Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng bỉm...

Tài liệu Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng bỉm sơn

.PDF
93
435
89

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta trong những năm qua, tổ chức công tác kế toán đã được Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm, sự quan tâm đó ngày càng tăng trải qua các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các chế độ, các chuẩn mực kế toán luôn được cải tiến, tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp cũng ngày càng hoàn thiện và không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực kế toán, tăng cường vai trò của kế toán trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng công tác kế toán trong doanh nghiệp em xin đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán của Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn cách vận dụng công tác hạch toán trong doanh nghiệp và có thể đóng góp một phần đề xuất của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán trong hệ thống kế toán tài chính. Là một sinh viên trong ngành kế toán doanh nghiệp, sau khi được học tập kiến thức tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thỏi Nguyờn, cùng với thời gian tìm hiểu và học hỏi thực tế tại Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn, em xin báo cáo kết quả thực tập. Báo cáo thực tập này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các nội dung chính sau: Chương 1: Khái quát chung về công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn. Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn. Chương 3: Một số nhận xét và đề nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn. 1 Do thời gian có hạn, lại gặp không ít khó khăn về tài liệu tham khảo, kiến thức và khả năng trình bày hạn chế. Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song bản báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong có được sự chỉ bảo đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th. sỹ Trần Thị Ngọc Linh cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giỏo khỏc trong khoa, các cán bộ, nhân viên phòng Tài chính - Kế toán tại Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn đó giỳp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Thỏi Nguyờn, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực tập 2 CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BỈM SƠN 1.1 Quỏ trỡnh hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Tên và địa chỉ công ty Tên công ty: Công ty cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn. Tên giao dịch: Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn. Địa chỉ: Số 79 - Đường Nguyễn Văn Cừ - P.Ngọc Trạo- Bỉm SơnThanh Hoá Giám đốc Công ty: Nguyễn Tất Quán Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 058482 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp ngày 24/12/1999. Tài khoản : 102010000380289 tại Ngân hàng Công Thương Bỉm Sơn. Mã số thuế: 2800223841. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker, sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác. Điện thoại: 0373 770 588 – 0373 770 581 Fax : 0373 772 313 1.1.2.Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển công ty Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn- Thanh Hoá, tiền thân là nhà máy gạch Việt Nam, thuộc Bộ Xây Dựng từ những năm 1971- 1977 có công suất thiết kế là 7 triệu viên gạch/1 năm (1 mỏy) trờn hệ 3 máy gạch do cơ khí Liên Ninh chế tạo để cung cấp gach cho khu công nghiệp Bỉm Sơn ra đời. Để phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng khu công nghiệp Bỉm Sơn. Đến năm 1978 thì chuyển thành một phân xưởng gạch đỏ và được giao cho nhà máy gạch Bỉm Sơn thuộc Bộ Xây Dựng. Do sản xuất không phát triển phân xưởng bị ngừng sản xuất một thời gian. Được cấp trên chuyển giao về cho địa phương cho UBND Thị xã Bỉm Sơn quản lý từ ngày 05/09/1987 và được 3 nâng cấp thành Xí nghiệp VLXD Bỉm Sơn theo quyết định 991/QT/ UBND Tỉnh Thanh Hoá, với 202 lao động và 11.5 triệu đồng tài sản cố định. Sau khi thành lập xí nghiệp mới, do tiếp quản từ một phân xưởng sản xuất gạch bị ngừng sản xuất với thiết bị, công nghệ lạc hậu, hư hỏng nặng, đời sống cán bộ công nhân viên vô cùng khó khăn, tư tưỏng chán nản, hoang mang, dao động, tình hình trị an bất ổn…Trước tình cảnh đó xí nghiệp tưởng chừng không có lối thoát. Nhưng được sự lãnh đạo của Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bỉm Sơn, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong tỉnh và Thị xã Bỉm Sơn, của các đơn vị kinh tế trung ương, địa phương trên địa bàn. Toàn bộ cán bộ công nhân viên đã đoàn kết từng bước khắc phục mọi khó khăn thử thách nhanh chóng khôi phục sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động, tự lực, tự cường, tự tạo nguồn vốn, lấy ngắn nuôi dài để ổn định từng bước phát triển sản xuất theo tiềm năng hiện có của xí nghiệp.Chọn cho mình một phương hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đúng hướng và phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế của địa phương, đất nước. Để tháo gỡ những khó khăn trong công tác huy động vốn đồng thời cũng mở rộng quy mô của xí nghiệp phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và đáp ứng nhu cầu tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế của việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiờp và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện Nghị định 44/1998 NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Nhà nước từ việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Ngày 01/12/1999 xí nghiệp VLXD Bỉm Sơn được chuyển thành Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn theo quyết định số 2775/QĐ UB ngày 24/11/1999 của Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay công ty có tên chính thức là công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn. Với số lượng công nhân viên hiện tại là hơn 550 người. Trong đó số lượng cụng nhân viên gián tiếp khoảng 50 người, còn lại công nhân viên trực tiếp. 4 Do có nhiều tác động của nền kinh tế thị trường và hoàn cảnh thực tế của Công ty được chia ra các giai đoạn đầu tư phát triển doanh nghiệp khác nhau: - Từ 09/1987 – 12/1990: Là giai đoạn khôi phục và ổn định sản xuất kinh doanh sau khi thành lập xí nghiệp. - Từ 1991 – 1995: Là giai đoạn đầu tư từng bước theo dự án nhỏ, nhằm mở rộng theo quy mô sản xuất, nâng cao từng bước năng suất, chất lượng sản phẩm. - Từ 1996 – 2000: Là giai đoạn đầu tư theo chiều sâu với quy mô lớn làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất lạc hậu sang công nghệ sản xuất tiên tiến (bỏ máy EG2 và EG5 sản xuất gạch xây thay bằng hệ mỏy đựn hỳt chân không EG7. Xây dựng 3200m2 nhà cỏng kớnh phơi gạch. Bỏ hệ máy nghiền xi măng 1.2tấn/h thay bằng công nghệ máy nghiền kín 6tấn/h. - Từ 2001- quớ III năm 2003: Là giai đoạn đầu tư đồng bộ chuyển sản xuất từ thủ công bán cơ khí sang sản xuất trờn dõy chuyển đồng bộ tiên tiến trong toàn công ty. Thay lò đứng nung gạch thủ công 8 vạn viờn/lũ bằng công nghệ sấy nung tuynel công suất 15 – 20 triệu viên/ năm. Thay cấp liệu xi măng bằng thủ công sang cấp liệu cân băng định lượng cho cả 2 hệ thống máy nghiền xi măng 6 tấn/h và hàng nghìn m2 nhà xưởng kiên cố, máy xúc lật cơ giới hoá cùng hàng chục công trình nhà xưởng, đường đi, sõn bói nội bộ, phương tiện vận chuyển…Với số vốn đầu tư là 8 tỷ đồng làm cho năng suất sản lượng và chất lượng sản phẩm gạch xây cũng như xi măng của công ty vượt gấp 2 lần so từ trước đầu tư. - Từ quớ IV năm 2003 – 2004: Lắp đặt 1 nghiền xi măng số 3 công suất 14 tấn/h đồng bộ. hiện đại có hệ thống phân ly, đầu tư mới 1,6 km đường điện và trạm 35KV từ điện lưới quốc gia về công ty, lắp đặt dây chuyền nghiền đá phụ xi măng và nhiều công trình nhà xưởng, phương tiện khỏc…Với giá trị đầu tư 10.3 tỷ đồng, đây là dự án lớn nhất đối với việc sản xuất xi măng đưa cụng suõt nghiền xi măng từ 60.000 tấn/năm lên 140.000 tấn/năm. Đặc biệt công nghệ nghiền đá phụ gia vừa đạt tiêu chuẩn chống bụi, 5 chống ồn lại vừa có công suất lớn gấp 5 lần hệ thông nghiền đá cũ. Tình hình sau đầu tư đã từng bước hiện đại hoá và tự động hoá nhờ vậy mà năng suất, sản lượng sản phẩm được tăng nhanh chóng đồng thời chất lượng sản phẩm cũng không ngừng được nâng lên đáp ứng nhu cầu thị trường. - Năm 2005- 2006: Để không ngừng nâng cao về vị thế về mọi mặt về số lượng, chất lượng, doanh thu, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, về đời sống cán bộ công nhân trong công ty. Đặc biệt là giải quyết thu hút lao động trong Thị xã và lao động trong toàn tỉnh công ty lại tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện dây chuyền sản xuất lò nung tuynel với công suất thiết kế 35 triệu viờn/năm với giá trị đầu tư 15 – 17 tỷ đồng. Khi dây chuyền lò nung số 2 đi vào sản xuất sẽ nâng cao sản lượng gạch xây từ 22 triệu viờn/năm lên đến 55 triệu viờn/năm, với chất lượng sản phẩm tốt hơn, đa dạng các sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. - Quý IV năm 2008: Công ty đang đầu tư cải tạo lại 2 hệ máy chế biến tạo hình gạch mộc đồng bộ với số vốn gần 7 tỷ đồng nhằm nõng cao năng lực sản xuất từ 60 triệu viên/ năm lên 70 triệu viên/ năm kể từ năm 2009 trở đi có nhiều chủng loại gạch phong phú, chất lượng gạch tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường. Sau mỗi lần đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô các phõn xưởng tình hình sản xuất của công ty lại có những bước tăng trưởng đáng kể tạo điều kiện cho công ty vươn lên cạnh tranh lành mạnh và khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường. Nhờ có sự đoàn kết, đổi mới, năng lực, sáng tạo, của lãnh đạo và tập thể công nhân trong toàn công ty và sự tháo gỡ của cơ chế trong sản xuất kinh doanh của Nhà nước trao cho. Công ty đó cú từng bước phát triển nhanh chóng về mọi mặt, chỉ tính trong những năm gần đây công ty đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành tặng nhiều phần thưởng cao quý: 6 - Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng: + Huõn chương lao động hạng Nhì năm 2001, năm 2004. + Huõn chương lao động hạng Nhất năm 2008. - Thủ tướng Chớnh phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng: + 5 năm cờ thi đua về dẫn đầu phong trào thi đua Tỉnh Thanh Hoá. + 2 bằng khen về thành tích xuất sắc trong kinh doanh. - Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hoá và LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá . - Nhiều bằng khen của Bộ, ngành Trung ương và địa phương tỉnh Thanh Hoá và Thị xã Bỉm Sơn. - Riêng Đảng bộ công ty đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh 10 năm liền và được tỉnh uỷ Thanh Hoá tặng bằng khen năm 2002. - Các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Nữ công của công ty đã được tặng cờ thi đua và bằng khen của Tỉnh đoàn Thanh Hoá, của hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ và Liờn đoàn lao động tỉnh Thanh Hoá nhiều năm liên tục. Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn chính thức hoạt động sản xuất từ ngày 01/12/1999. Đánh dấu một bước ngoặt mới cho toàn công ty tỡnh hình sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng mạnh.Với sự cố gắng của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, ngày nay công ty cổ phần VLXD đã trở thành 1 đơn vị hoạt động mạnh trong khu vực tỉnh Thanh Hoá. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của công ty  Chức năng: - Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gạch tuynel QTC, xi măng PCB30 và PCB40, đá phụ gia nghiền... trong đó sản phẩm chủ yếu là gạch tuynel QTC và xi măng PCB30 và PCB40. 7 - Công ty luôn duy trì và không ngừng phát triển sản xuất, tìm hiểu và hợp tác với các đơn vị bạn để đầu tư thờm dõy truyền thiết bị hiện đại đưa khoa học, công nghệ mới vào nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.  Nhiệm vụ - Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ với Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ công ty: Làm nghĩa vụ quốc phòng và cú cỏc biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh công ty. - Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế. Thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường hiện có, tìm kiếm, thiết lập thị trường mới. - Nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. - Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người lao động. 1.3 Công nghệ sản xuất của 1 số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu tại công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn yếu tố công nghệ sản xuất là một yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ tiên tiến một cách hợp lý linh động với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp sẽ giúp cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt. Đồng hành với việc áp dụng thiết bị hiện đại và tiên tiến của công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn, việc bố trí thiết bị sao cho đồng bộ và lựa chọn dây chuyền sản xuất hợp lý là bài toán đặt ra và đã được công ty giỏi quyết. 8 * Để hoàn thành kế hoạch sản lượng giao trong năm 2009 là: - Sản xuất gạch tuynel QTC: 64.636.759 viên - Sản xuất xi măng: 95.827 tấn - Sản suất đá phụ gia nghiền: 100.200 tấn - Tổng doanh thu: 118.041.827.812đồng - Thu nhập bình quân : 2.200.000 đồng/người/thỏng 1.4 Hình thức sản xuất tổ chức của công ty 1.4.1 Đặc điểm tổ chức hệ thồng sản xuất Xuất phát từ điều kiện cụ thể của mình và nhu cầu của thị trường, Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn đã bố trí các phân xưởng sản xuất bao gồm: - Phân xưởng xản xuất gạch xây 2 lò Tuynel. - Phân xưởng nghiền xi măng. - Phân xưởng đá phụ gia nghiền. HAI MẶT HÀNG CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VLXD BỈM SƠN Sản phẩm đã đăng ký hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 Khái quát mô hình hệ thống tổ chức của phân xưởng gạch đất sét nung và phân xưởng xi măng qua sơ đồ sau: 9 Sơ đồ 01: Hệ thống tổ chức của phân xưởng sản xuất gạch đất sét nung Qu¶n ®èc ph©n x-ëng Phã qu¶n ®èc ph©n x-ëng KÕ to¸n ph©n x-ëng C¸n bé trùc ca I C¸n bé trùc ca II Tæ phôc vô Tæ sÊy nung Tæ xÕp goßng I Tæ chÕ biÕn I Tæ xÕp goßng II Tæ ra lß I vµ tæ ra lß II Tæ chÕ biÕn II Tæ vµo lß I vµ tæ vµo lß II Tæ bèc xÕp Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo trực tiếp Quan hệ ngang hàng và phối hợp (Nguồn: Phòng kỹ thuật) * Chức năng của từng bộ phận sản xuất - Quản đốc phân xưởng: Phụ trách công việc chung trong toàn phân xưởng và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động sản 10 xuất trong toàn phân xưởng và đặc trách các công việc như: lập kế hoạch phương án sản xuất, sử dụng vật tư theo dõi sổ sách, công tác quản lý về thiếu hụt vật tư trong toàn phân xưởng. - Phó quản đốc phân xưởng: Có trách nhiệm đôn đốc, giúp đôn đốc và chịu trách nhiệm trước quản đốc. - Cán bộ trực ca I: Đôn đốc và chịu trách nhiệm trước quản đốc công ty như: đôn đốc chỉ đạo các tổ, các bộ phận thực hiện công tác an toàn cho người lao động, thiết bị máy móc và vệ sinh công việc mình được giao, theo giừi ghi vào sổ nhật trình của bộ phận về sản lượng gạch tạo hình hằng ngày, 10 ngày, 20 ngày,tháng theo dõi nhập ứng gạch đỏ, gạch vỡ, đổi kho về số lượng, chất lượng. - Cán bộ trực ca II: Trực chung trong toàn phân xưởng theo ca kíp và theo dõi ghi chép sản lượng tổ sếp goòng I, tổ ra lò II và tổ bốc sếp ngoài. Có chức năng đôn đốc và chịu trách nhiệm trước quản đốc các công việc như: trực ca chung trong toàn phân xưởng trong trực ca của mình bao gồm từ khâu chế biến tạo hình đến bộ phận sấy nung và tham gia cùng ban lãnh đạo trong phân xưởng kiểm soát số lượng, chất lượng vật tư đầu vào cũng như trong quá trình quản lý và sử dụng. - Kế toán phân xưởng: Có trách nhiệm thống kê các nhiệm vụ sổ sách về số liệu hàng ngày, hàng tháng, quý, năm. Kế toán phân xưởng còn phải theo dõi thu, chi, nhập, xuất thanh quyết toán vật tư được hưởng trên công ty về phân xưởng. Theo dõi vật tư mua vào, vật tư xuất kho, thanh toán cho cán bộ phận cơ điện về nguồn hàng, tiền cũng như ký duyệt kế hoạch trên lãnh đạo công ty về các phụ tùng thay thế. Kế toán còn phải mở sổ theo dõi thanh quyết toán số dư thừa, thiếu từng tổ, từng bộ phận từng tháng, quý, năm. - Tổ trưởng sản xuất: Có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả theo quy định và theo kế hoạch sản xuất ngày, tuần, tháng của phân xưởng đề ra. Ngoài ra phải theo dõi chấm công chia lương công bằng, hợp lý đến tay người lao động. 11 - Tổ phó sản xuất: Có trách nhiệm cùng tổ trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch và mọi công tác trong tổ. Tổ phó còn có thể thay mặt tổ trưởng giải quyết mọi vấn đề trong tổ khi tổ trưởng đi vắng. Sơ đồ 02: Hệ thống tổ chức của phân xưởng nghiền xi măng Qu¶n ®èc ph©n x-ëng Phã Qu¶n ®èc ph©n x-ëng KÕ to¸n ph©n x-ëng Tæ nghiÒn xi m¨ng L1 Tæ c¬ ®iÖn m¸y ®¸ Tæ ®¸ phô gia Tæ c¬ khÝ xi m¨ng Tæ bèc xÕp Tæ c©n b¨ng Tæ nghiÒn xi m¨ng I Tæ nghiÒn xi m¨ng II Tæ tr¹m Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo trực tiếp Quan hệ ngang hàng và phối hợp ( Nguồn: Phòng kỹ thuật) 1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất gạch nung - Sản phẩm gạch xây là sản phẩm truyền thống của Công ty, sản phẩm gạch ngày càng được hoàn thiện công nghệ để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lực lượng lao động cho sản xuất gạch cho đến nay chiếm 2/3 lao động của doanh nghiệp. 12 Quy trình sản xuất gạch: Ngâm ủ đất - Tạo hình – Phơi sấy gạch mộc Vận chuyển vào lò - Vận chuyển ra lò – Thành phẩm. Nguyên vật liệu chính sản xuất gạch là: Đất sét và than cám Nguyên vật liệu phụ: Củi, phên tre, dầu bôi trơn… Đối với sản phẩm gạch xây, công ty có 3 loại sản phẩm là: Gạch 6 lỗ, gạch 2 lỗ và gạch đặc. Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ sản xuất gạch dất sét nung Nước Bãi chứa nguyên liệu (đất) Cấp vật liệu (đất) qua băng tải Pha 35% than vào đất Hệ máy tạo hình gạch mộc Phơi sấy gạch mộc trong nhà kính và ngoài trời Vận chuyển gạch qua băng tải vào lò nung Ra lò, phân loại nhập kho thành phẩm (Nguồn: Phòng kỹ thuật) 1.4.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tự nghiền - Sản phẩm xi măng tự nghiền là sản phẩm công ty mới đưa vào những năm gần đây nhằm phát huy nguồn lực sẵn có trên địa bàn Thị xã và các tỉnh lân cận, công ty mua lại nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng của các nhà máy xi măng về để sản xuất xi măng cung cấp cho nhu cầu xi măng trong và ngoài tỉnh. 13 - Dây chuyền sản xuất xi măng gồm 2 hệ máy nghiền có công suất 6 tấn/giờ/1 hệ máy. Nguyên vật liệu chính là Clinker, công ty thực hiện công đoạn cuối cùng là nghiền Clinker cho ra xi măng rời theo tiêu chuẩn đăng ký quốc gia PCB 30 – 6220 – 1997. Nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng bao gồm: Clinker, đá phụ gia, thạch cao. Clinker: 90%. ; Đá phụ gia: 6%. ; Thạch cao: 4%. Nguyên vật liệu phụ bao gồm: Dầu mỡ, bao gói... Sơ đồ 04: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Phụ gia Clinhker Thach cao Đập Đập Đập Máy trộn nguyên liệu Máy nghiền xi măng Đóng bao xi măng thành phẩm Xi măng rời Nhập kho (Nguồn: Phòng kỹ thuật) 1.5.Đặc điểm lao động của công ty Lao động là 1 trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu lao động sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu cơ cấu không hợp lý quá nhiều so với đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí (chi phí tiền lương, BHXH,….) và mất đi 14 hiệu quả làm việc tốt nhất, nếu thiếu lao động doanh nghiệp sẽ không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.Vỡ vậy mỗi doanh nghiệp cần có cơ cấu lao động phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cơ cấu lao động được thể hiện qua biểu sau: Biểu 01: Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2008 – 2009 Năm 2008 STT Năm 2009 Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu (người) (%) (người) (%) 1.Tổng số lao động 540 100 550 100 - Lao động trực tiếp 495 91.67 500 90,91 - Lao động gián tiếp 45 8.33 50 9,09 - ĐH,CĐ 25 4.63 25 4.55 - Trung cấp 110 20.37 115 20.90 - Công nhân nghề 405 75 410 74.55 2.200.000 27.53 2.Trình độ lao động TNBQ(đ/người/tháng) 1.725.000 (Nguồn: Phòng KTTKTC) Qua biểu 01 ta thấy biến động số lượng của công ty qua 2 năm 2008 & 2009 có biến động, tăng thêm 10 lao động tăng tương ứng 1.85 %. Nguyên nhõn là do công ty đầu tư mở rộng sản xuất đối với hai sản phẩm, chủ yếu cán bộ kỹ thuật bổ sung tăng cường cho phõn xưởng cơ điện và nhõn viên phòng hoá nghiệm. Tỷ lệ lao động trực tiếp năm 2009 chiếm 90.91% trong tổng số lao động của công ty, điều này là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, vừa sản xuất, vừa tiêu thụ hàng hoá. Trong năm 2009 công ty đã quan tâm hơn tới đội ngũ công nhân kỹ thuật, tăng cường việc đào tạo lại nghề cho công nhân lao động phổ thông nhằm nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân. Bờn cạnh đó công ty cũn có những chính sách tạo động lực cho người lao động như: Phân phối quỹ lương của công ty cho CNV chính vì vậy 15 mà thu nhập của người lao động đã tăng lên( thu nhập bình quân năm 2009 là 2.200.000đ/thỏng). Công ty rất chú trọng công tác đạo tạo, bồi dưỡng cho cán bộ CNV cụ thể là hằng năm công ty mở các lớp học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ CNV và người lao động tạo mọi điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực của mình. 1.6.Cơ cấu, bộ máy quản lý của công ty 1.6.1.Đặc điểm cổ phần, cổ phiếu của công ty * Vốn điều lệ của công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn là: 7.25 tỷ đồng Trong đó: - Vốn cổ phần là:7.250.000.000 tỷ đồng. - Vốn cổ đông là cán bộ CNV là 100%. * Hình thức cổ phần: - Tổng số cổ phần: 725.000 cổ phần. - Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng. - Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi. * Hình thức cổ phiếu: - Loại cổ phiếu: Cổ phiếu ghi tên. - Mệnh giá cổ phiếu: 1 cổ phần. - Phát hành cổ phiếu: Công ty phát hành cổ phiếu tại trụ sở công ty. 1.6.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tổ chức quản lý thống nhất theo một cấp. Khái quát bộ máy quản lý tổ chức của công ty cổ phần doanh nghiệp Bỉm Sơn được thể hiện qua sơ đồ sau: 16 Sơ đồ 05: Bộ máy quản lý tổ chức tại công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Phó GĐ KT – SX Phó GĐ TC - HC Phòng KH - KD Phòng TC - HC Phân xưởng gạch xây Tổ sấy nung Tổ chế biến I và II Phòng KT- TKTC Phòng Cơ Điện Phân xưởng tổ cơ điện Phân xưởng nghiền xi măng Tổ ra lò I và II Phó GĐ Kinh Doanh Cơ điện gạch xây Đội XD_CB Tổ bốc sếp Các tổ, đội, trực thuộc công ty Tổ sếp goòng I,II Cơ điện máy đá Tổ cân băng Phòng CN- KCS Tổ nghiền xi măng I, II Tổ đá phụ gia Cơ điện xi măng Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo trực tiếp Quan hệ ngang và quan hệ phối hợp thực hiện Quan hệ kiểm tra kiểm soát (Nguồn: Phòng KTTKTC) 17 Cơ điện xi măng Tổ bảo vệ Đội xe công ty * Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty - Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu nhiệm. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn quyết định mục tiêu phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn của công ty và những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và một số quyền hạn khỏc đã ghi trong điều lệ của công ty. - Giám đốc Công ty điều hành: + Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người quản lý đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông và tập thể lao động về tổ chức quản lý đảm bảo có hiệu quả theo đường lối luật pháp của Đảng và Nhà Nước, thực hiện các điều lệ, quy chế, phân cấp quản lý của công ty. + Báo cáo trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và một số quyền hạn khỏc đó ghi trong điều lệ công ty. + Là người điều phối công việc của các phó giám đốc, trực tiếp phụ trách và lãnh đạo các công tác sau: Công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Công tác kế hoạch kinh doanh, kế toán thống kê tài chính, công tác thanh tra, an ninh, quốc phòng. + Tổ chức sản xây dựng kế hoạch hằng năm và dài hạn, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ các nguồn lực của công ty, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân, đề án tổ chức quản lý của đơn vị ... Tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án, biện pháp đã được phê duyệt. + Xây dựng, ban hành quyết định ban hành theo phân cấp về các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, định mức lao động, đơn giá tiền lương… theo quy định của bộ luật lao động và thoả ước lao động tập thể, tổ 18 chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá được duyệt trong đơn vị. + Dưới sự lãnh đạo của Đảng phối hợp thực hiện và tạo điều kiện cùng tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và tổ chức chính trị khác trong công ty hoạt động theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều lệ và các quy định cụ thể của Đảng cộng sản Việt Nam về chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước. + Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, không ngừng hoàn thiện hệ thống chức năng giúp việc quản lý sản xuất và hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị, gọn nhẹ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy. - Các phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc phụ trách, quản lý và chỉ đạo các hoạt động sản xuất của xí nghiệp theo yêu cầu riêng và theo theo sự phân công của giám đốc, trong trường hợp giám đốc vắng mặt thì phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền giải quyết công việc. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông đê kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị và điều hành công ty. Là tổ chức do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, có số cổ phần ít nhất 0.85% vốn điều lệ, có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh của công ty. Trình bày và báo cáo các kết quả kiểm tra trước Đại hội cổ đông thường niên và bất thường. -Phòng kế toán thống kê tài chính: Nhiệm vụ là cân đối tài chính, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chuẩn mực và chế độ kế toán của bộ tài chính và pháp luật của Nhà nước, quản lý giá thành sản phẩm, thanh toán chi trả lương, thưởng cho cán bộ CNV, công tác báo cáo tài chính quý, năm, thu xếp nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, 19 công tác kiểm tra thống kê các hóa đơn tài chính đảm bảo đúng luật. ban hành quy chế quản lý tài chính trong công ty - Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và đưa ra những quyết định về sản phẩm. - Phòng tổ chức hành chính: Đảm nhiệm chức vụ tổ chức các hoạt động trong công ty, giải quyết vấn đề nhân sự trong công ty. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Vạch ra chiến lược, nhiệm vụ, mục tiêu cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất trong công ty. - Các tổ đội trực thuộc công ty: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản, quản lý vấn đề tác phong làm việc của công nhân trong công ty và có nhiệm vụ vân chuyển sản phẩm đến tận tay nhà tiêu dùng. - Các phòng nghiệp vụ: Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty theo trách nhiệm của từng cá nhân được phòng giao. - Các đơn vị sản xuất và phục vụ sản xuất kinh doanh gồm: Các phân xưởng sản xuất chớnh, cỏc đơn vị sản xuất kinh doanh phụ và phục vụ. Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty giao hàng năm, theo cơ chế quản lý của công ty là giao khoán đến sản phẩm cuối cùng, đến tận từng người lao động. Thực hiện phân cấp toàn diện cho phân xưởng quản lý về lao động, tiền lương, vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của mình theo đúng quy chế quản lý và nội quy công ty đã ban hành. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng