Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích tại hai...

Tài liệu Thực trạng và kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích tại hai xã tỉnh thái bình năm 2018.

.PDF
100
266
106

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Bé Y TÕ TR¦êNG §¹I HäC Y d-îc TH¸I B×NH  PHẠM ANH TUẤN THùC TR¹NG Vµ KIÕN THøC CñA ng-êi d©n VÒ phßng chèng tai n¹n th-¬ng tÝch T¹i hai x· TØNH TH¸I B×NH n¨m 2018 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG THÁI BÌNH - 2019 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Bé Y TÕ TR¦êNG §¹I HäC Y d-îc TH¸I B×NH  PHẠM ANH TUẤN THùC TR¹NG Vµ KIÕN THøC CñA ng-êi d©n VÒ phßng chèng tai n¹n th-¬ng tÝch T¹i hai x· TØNH TH¸I B×NH n¨m 2018 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8720701 Hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Thu Dung 2. PGS.TS. Ngô Thị Nhu THÁI BÌNH - 2019 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Thu Dung - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình; Nhà giáo ưu tú, PGS.TS. Ngô Thị Nhu - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình cùng bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, Trạm Y tế cùng toàn thể người dân xã Vũ Chính - thành phố Thái Bình; xã Vũ Hội - huyện Vũ Thư đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian triển khai thu thập số liệu tại thực địa. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bên tôi, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Bình, tháng 05/2019 Tác giả Phạm Anh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Phạm Anh Tuấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BAC : Blood alcohol concentration (Nồng độ cồn trong máu) ĐTYTQG : Điều tra y tế quốc gia ICD-10 : International Classification of Diseases (Phân loại quốc tế về bệnh tật) ILO : International Labour Organization (Tổ chức Lao động Quốc tế) SL : Số lượng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TMDV : Thương mại dịch vụ TNGT : Tai nạn giao thông TNLĐ : Tai nạn lao động TNSH : Tai nạn sinh hoạt TNTT : Tai nạn thương tích TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VMIS : Điều tra liên trường về tai nạn thương tích tại Việt Nam WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) YPLL : Years of potential life lost (Số năm sống tiềm tàng bị mất) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 ........................................................................................................... 3 TỔNG QUAN ................................................................................................... 3 1.1. Khái niệm và phân loại tai nạn thương tích ................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm tại nạn thương tích ..................................................................3 1.1.2. Phân loại tai nạn thương tích ...................................................................4 1.2. Nguyên nhân tai nạn thương tích [10], [58] ............................................................... 7 1.3. Thực trạng tai nạn thương tích trên Thế giới, tại Việt Nam và các biện pháp phòng chống ........................................................................................................................ 11 1.3.1. Trên thế giới ...........................................................................................11 1.3.2. Tại Việt Nam ...........................................................................................13 Chương 2 ......................................................................................................... 22 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 22 2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 22 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................22 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................24 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018. ..............25 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................25 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ..............................................................................25 2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu ........................................................26 2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin, tiêu chuẩn đánh giá ...................................28 2.2.5. Thu thập thông tin ..................................................................................29 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................30 2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................30 Chương 3 ......................................................................................................... 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 32 3.1. Một số đặc điểm tai nạn thương tích ......................................................................... 32 3.2. Kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích tại địa bàn nghiên cứu ........................................................................................................................................ 39 Chương 4 ......................................................................................................... 51 BÀN LUẬN .................................................................................................... 51 4.1. Thực trạng tai nạn thương tích tại địa bàn nghiên cứu ............................................ 51 4.2. Kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích ............................... 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71 1. Một số đặc điểm và nguyên nhân tai nạn thương tích của người dân tại hai xã nghiên cứu ........................................................................................................................... 71 2. Kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích tại địa bàn nghiên cứu .............................................................................................................................................. 71 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ gia đình Phụ lục 2: Điều tra kiến thức phòng chống TNTT Phụ lục 3: Thông tin về TNTT trong vòng một năm DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ tai nạn thương tích trên địa bàn nghiên cứu .......................... 32 Bảng 3.2. Tỷ lệ các loại tai nạn thương tích ................................................... 32 Bảng 3.3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ...................................... 33 Bảng 3.4. Nơi xảy ra tai nạn thương tích ........................................................ 33 Bảng 3.5. Phân bố các loại tai nạn thương tích theo giới ............................... 34 Bảng 3.6. Người ở cùng khi xảy ra tai nạn thương tích .................................. 35 Bảng 3.7. Sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn thương tích........................................ 36 Bảng 3.8. Người sơ cấp cứu ban đầu cho người bị tai nạn thương tích ......... 36 Bảng 3.9. Thời gian đối tượng được sơ cứu ................................................... 37 Bảng 3.10. Những vị trí tổn thương khi bị tai nạn thương tích ...................... 37 Bảng 3.11. Những ảnh hưởng sau khi bị tai nạn thương tích ......................... 38 Bảng 3.12. Di chứng sau khi bị tai nạn thương tích ....................................... 38 Bảng 3.13. Yếu tố kèm theo trước khi tai nạn thương tích ............................. 38 Bảng 3.14. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................. 39 Bảng 3.15. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ........................................ 39 Bảng 3.16. Nguồn thông tin của người dân về phòng chống TNTT .............. 40 Bảng 3.17. Kiến thức của người dân về các loại tai nạn thương tích ............. 41 Bảng 3.18. Ý kiến của người dân .................................................................... 42 về tần suất tai nạn thương tích xảy ra ở địa phương ....................................... 42 Bảng 3.19. Kiến thức của người dân về ảnh hưởng ........................................ 43 của tai nạn thương tích đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày ...................... 43 Bảng 3.20. Kiến thức của người dân ............................................................... 44 về các loại tai nạn thương tích trong sinh hoạt ............................................... 44 Bảng 3.21. Kiến thức của người dân ............................................................... 45 về phòng chống tai nạn thương tích trong sinh hoạt ....................................... 45 Bảng 3.22. Kiến thức của người dân về tai nạn thương tích trong lao động .. 46 Bảng 3.23. Kiến thức của người dân ............................................................... 47 về cách phòng tránh tai nạn thương tích trong lao động ................................. 47 Bảng 3.24. Kiến thức của người dân ............................................................... 48 về cách phòng tránh tai nạn thương tích trong giao thông .............................. 48 Bảng 3.25. Kiến thức của người dân về cách phòng tránh tai nạn thương tích do súc vật, vật nuôi cắn (chó, mèo)................................................................. 49 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức của người dân ................................ 49 về các loại tai nạn thương tích và trình độ học vấn ........................................ 49 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kiến thức của người dân ................................ 50 về ảnh hưởng tai nạn thương tích và trình độ học vấn .................................... 50 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức của người dân ................................ 50 về phòng chống tai nạn thương tích trong lao động và trình độ học vấn ....... 50 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố các loại tai nạn thương tích theo nhóm tuổi ...........................31 Biểu đồ 3.2. Sử dụng bia rượu khi xảy ra tai nạn thương tích ..................................32 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân đã từng biết về phòng chống tai nạn thương tích .......37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi ngày có khoảng 16.000 người và hàng năm có ít nhất 5,5 triệu người chết vì các loại tai nạn thương tích trên thế giới. Ở nhiều nước, số người bị tai nạn thương tích phải nhập viện chiếm 10-30% tổng số bệnh nhân, thiệt hại ước tính hàng nghìn tỷ đô la Mỹ, chiếm 5-6% tổng thu nhập Quốc dân. Tổ chức Y tế Thế giới xem tai nạn thương tích là “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” [56] Tại Việt Nam, tai nạn thương tích đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao. Theo niên giám thống kê y tế năm 2015, tai nạn thương tích đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong. Trong đó, tai nạn thương tích chủ yếu là bỏng, đuối nước, ngã, giết người và bạo lực, ngộ độc, tự tử, tai nạn giao thông và các chấn thương có chủ định khác [6]. Trong những năm gần đây, sự phát triển, tiến bộ về kinh tế xã hội, Việt Nam phải đối mặt với sự gia tăng đến mức báo động của tình hình tai nạn thương tích. Mỗi năm ngành y tế thống kê được khoảng 900.000 người bị tai nạn thương tích, trong đó có 34.000 người tử vong, chiếm 11% - 12% trong tổng số các trường hợp tử vong chung toàn quốc. Nguyên nhân của thực trạng tai nạn thương tích trên một phần do nhận thức của cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế. Chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo và đầu tư thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích ở địa phương. Hệ thống và năng lực chăm sóc chấn thương trước viện chưa đáp ứng được yêu cầu. Cán bộ y tế cơ sở còn thiếu kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng [6]. Tại tỉnh Thái Bình trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, năm sau cao hơn năm trước, vượt mục tiêu 2 Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh (bình quân 8,6%/năm), đưa Thái Bình là 1 trong 3 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng. Chương trình nông thôn mới đạt kết quả tích cực với 76% số xã và 1/7 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 100% xã, phường, thị trấn đã có nước sạch phục vụ nhân dân. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,35%, bằng một nửa mức bình quân chung của cả nước. Tình hình chính trị được ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 49.870 tỷ đồng (tăng 10,53% so với năm 2017), thu nhập bình quân đầu người 1 tháng ước đạt trên 3,50 triệu đồng. Năm 2018, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho trên 31.200 người. Tuy nhiên, TNTT còn có chiều hướng gia tăng đáng kể đặc biệt là tai nạn giao thông đang là vấn đề rất được quan tâm. Năm 2018 theo báo cáo của Ban an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh có 74 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm 63 người bị chết và 35 người bị thương. Một phần do trình độ dân trí không đồng đều nên nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống TNTT còn hạn chế. Trước đây, Thái Bình cũng có một số nghiên cứu về tai nạn thương tích ở cộng đồng. Tuy nhiên, để giúp một phần trong chương trình phòng chống TNTT hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: "Thực trạng và kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích tại hai xã tỉnh Thái Bình năm 2018” với hai mục tiêu sau đây: 1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích của người dân tại 2 xã tỉnh Thái Bình năm 2018. 2. Đánh giá kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích tại địa bàn nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm và phân loại tai nạn thương tích 1.1.1. Khái niệm tại nạn thương tích Tai nạn thương tích được định nghĩa như sau: Tai nạn thương tích là những tổn thương do ngã, tai nạn ô tô, xe máy, ngã cây, tai nạn lao động... dẫn đến bị vết thương phần mềm chảy máu, bong gân, phù nề, xây xát, gẫy, sưng, gẫy răng, vỡ thủng nội tạng phải mổ, chấn thương sọ não, bỏng các loại...mà cần đến sự chăm sóc hoặc điều trị của y tế hoặc hạn chế sinh hoạt hàng ngày tối thiểu 1 ngày [10]. Tai nạn là trạng thái của cơ thể bị một tác nhân bên ngoài gây những tổn thương dưới nhiều hình thái và mức độ khác nhau trong các tai nạn hàng ngày (sinh hoạt, lao động, giao thông,…). Tác nhân gây tai nạn có thể là các yếu tố cơ học (vật sắc, nhọn, vật khối tù, mảnh bom đạn, súng nổ, lực đè ép, nghiến, sự thay đổi đột biến và trên mức giới hạn của áp lực, ...), các yếu tố nóng, lạnh, hoá học, lý học. Thương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt,... Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được [10]. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích. Do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam cũng như trên thế giới, người ta dùng chung thuật ngữ “tai nạn thương tích” (Injury). Cũng có nhiều tài liệu trong và ngoài nước dùng thuật ngữ “chấn thương” (Trauma). 4 Khái niệm “chấn thương” cũng cần làm rõ: Chấn thương là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên tổn thương cho cơ thể về thể chất hay tinh thần của nạn nhân. Tuỳ mức độ và hình thái tổn thương, có thể gặp: chấn thương kín (da, niêm mạc không bị rách đứt nhưng có thể có các tổn thương các phần cơ thể dưới da, dưới niêm mạc hoặc nội tạng). Thuật ngữ chấn thương còn được dùng trong tâm lý học, tâm thần học như: chấn thương tâm lý. 1.1.2. Phân loại tai nạn thương tích Tai nạn thương tích có thể được phân loại theo nhiều cách như dựa vào lĩnh vực theo cơ chế gây thương tích, chủ ý của người gây TNTT, tác nhân gây TNTT với nhiều mục đích khác nhau [10]. * Phân loại theo lĩnh vực + Tai nạn thương tích trong giao thông thường được gọi là tai nạn giao thông là những TNTT xảy ra trên đường công cộng dành cho người và các phương tiện giao thông đi lại, có hậu quả là một hoặc là nhiều người bị chết hoặc tổn thương và ít nhất cũng có một phương tiện giao thông liên quan. Hoặc vật hoặc những vật cố định trên đường. Những trường hợp tự ngã trên đường, không va chạm bất cứ ai, cái gì cũng được tính là tai nạn giao thông. + Tai nạn thương tích trong lao động thường được gọi là tai nạn lao động (TNLĐ) là những trường hợp TNTT xảy ra đối với người lao động hoặc học sinh khi đang làm việc, lao động trong giờ làm việc theo sự điều động phân công của người có thẩm quyền tại nơi làm việc (các công sở của cơ quan, đơn vị, nhà trường các công nông trường của các doanh nghiệp, trường học). Những trường hợp sản xuất, lao động cho gia đình hoặc cá nhân cũng tính là tai nạn lao động. + Tai nạn thương tích trong sinh hoạt thường gọi là tai nạn sinh hoạt (TNSH) là những tai nạn xảy ra trong lúc vui chơi giải trí, nghỉ ngơi hoặc làm 5 các công việc theo cả những nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, gia đình ngoài thời gian lao động sản xuất. Tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra tại nhà ở, cơ quan hoặc nơi công cộng. + TNTT trường học là tất cả những trường hợp TNTT xảy ra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh gắn liền với các hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, vui chơi, giải trí, các hoạt động ngoại khóa và các sinh hoạt do nhà trường quản lý. + TNTT trong cộng đồng là tập hợp tất cả các trường hợp TNTT trong cộng đồng gây ra bởi mọi nguyên nhân và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó, TNTT trong cộng đồng có thể được hiểu một khái niệm rộng bao hàm nhiều phân loại TNTT khác nhau hiện đang được sử dụng như: TNGT, TNLĐ, TNSH, TNTT trong trường học… * Phân loại tai nạn thương tích theo chủ ý Một phương pháp được dùng phổ biến để phân loại TNTT là dựa vào sự có chủ ý hay không chủ ý của nạn nhân và người khác với nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả việc xác định cơ hội can thiệp, cách phân loại đặc biệt hữu ích và là cơ sở cho phân loại thống kê về bệnh tật và vấn đề về sức khỏe có liên quan (ICD-10). Theo những nguyên tắc ICD-10, TNTT nằm trong phần nguyên nhân ngoài tử vong và bệnh tật trong phân loại này, TNTT được chia làm 3 nhóm chính như sau: - TNTT không chủ định (tai nạn, vô ý) là TNTT gây nên không do chủ ý của người bị TNTT hay người khác. - TNTT có chủ định (cố ý) là TNTT gây ra có sự chủ ý của người bị TNTT hay những người khác - TNTT chủ ý không xác định: là những TNTT xảy ra trong trường hợp khó xác định là do chủ định hay tai nạn. 6 * Phân loại theo theo tác nhân gây TNTT + Vật sắc nhọn: là những trường hợp TNTT do dao, các đồ dùng có cạnh sắc nhọn hoặc mũi nhọn gây ra. + Vật cùn: là những trường hợp TNTT do các vật cứng có cạnh tầy (gạch, đá, gỗ, thép,…) gây ra. + Đuối nước: là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong nước hoặc chất lỏng khác (xăng, dầu) dẫn đến ngạt, ngừng tim do thiếu ôxy dẫn đến tử vong trong vòng 24h hoặc cần đến sự chăm sóc y tế hoặc các biến chứng khác. + Té, ngã: là những trường hợp TNTT do bị trượt, vấp dẫn đến ngã trên cùng một mặt bằng hoặc từ trên cao xuống. + Điện giật: là những trường hợp TNTT do tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện dẫn đến bị thương hay tử vong. + Động vật cắn hay tấn công: là những trường hợp TNTT do động vật (trâu, bò, chó, mèo, rắn…) húc, cắn, đốt, đâm phải. + Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các tổn thương da do sự phát xạ của tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như tổn thương phổi do khói xộc vào cũng được coi là bỏng. * Bộ Y tế phân loại TNTT như sau [9]: TT 1 2 3 4 5 6 7 Loại TNTT Ngã Tai nạn giao thông Súc vật, động vật: cắn, đốt, húc Tai nạn lao động Đuối nước Bạo lực, xung đột Bỏng Mã bệnh quốc tế (ICD 10) W01-W19 V01-V99 W50-W64 W20-W49 W65-W84 X85-Y09 W85-W99, X00-X19 7 Tự tử Ngộ độc: hoá chất, thực phẩm, động vật, 9 thực vật có độc 10 Tai nạn thương tích khác 1.2. Nguyên nhân tai nạn thương tích [10], [58] 8 X60-X84 X25-X29, X40-X49 * Tai nạn thương tích xảy ra có thể do: - Vô ý do mình: Là TNTT gây nên không chủ ý của chính những người bị TNTT hay của những người khác như chấn thương do giao thông; chấn thương do ngã; do lửa cháy; do nghẹt thở; do chết đuối; do ngộ độc. - Vô ý do người khác: Là TNTT gây nên không chủ ý của những người khác nhưng ảnh hưởng đến người bị TNTT. - Cố ý do mình: Là TNTT có chủ định, có sự chủ ý của người bị TNTT như: bạo lực giữa các cá nhân (hành hung, giết người, bạo lực giữa bạn tình, bạo lực tình dục); bạo lực hướng vào bản thân hay tự làm hại bản thân (cố ý uống thuốc và rượu quá liều, tự làm tổn thương thân thể, tự tử); can thiệp hợp pháp (hành động của cảnh sát hoặc những người thực thi pháp luật); chiến tranh, khởi nghĩa nhân dân và gây rối (biểu tình và nổi loạn). - Cố ý do người khác: Là TNTT có chủ định, có sự chủ ý của người khác dẫn đến người bị TNTT. - Chủ ý không xác định (nghĩa là trong trường hợp khó xác định là do chủ định hay do tai nạn) * Các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích Theo một số tác giả khi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây TNTT ở các nước đang phát triển cho thấy: nam giới có nguy cơ TNTT thường cao hơn so với nữ giới. Điện giật, va đụng ô tô, đánh nhau là những nguyên nhân TNTT thường gặp nhiều hơn ở nam giới, trong khi đó nữ thường có nguy cơ TNTT như: lửa, ngộ độc cao hơn so với nam. Trẻ dưới 15 tuổi có các nguy cơ như: lửa, ngã, đuối nước, ngộ độc. Tình trạng kinh tế xã hội thấp thường dễ bị 8 nguy cơ TNTT do lửa, đánh nhau. Với những người uống rượu có nguy cơ cao các TNTT do lửa, va đụng ô tô, mô tô, ngã, đánh nhau, đuối nước, ngộ độc. Những trẻ được giáo dục về an toàn thấp có rất nhiều nguy cơ TNTT như: lửa, sốc điện, va đụng ô tô, xe máy, ngã, đuối nước, ngộ độc [8]. + Tai nạn thương tích do giao thông: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có 7 yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông [58], [59]. - Tai nạn giao thông ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Trong đó chỉ có khoảng 48% phương tiện giao thông có đăng ký kiểm định phương tiện giao thông. - Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông xảy ra đối với người đi bộ, đi xe đạp và người điều khiển xe mô tô hai bánh chiếm tỷ lệ khoảng 48%. - Kiểm soát tốc độ lái xe là một biện pháp hữu hiệu làm giảm tai nạn giao thông. Có khoảng 1/3 các quốc gia trên thế giới đã triển khai các khu vực hạn chế tốc độ khi điều khiển xe cơ giới. - Việc sử dụng các loại rượu, bia làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo giới hạn của nồng độ cồn trong máu (BAC: blood alcohol concentration ) là 0,05g/dl đối với người lớn điều khiển xe cơ giới. Thực tế chỉ có khoảng 1/2 số các quốc gia trên thế giới thực hiện khuyến cáo về vấn đề này. - Đội mũ bảo hiểm có chất lượng tốt khi tham gia giao thông có thể làm giảm khoảng 40% nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông và khoảng 70% nguy cơ bị thương tích nặng. Thực tế chỉ có khoảng 40% số quốc gia trên thế giới ban hành luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô làm giảm khoảng 40 - 65% nguy cơ tử vong đối với người hoặc hành khách ngồi ở hàng ghế trước và giảm khoảng 25 - 75% nguy cơ tử vong đối với người hoặc hành khách ngồi ở hàng ghế sau. Thực tế chỉ có khoảng 75% các nước trên thế giới ban hành luật 9 bắt buộc thắt dây an toàn trên xe ôtô đối với người hoặc hành khách ngồi ở hàng ghế trước và hàng ghế sau. - Sử dụng loại ghế giữ an toàn cho trẻ em có thể làm giảm khoảng 54%80% trường hợp tử vong ở trẻ em trong trường hợp có va chạm vì tai nạn giao thông. + Tai nạn thương tích do lao động: các yếu tố dẫn đến tai nạn đó là: - Về phía cơ quan quản lý lao động: . Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động . Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động . Thiết bị không đảm bảo an toàn . Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động - Về phía người lao động: . Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động . Không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân . Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động - Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước: . Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Bảo hộ lao động, ATLĐ hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc triển khai hướng dẫn, thanh kiểm tra việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng còn nhiều người sử dụng lao động, người lao động cố ý không chấp hành. . Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về an toàn vệ sinh lao động dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cao. + Tai nạn thương tích do ngã/té thường gặp các yếu tố: 10 - Uống thuốc, rượu, bia, sử dụng ma túy thường do gây ra chóng mặt, tụt huyết áp, buồn ngủ, mất ngủ.... dẫn đến té ngã. - Trong nhà có thể cầu thang không có tay vịn an toàn, thiếu ánh sáng, sàn nhà trơn trượt, không có các thanh giữ an toàn trong nhà tắm và nhà cầu, thảm lỏng lẻo, vật dụng hay chó mèo làm vướng víu chân. Những cái bẫy ngoài đường như đường trơn, lề đường không bằng phẳng, xe cộ. - Người già thường tổn thương của các giác quan như tai nghe kém, mắt mờ, rối loạn về thăng bằng ở tiền đình ốc tai. Các tổn thương về nhận thức như sa sút trí tuệ. Rối loạn về tâm lý như lo lắng, trầm cảm. Bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, bướu giáp. Các bệnh cơ khớp, nhất là của bàn chân,… cũng góp phần làm các cụ té ngã. + Đuối nước: - Không nhận biết được sự nguy hiểm của vùng nước sâu, chảy xiết. - Không biết bơi. - Không che chắn ao, hồ, bể chứa nước mà người lớn để trẻ chơi một mình ở đó. - Bị lên cơn động kinh, ngất,… rồi ngã xuống nước nhưng không có ai cứu giúp. + Tai nạn thương tích trẻ em: Một số kết quả nghiên cứu chấn thương tại cộng đồng của Việt Nam cho thấy: Trẻ em nam có nguy cơ bị TNTT cao gấp đôi so với trẻ em nữ. Các nguy cơ gây TNTT thường gặp ở trẻ là: tai nạn giao thông, ngã, bỏng, TNTT do động vật cắn, tấn công, TNTT do vật sắc nhọn, ngộ độc và đuối nước. Trẻ em dưới 5 tuổi thường phải đối mặt với các nguy cơ TNTT hiện diện ngay trong ngôi nhà của mình như: ngã do đồ dùng trong gia đình sắp xếp không khoa học; bỏng, ngộ độc và bị cắt bởi vật sắc nhọn do người lớn để các đồ vật nóng, nước sôi, các vật sắc, thuốc hay hoá chất trong tầm với của trẻ [39], [58].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất