Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng vệ sinh trường học và kiến thức thực hành của cô giáo, bà mẹ về chăm ...

Tài liệu Thực trạng vệ sinh trường học và kiến thức thực hành của cô giáo, bà mẹ về chăm sóc trẻ tại ba trường mầm non huyện quảng xương tỉnh thanh hóa, năm 2018.

.PDF
101
142
148

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ---------- LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG THỰC TRẠNG VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ KIẾN THỨC THỰC HÀNH CỦA CÔ GIÁO, BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ TẠI BA TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG THÁI BÌNH - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH ---------- LÊ THỊ HÀ PHƯƠNG THỰC TRẠNG VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ KIẾN THỨC THỰC HÀNH CỦA CÔ GIÁO, BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRẺ TẠI BA TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Thị Nhu 2. TS. Nguyễn Thị Hiên THÁI BÌNH -2019 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu, Khoa Y tế công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận văn cao học của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Ngô Thị Nhu và TS.Nguyễn Thị Hiên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng, huyện Quảng Xương, Ban giám hiệu các trường mầm non: xã Quảng Phong, xã Quảng Tân và trường mầm non thị trấn Quảng Xương đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn ân tình nhất tới gia đình, người thân, bạn bè của tôi là nguồn động viên lớn giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Lê Thị Hà Phương DANH MỤC VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non SDD Suy dinh dưỡng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TCM Tay chân miệng YTTH Y tế trường học UNICEF WHO United Nations Childrens Fun (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số khái niệm và yêu cầu đối với trường mầm non 3 1.1.1. Một số khái niệm về trường mầm non 3 1.1.2. Vai trò của trường mầm non 3 1.1.3. Yêu cầu chung về trường mầm non 4 1.1.4. Yêu cầu về vệ sinh phòng nuôi dạy trẻ 4 1.1.5. Yêu cầu về các trang thiết bị cho chăm sóc trẻ 6 1.2. Thực trạng các trường mầm non và sức khỏe lứa tuổi mẫu giáo 7 1.3. Thực trạng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 9 1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về điều kiện vệ sinh, kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và các cô giáo 11 1.4.1. Trên thế giới 11 1.4.2. Tại Việt Nam 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 20 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 20 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 22 2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 24 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin, kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 25 2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá 26 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 27 2.2.7. Biện pháp khống chế sai số 27 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 27 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh của 3 trường mầm non được nghiên cứu 29 3.2. Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của bà mẹ, cô giáo tại địa bàn nghiên cứu 34 3.2.1. Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của bà mẹ 34 3.2.2. Kiến thức, thực hành của cô giáo về chăm sóc trẻ tại trường học 42 Chương 4: BÀN LUẬN 48 4.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh của 3 trường mầm non được nghiên cứu 48 4.2. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trẻ em 56 4.3. Kiến thức, thực hành của cô giáo về chăm sóc trẻ tại trường mầm non 62 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Địa điểm xây dựng trường mầm non 29 Bảng 3.2. Quy hoạch xây dựng trường 29 Bảng 3.3. Cung cấp nước truong trường học 30 Bảng 3.4. Các công trình vệ sinh nhà trường 30 Bảng 3.5. Các dụng cụ vệ sinh phục vụ công tác chăm sóc trẻ 31 Bảng 3.6. Thực trang phòng y tế 31 Bảng 3.7. Thực trạng nhà bếp trường mầm non 32 Bảng 3.8. Thực trạng phòng học trường mầm non 32 Bảng 3.9. Trang thiết bị phòng học 33 Bảng 3.10. Trang thiết bị học tập trong phòng học 33 Bảng 3.11. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 34 Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 35 Bảng 3.13. Lý do hài lòng của các bà mẹ về nhà trường 36 Bảng 3.14. Kiến thức của bà mẹ về các nội dung trẻ cần được chăm sóc tại trường mầm non 36 Bảng 3.15. Kiến thức của bà mẹ về chế độ ăn uống cho trẻ 37 Bảng 3.16. Kiến thức của bà mẹ về yêu cầu cần thiết khi xin học cho con vào trường mầm non 37 Bảng 3.17. Kiến thức của bà mẹ về các bệnh dễ mắc ở trẻ 38 Bảng 3.18. Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh cho trẻ 39 Bảng 3.19. Tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh thông thường trong 1 tháng qua 39 Bảng 3.20. Thực hành của bà mẹ khi trẻ bị ốm 40 Bảng 3.21. Thực hành của bà mẹ khi theo dõi sự phát triển của con 41 Bảng 3.22. Nhận định của bà mẹ về sự phát triển của con mình 42 Bảng 3.23. Vị trí công việc của cô giáo 43 Bảng 3.24. Thâm niên công tác của cô giáo 43 Bảng 3.25. Kiến thức của cô giáo về yêu cầu khi nhận trẻ vào trường 44 Bảng 3.26. Kiến thức của cô giáo về các nội dung chăm sóc trẻ ở trường mầm non 44 Bảng 3.27. Kiến thức của cô giáo về tiêu chuẩn của cô giáo trường mầm non 45 Bảng 3.28. Thực hành của cô giáo về theo dõi sức khỏe của trẻ 45 Bảng 3.29. Thực hành của cô giáo về xử lý trẻ bị ốm 46 Bảng 3.30. Thái độ và những việc hàng ngày của cô giáo với trẻ 47 Bảng 3.31 Mong muốn của cô giáo về công việc của mình 47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố các bà mẹ theo trường 34 Biểu đồ 3.2. Sự hài lòng của bà mẹ về chăm sóc trẻ tại trường 35 Biều đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ 41 Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn của cô giáo 42 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là những mầm ươm, chủ nhân tương lai của đất nước. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung cơ bản của chiến lược con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [2]. Chính vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em là việc rất quan trọng. Giáo dục mầm non là một phần trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trong giai đoạn lứa tuổi mầm non, ở trẻ xuất hiện những khả năng nhất định mang tính nền tảng cho những năng lực cao hơn sau này. Nếu những khả năng nền tảng đó bị bỏ qua hoặc liên tục không được nuôi dưỡng thì trẻ không được chuẩn bị tốt cho những bước phát triển về sau như khả năng nghe nhìn, phát triển ngôn ngữ, nhận thức. Có thể nói những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của đời người, đặc biệt là giai đoạn não bộ phát triển và hoàn thiện. Đây cũng là thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dinh dưỡng, sức khỏe và có tác động lớn nhất đến khả năng nhận thức, học tập, tính cách và các kỹ năng của con người [39]. Tuy nhiên, xã hội hiện nay ngày càng phát triển, nhu cầu gửi trẻ tới các trường mầm non càng gia tăng, nhiều trường mầm non không thể nhận thêm trẻ vì quá tải, mặc dù nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh còn rất nhiều, đặc biệt tại các địa phương có khu, cụm công nghiệp, địa bàn tập trung đông dân cư. Điều này dẫn đến, các trường chịu nhiều áp lực về cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, đồ dùng dạy học và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. 2 Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe trường học, nhưng những nghiên cứu trong lĩnh vực mầm non chưa có nhiều và đặc biệt là đối với một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa là huyện Quảng Xương, huyện tập trung các khu công nghiệp lớn như phía Bắc là khu công nghiệp Lễ Môn, phía Nam là khu công nghiệp động lực Nghi Sơn - Tĩnh Gia. Huyện Quảng Xương nằm trên trục quốc lộ 1A, quốc lộ 45, 47, tỉnh lộ số 4, phía Nam thành phố Thanh Hoá, là huyện đồng bằng ven biển. Để có những đề xuất góp phần cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và việc chăm sóc sức khỏe đối với trẻ trong các trường mầm non ở huyện, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng vệ sinh trường học và kiến thức, thực hành của cô giáo, bà mẹ về chăm sóc trẻ tại ba trường mầm non huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2018” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện vệ sinh tại 3 trường mầm non huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 2. Kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ của cô giáo, bà mẹ tại địa bàn nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm và yêu cầu đối với trường mầm non 1.1.1. Một số khái niệm về trường mầm non Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non. Trường mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non bao gồm các nhóm trẻ của nhà trẻ và các lớp mẫu giáo: - Từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi là tuổi nhà trẻ - Từ 37 tháng đến 72 tháng tuổi là tuổi mẫu giáo Mỗi lứa tuổi có những yêu cầu vệ sinh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và dụng cụ phục vụ cho trẻ khác nhau [4]. 1.1.2. Vai trò của trường mầm non Trường mầm non là cơ sở giáo dục rất quan trọng đối với mỗi gia đình trẻ cũng như toàn xã hội. Trường là nơi hàng ngày cha mẹ gửi con em đến sinh hoạt và học tập. Trong suốt thời gian này trẻ được các cô giáo chăm sóc về sức khỏe và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn luyện về nề nếp một các nhịp nhàng, phù hợp, đảm bảo theo đúng chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quy định. Trẻ đến trường mầm non được phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung, sự trưởng thành tình cảm, năng lực xã hội, sức khỏe và thể chất. Đối với trẻ thì ngoài gia đình thì cô giáo mầm non có thể xem như một “người mẹ thứ hai” để giúp trẻ có thêm tự tin, học hỏi được nhiều điều và giáo dục những kiến thức đầu tiên cho trẻ trong môi trường trường lớp. Chính vì vậy mà người làm giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong 4 việc giáo dục ra một thế hệ “mầm non” tương lai cho đất nước. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với các phụ huynh và xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các cơ sở giáo dục mầm non [1], [3]. 1.1.3. Yêu cầu chung về trường mầm non Theo Quy định của Chính phủ trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải được: - Đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. - Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km. - Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao. - Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào, cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định [9], [39]. 1.1.4. Yêu cầu về vệ sinh phòng nuôi dạy trẻ [1] Các công trình phải đảm bảo đúng quy định về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường mầm non hiện hành. Các phòng nuôi dạy trẻ được xây dựng tương ứng với số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, 5 nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm: - Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Có thể sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung được trang bị bàn, ghế cho trẻ và giáo viên đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp, hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu. - Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ bao gồm các thiết bị như: Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tùy theo khí hậu từng miền. Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ. - Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau: + Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay, ghế ngồi bô, có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng, vòi tắm, bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước. + Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái, vòi tắm, bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước. - Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m. - Nhà bếp: Đảm bảo 0,3 - 0,35m2 cho một trẻ. Bao gồm có khu sơ chế, khu nấu ăn, khu chia thức ăn. Nhà bếp có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú. Có đủ nước sử 6 dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định. Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ [39]. 1.1.5. Yêu cầu về trang thiết bị trường mầm non * Quy định về kích thước bàn - ghế của lớp mẫu giáo Bàn ghế lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phải phù hợp với tuổi của trẻ. Sau đây là quy định kích thước bàn ghế cho trẻ theo chiều cao và lứa tuổi [38]. Kích thước bàn (cm) Chiều cao trẻ Cao Trước sau Dài/1 chỗ ngồi 85-94 41 40 40 95-99 43 40 40 100-101 47 40 40 Chiều cao trẻ Kích thước ghế (cm) Chiều cao Chiều sâu Chiều rộng Tay tựa Tựa lưng 85-94 22 20 26 0 22 94-99 24 21 26 0 24 100-101 27 23 28 0 26 * Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo và lớp mầm non [6], [39]. - Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): 1 bàn và 2 ghế/2 trẻ; 1 bàn, 1 ghế và 1 bảng cho giáo viên; kệ để đồ dùng, đồ chơi; thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Nếu lớp bán trú, có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ ngủ. - Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ bao gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích. 7 - Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ. - Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sổ theo dõi trẻ; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ. Căn cứ vào mỗi lứa tuổi (mẫu giáo, mầm non) của trẻ trong lớp để có trang bị phù hợp cho lớp. 1.2. Thực trạng các trường mầm non và sức khỏe lứa tuổi mẫu giáo Trong quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển giáo dục mầm non. Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi và sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành học từ Trung ương đến địa phương cùng với sự ủng hộ của các ban ngành có liên quan, cộng đồng xã hội, đến nay (năm học 2016-2017), 63/63 tỉnh thành phố trong cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi [5]. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp đạt 99,8%. Tất cả trẻ được chuẩn bị về thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và kỹ năng xã hội, sẵn sàng vào lớp 1. Triển khai có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm; thực hiện tốt tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số, giúp các em sẵn sàng vào lớp 1 tại trường tiểu học. Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển (năm học 2016-2017 cả nước tăng 354 trường, 11.318 nhóm lớp), công tác đầu tư phát triển trường lớp mầm non khu công nghiệp được quan tâm; giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển (277/354 trường tăng trong năm học). Số lượng, tỉ lệ trẻ đến trường các độ tuổi đều tăng và vượt kế hoạch đề ra 8 trong năm học. Tỷ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ ngày và bán trú tăng (87% trẻ được chăm sóc bán trú); tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) giảm so với đầu năm học [1], [37]. Đội ngũ giáo viên tăng nhanh về số lượng, chất lượng từng bước được nâng cao thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức. Có nhiều tấm gương giáo viên mầm non hết lòng thương yêu chăm sóc trẻ được ngành tuyên dương, nhân dân ghi nhận. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục mầm non hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Thực tế hiện nay, quy mô phát triển giáo dục mầm non chưa đồng đều giữa các vùng miền, cơ hội đến trường của trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở vùng nông thôn, vùng khó khăn còn thấp và còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền trong cả nước; những khó khăn, bất cập trong quy hoạch mạng lưới, chính sách phát triển giáo dục mầm non, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non và các yêu cầu về nguồn lực, đặc biệt trong phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi [3], [12]. Ở một số nơi, GDMN còn thiếu cơ sở vật chất, trường lớp không đủ, mới chỉ ưu tiên phổ cập cho trẻ 5 tuổi, hoặc trường lớp không đảm bảo điều kiện làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, tình trạng thiếu các cơ sở giáo dục mầm non, người lao động phải gửi con trong các nhóm trẻ tự phát, không đảm bảo an toàn cho trẻ… Một số nơi vùng núi cao, vùng sông nước (như đồng bằng sông Cửu Long), vùng dân cư ở không tập trung vẫn tồn tại nhiều điểm trường lẻ, khó khăn trong việc đầu tư nguồn lực, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tình trạng thiếu phòng học chậm được khắc phục; vẫn còn phòng học tạm, học nhờ, công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn ở nhiều nơi còn thiếu thốn [30]. 9 Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục, tỷ lệ giáo viên/lớp còn thấp; đội ngũ giáo viên mầm non không ổn định. Theo Báo cáo Tổng kết năm học 2016-2017, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non của Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) số lượng giáo viên nói riêng và cả cán bộ quản lý, nhân viên bậc giáo dục mầm non tăng nhanh so với năm học trước. Toàn ngành hiện có có 500.327 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tăng 36.374 người). Trong đó, có 38.382 cán bộ quản lý (tăng 1.021 người); 344.994 giáo viên (tăng 26.661 người); 116.951 nhân viên (tăng 8.692 người). Tỷ lệ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên trong biên chế 55,5%, giảm 2,2% so với năm trước; tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,8 (tăng 0,04%). Trong đó, cán bộ quản lý có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên 99,8% (tăng 0,3%), trong đó, trên chuẩn 93,1% (tăng 1,0%); giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên 98,7% (tăng 0,4%), trên chuẩn đạt 64,7%, (tăng 2,5%) so với năm học trước. Như vậy, riêng trong năm học 2016-2017, cả nước tăng đến hơn 26 nghìn giáo viên mầm non. Số lượng giáo viên tăng nhanh và mạnh nhưng đến hiện tại tình trạng thiếu giáo viên bậc mầm non vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở một số địa phương còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu (An Giang: 1,28, Sơn La: 1,31, Hà Giang 1,32, Lai Châu: 1,34, Hưng Yên: 1,35, Gia Lai 1,38). Nguyên nhân lượng giáo viên mầm non tăng mạnh là do quy mô trường lớp mầm non tăng. Năm học 2016-2017 cả nước tăng 354 trường và 11.318 nhóm, lớp; trong đó tăng nhiều là nhóm trường mầm non ngoài công lập (277/354 trường). Công tác y tế trường học còn nhiều bất cập, chưa có đủ biên chế, hoặc chỉ là kiêm nhiệm [10], [11]. 1.3. Thực trạng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non. Các cấp ủy đảng, chính 10 quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ. GDMN tỉnh Thanh Hóa đã duy trì ổn định, giữ vững quy mô mạng lưới trường lớp. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 652 trường mầm non công lập với 2.856 nhóm trẻ, 36.387 cháu nhà trẻ và 7.010 lớp với 186.483 cháu mẫu giáo; tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp trong toàn tỉnh đạt 26,2%, mẫu giáo 3-5 tuổi đạt 95,4%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 99%. Ngoài ra, còn có 21 trường mầm non ngoài công lập với gần 1.300 cháu nhà trẻ và trên 5.240 cháu mẫu giáo. Trong tổng số 652 trường mầm non công lập, hiện mới có 3.842 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 72,5%, 1.075 phòng học bán kiên cố, chiếm 14,5%, 966 phòng học tạm tranh tre nứa, chiếm 13% và 483 phòng học mượn, chiếm 6%. Như vậy, so với nhu cầu, toàn tỉnh còn thiếu 1.404 phòng học. Trong đó, một số địa phương thiếu nhiều như: Ngọc Lặc trên 200 phòng, Bá Thước 190 phòng, Tĩnh Gia 125 phòng... Nhiều địa phương do thiếu phòng học nên định mức trẻ/lớp quá cao, khó khăn cho giáo viên thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy các cháu. Đối với bậc học Mầm non, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều trường của bậc học này không có nhân viên y tế mà chủ yếu là cán bộ Trạm Y tế cấp xã kiêm nhiệm. Việc bố trí nhân viên y tế tại trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc cân, đo theo dõi tình trạng phát triển của trẻ. Đồng thời, có thể khám sức khỏe định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh tật, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường học đường. Theo thống kê của Phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD và ĐT Thanh Hóa, năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 652 trường Mầm non, 11 nhưng mới chỉ có gần 200 trường có nhân viên y tế. Đối với các trường Mầm non thuộc địa bàn xã vùng núi cao, đặc biệt khó khăn thì công tác y tế trường học vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vì xa trung tâm y tế huyện, điều kiện sống của bà con còn nhiều thiếu thốn, sự hiểu biết về phòng, chống các bệnh mà trẻ hay mắc phải là hết sức hạn chế. Hàng năm, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa có tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh tại trường học cho cán bộ quản lý, giáo viên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài, theo các giáo viên cần có sự đầu tư đồng bộ, cùng sự chung tay của các cấp, các ngành. 1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về điều kiện vệ sinh, kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ và các cô giáo 1.4.1. Trên thế giới Quá trình khảo sát về sức khỏe và tình trạng sức khỏe với một cuộc khảo sát cắt ngang được thực hiện trong giai đoạn 2015-2016 tại 66 trường mầm non Phần Lan ở tám thành phố có 864 trẻ em (3-6 tuổi). Kết quả cho thấy trong chế độ ăn uống của học sinh thì tiêu thụ đồ uống có đường thường xuyên hơn và tiêu thụ rau, trái cây và quả mọng thấp hơn [52]. Nghiên cứu của tác giả Chery và cộng sự cho thấy mối quan hệ giữa thực hành vệ sinh và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo ở Philippine. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo có mối quan hệ rất có ý nghĩa với thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước (p = 0,001) [48]. Một số các nghiên cứu cũng chỉ ra có sự thiếu hụt về kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ về các bệnh thường gặp của trẻ như tiêu chảy, tay chân miệng, sốt, nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh tiêu chảy vẫn luôn là một vấn đề thời sự của Y tế Thế giới từ nhiều năm nay [59], [60]. Trên phạm vi toàn cầu, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong sau bệnh tim mạch cho mọi lứa tuổi và là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em, cho nên một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất