Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu...

Tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã ngọc hồi, huyện thanh trì, hà nội

.PDF
103
3598
135

Mô tả:

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - B ộ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG • • • • Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ NGUYỄN VIỆT DŨNG THựC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI CON BẰNG SỮA ME TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA BÀ ME CÓ CON DƯỚI 24 THÁNG TUỎI TAI XÃ NGOC HỒI, HUYÊN THANH TRÌ, HÀ NÔI NĂM 2014 • • • 7 7 LUẬN VĂN THẠC s ĩ Y TẾ CÔNG CỘNG • • • MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 HÀ NỘI, 2014 • B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - B ộ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TỂ CÔNG CỘNG NGUYỄN VIỆT DŨNG THựC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 24 THÁNG TUỒI TAI XÃ NGOC HỒI, HUYÊN THANH TRÌ, HÀ NÔI NĂM 2014 • f / • ' LUẬN VẪN THẠC s ĩ Y TÉ CÔNG CỘNG • • • MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 Hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Thị Hợp 2. TS. Huỳnh Nam Phương HÀ NỘI, 2014 % LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các thầy cô trong và ngoài trường Đại học Y tế công cộng, địa phương triển khai nghiên cứu, cơ quan công tác, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết om sâu sắc tới GS. TS. Lê Thị Hợp, TS. Huỳnh Nam Phương, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy cô giáo các bộ môn của trường Đại học Y tể công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành mục tiêu học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xỉn chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, UBND xã, Trạm Y tể xã, Hội Phụ nữ xã Ngọc Hồi đã cộng tác và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm cm Ban Giảm đốc Viện Dinh dưỡng, Khoa Giảm sát và Chỉnh sách Dinh dưỡng, các khoa phòng liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi rất xúc động và vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2015 NGUYỄN VIỆT DŨNG MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... V DANH MỤC CÁC BIỂU Đ Ồ ............................................................................... vii TÓM TẮT NGHIÊN cứu .................................................................................. viii ĐẶT VẤN Đ Ề ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1ỂTỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4 1.1. Đại cương về nuôi con bằng sữa m ẹ...................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa m ẹ..............................................4 1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ..................................................................4 1.1.3. Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu..............................................................................................................7 1.2. Thực trạng NCBSMHT trong 6 tháng đầu và một số yếu tố liên quan............ 11 1.2.1. Tình hình NCBSM trên thế giới..............................................................11 1.2.2. Tình hình NCBSM tại Việt Nam.............................................................12 1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSM trong 6 tháng đầu....... 15 1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứ u......................................................................22 1.4. Khung lý thuyết.................................................................................................24 CHƯƠNG 2ẾĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu .................. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................25 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................25 2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................25 2.4. Cỡ mẫu..............................................................................................................25 2.5. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................26 2.6. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................27 2.7. Biến số nghiên cứu............................................................................................28 2.8. Tiêu chuẩn đánh g iá ..........................................................................................30 2.9. Phân tích số liệu................................................................................................31 2.10. Đạo đức nghiên cứ u........................................................................................31 2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục................................ 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu ............................................................. 34 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................................34 3.2. Mô tả kiến thức, thực hành của bà mẹ về NCBSM..........................................36 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSM............................... 54 3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân và một số yếu tố khác đến thực hành NCBSM....................................................................................................54 3.3.2. Ảnh hưởng của việc tiếp cận thông tin đến thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu...............................................................................................60 3.3.3. Xác định mối liên quan hiệu chỉnh của một số yếu tố với thực hành NCBSM của ĐTNC qua phân tích mô hình Hồi quy Logistics đa biến........... 62 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...................................................................................... 64 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................................64 4.2. Kiến thức và thực hành về NCBSM của ĐTNC...............................................66 4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSM..............................................77 4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu...............................................................79 KÉT LUẬN............................................................................................................. 82 KHUYỂN NGHỊ..................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 85 • PHỤ LỤC................................................................................................................93 Phụ lục 1. Bộ câu hỏi phỏng vấn..............................................................................93 Phụ lục 2. Hướng dẫn phỏng vấn sâu/ thảo luận nhóm có trọng tâm .................... 105 Phụ lục 3. Thang điểm đánh giá kiến thức NCBSM..............................................112 Phụ lục 4. Bảng các biến số nghiên cứu.................................................................115 Phụ lục 5. Biên bản giải trình chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn................................ 122 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A&T Alive and Thrive CBYT Cán bộ Y tP CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản CTV Cộng tác viên ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐTV Điều tra viên GSV Giám sát viên NC Nghiên cứu NCV Nghiên cứu viên NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ NCBSMHT Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn PVS Phỏng vấn sâu RSV Respiratory Syncytial Virus - Vi rút Hợp bào Hô hấp SDD Suy dinh dưỡng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học ph' i thông TLNCTT Thảo luận nhóm có trọng tâm TTYT Trung tâm Y tế TYT Trạm Y tế USAID United States Agency for International Development - Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ UNICEF The United Nations Children’s Fund - Quỹ Nhi đồng Liên họrp quốc WHO World Health Organization - Tó chức Y t? Th'- giới V DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh nhu ớ u năng lượng của trẻ và mức đáp ứng của sữa mẹ 7 Bảng 2.1: Các nhóm biến số nghiên cứu 28 Bảng 3.1: Một sã thông tin chung V? đói tượng nghiên cứu (1) 34 Bảng 3.2ẵ.Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (2) 34 Bảng 3.3: Thông tin về thứ tự trẻ, tuổi và giới tính của trẻ nghiên cứu 35 Bảng 3.4ẻ. Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ bú sớm sau sinh 36 Bảng 3.5: Phân bố kiến thức của bà mẹ về thời điểm cho trẻ bú sớm sau sinh theo một số yếu tố của các ĐTNC Bảng 3.6ẻ. Kiến thức của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu 37 38 Bảng 3.7: Phân bu ki'-n thức của bà mẹ về định nghĩa NCBSMHT trong 6 tháng đầu theo một số yếu tố của các ĐTNC 42 Bảng 3.8: Phân bố kiến thức chung về NCBSM theo một số yếu tố của các ĐTNC Bảng 3.9: Sự hỗ trợ, phản đối của người xung quanh về NCBSM sau khi sinh 44 47 Bảng 3.10: Mô tả tỷ lệ, ngU"n nhận thông tin quảng cáo sữa công thức và thông tin về NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC 48 Bảng 3.11: Thời gian bà mẹ cho con bú l&n đ‘iu sau sinh 49 Bảng 3.12: Lý do bà mẹ cho con bú muộn 50 Bảng 3.13: Thời gian bà mẹ bắt đầu cho con ăn thức ăn ngoài sữa mẹ 50 Bảng 3.14: Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn ngoài sữa mẹ trước 6 tháng 51 Bảng 3.15: Thực hành nuôi dưỡng trẻ khi mẹ đi làm trở lại 53 Bảng 3.16: Phân tích m"i liên quan giữa một SŨ y?u tỏ với thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của ĐTNC 54 Bảng 3.17: Mói liên quan giữa một sắ đặc tính của bà mẹ và trẻ với thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu 56 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu 57 vi Bảng 3.19: Mối liên quan giữa thái độ người xung quanh và thực hành 57 NCBSMHT trong 6 tháng đầu Bảng 3.20: Ml4 liên quan giữa một s:"i y-u t>> của chính sách nghỉ thai sản và điều kiện làm việc với thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu 58 Bảng 3.21: M^i liên quan giữa việc tisp cận thông tin vỉ NCBSM và thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu 60 Bảng 3.22: Mối liên quan giữa việc tiếp cận thông tin quảng cáo sữa, thông tin NCBSMHT với thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu 61 Bảng 3.23: Một số mối liên quan hiệu chỉnh với thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh qua phân tích mô hình hồi quy Logistics đa biến 62 Bảng 3.24: Một số mối liên quan hiệu chỉnh với thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu qua phân tích mô hình hồi quy Logistics đa biến Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ 63 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Bi'-U 1.1: Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đ=’Lu tại một số quéc gia trên thế giới 12 Bi'-U đù 3.1: Mô tả kid'll thức của ĐTNC V'- các ứiành phin của sữa mẹ 37 Biểu đồ 3.2: Mô tả kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ 40 Biểu đồ 3.3: Mô tả kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với bà mẹ 41 Biểu đồ 3.4ẵ.Một số kiến thức khác của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 , tháng đầu 43 Bi^u đi:' 3.5: Mô tả ki'-n thức chung của bà mẹ V'- NCBSM 44 Biểu đồ 3.6: Mô tả tỷ lệ nhận một số lời khuyên khác nhau về NCBSM khi mang thai của ĐTNC 46 Biểu đồ 3.7: Mô tả các nguồn nhận lời khuyên về NCBSM khi mang thai của ĐTNC Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu của ĐTNC 46 52 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu của một số nước khu vực Đông Nam Á 73 viii TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) giúp cho trẻ có hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng cao và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong 6 tháng đầu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và NCBSM trong những năm tháng tiếp theo là một phương pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2010 cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ ở Việt Nam khá cao (90%), tỷ lệ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh là 76,2%, nhưng chỉ có 19,6% trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [25]. Với mục đích điều tra thực trạng cho trẻ bú sớm sau sinh và NCBSMHT trong 6 tháng đầu, nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014” đã được triển khai từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp định tính và định lượng với số mẫu 359 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi của toàn xã được hỏi bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn; phỏng vấn sâu được tiến hành trên các đối tượng CBYT, CTV dinh dưỡng, cán bộ Hội Phụ nữ, mẹ chồng, người chồng; thảo luận nhóm có trọng tâm trên 2 nhóm bà mẹ có con 0 - 5 tháng tuổi và từ 6 - 23 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ ĐTNC có “kiến thức đạt về NCBSM” rất thấp (15,9%). Khoảng 2/3 (68%) số bà mẹ biết nên cho trẻ bú sớm sau sinh và tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh cũng tương đương (66,6%). Lý do chính các bà mẹ cho con bú muộn là thiếu kiến thức về NCBSM và phương pháp sinh (mổ đẻ). Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về định nghĩa NCBSMHT trong 6 tháng đầu tương đối thấp (46,5%); Tuy có 67,1% các bà mẹ trong nghiên cứu biết trẻ dưới 6 tháng chỉ nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở ĐTNC rất thấp, 28%. Nguyên nhân cho trẻ ăn thêm ngoài sữa mẹ trước 6 tháng tuổi là không có kiến thức (thông tin NCBSMHT trong 6 tháng đầu): những bà mẹ nhận được thông tin về NCBSMHT trong 6 tháng đầu có thực hành tốt hơn. Để cải thiện thực hành cho bú sớm và NCBSMHT trong 6 tháng đầu cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông về NCBSM cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và cộng đồng, cần tổ chức tuyên truyền và tập huấn cho CBYT xã, CTV dinh dưỡng và cán bộ Hội phụ nữ... nhằm nâng cao kiến thức và kỳ năng tư vấn về NCBSM, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ. cần tăng cường thực hiện các quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong việc hỗ trợ cho trẻ bú sớm ngay sau sinh tại các bệnh viện. Kho tài liệu miễn phí của Ket-lWcom blog giáo dục, công nghệ ĐẶT VẤN ĐÈ Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Lợi ích của việc NCBSM đối với sức khỏe trẻ em, bà mẹ, gia đình và xã hội đã được thừa nhận. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết, những kháng thể chống bệnh tật giúp trẻ khoẻ mạnh [18]. Cho trẻ bú mẹ có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng và do đó làm giảm nguy cơ tử vong sơ sinh. Theo ước tính của Quỳ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, NCBSM sẽ góp phần làm giảm 13% ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Cho trẻ bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 22% các ca tử vong sơ sinh tại Việt Nam [66]. Ngoài ra những trẻ được bú mẹ hoàn toàn và được nuôi bằng sữa mẹ khi trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II, béo phì, tăng huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu thấp hơn nhóm trẻ được nuôi bằng sữa ngoài [59]. Đối với người mẹ, NCBSMHT trong 6 tháng đầu còn có thể hạn chế có thai trở lại sớm [3]. Bên cạnh đó, cho bú sớm còn giúp bà mẹ co hồi tử cung, giảm mất máu sau sinh và NCBSM còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng sau này [2]. Trên thế giới, tỷ lệ cho con bú sớm ở nhiều khu vực là rất thấp: Đông Âu Trung Á (17%), châu Á Thái Bình Dương (33%), Mỹ La Tinh - Caribe - Bắc và Đông Phi (50%) [36]. Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 39% tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa các nước và các khu vực [77]. Tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng không cao, Đông Timor là 30,7%, ở Philippines 33,5%, ở Indonesia 39,5%, riêng Campuchia thì tỷ lệ này lại rất cao chiếm 68% [56, 76]. Ở Việt Nam, theo kết quả của Viện Dinh dưỡng năm 2010 tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu không cao (19,6%) [25]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng thực hành NCBSM bị ảnh hưởng bởi chủng tộc, khu vực sống [35, 68], các nghi lễ văn hóa, tôn giáo, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và áp lực của gia đình đối với việc nuôi dưỡng và phát triển của tò 2 nhỏ [31, 39, 57]. Bên cạnh đó các yếu tố như chính sách nghỉ đẻ và sự quảng cáo của các hãng sữa dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng ảnh hưởng đến thực hành NCBSMHT [70]. Tại Việt Nam nhiều chính sách và can thiệp hỗ trợ cho bà mẹ đã được xây dựng và thực hiện nhằm tăng tỷ lệ NCBSM như Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 [7], Chiến lược Quốc gia về CSSKSS giai đoạn 2001 - 2010 [6], các quy định về quảng cáo các sản phẩm sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi theo nghị định số 21/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội [8, 21]. Luật lao động sửa đổi số 10/2012/QH13 cho phép lao động nữ được nghỉ 6 tháng sau khi sinh nhằm khuyến khích và tăng tỷ lệ NCBSMHT [20]. Một thực tế hiện nay ở hầu hết các địa phương trên cả nước là phần lớn các bà mẹ chưa có thực hành đúng về NCBSMHT trong 6 tháng đầu mặc dù các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng đặc biệt là NCBSM đã được quan tâm triển khai trong khuôn khổ chương trình phòng chống SDD trẻ em. Ngọc Hồi là xã thuộc vùng ven huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, là nơi tập trung cụm công nghiệp của toàn huyện. Cuộc sống người dân chịu sự ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa. Các bà mẹ đi làm công nhân nên có sự g iao thoa giữa các yếu tố nông thôn và thành thị, giữa truyền thống, tập quán của địa phương và các chính sách xã hội mới được tăng cường. Hiện tại chưa có số liệu chính thức về NCBSM và NCBSMHT trong 6 tháng đầu ở Ngọc Hồi. Theo đánh giá chủ quan của cán bộ y tế (CBYT) xã thì đa số các bà mẹ thường cho trẻ ăn bổ sung sớm từ tháng thứ 3-4, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu theo đứng định nghĩa thấp. Để tìm hiểu rõ hơn và có được bức tranh tổng thể về thực trạng NCBSM tại đây, nghiên cứu "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014” được triển khai , nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp NCBSM, đặc biệt là bú mẹ hoàn toàn trong trạng dinh dưỡng trẻ em. và tăng cường hiệu quả 6 tháng đầu góp phần cải thiện tình 3 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 1. Mô tả thực trạng cho trẻ bú sớm sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1Ế1. Đại cương về nuôi con bằng sữa mẹ 1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo mà còn giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi sinh và cho t ò bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi kết hợp với bú mẹ đến 24 tháng tuổi [41, 70, 72]. Một số khái niệm về bú sớm sau sinh và NCBSM được WHO, UNICEF và một số tổ chức quốc tế về sức khỏe bà mẹ trẻ em định nghĩa như sau: Bú sớm: là cho trẻ bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi sinh [72]. Nuôi con bằng sữa mẹ: là cách nuôi dưỡng trong đó trẻ trực tiếp bú sữa mẹ hoặc uống sữa tò vú mẹ vắt ra [76]. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu : là đứa trẻ chỉ được bú sữa mẹ từ mẹ hoặc từ vú nuôi hoặc từ vú mẹ vắt ra, ngoài ra không ăn bất kỳ loại thức ăn dạng lỏng hay rắn nào khác kể cả nước trong 6 tháng đầu trừ các dạng vitamin, khoáng chất bổ sung hoặc thuốc [76]. Bú mẹ chủ yểu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, tuy nhiên trẻ có thể được nhận thêm nước uống đơn thuần hoặc một số thức ăn, đồ uống dạng lỏng như nước hoa quả, nước đường, ORS hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít [76]. Bú bình: là cho trẻ bú bằng bình sữa, bất kể sữa gì kể cả sữa mẹ vắt ra cho vào bình [76]. c«ỉẻsữa: là sự chuyển giao vai trò cung cấp năng lượng từ sữa mẹ sang các thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ bú mẹ [74]. / ệ/.2ệ Thành phần cơ bản của sữa mẹ Sữa mẹ được coi là một loại vắc-xin có thể phòng tránh tử vong cho trẻ, chi phí thấp, an toàn, có thể uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh [65]. Sữa mẹ 5 được bài tiết theo cơ chế phản xạ, khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não kích thích cơ thể bà mẹ sản sinh ra hóc môn prolactin và oxytocin. Trong đó prolactin sẽ kích thích tuyến sữa tạo sữa, oxytocin có tác dụng giúp sữa được phun ra [72, 76]. Dựa vào thời điểm tiết và tính chất mà sữa mẹ được chia làm những loại như sau: i ề7.2ề7. Sữa non Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được hình thành tò tuần 14-16 của thai kì và được tiết ra từ lúc sinh đến 2-3 ngày sau khi sinh [66, 72]. Trẻ bú sớm sẽ nhận được sữa non, là thức ăn phù họrp với bộ máy tiêu hóa của trẻ. Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn và kháng thể để bảo vệ cơ thể cho trẻ. Ngoài ra, sữa non còn có nhiều đặc tính khác như: có nhiều tế bào bạch cầu, giàu Vitamin A, có yếu tố tăng trưởng biểu bì một, chất đạm lactalbumin dưới tác dụng của dịch tiêu hóa sẽ biến đổi thành những phân tử nhỏ giúp trẻ dễ hấp thụ [74]. Sữa non đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ trẻ. Sữa non chứa nhiều tế bào bạch cầu, kháng thể hơn sữa trưởng thành nên giúp trẻ sơ sinh phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm và cung cấp khả năng miễn dịch đầu tiên cho trẻ để chống nhiều bệnh mà trẻ có thể bị mắc sau đẻ [4, 72]. Vitamin A trong sữa non có tác dụng làm giảm độ nặng của các bệnh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ, tăng bài tiết phân xu, phòng các bệnh dị ứng và cũng có tác dụng thải bilirubin ra khỏi ruột làm giảm mức độ vàng da sinh lý [4, 72]. Sữa non tuy ít nhưng thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh do lượng protein cao gấp 2-3 lần sữa trưởng thành [4, 76]. Hàm lượng kháng thể và vitamin cao nhất trong sữa non trong vòng 60 phút sau khi sinh sau đó giảm dần. Như vậy, trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là vô cùng quan trọng. Chúng ta không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú sữa non. i ề7.2ề2. Sữa trưởng thành Sữa trưởng thành là sữa mẹ sản xuất ra sau đẻ vài ngày, số lượng sữa nhiều hơn làm hai bầu vú bà mẹ căng đầy và cứng, người ta gọi đây là hiện tượng sữa về. Kho tài liệu miễn phí của Ket-noi.com blog giáo dục, công nghệ 6 Trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, Glucid, Lipid, Vitamin và khoáng chất đủ cho trẻ phát triển trong 6 tháng đầu. Thành phần các chất dinh dưỡng ở một tỷ lệ thích hợp và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ [72, 76]. Sữa mẹ luôn luôn tự nhiên, tinh khiết, sạch sẽ và thay đổi theo thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của trẻ. Sữa mẹ giúp cho trẻ tránh được bệnh tật, dị ứng, béo phì và các bệnh tật khác [72, 76]. Vì vậy, sữa mẹ là thức ăn duy nhất mà trẻ nhỏ cần trong 6 tháng đầu. Protein: hàm lượng protein trong sữa mẹ ít hơn sữa động vật nhưng có đủ các loại acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối và dễ hấp thu. Protein của sữa mẹ gồm nhiều casein, albumin, lactabumin, P-Lactoglobulin, globulin miễn dịch (kháng thể) và các glycoprotein khác. Đặc biệt casein là một chất đạm quan trọng có kết cầu mềm, dễ hấp thu hơn so với động vật và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng. Hàm lượng Protein trong sữa mẹ khoảng l,2g/100ml [68, 72]. Lỉpỉd: cấu trúc của lipid trong sữa mẹ có nhiều acid béo chuỗi dài không no dễ hấp thu và nhiều acid béo cần thiết như acid linoleic đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển hệ thần kinh, mắt và sự bền vững của mạch máu ở trẻ nhỏ. Hàm lượng lipid trong sữa mẹ vào khoảng 5,5g/100ml, lipid cung cấp khoảng một nửa lượng Calo cho trẻ bú mẹ [72]. Glucid: trong sữa mẹ chủ yếu là đường lactose với hàm lượng khoảng 7g/100ml. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng [72]. Vỉtomỉễn.ẻ Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt. Các vitamin khác trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, ngoại trừ vitamin D là loại vitamin cơ thể tự tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời [72]. Muối khoáng: Nguồn Ca, Fe và Zn trong sữa mẹ tuy ít hơn trong sữa công thức nhưng có hoạt tính cao, dễ hấp thu do vậy vẫn đáp ứng được nhu cầu của trẻ nên trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đặc biệt là hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ ít bị còi xương và thiếu máu do thiếu sắt hơn những trẻ được nuôi bằng sữa bò [68, 72]. 7 Các yếu tố miễn địch trong sữa mẹ Trong sữa mẹ có nhiều yếu tố quan trọng có vai trò bảo vệ cơ thể mà trong sữa bò và các loại sữa thay thế khác không cóễTrong đó có hai yếu tổ quan trọng là Globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh đường ruột. Đạch cầu có khả năng tiết interferon, lizozym, lactoferin... giúp cho ừẻ chống lại các bệnh do virnt, vi khuẩn gây ra [72]. L L3. Tầm quan trọng của sữa mẹ và lợi ích cửa việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ố tháng đầu i ểi ể3ểi. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưởi 6 thảng tuổi Nhu cầu năng lượng của trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh bình thường nhìn chung được đáp ứng hoàn toàn bởi sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ có được tình ừạng dinh dưỡng tốt [72,76]. Bảng 1Ể1: So sánh nhu cầu năng lưọtng của trẻ và mức đáp ứng của sữa mẹ Vỉệc sản xuất sữa củâ người mẹ được đỉều chỉnh phù hợp theo nhu cầu củâ ừẻ, bà mẹ sinh đôi sinh ba vẫn đủ sữa, khi nhu cầu của trẻ tăng thì việc sản xuất sữa cũng tăng theo trong vòng vài ngày, thậm chí trong vòng vài giờ [4]. Mức tiêu thụ sữa mẹ của ừẻ bú mẹ hoàn toàn tăng vào khoảng giữa thảng 3 đến tháng thứ 6, nếu ưẻ ăn bổ sung sớm thì lượng này lại giảm đi- Việc tiết sữa là linh hoạt vì vậy bà mẹ tăng sản xuất sữa thông qua việc vắt sữa thường xuyên, và có khả năng cho bú lại sau khỉ đã dừng [4,72]. 1.1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn frong 6 thảng đầu Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em ừên toàn thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu đỏ chính là chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã coi việc NCBSM là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe ừẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời [2,4, 8 27, 76]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai [70]. Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm [73]. Vì vậy, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ hãy cho con bú nhiều lần, bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều mẹ càng tiết nhiều sữa. Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [2, 72]. i ề7.3ề3. Lợi ích của bú sớm sau sinh Sau khi sinh, bà mẹ cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt, đặc biệt trong một giờ đầu vì trong giờ đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo, nhanh nhẹn nhất dễ thực hiện hành vi bú mẹ nhất. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn vì bắt đầu phục hồi sau quá trình thở [72]. Sữa mẹ tiết theo phản xạ và được tiết ra sớm hơn ở những bà mẹ cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh so với các bà mẹ chờ xuống sữa tự nhiên. Khi bà mẹ được ngắm nhìn con, nghe thấy tiếng khóc của con và tin tưởng rằng mình có sữa cho con bú thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này. Vì vậy ngay sau sinh bà mẹ phải được nằm cạnh trẻ và cho trẻ bú sớm [72]. Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất oxytocin giúp bà mẹ co hồi tử cung nhanh hơn góp phần làm giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ [72]. Trẻ bú mẹ sớm sẽ bú được sữa non rất tốt cho sức khỏe, giúp trẻ phòng tránh được các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, vàng da, không dung nạp thức ăn khác [72]. 1.1.3.4. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ tới sức khỏe của trẻ Sữa mẹ mang lại cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với trẻ. Khi đứa trẻ vừa được sinh ra, sữa mẹ bao gồm các kháng thể và các hoạt chất sinh học khác chính là yếu tố miễn dịch đầu tiên có trong sữa non giúp trẻ chống lại bệnh tật [72]. Trong khi đó sữa bột không có đủ các yếu tố cần thiết trên. NCBSM là một trong những thực hành có lợi nhất mà một bà mẹ có thể thực hiện để bảo vệ con mình khỏi nhiễm khuẩn và vi rút [72]. Sữa mẹ là duy nhất và được sản sinh để đáp ứng nhu 9 cầu của trẻ. Sữa mẹ thay đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ trong các cữ bú. Khi đứa trẻ lớn lên, các thành phần của sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng những nhu cầu của trẻ đang lớn, điều mà các sản phẩm thay thế sữa mẹ không có được. Những trẻ được bú mẹ ít phải đến bệnh viện hơn hoặc ít phải uống thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm khuẩn đường hô hấp [72]. Kết quả phân tích từ 7 nghiên cứu thuần tập của Bachrach và cộng sự cho thấy rằng trẻ được nuôi bằng sữa công thức phải đối mặt với mối nguy nhập viện do nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong năm đầu tiên của cuộc sống cao gấp 3,6 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn hơn 4 tháng. Phần lớn các ca nhập viện hô hấp cho trẻ sơ sinh là kết quả của nhiễm Vi rút Hợp bào Hô hấp - Respiratory Syncytial Virus (RSV). Chất béo trong sữa mẹ có tác dụng kháng virus: chống lại RSV [33, 64]. Ngoài ra, việc trẻ không được bú mẹ sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường type I và II cũng như bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Nghiên cứu của Christopher G. Owen và cộng sự chỉ ra rằng những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành chỉ bằng 0,87 lần so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa công thức [58]. Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường type II chỉ bằng 0,61 lần so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa công thức [59]. NCBSM làm tăng chỉ số thông minh và cải thiện kết quả học tập sau này của tò . Trẻ bú mẹ càng lâu thì càng có khả năng trí tuệ cao hơn, điều này được thể hiện qua những kỹ năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ và khả năng nhận thức hoàn thiện hơn, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điểm IQ cao hơn 7,5 điểm so với những đứa trẻ không được bú mẹ [52]. i ề7.3ề5. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ Các bà mẹ cho con bú thường giảm cân nhanh hơn, đồng thời ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type II, ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương và chứng trầm cảm sau khi sinh. Các bà mẹ cho con bú sẽ ít có nguy cơ bị thiếu máu và có hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm căng thẳng [57, 51]. NCBSM cũng giúp các bà mẹ tránh thai tốt hơn, các bà mẹ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất sáu tháng sau khi sinh, trong khi đó đối với
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng