc khó có thể điều chỉnh chính xác được. Sau khi so sánh hai biện pháp trên cùng với thực tế công trường và điều kiện khí hậu thời tiết ta chọn phương pháp thứ hai: đóng cọc âm. 1.2. Công tác chuẩn bị khi thi công cọc: 1.2.1. Chuẩn bị tài liệu: - Báo cáo khảo sát địa chất công trình, các biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm. - Mặt bằng móng công trình. - Hồ sơ thiết bị đóng cọc. - Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc. - Lực đóng giới hạn tối thiểu yêu cầu tác dụng vào cọc để cọc chịu sức tải dự tính. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 4 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng - Chiều dài tối thiểu của cọc đóng theo thiết kế. 1.2.2. Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công : - Việc bố trí mặt bằng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lý để các công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi công công trình. - Trước khi thi công mặt bằng cần được dọn sạch, phát quang, phá vỡ các chướng ngại vật, san phẳng... - Xác định hướng di chuyển của thiết bị đóng cọc trên mặt bằng và hướng di chuyển máy đóng hợp lý trong mỗi đài cọc. - Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không cản trở máy móc thi công. - Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ nhìn. - Đánh dấu các vị trí công trình ngầm (nếu có). - Căn cứ báo cáo địa chất hố khoan xem xét khả năng thăm dò dị tật địa chất, dự tính các phương án xử lý (nếu có). - Cọc phải được vạch sẵn các đường tâm để sử dụng máy ngắm kinh vĩ. +/. Biện pháp giác cọc trong móng . - Sau khi giác móng xong ta đã xác định được vị trí các tim trục và các đài, ta tiến hành xác định vị trí cọc trong đài theo biện pháp thủ công. - Căng dây trên các mốc tim trục vừa xác định được, lấy thăng bằng sau đó từ tim đo các khoảng cách xác định vị trí tim cọc theo thiết kế. - Xác định tim cọc bằng phương pháp thủ công: Dùng quả dọi thả từ các giao điểm trên dây đã xác định tim cọc để xác định tim cọc thực dưới đất, đánh dấu các vị trí này lại bằng cách đóng xuống 1 đoạn gỗ hoặc một đoạn thép. 1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cọc và thiết bị thi công cọc: Các yêu cầu về kĩ thuật được áp dụng theo TCXDVN 286-2003. 1.3.1. Các yêu cầu kĩ thuật về cọc: - Bề mặt cọc ở hai mặt tiếp xúc hai đoạn cọc nối phải kín, mép trùng mép. - Trục cọc đóng phải trùng với phương đóng cọc và đi qua tâm của tiết diện cọc. - Khi nối cọc phải hàn từ dưới lên, vì đóng cọc nên dùng thép hình đều cạnh L80x80x8 hàn 4 góc của đoạn nối cọc và cùng một lúc hàn 2 đường hàn ở hai mép thép để tránh hiện tượng biến hình hàn. Kiểm tra kích thước đường hàn thực tế, đường hàn phải kín và liền nhau. Cốt thép dọc phải được hàn vào vành thép nối theo suốt chiều dài và phải hàn hai bên thép dọc. - Mũ cọc có tác dụng đảm bảo không cho đầu cọc bị vỡ trong quá trình đóng. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 5 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng - Vành nối thép phải thẳng không được vênh quá 1%. Mũ đầu cọc được hàn bởi thép tấm dày 10mm hàn dính liền với vành cọc, mũ đầu cọc không được có ba via. - Tâm mặt cắt ngang bất kì không được lệch quá 10mm so với trục đi qua tâm đầu cọc. - Hai mặt thép tấm bịt hai đầu cọc phải bằng và trùng nhau. Chiều dày vành thép nối phải lớn hơn 5mm. - Tiết diện cọc sai số không quá 5mm, chiều dài cọc sai số không quá  30mm, độ nghiêng của cọc <1%, độ cong của cọc sai lệch cho phép 10mm, độ võng của cọc sai lệch cho phép 1/100 chiều dài đốt cọc, độ lệch mũi cọc khỏi tâm sai lệch cho phép 10mm. 1.3.2. Các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị thi công cọc: Tuỳ theo năng lực trang thiết bị hiện có, điều kiện địa chất công trình, quy định của Thiết kế về chiều sâu hạ cọc và độ chối quy định Nhà thầu có thể lựa chọn thiết bị hạ cọc phù hợp. Nguyên tắc lựa chọn búa như sau: - Có đủ năng lượng để hạ cọc đến chiều sâu thiết kế với độ chối quy định trong thiết kế, xuyên qua các lớp đất dày kể cả tầng kẹp cứng; - Gây nên ứng suất động không lớn hơn ứng suất động cho phép của cọc để hạn chế khả năng gây nứt cọc; - Tổng số nhát đập hoặc tổng thời gian hạ cọc liên tục không được vượt quá giá trị khống chế trong thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng cọc bị mỏi; - Độ chối của cọc không nên quá nhỏ có thể làm hỏng đầu búa. 1.4. Thi công đóng cọc: */. Giới thiệu đài cọc. Đài cọc cao 0,8m đặt trên lớp BT đá dăm cấp độ bền B10 dày 0,1m. Đáy đài đặt tại cos –1,87m so với cos  0,00, -1,57m so với cos tự nhiên. - Cọc dùng cho công trình là cọc BTCT đá 1x2, tiết diện vuông 250x250 cm cấp độ bền B20. Mũi cọc hạ vào lớp đất thứ 2. Chiều dài 1 cọc 10 m Cọc được sản xuất tại nhà máy và được vận chuyển tới công trường bằng xe cơ giới. Sức chịu tải của một cọc đơn dự tính là 35T. Tổng số cọc dự tính của công trình 272 cọc. Cao độ đỉnh cọc sau khi đóng -1,22 m và sau khi phá với đầu cọc là -1,72m so với cos 0,00 1.5. Tính toán chọn búa máy đóng cọc: +/. Phân tích ưu nhược điểm của từng loại búa *Búa treo. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 6 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng -Là búa chạy bằng tời điện và dây cáp, cấu tạo đơn giản, dùng bền, giá thành thấp. Búa nặng từ 500 – 2000kg, độ cao nâng búa phụ thuộc vào cường độ của cọc. Năng xuất của búa thấp. Loại này sử dụng đơn giản, ít bị hỏng hóc. Búa treo chỉ dùng trong trường hợp lượng công tác đóng cọc tương đối nhỏ. *Búa hơi đơn động. - Là loại búa dùng hơi nước hay khí nén để nâng búa lên cao. Khi đóng cọc chày rơi xuống tự do theo trọng lượng bản thân của chày. - Búa hơi đơn động có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và bền. Trọng lượng xung kích của búa là 1,5 đến 8 tấn. Số nhát đóng là 25 đến 30 nhát/phút. Búa thường đóng những cọc dài và nặng (thường tiết diện 45x45cm). Hoặc cọc ống có đường kính nhỏ hơn 55cm. - Nhược điểm là phải điều khiển bằng tay, tiêu tốn nhiều hơi nước:240 – 1100kg/h. *Búa hơi song động : - Là loại búa dùng khí nén hoặc hơi nước để nâng chày lên và nén chày xuống khi chày rơi. Do vậy hiệu xuất của búa khá cao. Trọng lượng xung kích từ 951450kg. - Búa khá thông dụng vì có năng xuất cao, làm việc tự động, có thể không cần tới giá búa ( chỉ cần treo búa ở đầu cần trục) ít phá hoại đầu cọc, kích thước nhỏ nên đễ vận chuyển. - Nhược điểm chính là loại búa này có trọng lượng chết rất lớn tới 80% toàn bộ búa và bộ phận động lực (nồi hơi, máy ép khí) rất cồng kềnh. Búa song động có thể đóng được loại cọc có sức chịu tải lớn hoặc cọc ống có đường kính tới 60cm. *Búa điêzen. - Búa điêzen làm việc theo nguyên lí động cơ nổ hai thì, trọng lượng phần chày từ 140-2500kg đối với loại búa có giá trượt (ĐB-45 đến C-330). Trọng lượng của toàn bộ búa từ 260- 4200kg và từ 500-5000kg đối với búa hình ống(UR-500 đến SP-54). Trọng lượng toàn bộ từ 1100-10000kg. Số nhát đóng trong một phút từ 45-100 nhát/phút. Búa dùng rất tốt trong việc đóng cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép loại nhỏ hoặc cọc ống có đường kính nhỏ hơn 45cm và các loại ván có thể dài tới 8m. - Nhược điểm của loại búa này là khi dùng để đóng những loại cọc xuống đất mềm thì búa và cọc xuống nhanh nên nhiên liệu không cháy được. *Chọn lựa loại búa. Công trình dùng loại cọc bê tông cốt thép 25x25cm dài 10m chia thành 2 đoạn mỗi đoạn 5 m . So sánh ưu nhược điểm của các loại búa trên và điều kiện địa chất công trình ta chọn loại búa điêzen để thi công cọc. */. Chọn loại búa Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 286: 2003 '' Đóng và ép cọc Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu ''. Năng lượng xung kích của búa E =1,75.a.P SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 7 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng Trong đó: E-năng lượng đập của búa a-hệ số bằng 25kG.m/tấn P-khả năng chịu tải của cọc (T), lấy theo thiết kế ,P= 35 T E = 1,75.25.35 = 1531,25 kG.m Dựa vào sổ tay chọn máy thi công xây dựng của Nguyễn Tiến Thu chọn búa đóng cọc là loại có mã hiệu SP-222 (loại búa nổ diesel) Trọng lượng búa Búa (T) Toàn bộ búa Khoảng nâng búa (m) Tần số đóng Trọng lượng cọc (T) Kích thước giới hạn (m) L 1,2 2,2 1,79 50 2,5 0,85 *Loại búa được chọn với năng lượng nhát đập E tt B H 0,8 3,36 Qn  q k Ett Trong đó: Q n = 2,2(t) là trọng lượng toàn bộ của máy. q –trọng lượng cọc(gồm cả trọng lượng mũ và đệm đầu cọc),(kG) Đối với búa đi-ê-zen,giá trị tính toán năng lượng đập lấy bằng: đối với búa ống E tt = 0,9 QH đối với búa cần E tt = 0,4 QH H- chiều cao rơi thực tế phần đập búa khi đóng ở giai đoạn cuối, đối với búa ống H=2,8m; đối với búa cần có trọng lượng phần đập là 1250,1800 và 2500 kG thì H tương ứng là 1,7; 2 và 2,2. Bảng 2 - Hệ số chọn búa đóng Loại búa Hệ số k Búa diezen kiểu ống và song động 6 Búa diezen động và diezen kiểu cần 5 Búa treo 3 Theo số liệu đã chọn của búa mã hiệu SP-222 ta có: E tt = 0,9 QH= 0,9.1200.2,8 = 3024 kG.m Với cọc tiết diện 25 25 cm dài 5 m ta có: q = 0,25 2 .5.2500 = 781,25 Kg Qn  q 2200  781, 25  0,986 < k = 4 5 Ett 3024 Như vậy ta chọn búa SP-222 là thỏa mãn. +/. Chọn giá búa - Ta chọn loại máy làm giá búa là máy xúc một gầu, máy cơ sở là E652B có các thông số kĩ thuật sau: SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 8 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng Bóa ®ãng S - 222 bóa ®ãng cäc SP - 222 5 6 1 gÝa m¸y E652B 2 bóa ®ãng: sp - 222 3 cäc 4 gÝa ®Þnh vÞ cäc 5 Bóa r¬i 6 Xi lanh cña bóa t thÕ ®ãng cäc dùng cäc chuÈn bÞ ®ãng th«ng sè kü thuËt cña bóa ®ãng: sP - 222 träng l îng bóa bóa (T) toµn bé bóa 1,2 2,2 kho¶ng n©ng bóa (m) 1,79 tÇn sè träng kÝch th íc ®ãng l îng giíi h¹n (m) cäc (T) l b h 50 2,5 0,85 0,8 3,36 th«ng sè kü thuËt cña gi¸ m¸y: e652b H (m) gãc søc träng gãc nghiªng nghiªng l îng gi¸ m¸y tg h n©ng (m) 2 bªn Q (T) bóa vÒ phÝa vÒ phÝa (T) s ên tr íc sau 14 8 - 10 8 4,5 1/10 1/3 +1/5 tÇm vËn tèc m/phót víi cäc n©ng di (m) bóa chuyÓn 6,2 23,4 20 - 40 +/. Tính toán số máy đóng cọc: + Tổng chiều dài cọc là:  L = 2720m.(Số lượng đầu cọc trên đài x chiều dài cọc. + Tra định mức xây dựng với trọng lượng búa 2,2T < 2,5 T ta có số ca máy đóng trên 100m dài là 2 ca: + Số ca máy cần thiết =  L x(dm)Đóng=(2720/100) x 2= 54,4 (ca)= 27,2 (ngày) SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 9 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng Do số ngày < 50 ngày nên ta dùng 1 máy đóng */. Thiết kế biện pháp thi công cọc +/. Yêu cầu - Thi công cọc cần tuân theo bản vẽ thiết kế thi công, trong đó bao gồm: dữ liệu về bố trí các công trình hiện có và các công trình ngầm, đường cáp điện có chỉ dẫn về độ sâu lắp đặt và biện pháp bảo vệ chúng, danh mục máy móc, thiết bị, trình tự và tiến độ thi công, các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường, bản vẽ bố trí mặt bằng thi công kể cả điện nước và các hạng mục tạm thời phục vụ thi công. - Để có đầy đủ số liệu cho thi công móng cọc, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, khi cần thiết phải đóng cọc thử và thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tĩnh để kiểm tra theo đề cương của thiết kế hoặc tư vấn giám sát. - Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc trục định vị thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngoài cùng của móng không ít hơn 10m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng toạ độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị cọc trong quá trình thi công phải do trắc đạc viên tiến hành có sự giám sát của kĩ thuật viên thi công của nhà thầu hoặc tư vấn giám sát. Độ chuẩn của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt nếu có mốc bị dịch chuyển cần kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm trên 100m chiều dài tuyến. - Chuyên chở, bảo quản, nâng dựng cọc vào vị trí hạ cọc phải tuân thủ các biện pháp chống hư hại cọc. Khi chuyên chở cọc BTCT cũng như khi sắp xếp xuống bãi tập kết phải có hệ con kê ở dưới các móc cẩu. Không được lăn hoặc kéo cọc bằng dây. - Trước khi thi công hạ cọc cần tiến hành các công tác chuẩn bị sau đây: + Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, chiều dày và các đặc trưng cơ lí của chúng. + Thăm dò khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của các công trình ngầm và các công trình lân cận để loại bỏ ảnh hưởng xấu đến chúng. + Xem xét điều kiện môi trường đô thị theo tiêu chuẩn khi thi công ở khu vực gần khu dân cư hoặc công trình đang sử dụng. + Nghiệm thu mặt bằng thi công. + Lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công trên mặt bằng. + Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc. + Kiểm tra kích thước thực tế của cọc. + Chuyên chở và sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công. + Đánh dấu chia đoạn lên thân cọc theo chiều dài cọc. + Đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng cảu cọc và đo độ chối của cọc. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 10 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng * Hàn nối cọc - Chỉ hàn nối các đoạn cọc khi: + Kích thước bản mã đúng với thiết kế. + Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với nhau. + Bề mặt hai đầu đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau. - Đường hàn nối cọc phải đảm bảo đúng quy định thiết kế về khả năng chịu lực và không được có những khuyết tật: + Kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế. + Chiều cao hoặc chiều rộng mối hàn không đồng đều. + Đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, nứt, - Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối hàn - Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định, các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0,2mm, độ sâu vết nứt không quá 10mm, tổng diện tích sứt góc, rỗ không quá 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung. 1.6. Quy trình thi công cọc: 1.6.1. Sơ đồ thi công cọc: - Nguyên tắc : ta đóng cọc từ trong đài ra ngoài để tránh hiện tượng ép trồi với cọc đóng trước. +/. Trình tự thi công cọc - Cọc được cẩu hoặc xe kéo chuyển từ bãi xếp cọc tới gần giá búa. - Đưa cọc vào giá búa. - Nếu mũi cọc chống xuống đất thì điểm buộc cọc khoảng 0,3.L với L là chiều dài cọc. - Để buộc cọc vào giá búa sử dụng 2 móc cẩu có sẵn ở cọc, luồn qua buli ở giá búa. Nâng 2 móc cẩu lên đồng thời khi nâng cọc lên ngang tầm 1m, rút đầu cọc lên cao tránh hiện tượng mũi cọc tì và rê trên mặt đất. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 11 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng 1.6.2. Kỹ thuật thi công cọc: - Để đóng cọc chính xác vào vị trí thiết kế cần phải tiến hành các bước sau: + Dùng cẩu đưa dần cọc lên vị trí cần đóng bằng cách dựng dần cọc, điều chỉnh sao cho đầu dưới cọc chống vào vị trí cần đóng, cố định tạm bằng khung dẫn. Sau đó đặt búa ôm lấy đầu cọc. Trước khi đóng cọc vạch tim cọc bằng sơn đỏ ở hai bên thân cọc để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc. Kiểm tra độ thẳng đứng của cọc khi đóng ta dùng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau nhìn vào hai vạch sơn đỏ đã kẻ. Nếu cọc bị nghiêng lệch ra khỏi vị trí thì phải dừng lại để điều chỉnh rồi mới tiếp tục đóng. Chỉ sau khi chắc chắn cọc đã đúng vị trí đóng và thẳng đứng mới tiến hành đóng cọc. + Những nhát búa đầu tiên phải đóng nhẹ để cọc xuống đúng vị trí thiết kế rồi sau mới đóng mạnh dần lên (Trường hợp đất yếu cọc có thể xuống nhanh hoặc cọc có thể bị lún ngay sau khi đặt búa lên đầu cọc, do đó có thể gây sai lệch. Để khống chế tốc độ xuống của cọc, ta dùng móc cẩu của giá búa giữ cho cọc xuống từ từ và thẳng. Khi đóng mức năng lượng của búa được tăng dần tới khi cọc đạt độ sâu, đảm bảo chắc chắn thì ta dùng hết công suất búa cho tới độ sâu thiết kế). + Đối với cọc ma sát cần phải đóng cho đến khi đạt độ chối thiết kế. Độ chối của cọc dưới những nhát búa cuối cùng ( 10 nhát) cho biết khả năng chịu lực của mỗi vị trí của cọc trong đất. + Nếu cọc không đạt độ chối thiết kế thì cần phải đóng bù để kiểm tra sau khi được “nghỉ” theo quy định. Trong trường hợp độ chối khi đóng kiểm tra vẫn lớn hơn độ chối thiết kế thì tư vấn và thiết kế nên cho tiến hành thử tĩnh cọc và hiệu chỉnh lại một phần hoặc toàn bộ thiết kế. - Cấu tạo cọc dẫn. + Cọc dẫn được đúc bằng bê tông cốt thép có kích thước tiết diện đúng bằng kích thước tiết diện cọc đóng. + Phía dưới được hàn các bản thép cao 15cm để ôm lấy đầu cọc C2. Phía trên có một lỗ để đúc thanh ngang qua dùng buộc dây cẩu để kéo lên khi cọc đóng đạt độ chối thiết kế. + Chiều dài cọc dẫn: L = c + 1 =1,6 + 1 = 2,6m. - Cọc được coi là đóng xong sau khi thoả mãn hai điều kiện: 1. Độ chối thiết kế được tính theo công thức sau: SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 12 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 e GVHD: Tường Minh Hồng n..F .Ett Q   2 (q  q1 ) . K .P K .P Q  q  q1 (  n.F ) M M +Trong đó: e: Độ chối dư (cm) n = 150t/m2 (với cọc bê tông cốt thép) F = 0,25x0,25 = 0,0625m2, diện tích tiết ngang của cọc Q = 2,2(T) Trọng lượng toàn phần của búa đóng cọc K: hệ số an toàn của đất, K = 1,4 Ett : Năng lượng xung kích của búa E = 3,024 Tm q = 2,343(T): trọng lượng toàn bộ cọc q1 = 0,4 (T) : phần trọng lượng của cọc đệm P = 30(T):tải trọng cho phép của cọc .  2 = 0,2 với cọc BTCT. M : hệ số, với búa đóng M = 1. e 150..0,0625.302,4 2,2  0,2.( 2,343  0,4) . 1,4.30  1,4.30 2,2  2,343  0,4  = .  150.0,0625  1  1  0,73(cm) Vậy độ chối của cọc là 0,73cm + Để đo độ chối của cọc ta dùng máy thuỷ bình hoặc máy chuyên dùng và thước đo (Cần lưu ý là khả năng chịu lực của cọc còn tăng lên sau khi đóng 1 thời gian: 3 đến 5 ngày đối với đất cát). Vậy nên cần đo độ chối sau khi đóng cọc xong và đo độ chối của cọc sau 1 thời gian đã để cọc nghỉ ngơi. Đo độ chối lần sau là độ chối chính thức để so sánh với độ chối thiết kế. + Sau khi đóng xong cọc ta tiến hành rút cọc dẫn lên bằng cách dùng móc cẩu của giá búa móc vào đoạn cọc dẫn và kéo lên. 2. lcọc  htk + Sau khi đóng cọc xong, khả năng chịu lực thực sự của cọc được kiểm tra. Số lượng cọc cần thử tải trọng hiện trường bằng 1% tổng số cọc nhưng không ít hơn 2 cọc ở công trình này cần đóng 272 cọc tiết diện 25x25(cm) do đó ta sẽ thử tải trọng của 3 cọc. 1.7. Các sự cố khi thi công cọc và biện pháp giải quyết: - Cọc bị gãy: có thể do một trong các nguyên nhân sau đây: + Chất lượng cọc không tốt, bêtông bị khuyết hoặc không đủ độ chặt. + Cọc đã có sẵn các khuyết tật mà mắt thường khó phát hiện. + Vật liệu làm đệm búa có tính đàn hồi kém, khiến cọc chịu xung kích quá lớn. + Tiếp xúc giữa mũ cọc và mặt bích của cọc không đều, gây phát sinh ứng suất cục bộ khi cọc chịu xung kích. + Cọc bị đóng lệc tâm do tim quả búa và tim cọc không trùng nhau. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 13 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng Việc xử lí cọc gãy tuỳ thuộc vào vị trí vết gãy và tình trạng gãy cọc. Nếu đốt bị gãy và mặt bích cách mặt đất tự nhiên  2m thì có thể tiến hành đào đất để tháo bỏ đốt bị gãy thay bằng đốt cọc khác. - Khi cọc đang đóng xuống bình thường bỗng nhiên xuống chậm hẳn, bị rung mạnh dưới mỗi nhát búa hoặc không xuống nữa: đó là biểu hiện cọc đã gặp một trở ngại nào đó ở trong đất. Lúc này ta phải ngừng đóng, nhổ cọc lên và phá vật cản (bằng cách cho xuống lỗ cọc một ống thép có mũi nhọn hoặc nhồi thuốc nổ vào đó để phá) rồi lại tiếp tục đóng - Khi cọc còn xa mới xuống tới cao trình thiết kế mà độ chối của cọc đã đạt hoặc nhỏ hơn độ chối thiết kế thì ta gọi đó là độ chối giả tạo. Nguyên nhân của hiện tượng là do đất ở xung quanh cọc bị lèn ép quá chặt. Khắc phục tình trạng này bằng cách tạm ngừng đóng cọc ít lâu để độ chặt của đất quanh cọc giảm dần sau đó ta mới đóng tiếp. - Khi cọc đóng bị lệch khỏi vị trí thiết kế thì phải nhổ cọc lên và sau đó đóng cọc lại - Nếu thấy hiện tượng đầu cọc bê tông cốt thép xuất hiện các vết nứt nhỏ thì cần điều chỉnh ngay độ cao rơi búa và thay phần đệm ở đầu cọc. 3. Lập biện pháp thi công móng, giằng móng: 3.1. Công tác chuẩn bị trước khi thi công đài móng: 3.1.1. Giác móng: - Căn cứ vào kết quả định vị công trình và bản vẽ thiết kế móng công trình ta tiến hành xác định các trục ngang, trục dọc của công trình bằng máy trắc địa và thước thép. - Đóng các cọc gỗ hay ngựa gỗ để đánh dấu các trục. - Giá ngựa đơn gồm 2 cột gỗ ( d = 12 mm, L = 1,2 m ) và một tấm ván bào thẳng ( có kích thước là 3 x 16 x 300 cm ) đóng ngay phía sau cột ván đóng vào cột phải thật ngang bằng. Giá ngựa phải song song với cạnh ngoài công trình và đặt ở ngoài phạm vi thi công móng. Trên các giá ngựa, trước hết phải xác định đường tim cho thật đúng , sau khi đã kiểm tra từ hai đến ba lần bằng máy kinh vĩ, ta sẽ cố định đường tim bằng cách đóng đinh trên các giá ngựa. Từ tim đó ta xác định chiều rộng, chiều ngang của móng theo hai phương và tường của công trình. 3.1.2. Thi công bê tông lót móng: Để tạo nên lớp bê tông tránh nước bẩn, đồng thời tạo thành bề mặt bằng phẳng cho công tác cốt thép và công tác ván khuôn được nhanh chóng, ta tiến SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 14 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng hành đổ bê tông lót dày 100, đá (40x60)mm mác 100 sau sau khi nghiệm thu xong hố đào đạt yêu cầu. Đổ rộng ra hai bên đáy đài mỗi bên 10cm , dùng máy trộn bê tông tại hiện trường vận chuyển vật liệu bằng xe cải tiến trong phạm vi 30m.và bảo dưỡng đúng quy định Bê tông lót móng có khối lượng nhỏ V = 40,72 m 3, cường độ thấp nên đổ thủ công kết hợp với máy trộn. Căn cứ vào tính chất công việc và tiến độ thi công công trình cũng như lượng bê tông cần trộn, ta chọn máy trộn bê tông quả lê có dung tích thùng V = 250 lít, xe đẩy mã hiệu SB – 16V ( theo sổ tay chọn máy xây dựng của Nguyễn Tiến Thu ) có các thông số như bảng : Bảng 4-15: Thống kê thông số kỹ thuật máy E0-3322B1 Dung tích(lít) Số .v L B H Mã hiệu Số.đc Thùng.t Xuất.l V/phút (m) (m) (m) SB-16v 500 330 18 4 2,55 2,02 2,85 Tr. L 1,9 t - Năng suất máy trộn: N = Vsx.Kxl.nck.Ktg trong đó: + Vsx = 0,33 ( m 3 ): dung tích sản xuất của thùng trộn + Kxl = 0,7 : hệ số xuất liệu + nck : số mẻ trộn thực hiện trong 1h: nck  3600 t ck tck = tđổ vào + ttrộn + tđổ ra (s) tđổ vào = 20s tđổ ra = 20s ttrộn = 60s Ktg = 0,8 : hệ số sử dụng thời gian SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 15 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1  N 0,33.0, 7. GVHD: Tường Minh Hồng 3600 0,8 6, 653( m3 / h) 20  60  20 Thời gian trộn bêtông lót móng là: V 28, 431 t  4, 273( h) = 4h17ph N 6, 653 * Trình tự thi công bê tông lót móng. Trộn bê tông đúng cấp phối cho xe cải tiến chở đến vị trí đổ. Hướng đổ trùng với hướng hoàn thiện móng bêtông, đổ thành một lớp và tiến hành đầm chặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Phương pháp đầm. - Đầm bê tông lót bằng máy đầm chấn động mặt (đầm bàn), thời gian đầm một chỗ với đầm bàn là từ (30  50) s. - Khi đầm bê tông bằng đầm bàn phải kéo từ từ và đảm bảo vị trí đế giải đầm sau ấp lên giải đầm trước một khoảng từ (5  10) cm. 3.2. Thi công bê tông móng, giằng móng: 3.2.1. Tính toán khối lượng bêtông móng, giằng móng: BẢNG KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG MÓNG MÁC 200 Móng a(m) b(m) h(m) Số lượng ĐC1 1,25 1,25 0,8 4 ĐC2,3 1,25 2 0,8 44 ĐC4 3,4 3,7 0,8 1 GM 0,33 1 0,6 229,24 Tổng khối lượng V( m 3 ) 5 88 10,064 45,4 148,464 BẢNG KHỐI LƯỢNG BÊTÔNG CỔ CỘT MÁC 250 Móng a(m) b(m) h(m) Số lượng CC1-CC5 0,3 0,45 1,07 48 CC6 0,22 0,3 1,07 4 Tổng khối lượng V( m 3 ) 5 0,2 5,2 SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 16 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng - Dựa vào bảng số liệu đã tính ở trên ta có khối lượng bêtông móng, giằng móng là: V = 148,464 + 5,2 = 153,664 ( m 3 ) 3.2.2. Lựa chọn biện pháp thi công bê tông móng, giằng móng: - Hiện nay đang tồn tại ba dạng chính về thi công bê tông : + Thủ công hoàn toàn. + Chế trộn tại chỗ. + Bê tông thương phẩm. - Thi công bê tông thủ công hoàn toàn chỉ dùng khi khối lượng bê tông nhỏ và phổ biến trong khu vực nhà dân.Tình trạng chất lượng của loại bê tông này rất thất thường và không được theo dõi, xét về khía cạnh quản lý. - Việc chế trộn tại chỗ cho những công ty có đủ phương tiện tự thành lập nơi chứa trộn bê tông. Loại này chủ yếu nhằm vào các công ty Xây dựng quốc doanh đã có tên tuổi. Một trong những lý do phải tổ chức theo phương pháp này là tiếc rẻ máy móc sẵn có. Việc tổ chức tự sản suất bê tông có nhiều nhược điểm trong khâu quản lý chất lượng. Nếu muốn quản lý tốt chất lượng, đơn vị sử dụng bê tông phải đầu tư hệ thống bảo đảm chất lượng tốt, đầu tư khá cho khâu thí nghiệm và có đội ngũ thí nghiệm xứng đáng. - Bê tông thương phẩm đang được nhiều đơn vị sử dụng tốt. Bê tông thương phẩm có nhiều ưu điểm trong khâu bảo đảm chất lượng và thi công thuận lợi. Bêtông thương phẩm kết hợp với máy bơm bêtông là một tổ hợp rất hiệu quả. - Xét riêng giá theo m3 bê tông thì giá bê tông thương phẩm so với bê tông tự chế tạo cao hơn 50%. Nếu xét theo tổng thể thì giá bê tông thương phẩm chỉ còn cao hơn bê tông tự trộn 1520%. Nhưng về mặt chất lượng thì việc sử dụng bê tông thương phẩm khá ổn định. - Trong khu vực có nhiều nhà máy có thể cung cấp bêtông thương phẩm với số lượng lớn. Mặt bằng công trình lớn thuận tiện cho việc di chuyển, khối lượng bêtông lớn nên ta chọn phương án thi công bằng bêtông thương phẩm. Bêtông lót móng đổ thủ công còn bêtông đài và giằng móng thì đổ bằng máy bơm bêtông. */ Máy bơm bê tông : Khối lượng bê tông móng V = 153,664 m3. Khối lượng bê tông móng và giằng tương đối lớn, nếu thi công bằng phương pháp dùng trạm trộn công trường thời gian thi công sẽ kéo dài và chất lượng bê tông không cao. Vì vậy với bê tông móng và giằng dùng phương án sử dụng bê tông thương phẩm . - Chọn máy bơm di động Putzmeister M43 có công suất bơm cao nhất 90 (m3/h). - Trong thực tế, do yếu tố làm việc của bơm thường chỉ đạt 60% kể đến việc điều chỉnh, đường xá công trường chật hẹp, xe chở bê tông bị chậm,... - Năng suất thực tế bơm được : 90  0,6 = 54 m3/h SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 17 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 Các thông số Áp lực bơm lớn nhất Khoảng cách bơm xa nhất Khoảng cách bơm cao nhất Khoảng cách bơm xa nhất Đường kính ống bơm GVHD: Tường Minh Hồng Giá trị 11,2 Kg/cm2 38,6m 42,1m 29,2m 230 mm Thời gian cần bơm xong bê tông móng là :153,664/54 = 2,85 = 2h 55ph Ưu điểm: của việc thi công bê tông bằng máy bơm là với khối lượng lớn thì thời gian thi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông đảm bảo. * Xe vận chuyển bê tông thương phẩm : - Mã hiệu ôtô SB-92B có các thông số kỹ thuật như sau : SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 18 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 GVHD: Tường Minh Hồng Kích thước giới hạn: - Dài 7,38 m; Rộng 2,5 m; Cao 3,4 m Công Tốc độ Độ cao Thời gian Vận tốc di Dung tích Máy cơ Dung tích suất quay đổ phối sở thùng động thùng đổ BT ra chuyển thùng trộn liệu 3 3 cơ trộn(m ) (km/h) nước(m ) (m) (mm/phút) (v/phút) (Cv) 6 KamAZ - 5511 0,75 53 9 -14,5 3,5 10 40 - Tính toán số xe trộn cần thiết để đổ bê tông: n QL  T   V S  Trong đó: n : Số xe vận chuyển. V : Thể tích bê tông mỗi xe ; V = 6m3 L : Đoạn đường vận chuyển ; L = 10 km S : Tốc độ xe ; S = 2025 km T : Thời gian gián đoạn ; T = 1/6 (h) Q : Năng suất máy bơm ; Q = 90 m3/h. QL  54  10 1   n    T      6( xe) V S  6  20 6  Chọn 6 xe/đoàn để phục vụ công tác đổ bê tông. - Số đoàn xe cần thiết để đổ bê tông móng là : 153,664 / (6.6) = 4,25 đoàn ; chọn 5 đoàn. */ Máy đầm bê tông : + Mục đích: Đảm bảo cho khối bê tông được đồng nhất. Đảm bảo cho khối bê tông đặc chắc không bị rỗng hoặc rỗ ngoài. Đảm bảo cho bê tông bám chặt vào cốt thép để toàn khối bê tông cốt thép cùng chịu lực. + Phương pháp đầm. Với bê tông lót móng: Đầm bê tông lót bằng máy đầm chấn động mặt (đầm bàn), thời gian đầm một chỗ với đầm bàn là từ (30  50) s. Khi đầm bê tông bằng đầm bàn phải kéo từ từ và đảm bảo vị trí đế giải đầm sau ấp lên giải đầm trước một khoảng từ (5  10) cm. *Với bê tông móng và giằng. + Với bê tông móng và giằng chọn máy đầm dùi U21 có năng suất 6 (m 3/h). Các thông số của được cho trong bảng sau: SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 19 Đồ án Kỹ Thuật Thi Công 1 Các thông số Thời gian đầm bê tông Bán kính tác dụng Chiều sâu lớp đầm Năng suất - Theo diện tích được đầm - Theo khối lượng bê tông GVHD: Tường Minh Hồng Đơn vị tính Giây Cm Cm Giá trị 30 20 – 35 20 – 40 m3/h m3/h 20 6 Khi sử dụng đầm chấn động trong cần tuân theo một số quy định sau: + Đầm luôn luôn phải hướng vuông góc với mặt bê tông. + Bê tông đổ làm nhiều lớp thì đầm phải cắm được 5  10 cm vào lớp bê tông đổ trước. + Chiều dày của lớp bê tông đổ để đầm không vượt quá 3/4 chiều dài của đầm. + Khi đầm xong 1 vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên hoặc tra đầm xuống từ từ. + Khoảng cách giữa hai vị trí đầm là 1,5r 0. Với r0 – Là bán kính ảnh hưởng của đầm. + Khi đầm phải tránh làm sai lệch vi trí cốt thép hoặc ván khuôn. + Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong là không thấy vữa sụt lún rõ ràng, trên mặt bằng phẳng. + Nếu thấy nước có đọng thành vũng chứng tỏ vữa bê tông đã bị phân tầng do dầm quá lâu tại 1 vị trí. *Chú ý khi dùng đầm rung đầm bê tông cần: - Nối đất với vỏ đầm rung. - Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm. - Làm sạch đầm rung lau khô và quấn dây dẫn khi ngừng làm việc. - Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút. - Công nhân vận hành máy phải trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác . 3.3. Thiết kế thi công cốp pha cho móng công trình: 3.3.1. Lựa chọn phương án cốp pha móng, giằng móng: - Hiện nay trên thị trường có 3 dạng ván khuôn chính: + Cốp pha gỗ xẻ + Cốp pha nhựa + Cốp pha thép * Cốp pha gỗ xẻ: - Ưu điểm: Rất thông dụng, giá thành tương đối thấp, có tính linh động cao, dễ gia công, chế tạo. SVTH: Phạm Quốc Việt – 09X4 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan