Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng về nhu cầu và khả năng đáp ứng công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý ch...

Tài liệu Thực trạng về nhu cầu và khả năng đáp ứng công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm hiv và người bị ảnh hưởng bởi hiv aids

.PDF
9
285
94

Mô tả:

THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV VÀ NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Trịnh Thị Lê Trâm Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS TÓM TẮT Báo cáo nêu lên thực trạng nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và khả năng đáp ứng của công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Kết quả thu thập được trên địa bàn 3 tỉnh Bạc Liêu, Bắc Ninh, Lai Châu cho thấy có đến 48.8 % số người nhiễm HIV từng bị phân biệt và kỳ thị đối xử. Đồng thời có 16,1 % số người nhiễm HIV có các khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp luật cần được trợ giúp pháp lý. Từ kết quả của Báo cáo có thể thấy rằng trên thực tế hiện nay, như cầu cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của nước ta hiện nay lại chưa đáp ứng được nhu cầu của người nhiễm HIV, nhiều người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không thể tiếp cận được với hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý khi cần thiết. Chính vì vây, trong thời gian tới, Nhà nước càn phải hoàn thiện các chính sách về hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Từ khóa: HIV, AIDS. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rất tích cực [1]. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập đối với các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV; các chính sách của nhà nước về hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV cũng như trong việc tổ chức thực hiện hoạt động này khiến kết quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV còn hạn chế [2, 1]. Để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cần phải có một cái nhìn thực sự khách quan về thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở nước ta hiện nay. *Tác giả: Trịnh Thị Lê Trâm Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về y tế, HIV/AIDS Điện thoại: 0913581026 Email: [email protected] Trong bối cảnh đó, cần thiết phải có những nghiên cứu điều tra một cách khách quan, khoa học về thực trạng thực hiện công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý cho những nhóm đối tượng này. Qua đó tìm ra những bất cập, thách thức nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc nhằm nâng cao khả năng đáp ứng đối với nhu cầu cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Nghiên cứu xã hội học trên đối tượng là luật sư, luật gia hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cùng với những người nhiễm HIV và chịu ảnh hưởng của nhiễm HIV/AIDS được tiến hành trên một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm mục tiêu: Đánh giá thực trạng về nhu cầu và Ngày nhận bài: 19/08/2015 Ngày phản biện: 09/10/2015 Ngày đăng bài: 10/11/2015 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 505 khả năng đáp ứng của công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong thời gian tới. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu được thực hiện đối với các nhóm đối tượng của hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi dịch HIV/AIDS. - Luật gia, luật sư của Hội Luật gia tỉnh/ thành phố. - Người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đang sinh sống trên địa bàn tỉnh/thành phố. 2.2 Địa bàn nghiên cứu. Báo cáo nghiên cứu được thực hiện dựa trên các thông tin thu thập được từ các nhóm đối tượng thuộc 03 tỉnh: Lai Châu, Bắc Ninh và Bạc Liêu. Ngoài ra có sử dụng số liệu báo cáo của các cơ sở có liên quan ở một số tỉnh, thành phố khác. 2.3 Thời gian nghiên cứu Trong 3 năm (2013 – 2015), tùy địa phương tiến hành. 2.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định lượng và tổng quan tài liệu. tin - Nghiên cứu định lượng để thu thập thông + Thực trạng nhu cầu cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV. + Thực trạng khả năng đáp ứng của hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV. - Tổng quan tài liệu đã xuất bản trong và ngoài nước về chủ đề có liên quan mật thiết, được thực hiện nhằm tổng hợp các thông tin liên quan đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. - Báo cáo nghiên cứu này còn sử dụng kết quả hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS để phân tích. - Phương pháp chọn và cỡ mẫu + Chọn 90 đối tượng Luật gia, luật sư của Hội Luật gia 03 tỉnh Bắc Ninh, Bạc Liêu và Lai Châu (Do Hội luật gia tỉnh chọn có chủ đích và gửi giấy mời). + Chọn 90 đối tượng là người nhiễm HIV đang sinh sống trên địa bàn 03 tỉnh Bắc Ninh, Bạc Liêu và Lai Châu (Do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh chọn có chủ đích và gửi giấy mời). 2.5 Xử lý số liệu Số liệu được thu thập sử dụng phần mềm Epiinfo 6.0, sau đó được phân tích và trình bày băng chương trình SPSS 16.0. 2.6 Đạo đức trong nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được hỏi ý kiến và lấy đồng thuận tham gia nghiên cứu. Các thông tin có liên quan tới cá nhân được mã hóa và bảo đảm bí mật. Tên của đối tượng không có trong bất cứ công bố khoa học nào được xuất bản. III. KẾT QUẢ + Nhận thức của Luật gia, luật sư của Hội Luật gia tỉnh/thành phố. 3.1 Sự cần thiết của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV + Nhận thức của người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố. 3.1.1 Nhận thức về pháp luật phòng chống HIV/ AIDS 506 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 • Đối với người nhiễm HIV Đa số người nhiễm HIV có trình độ văn hóa ở mức thấp, đặc biệt trình độ nhận thức về pháp luật. Qua các phân tích phiếu đánh giá trước tập huấn của người nhiễm HIV tại 03 tỉnh Lai Châu, Bắc Ninh, Bạc Liêu trong khuôn khổ dự án Quỹ Toàn Cầu trong 2014 chỉ ra, chỉ có 33.3% người nhiễm HIV đã được đọc Luật Phòng, chống HIV/AIDS, trong khi có tới 66.7% người nhiễm HIV không biết hoặc có nghe nói đến Luật nhưng cũng chưa đọc và cũng chưa được tập huấn về Luật này. Hình 1. Tỉ lệ người nhiễm HIV biết đến Luật phòng chống HIV/AIDS • Đối với luật gia, luật sư Các chỉ số nêu trên đối với đối tượng là luật gia, luật sư tại các tỉnh có khả quan hơn, tuy nhiên trên thực tế vẫn chỉ có chưa tới 50% số luật gia, luật sư trước khi tham gia tập huấn đã đọc Luật phòng chống HIV/AIDS. Cụ thể chỉ có 44.5% luật gia, luật sư đã đọc Luật phòng chống HIV/AIDS và có 55.5% luật gia, luật sư không biết, hoặc biết nhưng chưa đọc luật phòng chống HIV/AIDS. Hình 2. Tỉ lệ luật gia, luật sư biết đến Luật phòng chống HIV/AIDS 3.1.2 Về nhu cầu cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý Qua phân tích đánh giá trước tập huấn của người nhiễm HIV tại 03 tỉnh Lai Châu, Bắc Ninh, Bạc Liêu trong khuôn khổ dự án Quỹ Toàn Cầu trong năm 2014 cho thấy có đến 48.8 % người nhiễm HIV tại các tỉnh này cho biết đã từng gặp các trường họp người nhiễm HIV bị kỳ thị và bị phân biệt đối xử. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 507 Hình 3. Thực trạng bị kỳ thị và phân biệt đối xử của người nhiễm HIV Hình 3 cho ta một phân tích khác từ các số liệu thu thập thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của Trung tâm cho thấy, trung bình có đến 16,1% số lượng người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tham gia các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động có những vướng mắc pháp luật cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý. Hình 4. Nhu cầu cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV Các vấn đề cần được trợ giúp pháp lý của người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chủ yếu có liên quan đến các lĩnh vực như Hôn nhân gia đình; Dân sự; Hình sự; Y tế; Lao động việc làm…. Cụ thể, theo phân tích từ dữ liệu tổng hợp của các cuộc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS đã thực hiện trong 3 năm là 2013, 2014 và 2015 cho thấy các vấn đề được phân bổ vào các lĩnh vực chính như sau: Hình 5. Phân tích lĩnh vực cần được tư vấn và trợ giúp pháp lý 508 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 3.2 Thực trạng hoạt động tư vấn và trợ giúp hiện trong năm 2014 tại 4 tỉnh là TP. Hà Nội, pháp lý Thanh Hóa, Yên Bái và Long An cho thấy, chỉ có Theo những phân tích tổng hợp từ Báo cáo 24.1 % người nhiễm HIV tại 4 tỉnh này cho biết đánh giá 8 năm thực hiện Luật phòng chống đã từng được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý và HIV/AIDS tại Việt Nam do Trung tâm tư vấn có đến 75.9 % số người được hỏi cho biết họ chưa pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS thực từng được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý. Hình 6. Tỷ lệ người nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý Cùng với đó, một khảo sát khác của Trung tâm về vấn đề thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý của Luật gia, Luật sư. Đối tượng được khảo sát là luật gia, luật sư tại 3 tỉnh là Bắc Ninh, Lai Châu và Bạc Liêu cho thấy, chỉ có 10.2% số lượng luật gia luật sư được khảo sát cho biết đã từng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV trên địa bàn, trong khi đó có tới 89.8% số luật gia luật sư được khảo sát với cùng một câu hỏi cho biết chưa từng trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV. Hình 7. Tỷ lệ luật gia, luật sư đã từng trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV Theo thống kê trong 2 năm là năm 2014 và năm 2015, Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS đã thực hiện được 21 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động cho hơn 600 người nhiễm HIV đang sinh hoạt tại các nhóm tự lực trên địa bàn thành phố Hà Nội, tức chưa đầy 3% trên tổng số số 20762 người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS tính đến ngày 31/03/2014. 3.3 Kết quả tư vấn và trợ giúp pháp lý của Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 509 • Tư vấn qua điện thoại 18001521 Với chức năng thực hiện hoạt động tư vấn cho người nhiễm HIV trên phạm vi cả nước, kể từ khi được đưa vào hoạt động đến nay đường dây 18001521 của Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về Y tế HIV/AIDS đã được người nhiễm HIV tại 63/63 tỉnh thành biết đến và đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người nhiễm HIV mỗi khi họ có vấn đề cần giải đáp. Theo thống kê của Trung tâm, Từ năm 2007 đến ngày 15/05/2015, đường dây 18001521 đã nhận 16751 cuộc điện thoại từ người nhiễm HIV trên cả nước. Trong đó số cuộc gọi tư vấn về HIV/AIDS chiếm 76% và số cuộc tư vấn về pháp luật chiếm 24%. Các câu hỏi tư vấn chủ yếu thuộc các lĩnh vực như Lao động, dân sự, hôn nhân và gia đình… Hình 8. Phân tích các lĩnh vực tư vấn và trợ giúp pháp lý • Kết quả khảo sát số liệu tư vấn: Qua các năm gần đây (từ năm 2009 – 2014), cho thấy Hình 9. Số lượng khách hàng trong các năm từ 2009 - 2014 • Kết quả trợ giúp pháp lý Trong những năm qua, để đáp ứng cho những đối tượng khách hàng có nhu cầu gặp trực tiếp các luật sư tư vấn và trợ giúp pháp lý, Trung tâm đã thành lập phòng trợ giúp pháp lý tại văn phòng Trung tâm. Tại đây, những khách 510 hàng có nhu cầu có thể gặp và được tư vấn trực tiếp từ các luật sư giàu kinh nghiệm của Trung tâm. Với cơ chế bảo mật về thông tin khách hàng và tận tụy trong hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và các đối tượng yếm thế khác, phòng Trợ giúp pháp lý Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 của Trung tâm đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các đối tượng này. Bắt đầu hoạt động từ năm 2007, tính đến ngày 15/05/2015 phòng Trợ giúp pháp lý của Trung tâm đã tư vấn và trợ giúp pháp lý cho 4902 trường hợp, với rất nhiều trường hợp thành công. Các trường hợp được tư vấn và trợ giúp pháp lý chủ yếu thuộc các lĩnh vực như học tập, dân sự, hôn nhân và gia đình, bảo trợ xã hội, chăm sóc điều trị, lao động việc làm.... o Các lĩnh vực tư vấn về pháp luật Hình 10. Các lĩnh vực tư vấn về pháp luật o Số khách hàng đến văn phòng qua các năm gần đây (từ năm 2009 đến năm 2014) Hình 11. Số khách hàng đến văn phòng qua các năm gần đây IV. BÀN LUẬN Nhận thức về pháp luật phòng chống HIV/ AIDS còn rất hạn chế đối với người nhiễm HIV và những người làm công tác pháp luật nói chung. Ở cả 63 tỉnh thành đều có các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có chức năng trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng chính sách trong đó có đối tượng là người nhiễm HIV. Tuy nhiên trong thời qua, hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập. Một mặt vì thủ tục để được trợ giúp pháp lý miễn phí tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước còn rườm rà, người nhiễm HIV muốn được trợ giúp pháp lý tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thì cần phải có các giấy tờ chứng minh là người nhiễm HIV và hiện đang cư trú tại địa phương. Điều này khiến cho người nhiễm HIV có nhu cầu cần được trợ giúp pháp lý rất ngại, không muốn thực hiện bởi họ rất sợ bị lộ danh tính, tình trạng nhiễm HIV của mình. Hơn thế nữa, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thường nằm trong cùng khuôn viên với các cơ quan hành chính, công quyền khác của địa phương nên người nhiễm HIV rất ngại đến vì lo sợ bị lộ danh tính về tình trạng nhiễm HIV của mình. Chính những vì vậy đã làm cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tuy muốn tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV nhưng khó tiếp cận được người nhiễm Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 511 HIV, ngược lại người nhiễm HIV tuy thuộc nhóm đối tượng được tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí nhưng khi có nhu cầu cũng không dám đến các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để tìm sự giúp đỡ. Luật trợ giúp pháp lý được Quốc hội ban hành từ năm 2006. Tuy nhiên Luật chỉ mới quy định rõ các đối tượng được trợ giúp pháp lý bao gồm người nghèo; Người có công với cách mạng; Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có đối tượng là người nhiễm HIV. Mặt khác, việc thực hiện hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước còn tồn tại nhiều bất cập trong việc tiếp cận người nhiễm HIV. Hiện nay, số lượng các cơ quan tổ chức có chức năng chuyên trách, hoạt động chuyên về lĩnh vực tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS hiện tại chỉ có 01 tổ chức đó là Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về Y tế, HIV/AIDS thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Vì vậy, việc có thể đảm bảo được việc đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đến với người nhiễm HIV là rất khó khăn. Bởi việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cần rất nhiều nguồn lực về tài chính cũng như nguồn nhân lực. Đây là một con số rất đáng lo ngại, cũng như là lời cảnh báo đối với các cơ quan, chức năng hoạt động trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý nói riêng cũng như tất cả các cơ quan chức năng hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS nói chung. Bởi lẽ nếu chúng ta không thể đưa được hoạt động trợ giúp pháp lý đến với những người nhiễm HIV được trong khi bản thân họ lại không thể tự bảo vệ, không thể tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý, để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân mình thì sẻ dẫn đến việc các quyền và lợi ích của họ dễ bị xâm phạm. Để giải quyết các khó khăn nêu trên, ngoài việc quy định công tác tư vấn và trợ giúp pháp 512 lý cho người nhiễm HIV tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, nhà nước ta cần có các quy định khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức xã hội có chức năng tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, đang thực hiện công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV có hiệu quả trong thời gian qua. Bởi lẽ, các tổ chức này đều được thành lập một cách hợp pháp, có đội ngũ tư vấn viên là luật gia, luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV, cùng với đó là các đồng đẳng viên là những người đang mang trong người căn bệnh HIV nên có thể hiểu rõ tâm lý cảu người nhiễm HIV và tạo được sự đồng cảm, dễ dàng tiếp cận với họ. Hơn thế nữa các tổ chức này hoạt động chủ yếu vì mục đích nhân đạo, thủ tục đơn giản nên người nhiễm HIV có thể rất dễ dàng và thoải mái khi tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, việc nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức này sẽ giúp việc tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời giảm được áp lực cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. V. KẾT LUẬN Nhận thức về pháp luật phòng chống HIV/ AIDS còn rất hạn chế đối với người nhiễm HIV và những người làm công tác pháp luật nói chung. Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV đang rất cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, vì nhiều lý do, những đối tượng trên chưa tiếp cận được với dịch vụ trợ giúp pháp lý nhà nước. Trong khi đó, một số tổ chức xã hội có các hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV đã và đang tạo được sự tin tưởng đối với họ, là chỗ dựa pháp lý cho người nhiễm HIV mỗi khi họ có vướng mắc pháp luật lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển các hoạt động của mình, trong đó nổi lên về thiếu kinh phí để duy trì hoạt động của các tổ chức. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 Cần thiết phải có sự đồng hành của tất cả các cá nhân, tổ chức, của toàn xã hội cùng chung tay thực hiện tư vấn và trợ giúp pháp lý, góp phần đạt được mục tiêu thiên niên kỷ trong phòng chống HIV: “ không kỳ thị phân biệt đối xử”; “không có người nhiễm HIV mới”; “không có người chết do AIDS” ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo đánh giá kết quả 8 năm thi hành luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV 2. Báo cáo phòng 18001521 của Trung tâm Tư vấn pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS. CURRENT SITUATION, NEEDS LEGAL ASSISTANCE OF PEOPLE LIVING WITH HIV, PEOPLE AFFECTED BY HIV/AIDS AND ABILITY TO MEET THEIR NEEDS THROUGH LEGAL COUNSELING AND LEGAL AID SERVICES Trinh Thi Le Tram Center for Consulting on Legal and Policy on Health, HIV/AIDS This report highlighted the current situation needs legal assistance of people with HIV, people affected by HIV / AIDS and the ability to meet their need through the legal aid services. Data collected in 3 provinces of Bac Lieu, Bac Ninh, Lai Chau shows that 48.8% of people living with HIV used to suffer the discrimination and stigma. Also, 16,1% of them had legal difficulties or legal issues that need the legal aid. The result of this report show that people living with HIV and people affected by HIV/AIDS really needs the counseling and legal aid. However, these kinds of activity in Vietnam have not met the need of people living with HIV and people affected by HIV/AIDS yet. Many of them still could not access to legal services when their rights were violated. Therefore, in next period, the Government needed to finalize the policy on legal aid services for people with HIV and people affected by HIV / AIDS. Keywords: HIV, AIDS. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 10 (170) 2015 513
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan