Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Thương mại điện tử phân tích mô hình kinh doanh của airbnb...

Tài liệu Thương mại điện tử phân tích mô hình kinh doanh của airbnb

.DOCX
33
69
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ --- --- ĐỀ TÀI THẢO LUẬN Phân tích mô hình kinh doanh của Airbnb Giáo viên hướng dẫn: Lê Duy Hải Mã lớp học phần: H2004PCOM0111 Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Năm học: 2020 – 2021 STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Nhiệm vụ 31 Đoàn Thị Thìn 18D170087 2.2. Mô hình doanh thu 32 Nguyễn Thị Thu 18D1700188 2.7. Cấu trúc tổ chức + 2.8. Đội ngũ quản trị 33 Nguyễn Thị Minh Thu 18D130050 2.3. Cơ hội thị trường 34 Phạm Thị Mai Thu 18D170088 2.1. Mục tiêu giá trị và word 35 Nguyễn Vũ Anh Thư 18D170090 I.Giới thiệu về Airbnb và powerpoint 36 Lê Thị Quỳnh Thương 18D170190 2.5. Lợi thế cạnh tranh 37 Nguyễn Thị Thúy 18D170039 2.6. Chiến lược thị trường 38 Trần Thị Thúy 18D170089 2.4. Môi trường cạnh tranh 39 Nguyễn Thị Thủy 18D130191 Lập dàn ý, tổng hợp word, chỉnh sửa, in ấn 40 Nguyễn Thị Thanh Thủy 17D100397 Mở đầu + kết luận + thuyết trình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2 Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ------***-----BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 (Lần 1) I. Thành phần tham dự 1. Đoàn Thị Thìn 2. Nguyễn Thị Thu 3. Nguyễn Thị Minh Thu 4. Phạm Thị Mai Thu 5. Nguyễn Vũ Anh Thư 6. Lê Thị Quỳnh Thương 7. Nguyễn Thị Thúy 8. Trần Thị Thúy 9. Nguyễn Thị Thủy (Nhóm trưởng) 10. Nguyễn Thị Thanh Thủy II. Mục đích cuộc họp 1. Làm rõ nội dung đề tài thảo luận 2. Các thành viên tìm hiểu về nội dung đề tài thảo luận 3. Giao công việc cho từng thành viên trong nhóm. III. Nội dung cuộc họp 1. Thời gian: Thứ 3, ngày 30 tháng 06 năm 2020 2. Địa điểm: Phòng V401, nhà V, Đại học Thương Mại 3. Nội dung cuộc họp - Nhóm nhận đề tài thảo luận. - Nhóm trưởng lập dàn ý và cùng mọi người thảo luận. - Các thành viên đóng góp ý kiến xây dựng các phần của bài thảo luận. IV. Đánh giá chung - Các thành viên tham gia buổi họp đầy đủ. - Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến. Nhóm trưởng Nguyễn Thị Thủy CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ------***-----3 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10 (Lần 1) I. Thành phần tham dự: 1. Đoàn Thị Thìn 2. Nguyễn Thị Thu 3. Nguyễn Thị Minh Thu 4. Phạm Thị Mai Thu 5. Nguyễn Vũ Anh Thư 6. Lê Thị Quỳnh Thương 7. Nguyễn Thị Thúy 8. Trần Thị Thúy 9. Nguyễn Thị Thủy (Nhóm trưởng) 10. Nguyễn Thị Thanh Thủy II. Mục đích cuộc họp 1. Phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm. III. Nội dung cuộc họp 1. Thời gian: Thứ 5, ngày 02 tháng 07 năm 2020 2. Địa điểm: Phòng V401, nhà V, Đại học Thương Mại 3. Nôi dung cuộc họp - Nhóm trưởng giao công việc cho từng thành viên trong nhóm. - Nhóm trửng gia hạn nộp bài vào ngày 6/7/2020 IV. Đánh giá chung - Các thành viên tham gia buổi họp đầy đủ. - Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến Nhóm trưởng Nguyễn Thị Thủy CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 4 ------***-----BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10 (Lần 1) I. Thành phần tham dự 1. Đoàn Thị Thìn 2. Nguyễn Thị Thu 3. Nguyễn Thị Minh Thu 4. Phạm Thị Mai Thu 5. Nguyễn Vũ Anh Thư 6. Lê Thị Quỳnh Thương 7. Nguyễn Thị Thúy 8. Trần Thị Thúy 9. Nguyễn Thị Thủy (Nhóm trưởng) 10. Nguyễn Thị Thanh Thủy II. Mục đích cuộc họp 1. Kiểm tra lại bài thảo luận. 2. Bạn thuyết trình thuyết trình trước mặt các thành viên. 3. Nhóm trưởng và các thành viên tự đánh giá trong quá trình làm việc nhóm. III. Nội dung cuộc họp 1. Thời gian: Thứ 5, ngày 09 tháng 07 năm 2020 2. Địa điểm: Phòng V401, nhà V, Đại học Thương Mại 3. Hình thức: Offline 4. Nôi dung cuộc họp - Các thành viên cùng xem xét lại bài thảo luận lần cuối. - Nhóm trưởng đưa ra nhận xét về các thành viên như thái độ hoạt động nhóm, các thành viên cũng tự đưa ra đánh giá về mình. IV. Đánh giá chung - Các thành viên tham gia buổi họp đầy đủ. - Các thành viên tích cực đóng góp ý kiến Nhóm trưởng Nguyễn Thị Thủy Bố cục: Lời mở đầu 5 I. Giới thiệu về Airbnb.com I.1. Sơ lược về Airbnb I.2. Lịch sử hình thành và phát triển I.3. Những thành tựu đã đạt được II. Phân tích mô hình kinh doanh của Airbnb.com II.1. Mục tiêu giá trị II.2. Mô hình doanh thu II.3. Cơ hội thị trường II.4. Môi trường cạnh tranh( đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp) II.5. Lợi thế cạnh tranh II.6. Chiến lược thị trường II.7. Cấu trúc tổ chức II.8. Đội ngũ quản trị Kết luận MỞ ĐẦU 6 Thương mại điện tử đã và đang trở thành một lĩnh vực có sức ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Sự phát triển của thương mại điện tử không chỉ làm thuận lợi hóa các hoạt động kinh doanh mà còn cung cấp nhiều giá trị mới đồng thời đáp ứng những nhu cầu mới của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển bùng nổ và chi phối lớn đến cuộc sống con người như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ và kinh tế chia sẻ trở thành một xu hướng chiến lược trong kinh doanh. Đây cũng là tiền đề để loại hình thương mại điện tử B2C phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt phải kể đến mô hình chia sẻ phòng lưu trú trên nền tảng AirBnB ra đời, giúp cho các chủ sở hữu căn hộ kết nối rộng rãi hơn với những khách hàng tiềm năng trên Internet. Ra đời giữa kỷ nguyên công nghệ khiến cho AirBnB ngày càng trở nên phổ biến và có tác động lớn đến ngành nhà hàng-khách sạn. Chính vì vậy, nhóm 4 lực chọn đề tài “Phân tích mô hình kinh doanh của AirBnB” làm đề tài nghiên cứu. I. I.1. Giới thiệu về Airbnb Sơ lược về Airbnb Airbnb là viết tắt của cụm từ AirBed and Breakfast, là một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới thông qua ứng dụng di động. Airbnb là một thị trường cộng đồng cho việc đặt và cho thuê phòng, căn hộtương tự như một hệ thống đặt hàng trực tuyến. Cả người cho thuê nhà tư nhân và thương mại đều có thể thuê nhà hoặc một phần của nó thông qua công ty này. Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Airbnb, sử dụng thẻ tín dụng và nhà trung gian này sẽ thu một khoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà. I.2. Lịch sử hình thành và phát triển Airbnb được thành lập vào năm 2008 tại San Francisco, Mỹ bởi 3 đồng sáng lập: Joe Gebbia, Brian Chesky và Nathan Blecharczyk. Câu chuyện thần kỳ của Airbnb khởi nguồn từ một bức email mà Joe Gebbia gửi cho bạn cùng phòng của mình – Brian Chesky vào một ngày tháng 9/2007. Trong email đó, Joe chia sẻ ý tưởng: Sẽ thế nào nếu họ chia sẻ căn phòng của mình với những nhà thiết kế trẻ tuổi, cùng một chiếc giường đệm hơi và một bữa ăn sáng. Họ hy vọng đây sẽ là một ý tưởng mang lại cho họ “một chút thu nhập” để trả tiền thuê nhà đắt đỏ ở San Francisco. Họ biến gác xép của mình thành nơi tạm trú với 3 tấm nệm hơi và phục vụ thêm bữa sáng, đồng thời tạo một trang web đơn giản tên là “airbedandbreakfast.com”. Họ có 7 3 vị khách đầu tiên, mỗi người trả 80 USD để qua đêm trên những chiếc đệm hơi. Joe và Brian nhanh chóng nhận ra đây có thể là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Họ cùng với người bạn cùng phòng cũ Nathan Blecharczyk bắt tay nhau, chính thức thành lập một doanh nghiệp. Công ty chính thức đi vào khai trương dịch vụ, nhưng không ai quan tâm đến họ. Năm 2008, bộ ba tìm đến lễ hội âm nhạc tương tác thường niên South by Southwest (SXSW) ở bang Texas để quảng bá, nhưng cũng chỉ thu hút được 2 khách hàng. Mùa hè năm 2008, các nhà đồng sáng lập hoàn thành phiên bản cuối cùng của trang web “Air Bed and Breakfast” và đi tìm các nhà đầu tư.Tất cả các nhà đầu tư đều không thấy thuyết phục. 15 nhà đầu tư “thiên thần” đã được giới thiệu, thì 8 người từ chối họ. 7 người còn lại thậm chí hoàn toàn phớt lờ Airbnb. Cạn tiền, Airbnb bắt đầu bán ngũ cốc, và thu được 30.000 USD trong quá trình này. Với lượng truy cập web thấp, Airbnb không thể tự nuôi sống bản thân, rơi vào khủng hoảng và phải sống nhờ vào ngũ cốc. Năm 2009, Joe, Brian và Nathan tham gia Y Combinator và đã huy động được 20.000 USD. Công ty bắt đầu phát triển. Các nhà sáng lập đến thăm và ngụ lại tại chính những căn nhà đăng cho thuê ở New York trên website “Air Bed and Breakfast”, viết nhận xét, và chụp ảnh từng địa điểm một cách chuyên nghiệp. Tháng 3 năm 2009, công ty chính thức đổi tên từ “Air Bed & Breakfast” thành “Airbnb”. Một tháng sau đó, Airbnb cuối cùng cũng đã được nhận một khoản đầu tư hạt giống (seed) 600.000 USD từ quỹ Sequoia Capital vào tháng 4 năm 2009. 700.000 đêm được đặt ngay sau đó qua Airbnb. Airbnb thông báo Sequoia Capital và Greylock Parrtners đã dẫn đầu vòng huy động vốn đầu tiên với số tiền 7.2 triệu USD. Và gần 11 năm sau, ý tưởng “kiếm một chút thu nhập” này đã biến họ trở thành những tỷ phú thế giới. Ngày nay, Airbnb là một trong những start-up giá trị nhất thế giới, được định giá khoảng 30 tỷ USD. I.3. Những thành tựu đã đạt được Năm 2011, Airbnb đã có mặt tại 89 quốc gia, và đạt 1 triệu lượt đặt phòng qua website của họ. Họ cuối cùng cũng giành được một giải thưởng cho ứng dụng di động đáng chú ý nhất ở SXSW, sau khi từng thất bại hoàn toàn tại đây 3 năm trước đó. Cũng trong năm này, một số quỹ đầu tư mạo hiểm lớn đã đầu tư 112 triệu USD cho Airbnb, đưa công ty đạt giá trị hơn 1 tỷ USD và trở thành 1 “kỳ lân” tại Thung lũng Silicon. 8 Đầu năm 2012 do sự tăng trưởng của người sử dụng Airbnb mở văn phòng tại Paris, Milan,… Đến tháng 11/ 2012 Airbnb tuyên bố hợp tác với thị trường thành phố New York. Tháng 12/2012 Airbnb tuyên bố tiến sâu vào thị trường châu Á. Tháng 4/2015 Airbnb trở thành công ty đầu tiên của Hoa Kỳ mở rộng phạm vi sang thị trường Cuba. Tháng 2/2017 Airbnb mua lại Luxury Retreats International. Tính đến cuối năm 2017, Airbnb có tất cả 20 văn phòng đặt tại Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Anh, Italy, Canada, Ấn Độ, Pháp, Brazil, Hàn Quốc, Singapore, Úc, Nhật Bản, Hà Lan, Đan Mạch, Ai-len. Airbnb hiện đã có mặt ở hơn 10.000 thành phố trên 191 quốc gia và vùng lãnh thổ, là một trong những start-up giá trị nhất thế giới, được định giá khoảng 30 tỷ USD. Airbnb bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2015 với khoảng 1.000 phòng được cho thuê và tăng gấp 6,5 lần tính đến giữa năm 2017. Đây được đánh giá là ứng dụng tuyệt vời và tiện ích giúp người đi du lịch/ công tác tìm kiếm được những căn phòng trống như ý mình với giá cả phải chăng (vì kết hợp trực tiếp giữa chủ nhà và khách thuê) và mang lại sự thoải mái như ở tại nhà mình. Tại Việt Nam, tính đến tháng 1 năm 2019, số phòng Airbnb tại Việt Nam đạt 40.800 căn, và con số này không có dấu hiệu dừng lại. Airbnb phát triển mạnh nhất tại các thành phố du lịch: Sapa, Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, … Hy vọng trong tương lai mô hình Airbnb còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Hiện nay, Airbnb khá phổ biến, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP HCM và các TP du lịch lớn như Đà Lạt, Sa Pa, Hội An, Đà Nẵng,…và dự báo sẽ tiếp tục được nhân rộng chỉ trong thời gian ngắn. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình lưu trú truyền thống. II. Phân tích mô hình kinh doanh của Airbnb II.1. Mục tiêu giá trị Giá trị cho khách hàng hay mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh. Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hang. Đứng từ góc độ khách hàng, thành công của mục tiêu giá trị bao gồm: sự cá nhân hóa, cá biệt hóa của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá, sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lí phân phối sản phẩm. 9 Airbnb mang đến cho khách thuê phòng có nhiều sự lựa chọn hơn cho các địa điểm hiếm có, mới lạ, và phi truyền thống. Với Airbnb bạn có thể thử sống trong một ngôi nhà nhỏ, đơn giản làm bằng gỗ (cabin), trong một ngôi nhà trên cây, trong máy bay, trong một chiếc taxi ở giữa Manhatta (trung tâm tài chính đông dân nhất ở New York), trong một ngôi nhà bánh gừng kiểu cổ tích. Airbnb là cung cấp cho khách hàng mức giá cả hợp lí, tiện nghi gia đình, tính công bằng cho đôi bên và những trải nghiệm Experiences (giống tour du lịch nhưng thiên về trải nghiệm mới lạ cùng chủ nhà) và Restaurant. Về mặt chi phí rõ Airbnb có mức chi phí thấp hơn so với các ứng dụng đặt phòng khác như Booking hay Agoda bởi vì phí dịch vụ của Airbnb chỉ có 3% trong khi phí dịch vụ của Booking và Agoda là 15%. Dịch vụ Airbnb là dịch vụ cho thuê nhà trực tiếp từ cá nhân đến cá nhân (homestay) trong khi Booking và Agoda cho thuê từ phòng bình dân đến khách sạn 5 sao, so với một khách sạn 5 sao đầy đủ dịch vụ thì chắc chắn một homestay với ít dịch vụ sẽ có mức giá nhỏ hơn. Tiếp đến là Airbnb đảm bảo tính công bằng cho cả khách thuê và chủ nhà. Trên Airbnb, chủ nhà và khách thuê phòng đều có thể đánh giá. Chủ nhà càng có nhiều đánh giá 5* càng tốt và sẽ càng có nhiều khách đặt phòng, chủ nhà cũng có thể đánh giá khách hàng nên nguồn khách thuê phòng trên Airbnb khá chất lượng và đàng hoàng. Còn đối với trên các trang như Agoda và Booking chỉ có khách hàng mới được phép để lại đánh giá dẫn đến một số trường hợp phòng bị hỏng hóc do khách không bảo quản cẩn thận. Ngoài ra đối với phí hủy, Airbnb cũng đưa ra những chương trình đảm bảo lợi ích cho khách hàng, chủ nhà sẽ bị phạt $100 nếu hủy trong vòng 7 ngày trước khi khách đến, mức phạt là $50 nếu huỷ trước 7 ngày. Airbnb còn hỗ trợ các phương thức thanh toán khác nhau, tùy vào tài khoản thanh toán của bạn ở quốc gia nào. Vì vậy, ngoài các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chính, có một số tùy chọn thanh toán nhất định được cung cấp ở các quốc gia cụ thể hoặc trên các nền tảng cụ thể (như ứng dụng trên iOS hoặc ứng dụng trên Android), hiển thị các phương thức thanh toán mà bạn có thể sử dụng trên trang thanh toán, trước khi bạn gửi yêu cầu đặt phòng/đặt chỗ. Sau khi bạn chọn quốc gia, tất cả thông tin thanh toán của bạn sẽ được hiển thị. Airbnb sử dụng các tùy chọn thanh toán có sẵn trên toàn cầu, hầu hết các loại thẻ tín dụng chính và thẻ tín dụng trả trước (Visa, MasterCard, Amex, Discover, JCB) cũng như nhiều loại thẻ ghi nợ có thể được xử lý như thẻ tín dụng, ngoài ra các tùy chọn thanh toán có sẵn cho một số nền tảng nhất định hoặc tại một số quốc gia chọn lọc như Apple Pay cho ứng dụng trên IOS còn Google Play cho ứng dụng trên Android ở Hoa Kỳ. 10 Giao diện của Airbnb đẹp, sinh động, các mục tìm kiếm đều được ghi chú rất rõ ràng ngoài ra còn rất dễ sử dụng, ngoài ra các hình ảnh trên giao diện cũng đều rất chân thực. . Giao diện trên online của Airbnb mang lại nhiều yếu tố cảm xúc hơn với các mảng hình ảnh, màu sắc lớn, cùng các thông tin tối giản, rõ ràng. Danh mục “khám phá” trở nên sống động hơn với dạng danh sách các bức ảnh đại diện cho vị trí và chỗ thuê, được thiết kế để thể hiện các địa điểm du lịch tiềm năng nhất. Airbnb loại bỏ sắc xanh mộng mơ với viền màu trắng của logo mà thay vào đỏ là màu đỏ tươi bắt mắt. Sắc đỏ tươi này đại diện cho giá trị của thương hiệu, và thiết kế logo của Airbnb còn thể hiện cho 4 điều: Con người, địa điểm, tình yêu, và chữ A của Airbnb tạo nên nét riêng biệt. II.2. Mô hình doanh thu Airbnb là nơi trung gian kết nối giữa người cho thuê phòng và khách có nhu cầu thuê phòng. Nếu bạn có một phòng trống, một căn hộ, một Villas hay một lâu đài…thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một Host (Chủ nhà) bằng việc đăng ký tài khoản với Airbnb, đăng thông tin lên website và cho khách thuê. Khách du lịch sẽ tìm kiếm những địa điểm mà họ cho là phù hợp để đăng ký thuê. Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua kinh doanh Airbnb và bạn sẽ có thể kiếm tiền được từ những phòng trống, căn hộ không sử dụng của mình. Airbnb hoạt động theo mô hình doanh thu là phí giao dịch. Chỉ đến năm 2009 mô hình này mới bắt đầu phát triển mạnh do kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, buộc người dân phải thay đổi thói quen tiêu dùng. Việc chia sẻ những tài nguyên sẵn có giúp người tiêu dùng cắt giảm được chi phí, đồng thời biến những start-up công nghệ non trẻ thành những “gã khổng lồ” thực sự. Airbnb đóng vai trò là trung gian, kết nối giữa chủ nhà với những khách du lịch thuê phòng. Nếu bạn có một phòng trống, căn hộ hay villa… bạn hoàn toàn có thể đăng ký trở thành host (chủ nhà) trên website của Airbnb. Khi khách du lịch có nhu cầu thuê phòng, họ có thể đặt phòng trên Airbnb. Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện qua Airbnb, và chủ nhà sẽ kiếm được tiền từ việc tận dụng những phòng, căn hộ đang bỏ trống. Airbnb chuyên kết nối những chủ căn hộ hoặc nơi ở trống có ý muốn cho thuê ngắn hạn với người có nhu cầu. Ðây là mô hình kinh doanh chia sẻ dựa trên internet ra đời từ năm 2008 và mới được định giá lên đến gần 10 tỉ USD. Tính đến nay, Việt Nam đã có 18.230 chủ nhà cho thuê các cơ sở lưu trú trên nền tảng này và có đến 69% số căn hộ/phòng ngủ cho thuê trên nền tảng Airbnb tại Việt Nam là multi-listing host, tức là những người chủ có nhiều hơn 1 căn hộ/phòng nghỉ cho thuê cùng lúc. Báo cáo nhận định chia sẻ phòng lưu trú không đơn thuần giúp tăng thu nhập mà còn trở thành sản phẩm kinh doanh với mức lợi nhuận cao. Phương thức kinh 11 doanh lưu trú mới đem lại hiệu quả cao. Airbnb tuy chỉ mới du nhập vào thị trường Việt Nam những năm gần đây nhưng đang phát triển mạnh mẽ và nhận được sự đón nhận rất tốt từ thị trường. Trung bình mỗi chủ nhà trên Airbnb có thể thu được khoảng 15 triệu đồng/tháng. Nếu có khả năng quản lý tốt, vị trí nhà thuận lợi những chủ nhà này còn có thể thu được lợi nhuận cao hơn nữa. Giá thuê phòng trung bình là 55$/ đêm ~ 1,200,000 VND/ đêm. Tỷ lệ thuê phòng bình quân là 64% ~ 19/30 ngày. Vậy Airbnb kiếm tiền như thế nào? Đầu tiên, nguồn thu của Airbnb đến từ : Khi đăng tin giới thiệu phòng trọ, hoặc nhà cho thuê phòng trên Airbnb, và khi có khách đặt phòng, nền tảng sẽ tính phí cho cả 2 bên, bao gồm chủ nhà và người đặt phòng. Tính phí đối với chủ nhà Airbnb tính phí 3% dịch vụ cho chủ nhà cho mỗi phòng được đặt, coi như phí xử lý giao dịch, nhưng có thể cao hơn đối với chủ nhà ở Ý hoặc chủ nhà yêu cầu các chính sách nghiêm ngặt trong trường hợp khách hủy thuê phòng. Khoản phí này được tính từ tổng số tiền đặt phòng (số đêm thuê phòng cộng các dịch vụ phí dọn dẹp phòng và các khoản phí phát sinh khác, nhưng chưa bao gồm phí và thuế Airbnb) và tự động khấu trừ từ khoản thanh toán cho chủ nhà. Nếu bạn đăng là 22$ thì hệ thống Airbnb hiển thị cho khách thấy là 23$ và trừ 1$ trong giá phòng của bạn + 3% phí giao dịch. Tất cả số liệu thống kê số tiền chi trả hoa hồng bao nhiêu host nhận được bao nhiêu đều thể hiện rõ trong tài khoản của chủ nhà. Cụ thể phí của AirBnb với các dịch vụ được tính cho một phòng cụ thể được đặt như sau: Bước 1: Truy cập lịch sử giao dịch trên Airbnb.com. Bước 2: Ở phía bên cạnh phòng mà bạn muốn xem, click chọn mã đặt phòng. Bước 3: Trong mục Payout (thanh toán), bạn sẽ nhìn thấy có phần phí dịch vụ Airbnb. Tính phí dich vụ cho kh́ch đạt phhng Phí dịch vụ được tính cho khách đặt phòng dao động từ 0 - 20% tổng chi phí đặt phòng (phí hàng đêm cộng với phí dọn dẹp và phí phát sinh khác nếu có, nhưng không bao gồm phí và thuế Airbnb) và được tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tổng số phòng đặt, thời gian ở là bao lâu, ... . Về cơ bản, phí dịch vụ sẽ thấp hơn nếu chi 12 phí đặt phòng cao. Khách đặt phòng sẽ thấy khoản phí này trên trang thanh toán trước khi đặt phòng. Nếu Airbnb yêu cầu thuế VAT, phí dịch vụ và VAT sẽ được liệt kê trên trang thanh toán, như vậy phí dịch vụ cho khách đặt phòng sẽ cao hơn 20%. Tùy thuộc vào quy định, luật pháp ở các quốc gia, khu vực có liên quan, thuế VAT có thể được tính dựa trên phí dịch vụ của chủ nhà và khách đặt phòng. Phí dịch vụ sẽ bao gồm các khoản phí VAT này nếu áp dụng. Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào việc bán hàng hoá và dịch vụ cuối cùng. Đối với những khách hàng muốn tìm kiếm chỗ ở tại Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Na Uy, Băng Đảo và Nam Phi, Airbnb sẽ tính thuế VAT ngoài phí dịch vụ. Do luật thuế khác nhau, Airbnb không tính thuế GTGT cho mỗi khách trên bảng. Đặc biệt, khách có đặt phòng ở EU phải chịu thuế dựa trên tỷ lệ được tìm thấy tại quốc gia của khách. Hơn nữa, khách hàng thanh toán cho các đặt phòng bằng một loại tiền tệ khác với máy chủ đã chọn có thể thay đổi tỷ giá do Airbnb xác định. Tương tự như vậy, máy chủ cũng phải chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ từ thu nhập thu được từ đặt phòng đặt phòng. Phí trai nghịm Phí dịch vụ cho chủ nhà: AirBnb tính phí trải nghiệm dịch vụ đối với chủ nhà là 20%. Phí này được tính dựa trên giá của trải nghiệm và tự động khấu trừ từ khoản thanh toán của chủ nhà. Nếu chủ nhà tham gia đối tác phi lợi nhuận sẽ được miễn phí phí trải nghiệm này. Phí dịch vụ cho khách đặt phòng: hiện tại AirBnb không tính phí dịch vụ trải nghiệm cho khách đặt phòng. Phí huỷ đối với chủ nhà huỷ Một khoản phí sẽ được khấu trừ vào khoản chi trả đầu tiên của bạn sau khi hủy. Số tiền khấu trừ sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn chấp nhận đặt phòng và bạn hủy sớm bao lâu trước thời điểm nhận phòng: Nếu hủy sớm hơn 7 ngày trước ngày nhận phòng, chúng tôi sẽ khấu trừ 50 USD từ khoản chi trả tiếp theo của bạn. Nếu hủy muộn hơn 7 ngày trước ngày nhận phòng, chúng tôi sẽ khấu trừ 100 USD từ khoản chi trả tiếp theo của bạn. Bạn có thể được miễn phí hủy nếu đã hoàn thành ít nhất 10 đặt phòng liên tiếp không hủy, kể từ ngày bạn bắt đầu đón tiếp khách hoặc từ lần hủy gần nhất của bạn. 13 Phí huỷ đối với kh́ch hàng Trên Airbnb hiện có 5 loại chính sách hủy phòng (cancellations) ở các mức độ khác nhau, bao gồm: - - - Flexible (linh hoạt): cho phép hủy đặt phòng 24h trước khi check-in và được hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán. Moderate (trung bình): cho phép hủy đặt phòng 5 ngày trước khi check-in và được hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán. Strict (nghiêm ngặt): cho phép hủy đặt phòng 14 ngày trước khi check-in và được hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán - chỉ được nhận lại tối đa 50% số tiền đã thanh toán trước nếu hủy đặt phòng 7 ngày trước khi check-in – nếu hủy đặt phòng ít hơn 7 ngày hoặc check-out sớm hơn so với số ngày đã định thì sẽ bị mất toàn bộ số tiền đã thanh toán. Super Strict (siêu nghiêm ngặt): chính sách tương tự như Strict, chỉ khác ở số ngày được phép hủy đặt phòng là 30 ngày và chỉ được hoàn lại 50% số tiền đã thanh toán trước – nếu hủy đặt phòng ít hơn 30 ngày hoặc check-out sớm hơn so với số ngày đã định thì sẽ bị mất toàn bộ số tiền đã thanh toán. Long-term (hủy dài hạn): chỉ áp dụng với những booking từ 28 đêm trở lên. Trường hợp muốn hủy đặt phòng trước khi check-in thì phải trả toàn bộ tiền tháng đầu tiên cho Host, bất kể hủy hợp đồng trước bao nhiêu ngày. Thứ hai, nguồn thu khác của Airbnb có thể đến từ việc cung cấp thêm dịch vụ ăn uống, giặt sấy, đưa đón sân bay, cho thuê xe máy, bán SIM… Bên cạnh việc cho thuê nhà, các chủ nhà cũng có thể bán thêm các hoạt động trải nghiệm online hoặc offline như tour du lịch, nấu ăn, vẽ, yoga, khiêu vũ, làm gốm, thêu thùa… hoặc hợp tác với các đơn vị cung cấp các dịch vụ này để có thêm thu nhập từ hoa hồng giới thiệu. Bên cạnh đó, Airbnb hiện còn đang cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất Airbnb căn hộ chuyên nghiệp, được thi công bởi các kiến trúc sư có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Ở Việt Nam, có lẽ bạn đã quá quen với Uber, Grab – những đại diện thành công của mô hình kinh doanh này. Nếu như Grab và Uber tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có là ô tô, xe máy thì Airbnb đã thực hiện điều đó với dịch vụ lưu trú. AirBnB đang xâm nhập vũ bão nhưng thầm lặng với tốc độ tăng trưởng là 200%/ năm. Mô hình chia sẻ phòng lưu trú đang trở thành đối thủ đáng gờm của loại hình căn hộ dịch vụ vì thời gian cho thuê và giá thuê cực kỳ linh hoạt. Lượng khách du lịch đến Việt Nam trong những năm qua tăng nhanh, Việt Nam đặt mục tiêu chạm mốc 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa. Đây sẽ là điều kiện lý tưởng để Airbnb Việt Nam mở rộng mô hình trong thời gian tới. Nhiều người dân bắt đầu tận dụng phòng trống, nhà trống để đăng ký kinh doanh. Theo Báo cáo “Homesharing Vietnam Insights” 14 giai đoạn 2015 - 2019 của Outbox Consulting, số lượng phòng AIRBNB ở Việt Nam đã lên đến 40.804 cơ sở, tăng hơn 40 lần chỉ sau 4 năm - từ con số 1.000 trong năm 2015 lên tới hơn 40.000 vào đầu năm 2019. Trong đó, tốc độ tăng trưởng số lượng căn họ ̂/phòng đăng ký cho thuê hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng luôn đạt mức cao. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng số lượng dịch vụ cho thuê hàng năm trên AIRBNB tại TP. Hồ Chí Minh là 97%, ở Hà Nội là 112% và Đà Nẵng là 111% khiến cho doanh thu của Airbnb luôn ở mức cao. Tuy nhiên, khi không còn đơn thuần là cuộc chơi của những nhà đầu tư "nhàn rỗi", mô hình kinh doanh home-shareing đòi hỏi những người tham gia phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, những hiểu biết cụ thể về thị trường, môi trường kinh doanh cũng như các đối thủ cạnh tranh; qua đó tối ưu hóa được doanh thu và công suất phòng cho thuê. II.3. Cơ hội thị trường của Airbnb Nhà sáng lập Airbnb thời điểm đó đã nhận thấy tiềm năng rất lớn của mô hình kinh doanh chia sẻ căn hộ đang ở cho người có nhu cầu thuê nhà khi bản thân Joe Gebbia và Brain Chesky- những chàng trai ngành thiết kế tại San Francisco không thể trả được tiền thuê nhà của mình. Khi biết được thông tin có một hội thảo sắp diễn ra ở thành phố San Francisco và khả năng cao các khách sạn trong thành phố sẽ kín phòng, họ đã nghĩ tới việc chia sẻ căn hộ đang ở với khách du lịch với 3 tấm đệm hơi và bữa ăn sáng trên website mình tạo ra có tên là Airbedandbreakfast.com. Đây là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời khi cơ hội thị trường của mô hình kinh doanh này là rất lớn:  Phân khúc kh́ch hàng Đối tượng khách hàng của Airbnb hầu hết là khách du lịch hoặc các nhân viên công tác nhu cầu đặt phòng, thuê phòng, căn hộ ngắn ngày. Tại các thành phố du lịch nổi tiếng tại Mỹ như New York, Chicago, San Francisco…lượng du khách đến thăm quan, du lịch rất đông, đặc biệt vào các ngày nghỉ cuối tuần, các kỳ nghỉ lễ trong năm. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp có giá thành đắt đỏ trong khi các khách sạn, phòng trọ giá bình dân thường trong tình trạng kín phòng và đôi khi chất lượng phục vụ không tương xứng với giá tiền. Do đó, thị trường thuê phòng giá thấp là cơ hội thị trường lớn cho Airbnb. Đặc điểm của đối tượng khách hàng trong phân khúc này là họ thường có nhu cầu thuê phòng trong thời gian ngắn, giá thuê phòng rẻ với đầy đủ các tiện ích, có mong muốn trải nghiệm đời sống, văn hóa địa phương. Với mô hình kinh doanh nhà kiến tạo thị trường, Airbnb kết nối trực tiếp những người chủ căn hộ có nhu cầu cho thuê và người thuê phòng, căn hộ, khách sạn làm giá thành thuê thấp so với các khách sạn, nhà nghỉ chất lượng tương đương khi các chi phí 15 trong quản lý, điều hành nhân viên giảm xuống đáng kể; do đó dễ dàng thu hút các đối tượng khách hàng. Nhắm đến phân khúc bình dân, Airbnb là sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều đối tượng khách hàng khi đưa ra nhiều mức giá thuê phòng khác nhau với đa dạng các tiện ích, sự thuận tiện, vị trí, diện tích căn hộ, quang cảnh xung quanh…  Phạm vi thi trường Phạm vi thị trường của Airbnb rất rộng lớn khi Airbnb.com là ứng dụng đặt hàng đáp ứng nhu cầu thuê nhà ở của nhiều đối tượng khác nhau. Phân khúc bình dân luôn là thị trường rộng mở đối với các doanh nghiệp khi đối tượng này dễ tiếp cận hơn thị trường cao cấp và chiếm phần đông trên thị trường. Những người sử dụng dịch vụ của Airbnb có thể là người có thu nhập thấp hoặc trung bình với mong muốn tìm được nơi ở giá thấp, an toàn, chất lượng. Ngoài ra, khách hàng của Airbnb là người có thu nhập cao, mong muốn trải nghiệm chân thực cuộc sống của người dân bản địa với điều kiện nhà ở và các tiện ích tốt nhất. Có thể nói rằng, Airbnb.com phù hợp với tất cả các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng với các nhu cầu, mong muốn khác nhau. Nhu cầu thuê càng cao thì người cung cấp phòng, căn hộ của Airbnb cần tìm kiếm sẽ càng lớn. Người cung cấp đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp. Chất lượng phòng thuê tốt, sự đa dạng các loại phòng, giá phòng thuê hợp lý sẽ luôn là yếu tố thu hút khách hàng. Do đó, việc hợp tác nhiều với các chủ khách sạn, căn hộ sẽ thu hút khách hàng với nhiều sự cân nhắc về các phòng thuê. Điểm khác biệt của Airbnb.com so với đặt phòng truyền thống là khách hàng có thể lựa chọn các phòng thuê khác nhau đến từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Người cung cấp phòng thuê không bị giới hạn, chỉ cần họ có phòng cho thuê và đáp ứng được các tiêu chí, quy định về phòng thuê Airbnb đưa ra là được. Nhờ sự kết nối của Airbnb, nhiều chủ phòng trọ có thể tận dụng phòng trống, tăng đáng kể thu nhập do đó ngày một thu hút mạnh mẽ sự tham gia của nhiều người.  Cơ hội thi trường tại ćc nước kh́c trên thế giới Giống như tại Mỹ, ngành du lịch tại đa số các quốc gia đang có sự phát triển nhanh chóng do thu nhập và nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của mọi người ngày một tăng cao. Và do đó, nó kéo theo nhu cầu đặt phòng, thuê phòng tăng cao khi các tác vụ được thực hiện chính xác, nhanh chóng, tiện lợi. Các thành phố có nhu cầu và giá thành nhà ở cao trên thế giới như Milan (Ý), Zurich (Thụy Sỹ), London(Anh), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc)… Sau 4 năm hoạt động với những vị khách đầu tiên, đến năm 2011, Airbnb.com đã cho phép đặt phòng tại 89 quốc gia trên thế giới, đạt 1 triệu lượt đặt phòng với giá trị khoảng hơn 1 tỷ USD. Hiện nay, Airbnb được phổ biến tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, lượng người truy cập và sử 16 dụng Airbnb.com bùng nổ mạnh mẽ. Nếu năm 2012, lượng người sử dụng ứng dụng của Airbnb để đặt phòng là khoảng 10 triệu lượt thì đến năm 2018, con số này đã chạm mốc 60 triệu lượt, có mặt tại hơn 30,000 thành phố lớn nhỏ trên khắp thế giới.  Cơ hội thi trường tại Vịt Nam Trong những năm trở lại đây, ngành du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam đã và đang tăng trưởng vượt bậc, hứa hẹn tiềm năng cho các dịch vụ đặt phòng, khách sạn tại các thành phố du lịch nổi tiếng. Năm 2018, du lịch Việt Nam đạt kỷ lục với 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,7 triệu lượt so với năm trước đó và 80 triệu lượt khách nội địa. Theo thống kê, 10 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đạt 14,5 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước với các trọng điểm du lịch Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc. Bất động sản nghĩ dưỡng tại Việt Nam chủ yếu là khách sạn 4-5 sao, ngoài ra là căn hộ khách sạn và biệt thự biển. Với sự phát triển du lịch cũng như sự phát triển kinh tế, hạ tầng Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực, Airbnb ngày càng đẩy mạnh mô hình kinh doanh của mình tại nước ta. Trang Airbnb.com cho phép bất kỳ du khách nào đã, đang và sắp có ý định du lịch Việt Nam có nhiều sự lựa chọn về chất lượng, giá cả, vị trí… của phòng thuê hơn, thủ tục đặt phòng nhanh chóng hơn so với đặt phòng truyền thống.  Cơ hội thi trường tiềm năng ngày càng tăng của Airbnb Cơ hội thị trường của Airbnb rộng mở nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet. Ngày nay, xu thế kinh doanh trên mạng phát triển nhanh chóng làm tăng đáng kể số lượng các cá nhân tham gia vào các giao dịch. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận của Airbnb với khách hàng và các đối tác của mình dễ dàng hơn. Hơn nữa, với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của Airbnb trong những năm qua đã giúp Airbnb có chỗ đứng nhất định trên thị trường đặt phòng cư trú, đe dọa sự phát triển của dịch vụ đặt phòng truyền thống trên thế giới. Ứng dụng của Airbnb giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về phòng thuê chính xác, đầy đủ nhất, giảm rủi ro về chất lượng không tương xứng với giá cả của phòng thuê, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người thuê phòng. Rõ ràng với các lợi ích tích cực trên, Airbnb đang dần lấy được lòng tin từ khách hàng và thu hút ngày càng nhiều chủ khách sạn, căn hộ gia nhập trong cộng đồng đối tác của Airbnb. Đồng thời, các chính sách từ chính phủ các quốc gia về lĩnh vực này chưa quá nghiêm ngặt đã tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ để Airbnb mở rộng cơ hội thị trường.  Một số khó khăn của Airbnb khi mở rộng thi trường Sự phát triển của một doanh nghiệp luôn đi kèm những khó khăn, nhất là với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Airbnb trong những năm qua. Điển hình như việc các chủ 17 nhà than phiền khách thuê phòng bày bừa và làm bẩn căn phòng. Do đó, Airbnb đã áp dụng chính sách bảo hiểm có tên là Host Guarantee có hiệu lực từ năm 2012 đến nay. Bên cạnh đó, một số thành phố cấm chủ nhà cho thuê trên Airbnb.com hay luật pháp ở một số nơi cho rằng thuê nhà tư nhân dưới 30 ngày là không hợp pháp. Tuy nhiên, các khó khăn trên đã được Airbnb khắc phục tương đối tốt. Nổi bật nhất trong khó khăn của Airbnb khi tiếp cận các thị trường mới và có nhiều bước phát triển mạnh mẽ là tại Paris. Sự phát triển nhanh chóng của Airbnb khiến Chính quyền và người dân Paris không hài lòng khi Paris đã mất hơn 20,000 nhà ở cho người dân trong thành phố có mức sống trung bình khi các căn hộ chủ yếu cho khách du lịch thuê phòng trong vòng 5 năm (số liệu năm 2017). Và do đó, chính quyền Paris đã áp đặt biện pháp để kiểm soát và hạn chế mức thuê nhà của chủ phòng trên trang Airbnb.com. Pháp tăng thuế lưu trú, cho phép các địa phương ấn định khoản thuế lưu trú tương đương từ 1-5% tiền thuê nhà/người/đêm từ năm 2017. Đồng thời, những người cho thuê nhà quá 120 đêm/năm sẽ bị phạt từ 5,000-1,000 euro và Airbnb sẽ trực tiếp bị phạt 50,000 euro với vụ việc vi phạm của các chủ thuê nhà. Có thê nhận thấy sự khó khăn và các biện pháp mạnh tay của chính quyền nhiều thành phố đã áp dụng để kiểm soát sự phát triển nhanh chóng của Airbnb, song cơ hội thị trường của Airbnb vẫn rất lớn theo tiềm năng du lịch, nhu cầu của người dân và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. II.4. Môi trường cạnh tranh Dịch vụ lưu trú ngày càng đa dạng hóa với nhiều loại hình lưu trú khác nhau: khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp đến các dịch vụ rẻ hơn như homestay, khách sạn bình dân …Đã làm cho giới công nghệ cũng phát triển mở rộng nhiều nền tảng đặt phòng trực tuyến khiến sân chơi home-sharing trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Buộc các nền tảng phải cạnh trạnh, dành lấy phị phần khách hàng cho riêng mình. Sự gia tăng chóng mặt về số lượng cũng như sự xuất hiện của những công ty chuyên nghiệp lấy home-sharing làm sản phẩm sinh lời, vô hình chung đã tạo áp ra áp lực kinh doanh thêm dựa trên căn hộ nhàn rỗi và nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh.  Đối thủ cạnh tranh gín tiếp Những đối thủ cạnh tranh gián tiếp có khả năng đưa ra một sản phẩm, dịch vụ thay thế, vì vậy trong một số trường hợp, những sản phẩm thay thế này có khả năng thay đổi toàn bộ cục diện của thị trường và lôi kéo khách hàng về phía mình nhất là trong thời đại Internet toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử như hiện nay. Airbnb hiện đang phải cạnh tranh với các websites đặt phòng trực tuyến như Booking và Agoda. 18 Booking là dịch vụ cho thuê phòng khách sạn (hotel) được vận hành bởi thuộc Priceline Group có mặt trên toàn thế giới, mạnh ở thị trường Âu Mỹ. Tính đến năm 2017 Booking có hơn 1,5 triệu tin đăng trên toàn cầu. Booking hợp tác với các khách sạn, nhà nghỉ và các loại chỗ ở tương tự khác, đồng thời hoạt động như một dịch vụ tổng hợp giá vé du lịch. Nếu như Luxstay và Airbnb mạnh ở thị phần về homestay, nhà nghỉ và khách sạn từ 1-3 sao thì Booking lại mạnh thị phần về khách sạn từ bình dân đến resort 5 sao. Booking hoạt động chủ yếu qua trang web Booking.com. Trung bình lượng truy cập của Booking là 14.3 triệu lượt/ngày. Trong tháng 6/2019, số lượng người sử dụng Booking để đặt phòng lớn là 203 triệu lượt. Mỗi ngày, hơn 1.550.000 đêm phòng được đặt trước trên trang web. Công ty hiện có giá trị giao dịch hơn 10 tỷ USD. Số lượng khách hàng quốc tế rất lớn, thường xuyên lựa chọn đặt phòng do các chính sách hỗ trợ khách hàng tốt, có uy tín như cho phép các doanh nghiệp mở cửa 24/24 mang lại rất nhiều thuận lợi cho khách hàng. Hơn nữa, Booking hiện đang cung cấp hệ thống booking online giúp thanh toán nhanh hơn các công ty có thể yêu cầu khách hàng thanh toán trước cho việc phòng. Như vậy, tiền sẽ vào túi của doanh nghiệp nhanh hơn, và giúp đảm bảo khi hành trình diễn ra không còn phải lo lắng về việc thanh toán. Booking cũng cung cấp các dịch vụ đi kèm như phương tiện, nhà hàng, vé máy bay,… với mức phí hợp lý, vừa tiện lợi và đảm bảo cho khách hàng không phải thuê dịch vụ ngoài chất lượng kém, vừa có thể dễ dàng bổ sung thêm doanh thu cho doanh nghiệp. So với Airbnb thì Booking cung cấp nhiều loại hình hơn như bán vé máy nay, thuê khách sạn, nhà nghỉ. Tuy nhiên, Booking lại không rõ ràng trong việc đưa ra các điều khoản thanh toán tiền thuê căn hộ. Booking không hỗ trợ cho việc thanh toán lỗi từ thẻ của khách hàng. Cũng vì đó mà Booking không thể chú trọng về chất lượng của một loại hình kinh doanh cụ thể nhưng với lượng khách quốc tế lớn Booking cũng gây sức ép lớn đến hoạt động kinh doanh của Airbnb. Tương tự như Booking, Agoda là dịch vụ cho thuê phòng khách sạn (hotel) thuộc Priceline Group, mạnh ở thị trường Đông Nam Á. Agoda đang sở hữu 2 triệu khách sạn tham gia có mặt ở hơn 230 quốc gia và sử dụng 40 ngôn ngữ để thuận tiện tiếp cận khách hàng. Vì vậy, không có gì lạ khi doanh thu và lợi nhuận tăng đến hai chỉ số mỗi năm dù có đối thủ cạnh tranh rất mạnh như AirBnB. Trung bình, Agoda có 1.56 triệu lượt/ngày truy cập tìm khách sạn. Năm 2018, doanh thu đạt 14.5 tỷ USD, lợi nhuận là 4.0 tỷ USD. Agoda là dịch vụ đặt phòng uy tín và đảm bảo, hỗ trợ tới trên 110 quốc gia khác nhau do đó có một lượng khách quốc tế rất lớn. Khách hàng hay lựa chọn đặt qua đây vì có nhiều mã khuyến mãi mạnh giảm giá phòng lên tới 30 – 40% hoặc hơn. Bên 19 cạnh đó còn có thêm dịch vụ đặt vé máy bay, taxi … Giá phòng rẻ, thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên, so với Airbnb thì phí hoa hồng của Agoda cao, Host phải trả 15%, miễn phí cho guest.  Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Airbnb là HomeAway. HomeAway là công ty chuyên cho thuê các nhà nghỉ và khu nghỉ dưỡng trực tuyến hàng đầu thế giới với danh sách 742,000 địa điểm tại 171 quốc gia trên toàn cầu. So với Airbnb, HomeAway cho thuê toàn bộ căn nhà, cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn phong phú và đáng tin cậy về các khu nghỉ dưỡng, mang đến những trải nghiệm đáng nhớ và đặc biệt là không gian thư giãn khác biệt hoàn toàn so với những khách sạn truyền thống. Hiện tại, HomeAway có hơn 14,000 danh sách địa điểm cho thuê ngắn hạn tại châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các biệt thự hạng sang, căn hộ trong nội thành, nhà thuyền, đảo tư nhân và thậm chí cả một số không gian chung. HomeAway đạt tới hơn 77 triệu người dùng có thể tìm kiếm thông qua một triệu chỗ ở. HomeAway tính phí cho việc niêm yết không gian và không tính phí cho một tỷ lệ phần trăm của giao dịch. Sau khi kết nối được thực hiện trên HomeAway, các bên ký hợp đồng cho thuê và thanh toán tiền đặt cọc. Chỉ có toàn bộ căn nhà đủ điều kiện để được niêm yết trên HomeAway, vì công ty tin tưởng vào việc cung cấp "Toàn bộ ngôi nhà. Cả gia đình.Một kỳ nghỉ cả. Công ty hiện đang có giá trị vào khoảng 25.5 tỷ đô la Mỹ HomeAway là truyền thống hơn Airbnb. Cả hai đều hấp dẫn các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, vì cả hai công ty đã phát triển vô cùng và trở nên rất hấp dẫn, thị trường của họ đang bắt đầu chồng lên nhau. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế đang chia sẻ, họ vẫn đang làm rất tốt trong không gian và đã chứng tỏ mình như một sự thay thế khả thi đối với các căn hộ truyền thống. Khi Airbnb bước vào thị trường Việt Nam nó chắc chắn sẽ phải cạnh tranh với đối thủ trong nước. Luxstay là nền tảng home-sharing số 1 Việt Nam, do người Việt sáng lập ra đời vào cuối năm 2016. Tính đến 1/2019 cũng đang sở hữu 15 000 chỗ nghỉ chính thức trên khắp cả nước. Đối tác của Luxstay là những homestay, khách sạn, biệt thự cao cấp ở hầu hết các tỉnh thành du lịch phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, trong vòng 3 năm từ khi thành lập đến nay, Luxstay cũng xác nhận độ gia tăng về mặt số lượng chỗ nghỉ luôn dao động ở mức 98%, không hề kém cạnh đối thủ Airbnb với mức tăng trưởng hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh là 97%, Hà Nội và Đà Nẵng lần lượt là 112% và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan