Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Thuc vat

.DOC
59
360
118

Mô tả:

SOẠN MÔN HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ LỚN : THẾ GIỚI THỰC VẬT. *.GÓC XÂY DỰNG : - Xây công viên, vườn hoa ngày tết. - Xây vườn rau ăn lá, vườn rau ăn củ. - Xây vườn cây, công viên xanh. - Xây vườn cây lương thực, vườn cây cảnh. - Xây vườn hoa, lắp ghép vườn hoa. - Xây vườn cây ăn quả. *.GÓC PHÂN VAI : - Đóng vai ông bà và các cáu chúc tết - Chế biến các món ăn từ rau, bán các loại rau. - Bán các loại cây, rau, củ. - Gia đình, nấu ăn - Bán các loại hoa, quả. - Chế biến các món ăn từ các loại quả, bán các loại quả *.GÓC HỌC TẬP : - Đếm số bánh chưng, vẽ mâm quả ngày tết. - Vẽ, đếm các loại rau. - Đếm số cây, nối số tương ứng. - Xếp hình cây bằng hột hạt. - Vẽ bông hoa, xếp hình bông hoa bằng hột hạt. - Đếm các loại quả, nối cây với quả. *.GÓC NGHỆ THUẬT : - Tô màu mâm quả ngày tết. - Tô màu các loại rau, tô màu các loại củ. - Xé dán các loại cây, ghép hình cây xanh. - Cắt dán lá, dán lá cho cây. - Xé dán bông hoa, tô màu bông hoa. - Nặn các loại quả trẻ thích, dán quả cho cây *. GÓC THIÊN NHIÊN : - Chăm sóc vườn hoa mùa xuân. - Gieo hạt, chăm sóc các loại rau. - Chăm sóc cây, quan sát các loại cây. - Chăm sóc cây, tỉa lá cho cây. - Chăm vườn hoa, quan sát các loại hoa. - Chăm sóc vườn cây ăn quả, quan sát các loại quả. * GÓC THƯ VIỆN: - Xem tranh ảnh về cảnh mùa xuân, ngày tết. - xem tranh vẽ về các loại rau, củ. - Xem tranh vẽ về quá trình phát triển của cây. - Xem tranh ảnh về các loại cây. - Xem tranh ảnh về các loại hoa, quả - Xem tranh ảnh về các hoa, quả. I. Yêu cầu : 1.Góc phân vai: Trang 175 - Cháu biết đóng vai ông bà, các cháu. Năm mới các cháu chúc tết ông bà. - Biết chế biến các món ăn từ các loại rau, củ, quả…rửa sạch trước khi chế biến. Gọi tên các món ăn mà trẻ vừa chế biến. - Biết phản ánh công việc của người bán hàng: Bán các loại cây xanh, hoa, quả, rau… Biết giới thiệu tên hàng hóa mà mình bán, vui vẽ niềm nở với khách hàng, biết tính tiền, cảm ơn khách hàng. - Biết đóng vai cha, mẹ và các con. Cha mẹ chăm sóc các con, dành thời gian trồng các loại cây, rau…trong vườn. - Trẻ biết phân vai chơi cho nhau và đoàn kết trong khi chơi. 2.Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng gạch xây dựng được những công trình đẹp mắt như: “ Xây công viên, vườn hoa ngày tết, xây vườn cây, công viên xanh, vườn cây ăn quả, vườn hoa, vườn rau...” bố trí công trình hợp lý, xây xong biết trồng các loại cây, hoa… và trang trí bảng hiệu cho từng khu vực và cây xanh, hoa cho đẹp mắt. -Trẻ biết phân vai chơi cho nhau và đoàn kết trong khi chơi. 3.Góc học tập: - Trẻ biết đếm các bánh chưng và nói kết quả sau khi đếm. - Biết vẽ các loại rau, hoa và chọn màu tô đẹp, không tô lem ra ngoài. - Trẻ biết đếm số cây của từng loại cây và nối số tương ứng với mỗi loại cây đó. - biết dùng hột hạt để xếp hình cây có thân cây, tán lá, xếp thành hình bông hoa có cánh, có nhụy… - Biết đếm các nhóm quả và nối số tương ứng với từng loại quả đó. - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. 4.Góc nghệ thuật: - Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô màu mâm quả, tô các loại rau củ, quả… tô đẹp không lem ra ngoài. - Biết chọn giấy màu phù hợp để xé dán hình cây xanh, chiếc lá, bông hoa. Phết hồ dán đẹp không lem ra ngoài. - Trẻ biết sử dụng đất nặn nhào dẻo để nặn được các loại quả mà trẻ thích , nặn tròn đẹp, sáng tạo. - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. 5.Góc thiên nhiên: - Trẻ biết làm đất tơi nhỏ gieo hạt, tưới nước, chăm soác để hạt nảy mầm. - Trẻ quan sát và chăm sóc các loại cây, vườn hoa mùa xuân, vườn rau, vườn cây ăn quả…, như tưới nước, bón phân, bắt sâu, nhổ cỏ, lau lá, không làm gãy cây.Biết tên các loại cây, hoa, quả đó. - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. 6.Góc thư viện: - Trẻ xem tranh vẽ về ngày tết, các loại cây, rau, hoa, quả và biết được nội dung tranh vẽ gì, trẻ trò chuyện với nhau về bức tranh mà trẻ đang quan sát. Nhận xét được lợi ích của chúng. - Trẻ đoàn kết trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Một số loại cây, hoa, quả… bằng đồ chơi cho trẻ chơi bán hàng, - Gạch xây dựng, cây xanh, hoa, cây ăn quả, bảng hiệu, các loại cây, hoa, quả bằng đồ chơi…vv. Trang 176 - Giấy A4, giấy màu các loại, chì màu, một số bức tranh về một số cây, hoa, quả.. cho trẻ tô, họt hạt. - Một số bức tranh cho trẻ tô màu, bút màu, một số bài hát, đất nặn. - Các loại cây cho trẻ quan sát. - Một số bức tranh về ngày tế, cảng vật mùa xuân, chủ đề thế giới thực vật cho trẻ quan sát. III. Hướng dẫn: 1.Hoạt động 1 : - Cho trẻ hát bài: “ Em yêu cây xanh” - Cho trẻ kể tên về các góc chơi trong lớp. 2. Hoạt đông 2 : - Cô lắc trống lắc cho trẻ về góc chơi . - Trẻ về góc chơi mà trẻ đã chọn. - Cô quan sát và hướng dẫn những trẻ chơi, giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp lúng túng. 3. Hoạt động 3 : - Khi trẻ chơi tốt - cô đến nhận xét tuyên dương từng góc chơi. *************************** VỆ SINH RĂNG MIỆNG: BÀI: EM KHÔNG SỢ HÃI KHI ĐI CHỮA RĂNG I. Yêu cầu: - Trẻ biết ích lợi của việc chữa răng. - Rèn ự chú ý , lắng nghe , khả năng quan sát . Hình thành tính gan dạ ở trẻ. - Giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn hàm răng của mình sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - Phòng nha khoa. - Dụng cụ bác sĩ khám răng. III. Hướng dẫn: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện - Đàm thoại. - Cho trẻ hát bài “Lá xanh”. - Cô trò chuyện về nội dung bài hát. - Khi ngủ thức dậy ngoài việc tập thể dục sáng ta còn phải đánh răng, rửa mặt để bảo vệ răng miệng sạch sẽ, không bị sâu răng. - Nếu bị sâu răng chúng ta phải làm gì ? - Cô cũng có câu chuyện về bác gấu đen đi chữa răng các con cùng lắng nghe cô kể nhe. 2. Hoạt động 2: cung cấp kiến thức - Cô kể lần 1: - Cô kể lần 2: - Các con vừa nghe câu chuyện gì ? - Gấu đen đã bị gì ? - Đến bác sĩ chữa răng, bác sĩ căn dặn gấu đen như thế nào ? - Gấu đen nghĩ mình phải làm gì - Các con có sợ khi đến chữa răng Trang 177 - Khi bị sâu răng các con phải kịp thời bác sĩ khám và chữa răng. Nếu không răng càng ngày sâu hơn và gây đau nhức hơn nữa, rất nguy hiểm, các con ăn gì cũng không ngon miệng… - Để có hàm răng đẹp không bị sâu ta không được ăn kẹo nhiều, phải đánh răng vào lúc sáng và tối trước khi đi ngủ. - Các con nhớ phải can đảm, dũng cảm khi đến phàng nha khoa để bác sĩ khám răng và chữa răng kịp thời. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tập làm bác sĩ” - Chọ 1 trẻ làm bác sĩ khám răng, 1 trẻ làm cô y tá, 1 số trẻ làm bệnh nhân đến khám răng. - Cô quan sát, gợi ý trẻ chơi. - Cho trẻ đổi vai chơi. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 4. Nhận xét tuyên : ********************************** TUẦN 20: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 «TẾT VÀ MÙA XUÂN» Thứ 2 ngày 9 tháng 1 năm 2012. SOẠN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BÀI: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG I.Yêu cầu: - Trẻ biết dùng sức mạnh của cánh tay để ném trúng đích thẳng đứng. - Phát triển sự khéo léo và khả năng nhanh nhẹn cho trẻ. - Thông qua đó góp phần giáo dục biết yêu thể thao, biết yêu quý các loại cây. II.Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát. - Sơ đồ tập. III.Hướng dẫn: 1.Hoạt động 1: Trò chuyện – Đàm thoại - Khởi động : - Cho trẻ đến tham quan vườn hoa mùa xuân kết hộp hát bài « tết về » - Giáo cho trẻ ATGT, tiết kiệm năng lượng hiệu quả. - Đến vườn hoa cho trẻ quan sát các loại hoa, cảnh vật cây cối khi mùa xuân đến. Giáo cho trẻ biết khi mùa xuân đến cây cối xanh tươi đâm chồi, nảy lộc ra hoa, mọi cảnh vật đều thay đổi tươi sáng hơn. Mùa xuân đến tết lại về mọi người chúng ta được thêm 1 tưởi mới. - Các con có mong ngày tết đến không ?( có ạ) - Ngày tết sắp đến với chúng ta rồi đấy. - Cô cho trẻ về lớp - kết hợp đi vòng tròn hát bài đoàn tàu nhỏ xíu, kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...Sau khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình thành các hàng ngang theo tổ. 2.Hoạt động 2: Trọng động - vận động cơ bản. a.Bài tập phát triển chung: - Động tác tay: 2 lần- 4nhịp Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi Nhịp1: Hai tay đưa ngang chân đưa sang bên. Nhịp2: Chân phải khuỵu gối, hai tay vòng tròn trên vai. Trang 178 Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Bật phải chân lên trên. Nhịp 2: : Bật trái chân lên trên. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. b.Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ đọc bài thơ“ em yêu cây xanh” và cho trẻ về 2 hàng dọc đối diện. - Các con vừa đọc bài thơ nói về gì? - Các con ơi cây có ích lợi cho con người chúng ta, cây cho ta bóng mát và khí ô xi để thở, vậy nhà các con có trồng cây xanh thì hàng ngày các con nhớ giúp cha mẹ tưới nước cho cây tốt tưới và không được bứt lá bẻ cành nhé. Ngoài ra các con hàng ngày phải biết tự chăm sóc mình, những bài tập thể dục sẽ giúp ích các con rất nhiều trong việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh đấy! - Giờ thể dục hôm nay cô sẽ dạy các con bài « ném trúng đích thẳng đứng » nhé. - Cô làm mẫu lần 1 : - Cô làm mẫu lần 1 + giải thích động tác. Chuẩn bị : hai chân đứng chân trước chân sau trước vạch chuẩn bị. Thực hiện: khi nghe hiệu lệnh hô của cô, các con cầm túi cát đưa vòng xuống dưới, ra sau, lên cao và ném trúng đích nhé. Sau đó về cuối hàng đứng. - Cô mời 2 trẻ lên làm thử. - Cho trẻ thực hiện : Mỗi lần 2 trẻ cho đến hết lớp - Cô quan sát sửa sai. - Cho trẻ thi đua giữa các tổ, cô quan sát và tuyên dương tổ thắng cuộc. 3.Hoạt động 3 : Cây cao, cỏ thấp - Luật chơi : Ai làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò. Cách chơi : Cho trẻ đứng thành vòng tròn khi cô nói « cỏ thấp » thì trẻ ngồi xuống, cô nói « cây cao » thì trẻ đứng lên, cô làm cùng trẻ. Sau đó cô nói theo hiệu lệnh trẻ tự làm, cô quan sát, ai làm sai bị phạt. Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần. - Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « Em yêu cây xanh » và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương * Đánh giá cuối ngày .......................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Trang 179 ....................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ********************** Thứ 3 ngày 10 tháng 1 năm 2012. SOẠN: THỂ DỤC SÁNG I.Yêu cầu: - Cháu xếp hàng ngay ngắn, trật tự. - Tập theo nhạc, nhịp nhàng đúng động tác. - Tập thể dục giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. II.Chuẩn bị: - Sân tập thoáng mát, nhạc. III Hướng dẫn: 1.Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Mùa xuân ».Kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...Sau khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình thành các hàng ngang theo tổ. 2.Trọng động: - Hô hấp: Tiếng còi tàu. Hai tay khum trước miệng giả làm tiếng còi tàu. - Động tác tay: 2 lần- 4nhịp Chuẩn bị: Đứng thẳng, khép chân. Nhịp1: Bước chân trái lên một bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa. Nhịp2: Gập khuỷu tay, ngón tay chạm vai. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác chân: 2L- 4N. CB: Hai tay thả xuôi tay thả xuôi. Nhịp1: Hai tay đưa ngang chân đưa sang bên. Nhịp2: Chân phải khuỵu gối, hai tay vòng tròn trên vai. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Bật phải chân lên trên. Nhịp 2: : Bật trái chân lên trên. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Trang 180 3.Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « lá xanh» và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương ************************** HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC NHẬN BIẾT TRÊN - DƯỚI, TRƯỚC - SAU I.Yêu cầu: - Cháu nhận biết và gọi nói được, phía trên, phía dưới trước và sau của bản thân trẻ Cháu định hướng được không gian - Ôn bài cũ thực hành bài mới và kỹ năng xếp - Cháu ngoan và lễ phép trong giờ học II.Chuẩn bị: - Mô hình chợ hoa ngày tết. - Các bài hát, bài thơ ở chủ đề. III.Hướng dẫn 1.Hoạt động 1: Trò chuyện – Đàm thoại. - Cô cho trẻ đi tham quan chợ hoa ngày tết - Kết hợp hát bài sắp đến tết rồi. - Giáo dục ATGT, tiết kiệm năng lượng hiệu quả. - Đến chợ hoa cho trẻ quan sát và gọi tên các loại hoa, hàng hóa bán trong ngày tết. - Giáo dục cho trẻ biết ngày tết cổ truyền của dân tộc, cảnh vật thời tiết của mùa xuân về. 2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức * Cung cấp kiến thức mới: - Cô vừa đi chợ hoa mua được những chậu hoa và cây cành để trang trí lớp đón xuân. - Các con sát xem phía trên đầu cô có gi? ( Chậu hoa phong lan) - Cho trẻ đồng thanh phía trên. - Vậy phía dưới có gì?( Cây vạn tuế) - Cho trẻ đồng thanh phía dưới. - Phía trước mặt cô có gì? (Bình hoa cúc) - Cho trẻ đồng thanh phía trước. - Các con quan sát xem phía sau lưng cô có đồ vật gì?( chậu hoa mai) - Cho trẻ đồng thanh phía sau. - Cô cho trẻ tìm đồ vật trong lớp phía trên - dưới, phía trước- phía sau của trẻ. * Luyện tập: - Rổ đồ chơi đâu? ( Rổ đồ chơi đây) - Trong rổ có gì?( Có các loại hoa) - Cho trẻ đặt những loại hoa theo các phía cô yêu cầu. - Cô quan sát sửa sai. 3.Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem ai làm đúng” - Cách chơi: Cô mời từng trẻ lên làm theo yêu cầu của cô. VD: yêu cầu trẻ phía trên đội mũ, trước đeo kính, dưới đeo dép ( mỗi lần chơi cô hỏi và kiểm tra lại cháu) - Cho trẻ chơi 3-4 lần. 4.Tuyên dương nhận xét. * Đánh giá cuối ngày: Trang 181 ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ******************************* Thứ 4 ngày 11 tháng 1 năm 2012 SOẠN: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ BÀI: VẼ HOA MÙA XUÂN(ĐT) I. Yêu cầu: - Trẻ biết được một số loài hoa nở vào mùa xuân như hoa mai, hoa cúc…Biết vẽ được các loại hoa nở vào mùa xuân. - Luyện kĩ năng vẽ nét thẳng, cong xiên …để vẽ thành bông hoa có cánh, cuống, nhụy…vẽ sáng tạo, chọn màu tô đẹp không tô lem ra ngoài. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ một số loại hoa: hoa mai, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng… - Giấy, bút chì màu cho trẻ. III. Hướng dẫn 1.Hoạt động 1: Trò chuyện – Đàm thoại - Cho trẻ đến thăm vườn hoa mùa xuân - kết hợp hát ra thăm vườn hoa. - Giáo dục cho trẻ ATGT, tiết kiệm năng lượng hiệu quả. - Đến vườn hoa cho trẻ ngửi hoa, quan sát, gọi tên các loài hoa giáo dục trẻ biết ích lợi cách, chăm sóc hoa, biết yêu vẽ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân về… 2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức - Bác nông dân tặng cho lớp mình rất là nhiều bình hoa đẹp những bông nảy nở vào dịp tết xuân về. - Các em nghe cô đọc câu đố và đoán xem hoa gì nhé. “Hoa đào ngoài Bắc Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón Tết - Trẻ đoán “ Hoa mai.” - Cho trẻ xem tranh vẽ hoa mai. - Hoa mai có những bộ phận gì? - Cánh hoa mai như thế nào? Có màu gì? - Hoa mai nở ào mùa gì? - Còn đây, cô có hoa gì? - Hoa cúc đồng tiền có màu gì? - Cánh của nó như thế nào? - Tương tự cho trẻ quan sát một số tranh vẽ về những bông hoa khác cho trẻ nhận xét về màu sắc, các bộ phận của hoa. * Để vẽ được những bông hoa đẹp, đầu tiên ta vẽ mặt đất, vẽ cuống hoa là nét thẳng từ mặt đất lên vẽ nhụy hoa là một hình tròn nối liền phần trên của cuống, cánh hoa vẽ những nét cong, xung quanh nhụy hoa. Khi vẽ cánh hoa sẽ tùy thuộc vào từng nhụy loại hoa, hoa mai cánh tròn, hoa đồng tiền cánh nhỏ - dài, nhiều cánh…Vẽ xong chọn Trang 182 tô màu hợp lý từng loại hoa cuống lá tô màu xanh…tô đều trùm khít không tô lem ra ngoài. - Cho trẻ đọc thơ “Tết đang vào nhà” Về lớp vẽ. - Cô nhắc trẻ cách cầm viết cách vẽ. - Cô gới ý trẻ định vẽ hoa gì? cô gợi ý trẻ vẽ - động viên trẻ vẽ sáng tạo dể cho bức tranh thêm đẹp. - Vẽ xong mang sản phẩm trưng bày trên giá tạo hình. 3.Hoạt động 3 : Phân tích sản phẩm : - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét sản phẩm. VD : Con thích sản phẩm nào ? Vì sao? Bạn tô màu có đẹp không. - Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp và chưa đẹp. - Cô cho trẻ đếm số bức tranh đẹp. 4.Nhận xét- tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ******************************* Thứ 5 ngày12 tháng 1 năm 2012. SOẠN: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÚA: TẾT VỀ TRÒ CHƠI: AI NHANH NHẤT - Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát, múa đúng nhịp của bài hát - Hát rõ lời kết hợp vận động múa nhịp nhàng - Qua bài học góp phần vào viê ̣vc phát triển thẩm cho trẻ biết ý nghĩa của ngày tết. II.Chuẩn bị : - Trống lắc, mô hình chợ hoa ngày tết III. Hướng dẫn : 1.Hoạt đô ̣ng 1: Trò chuyện - Đàm thoại. - Cho trẻ đến vui chơi ở chợ hoa ngày tết (cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông, tiết kiệm năng lượng hiệu quả ). - đến chợ hoa ngày tết cho trẻ quan sát cảnh vật, các loại hoa ngày tết – giáo dục cho trẻ biết những loại hoa nở vào ngày tết, ý nghĩa của ngày tết… - Có một bài hát cũng nói về ngày tết rất hay các, các con có biết bài hát đó có tựa là gì ? - Cô nói cho trẻ biết tên bài tên nhạc sỹ. 2.Hoạt động: Hoạt động nhận thức. - Cô cho cả lớp hát cùng cô. - Bài hát các em nhỏ ai cũng mong tết về được mẹ may áo mới, được đi về chúc tết nội, ngọai - Cho trẻ hát lần 2 cùng cô. - Cho trẻ hát cùng cô 2 lần. - Cô quan sát sửa sai trẻ. Trang 183 - Dạy trẻ múa. - Cô múa mẫu lần 1 - Cô múa làn 2 kêt hợp giải thích động tác. - Câu 1 : « Tết về em mong tết về » 2 tay giơ cao lên đầu vẫy sang hai bên. - Câu 2 : « Mẹ may ......Chơi » 2 tay đưa từ trên cao xuống áp vào ngực chân nhún tyheo nhịp. - Câu 3 : « Đi về thăm nội.....ngoại cười » Tay thay nhau đưa sang hai bên cuốim câu 2 ngón tay chỉ vào má. - Câu 4 : « Thật là thích quá .....tết ơi » Vỗ tay theo phách. - Cô cho cả lớp thực hiện, tổ, cá nhân. - Cô quan sát sửa sai. 3.Hoạt đô ̣ng 3: Trò chơi: “Ai nhanh nhất” - Hướng dẫn cách chơi: - Cô xếp các vòng trên mặt đất, cho trẻ lên chơi, số lượng trẻ ít hơn số lượng vòng. Cho trẻ đi xung quanh lớp hát và cô quy định tới từ nào thì trẻ nhảy vào vòng, trẻ nào chậm mà không có vòng thì ra khỏi vòng chơi một lần. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. 4.Nhận xét tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ****************************** Thứ 6 ngày 13 tháng 1 năm 2012 SOẠN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TH Ơ: CÂY ĐÀO II. Yêu cầu : - Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nổi dung bài thơ . - Đọc rõ lời, diễn cảm, tham gia tích cực các hoạt động. - Qua nội dung bài thơ góp phần giáo dục trẻ biết hoa hoa đào nở vào ngày tết, biết chăm sóc bảo vệ các loại hoa. II. Chuẩn bị : - Tranh minh họa về nội dung bài thơ. - Mô hình vườn hoa đào. - Cây hoa đào được cắt rời. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt động 1 : Trò chuyện – Đàm thoại - Cho trẻ đến thăm vườn hoa mùa xuân - kết hợp hát bài “ Mùa xuân ”. - Giáo dục an toàn giao thông - tiết kiệm năng lượng hiệu quả. - Đến vườn hoa cho trẻ ngửi hoa quan sát gọi tên các loài hoa. - Giáo dục trẻ vệ sinh môi trường, ích lợi của hoa, cách chăm sóc - giáo dục trẻ biết hoa đào nở báo hiệu mùa xuân về - tết đến. Trang 184 - Cô đọc câu đố : “ Hoa gì cánh nhỏ màu hồng Tết về thường có ở trong mọi nhà.” - Trẻ đoán tên hoa. - Đúng rồi hoa đào rất đẹp thường nở vào dịp tết, ở miền Bắc rất nhiều, ở miền Nam chúng ta rất ít. - Cô có một bài thơ nói về hoa đào các em láng nghe cô đọc nhé. 2.Hoạt động 2 : Hoạt động nhận thức - Cô đọc lần 1 -Bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa đào, hoa đào nở báo hiệu tết đến, mọi người chúng ta ai cũng yêu thích hoa đào, mong đợi hoa đào nở. - Cho trẻ đặt tên bài thơ, - Cô ghi tên bài thơ cho trẻ đọc – tên tác giả lên bảng. - Cho cả lớp đọc. - Cô đọc lần 2 – Trích dẫn làm rõ ý (KHT). “ Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng Chúng em chỉ mong Mùa đào mau nở”. - Cây đào lốm đốm những nụ hồng, các em nhỏ ai cũng mong chờ hoa đào nở. “ Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi Hễ thấy hoa cười Đúng là tết đến” - Hoa đào nhỏ, cánh có màu hồng tươi, hoa đào nở báo hiệu tết đến. - Dạy trẻ đọc thơ. - Cả lớp - tổ, cá nhân - cô quan sát sữa sai. - Đàm thoại : - Bài thơ có tựa là gì? - Của tác giả nào? - Trong bài thơ nói về hoa gì? - Các em nhỏ có mong hoa đào nở không ? - Bông hoa đào như thế nào? Cánh có màu gì? - Hoa đào nở báo hiệu ngày gì đã đến ? 3. Hoạt động 3 : Trò chơi ghép tranh - Các con học rất giỏi cô có một món quà tặng lớp mình, các con mở ra xem nhé. - Để biết được món quà gì 3 tổ thi đua ghép thành bức tranh xem đó là món quà gì nhé. - Cho 3 tổ thi đua thi đua - Cô quan sát gợi ý trẻ ghép. - Các con ghép được món quà gì? - Cho cả lớp đọc lại toàn bài thơ. 4. Nhận xét - Tuyên dương ******************************** SOẠN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY TẾT – MÙA XUÂN I . Yêu cầu : Trang 185 - Trẻ biết được tết nguyên đán là ngày lễ lớn của dân tộc. - Trẻ vẽ và tô màu các loại hoa trang trí. - Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên khi màu xuân về. Mong muốn ngày tết đến. II. Chuẩn bị : - Tranh vẽ về mâm hoa quả chưng ngày tết, cảnh vật của mùa xuân. - Tranh vẽ về cành hoa đào, hoa mai… III. Hướng dẫn : 1.Hoạt động 1: Trò chuyện – Đàm thoại. - Cô cho trẻ hát bài : Sắp đến tết . - Sắp đến tết rồi thì bé như thế nào? - Khi mùa xuân đến thì các loại hoa đua nhau nở. Cứ ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch hàng năm khắp miền chúng ta đón một ngày lễ lớn đó là ngáy tết nguyên đán. 2.Hoạt động 2.Hoạt động nhận thức: - Cho cháu đọc thơ” cây đào”. - Cho trẻ quan sát cây đào. - Hoa đào được trồng ở miền nào các con? - Miền bắc tiết trời se lạnh phù hợp với khí hậu để đào nở vào dịp tết. - Những cánh đào đua nhau nở để chào đón 1 năm mới, chúng ta lớn lên một tuổi và ngày mùng một tháng 1 âm lịch hàng năm chúng ta được đón một năm mới tràn đầy niềm vui đó gọi là ngày tết nguyên đán. - Ngày tết còn có những gì? - Ngày tết thường có bánh chưng, bánh dày, tết còn có rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau nữa và có thêm những cành đào, cành mai để trang trí ngày tết thêm đẹp hơn. - Cho trẻ xem một số tranh ảnh khác nhau trong ngày tết. 3.Hoạt động 3: Cho trẻ chơi xếp mâm ngũ quả trong ngày tết. - Cô chia lớp làm 3 tổ, quy định hát xong bài hát thì phải xếp xong, tổ nào xếp nhanh thì thắng cuộc. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô quan sát- sửa sai. 4. Nhận xét- Tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Trang 186 TUẦN 21: CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 «MỘT SỐ LOẠI RAU» Thứ 2 ngày 30 tháng 1 năm 2012. SOẠN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT BÀI: ĐI CHẠY THEO CÔ I.Yêu cầu: - Trẻ biết đi chạy theo yêu cầu của cô. - Phát triển sự khéo léo của trẻ. - Thông qua đó góp phần giáo dục biết yêu thể thao, yêu quý các loại rau. II.Chuẩn bị: - Sân tập thoáng mát. III.Hướng dẫn: 1.Hoạt động 1: Khởi động : - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “quả ”Kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm...Sau khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ chuyển đội hình thành các hang theo tổ. 2.Hoạt động 2:Trọng động - Vận động cơ bản. a.Bài tập phát triển chung: - Động tác tay: 2L- 4N CB: Hai tay thả xuôi. TH : Hai tay xoay liên tục dọc thân. - Động tác chân: 2L- 4N. CB: Hai tay thả xuôi tay thả xuôi. N1: Hai tay đưa ngang chân đưa sang bên. N2: Chân phải khuỵu gối, hai tay vòng tròn trên vai. N3: như nhịp 1. N4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2L- 4N. CB: Đứng khép chân tay thả xuôi. N1: Bước chân sang bên 1 tay đưa cao lên lòng bàn tay hướng vào nhau. N2: Cúi gập người về phía trước, chân thẳng, tay chụm ngón chân. N3: Như nhịp 1. N4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: CB: Đứng khép chân, tay thả xuôi. N1: Bật tách chân sang 2 bên, 2 tay đưa sang ngang. N2: Bật khép chân tay thả xuôi N3: Như nhịp 1. N4: Về tư thế chuẩn bị. b.Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ rau ngót rau đay” và cho trẻ về 2 hàng dọc đối diện. - Cô và các con đọc nói về gì? - Các con ơi rau rất có ích lợi cho con người chúng ta, ăn các loại rau cho ta vi ta min và khoáng chất, gúp chop cơ thể khỏe mạnh, vì vậy nhà các con có trồng rau các con nhớ giúp ba mẹ chăm sóc cây rau nhé. Để ba mẹ được vui hơn thì các con phải biết giữ gìn cơ thể khỏe mạnh , tập thể dục cũng rất giúp ích cho các con đó và giờ thể dục hôm nay cô sẽ cho các con cùng nhau “ đi chạy theo cô” Trang 187 - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 1 (giải thích động tác). CB: chân trước chân sau, mắt nhìn thẳng về phía trước. TH: Khi có hiệu lệnh của cô thì các con đi và chạy theo cô phối hợp chân nọ, tay kia, mắt nhìn về phía trước. Khi cô đi thì các con đi và khi cô chạy thì các con chạy nhé. - Cho trẻ thực hiện ( cá nhân, tổ thi đua). - Cô quan sát sửa sai. 3.Hoạt động 3. Trò chơi : « Kéo co » Cách chơi : Cô gợi hỏi để trẻ nhớ lại cách chơi. Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần. Cô quan sát- sửa sai. - Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « hoa trường em » và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày : ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ******************************* Thứ 3 ngày 31 tháng 1năm 2012. SOẠN: THỂ DỤC SÁNG I.Yêu cầu: - Cháu xếp hàng ngay ngắn, trật tự. - Tập theo nhạc, nhịp nhàng đúng động tác. - Tập thể dục giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh. II.Chuẩn bị: - Sân tập thoáng mát, nhạc. III Hướng dẫn: 1.Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Rau ngót rau đay”. Kết hợp đi kiễng chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm. 2.Trọng động: - Hô hấp: Ngửi hoa Hai tay đưa ra phía trước làm động tác hái hoa, sau đó dưa lên mũi ngửi hoa. Động tác tay: 2L- 4N CB: Đứng thẳng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi. Thực hiện: Quay thẳng tay dọc thân từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao, ra trước và ngược lại (hai tay cùng quay ). - Động tác chân: 2lần- 4 nhịp. CB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. Trang 188 Nhịp1: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, hai tay đưa ngang, lòng bàn tay sấp. Nhịp2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, hai tay đưa trước, lòng bàn tay sấp. Nhịp3: như nhịp 1. Nhip 4: về tư thế chuẩn bị. - Động tác bụng: 2 lần- 4 nhịp. Chuẩn bị: Hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Hai tay đưa cao, chân đưa sang bên. Nhịp 2: Nghiêng người sang bên phải. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Động tác bật: Chuẩn bị: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi. Nhịp 1: Bật dạng 2 chân sang 2 bên . Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. 3.Hồi tĩnh : cho trẻ hát bài « hoa kết trái » và đi nhẹ nhàng thành vòng tròn 2- 3 vòng. 4.Nhận xét- Tuyên dương. ***************************** SOẠN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÀI: ĐẾM THÊM BỚT TRONG PHẠM VI 4 I . Yêu cầu : - Trẻ tạo được nhóm có 4 cây rau, đếm thêm bớt trong phạm vi 4 . - Phát triển kỹ năng quan sát và tự so sánh cho trẻ. - Biết yêu quý môn học và biết được ích lợi của một số loại rau. II. Chuẩn bị : - Mỗi trẻ có 4 cây rau, 4 cây rau cải, 4 củ cà rốt, 4 quả cà chua. - Đồ dùng của cô giống như của trẻ. - Một số nhóm rau có số lượng 2-3. -Mô hình vườn rau. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt động 1 : Trò chuyện - đàm thoại. - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái”và kết hợp đi thăm mô hình vườn rau(cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông). - Tới vườn rau rồi, các con thấy phong cảnh vườn rau có đẹp không? - Đây là vườn rau gì? - Các con ơi ! rau rất có ích lợi cho con người chúng ta, ăn rau cung cấp cho ta vi ta min và muối khoáng. Vì vậy nhà các có trồng các loại rau này các con nhớ phải chăm sóc chúng . 2.Hoạt động 2 : Hoạt động nhận thức. * Ôn số lượng 3 : - Cô và các con vừa đi đâu về? ở đó có rất nhiều các loại rau phải không nào ? - Các con nhìn xem xung quanh lớp cô trang trí rất nhiều nhóm tranh về các loại rau, vậy bạn nào giỏi tìm dùm cô loại rau nào có số lượng cây là 3. Trang 189 - Cô cho 3-4 trẻ đi tìm và nói to cho cả lớp nghe. * Cung cấp kiến thức mới : * Tạo nhóm rau có số lượng 4 : + Cô làm mẫu: - Cô xếp số rau cải thẳng hàng và cho trẻ đếm. - Cô xếp dưới mỗi cây rau là một quả cà chua, cho trẻ đếm - Rau cải và cà chua như thế nào ? - Số rau cải như thế nào với số cà chua, vì sao ? - Số cà chua như thế nào với số rau cải, vì sao ? - Muốn số rau cải bằng với số lượng quả cà chua thì các con phải làm sao ? - Cho trẻ`đếm lại số rau cải và số cà chua. - Cô xếp số củ cải trắng thẳng hàng và cho trẻ đếm. - Cô xếp dưới mỗi cây củ cải trắng là một củ cải đỏ, cho trẻ đếm - Củ cải trắng và củ cải đỏ như thế nào ? - Số củ cải trắng như thế nào với số củ cải đỏ, vì sao ? - Số củ cải đỏ như thế nào với số củ cải trắng, vì sao ? - Muốn số củ cải trắng bằng với số lượng củ cải đỏ thì các con phải làm sao ? * Đồ chơi đâu ? - Trong rổ đồ chơi có gì ? - Các con xếp cho cô số cải màu xanh. - Các con xếp cho cô dưới mỗi cây cải là một quả cà chua? - Cho trẻ đếm và so sánh, thêm sao cho số lượng bằng 4. - Cho trẻ cất dần số cải và số cà chua. - Cô xếp số củ cải trắng thẳng hàng và cho trẻ đếm. - Cô xếp dưới mỗi củ cải trắng là một củ cải đỏ, cho trẻ đếm - Củ cải trắng và củ cải đỏ như thế nào ? - Số củ cải trắng như thế nào với số củ cải đỏ, vì sao ? - Số củ cải đỏ như thế nào với số củ cải trắng, vì sao ? - Muốn số củ cải trắng bằng với số lượng củ cải đỏ thì các con phải làm sao ? - Cho trẻ cất dần số củ cải trắng và củ cải đỏ và cho trẻ đếm. * Ôn số lượng 3 : - Cô và các con vừa đi đâu về? ở đó có rất nhiều các loại rau phải không nào ?. 3.Hoạt động 3:Trò chơi : “Về đúng vườn” - Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 loại rau, cho trẻ hát và đi xung quanh lớp, khi nghe tiếng trống lắc trẻ về đúng vườn theo loại rau trẻ cầm trên tay. Khi về tới vườn biết được vườn đó có bao nhiêu cây rau.- Cô xếp số rau cải thẳng hàng và cho trẻ đếm. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô quan sát và động viên trẻ chơi tốt. 4. Nhận xét - tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Trang 190 .......................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ********************************* Thứ 4 ngày 1 tháng 2 năm 2012 SOẠN: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ BÀI: VẼ CÁC LOẠI RAU ( ĐT) I. Yêu cầu : - Trẻ sử dụng kỹ năng vẽ của mình và vẽ được cây rau theo yêu cầu của cô. - Phát triển kỹ năng sáng tạo và nhận biết cho trẻ. - Thông qua đó góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, biết yêu quý và chăm sóc các loại cây rau. II.Chuẩn bị : - Mẫu của cô.( 2-3 mẫu) - Hộp màu, giấy vẽ. - Mô hình vườn rau. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt động 1 : Trò chuyện - đàm thoại. - Cô cho trẻ đọc bài thơ“ rau ngót rau đay” và kết hợp đi thăm mô hình vườn rau ( cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông). - Tới vườn rau rồi các con thấy phong cảnh ở đây có đẹp không? - Đây là vườn gì rau gì? - Các con ơi ! Rau rất có ích lợi cho con người chúng ta, ăn các loại rau cho ta chất sơ, vi ta min và khoáng chất.... Vì vậy nhà các có trồng các loại cây rau các con nhớ phải chăm sóc chúng nhé. - Cho trẻ về lớp kết hợp hát bài « hoa trường em » 2. Hoạt động 2 : Hoạt động nhận thức - Các con nhìn xem cô có cây gì đây ? - Đây là gì của cây rau cải ? - Thân cây rau cải có màu gì ? - Lá cây rau cải như thế nào ? - Có màu gì ? - Muốn vẽ cây rau cải trước tiên các con vẽ thân và lá cây rau cải là những nét xiên. Cuối cùng các con tô màu cho hợp lý nhé. - Các con nhìn xem cô có cây rau gì đây ? - Đây là gì của cây rau muống ? - Thân cây rau có màu gì ?có dạng hình gì ? - Lá cây rau muống như thế nào như thế nào ? - Có màu gì ? - Muốn vẽ cây rau muống trước tiên các con vẽ 2 đường thẳng làm thân cây, sau đó tới vẽ tán lá là nét cong tròn dài ở phía trên. Cuối cùng các con chọn màu và tô màu cho hợp lý nhé. - Cho trẻ đọc bài thơ: “cây dây leo” và kết hợp về chỗ thực hiện bài vẽ của mình. - Cô quan sát- sửa sai. 3. Hoạt động 3 : Phân tích sản phẩm : - Cô mời một số trẻ lên chọn sản phẩm đẹp nhận xét. Trang 191 - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét sản phẩm. VD : Con thích sản phẩm nào ? Vì sao? Bạn tô màu có đẹp không? - Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp và chưa đẹp. - Cô cho trẻ đếm số bức tranh đẹp. 4. Nhận xét- tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ************************************** Thứ 5 ngày 2 tháng 2 năm 2012. SOẠN: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ VẬN ĐỘNG THEO TIẾT TẤU TỪ DỄ ĐẾN KHÓ BÀI: QUẢ GÌ NGHE HÁT: HOA TRONG VƯỜN I.Yêu cầu : - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc và hát đúng giai điệu bài hát. - Rèn kỹ năng vận động theo tiết tấu từ dễ đến khó bài : Quả gì, kỹ năng nghe phối hợp khi vận động. - Góp phần vào viê ̣vc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua tiết học góp phần giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại cây ăn quả. II.Chuẩn bị : - Phòng hoạt động âm nhạc sạch sẽ an toàn. - Cô nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Mô hình vườn cây. III. Hướng dẫn : 1.Hoạt đô ̣ng 1: Trò chuyện - Đàm thoại. - Cô cho trẻ đọc bài thơ : Hoa kết trái, kết hợp đi thăm mô hình vườn cây( cô giáo dục trẻ về an toàn giao thông). - Các con ơi tới vườn cây rồi, đây là vườn gì? Các con ơi các loại cây rất có ích lợi cho con người chúng ta, cây hoa rất có ích lợi cho con người chúng ta, hoa cho ta hương thơm và dùng để trang trí nhà cửa, cây ăn quả cho ta bóng mát và những quả thơm ngon bổ dưỡng. Vì vậy nhà các con có trồng các loại cây này các con nhớ phải chăm sóc chúng và không được bứt lá bẻ cành nhé. - Có một bài hát cũng nói về các loại quả, các con có biết bài hát đó có tựa là gì và của nhạc sỹ nào không? - Vậy cô cháu mình cùng về lớp và hát lại bài hát đó nhé. 2.Hoạt đô ̣ng 2: Hoạt động nhận thức - Cho trẻ hát cùng cô 2 lần. - Cô quan sát sửa sai trẻ. * Vận động theo tiết tấu từ dễ đến khó bài hát « Quả gì » - Các con chú ý lắng nghe cô hát – vỗ tay và làm theo cô. - Trước tiên cô vỗ tay theo cách dễ nhất( cô vỗ buông) Trang 192 - cho trẻ làm theo cô. - Vỗ tay kết hợp lời. - cho cả lớp thực hiện, tổ, cá nhân - Cho trẻ vỗ kết hợp cùng với dụng cụ âm nhạc. - Các con chú ý xem cô vỗ tay theo cách khó hơn nhé.( vỗ buông). - Cho trẻ vỗ tay cùng cô. - Vỗ tay kết hợp lời. - cho cả lớp thực hiện, tổ, cá nhân - Cho trẻ vỗ kết hợp cùng với dụng cụ âm nhạc. 3. Hoạt đô ̣ng 3: Nghe hát: “Hoa trong vườn”. - Cô hát lần 1 - Nói tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 2 - Múa minh họa. Bài hát nói về trong vườn có rất nhiều các loại hoa rất là đẹp và thơm đó các con ạ. 4. Nhận xét tuyên dương. * Đánh giá cuối ngày ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ************************** Thứ 6 ngày 3 tháng2 năm 2012 SOẠN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ: “RAU NGÓT RAU ĐAY” I.Yêu cầu: - Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Đọc rõ lời, diễn cảm, tham gia tích cực các hoạt động. - Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại rau, biết` chăm sóc bảo vệ rau. II.Chuẩn bị: - Tranh vẽ nội dung bài thơ. - Mô hình vườn rau, tranh vẽ các loại rau. III.Hướng dẫn: 1. Hoạt động 1: Trò chuyện – đàm thoại. - Cô cho trẻ đến tham quan vườn rau của bác nông dân - kết hợp hát bài « quả gì ». - Trước khi đi chúng ta phải tắt quạt để tiết kiệm điện nhé. - Vậy khi đi chúng ta phải đi như thế nào(đi về phía tay phải đi sát lề đường) - Tới vườn rau rồi các con nhìn xem vườn rau có thích không? - Cho trẻ gọi tên các loại rau. - Các con ơi ! Rau rất có ích lợi cho con người chúng ta, ăn các loại rau cho ta chất sơ, vi ta min và khoáng chất... Vì vậy nhà các có trồng các loại cây rau các con nhớ phải chăm sóc bảo vệ không được bứt lá bẻ cành nhé. - Cô có một bài thơ nói về các loại rau rất hay muốn biết bài thơ gì lắng nghe cô đọc nhé. Trang 193 2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức. - Cô đọc lần 1. - Bài thơ nói về ích lợi của rau đay và rau ngót , rau đay nấu canh ăn mát còn rau ngót nấu canh ăn ngọt. - Cho trẻ đặt tên bài thơ. - Cô nói tên bài thơ và tên tác giả cho cả nhắc lại. - Cô đọc lần 2 – Trích dẫn làm rõ ý (KHT). “Nấu canh ăn mát Là nắm rau đay Mát ruột mới hay Là mớ rau ngót”. - Rau đay nấu canh ăn rất mát còn rau ngót nấu canh ăn ngọt. “Muốn có vị ngọt Nấu với cá tôm Canh ăn với cơm Trẻ nào cũng thích” - Rau ngót và rau đay nấu với tép ăn rất ngon và ngọt, trẻ con rất thích. - Dạy trẻ đọc thơ. - Cả lớp - tổ, cá nhân - cô quan sát sữa sai. * Đàm thoại : - Bài thơ có tựa là gì? - Của tác giả nào? - Trong bài thơ nói những loại rau gì? - Để canh ngon ta nấu với gì? - Rau đay và rau ngót nấu với tép trẻ con có thích không? 3. Hoạt động 3 : Đoán đúng tên các loại rau” - Cô thấy các con hôm nay học rất là ngoan cô sẽ tặng cho các con món quà. Để biết được món quà gì cô cháu mình cùng mở xem nhé, cô mở và lấy từng loại rau ra cho trẻ gọi đúng tên rau. - Cô quan sát sửa sai nếu trẻ nói sai. - Cho trẻ chơi 2- 3 lần - Cho cả lớp đọc lại toàn bài thơ. 4. Nhận xét - Tuyên dương *************************** SOẠN: PHÁT TRIỄN NHẬN THỨC LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ LOẠI RAU I.Yêu cầu: - Trẻ biết gọi đúng tên một số loại rau , nhận xét được một số đặc điểm đặc trưng nổi bật của một số loại rau về màu sắc, mùi vị… - Nhận xét, so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của các loại rau. - Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại rau, cách chăm sóc bảo vệ các loại rau. II.Chuẩn bị: - Một số loại rau: Rau đay, rau muống, củ cà rốt… - Tranh lô tô vẽ các loại rau ăn lá, ăn củ, mô hình vườn rau. III.Hướng dẫn: Trang 194
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan