Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại công ...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại công ty bảo hiểm shb vinacomin hà nội

.DOC
67
140
108

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ...................7 1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ.......................7 1.1.1. Sự cần thiết ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy nổ:....................7 1.1.2 Vai trò của bảo hiểm cháy nổ:..............................................................8 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ.....10 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy nổ............10 1.2.2. Đối tượng bảo hiểm..........................................................................11 1.2.3. Giá trị bảo hiểm................................................................................12 1.2.4. Số tiền bảo hiểm...............................................................................13 1.2.5. Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm...................................................13 1.2.6. Giám định và bồi thường tổn thất.....................................................14 1.2.7. Phạm vi và loại trừ bảo hiểm............................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI......................21 2.1. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM SHB VINACOMIN...............................................................................................21 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty...........................21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty......................................................25 2.2. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI.. 26 2.2.1. Khái quát về Công ty bảo hiểm SHB Vinacomin Hà Nội................27 Luận văn tốt nghiệp 2.2.2. Tình hình kinh doanh của Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội trong thời gian qua...............................................................................28 2.3. THỰC TRẠNG KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI.............................................33 2.3.1. Vài nét về thị trường bảo hiểm cháy nổ tại Việt Nam......................33 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ................................................................................................................35 2.3.3. Tình hình kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại công ty bảo hiểm SHB Vinacomin Hà Nội......................................................................................37 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI...............................................................................................................47 2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ của công ty trong thời gian qua...............................................................................................47 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại................................................................50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI........................................................................52 3.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.....................................................................................................52 3.1.1. Những biện pháp khắc phục khó khăn..............................................52 3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ của công ty trong thời gian tới.......................................................................................54 Luận văn tốt nghiệp 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM SHB VINACOMIN HÀ NỘI................................................................................56 3.2.1 Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động khai thác........................56 3.2.2. Thực hiện tốt khâu giám định, bồi thường........................................57 3.2.3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.............................................59 3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác.................................................................60 KẾT LUẬN....................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65 LỜI MỞ ĐẦU Luận văn tốt nghiệp Phát triển xã hội là con đường hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về mặt vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Đó là nguyên nhân mà bất cứ xã hội nào cũng luôn tìm cách tiến hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả cao để đạt được sự phát triển tốt nhất. Mỗi hoạt động có những đặc thù và chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là Bảo hiểm – một dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Hàng năm, bảo hiểm mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận cho người kinh doanh, đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia. Nhờ có Bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với một số ít người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, đây có thể coi là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường bảo hiểm Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng trung bình 19,6%/năm trong giai đoạn 2006 – 2009. Trong đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng trung bình 28,7%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng 11,7%/năm. Trong năm 2011, Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Research and Markets đã đưa ra nhận định thị trường bảo hiểm của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới và dành nhiều cơ hội cho các hãng bảo hiểm quốc tế. Trong “Dự báo về ngành Bảo hiểm của Việt Nam đến năm 2014” công bố trên mạng www.researchandmarkets.com ngày 15/6/2011, công ty này đã đánh giá trong vài năm qua, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt tốc độ phát triển hai con số và xu hướng phát triển này có thể sẽ tiếp tục trong vài năm tới. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đạt khoảng 22% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. Đây thật Luận văn tốt nghiệp sự là một nền tảng và lợi thế rất lớn đối với nền kinh tế của nước ta nói chung và của ngành bảo hiểm nói riêng. Tại Việt Nam, nghiệp vụ Bảo hiểm cháy nổ được bắt đầu triển khai từ năm 1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai nghiệp vụ trong thời gian đầu chỉ đơn thuần là thực hiện các chức năng kinh doanh đơn giản. Ngày 18/12/1993, Chính phủ ban hành nghị định số 100/CP về kinh doanh Bảo hiểm cùng với sự ra đời của hàng loạt công ty Bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trở nên gay gắt hơn, tính hiệu quả được chú trọng và đề cao hơn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhờ đó mà nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ cũng được chú ý phát triển và toàn diện hơn. Tuy thế, đứng trước tình hình phát triển nhanh chóng và ngày càng đa dạng của xã hội, việc làm thế nào để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công ty mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ luôn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội (SVIC). Trong thời gian thực tập tại Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục gồm ba chương: Chương I: Lí luận chung về Bảo hiểm cháy nổ. Chương II: Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ tại Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh bảo hiểm cháy nổ tại Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tài chính Bảo hiểm – Học viện Tài Chính, đặc biệt là cô giáo ThS. Nguyễn Ánh Nguyệt đã giúp đỡ, hướng dẫn em cùng các anh chị nhân viên trong Công ty bảo hiểm SHB VINACOMIN Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Do điều kiện thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá nhân còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ 1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ 1.1.1. Sự cần thiết ra đời và phát triển của bảo hiểm cháy nổ: Vào thế kỉ thứ XVII hầu hết nhà cửa, công trình kiến trúc tại những thành thị ở Châu Âu đều được làm bằng gỗ. Người ta dùng lửa để sưởi ấm, chiếu sáng và đun nấu. Vì thế nguy cơ xảy ra rủi ro cháy nổ là rất lớn. Sự xuất hiện của bảo hiểm cháy nổ được đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Anh ngày 2/9/1666 huỷ hoại 13.200 toà nhà, 87 nhà thờ trong đó có cả trụ sở của Lloyd’s và nhà thờ Saint Paul trong gần một tuần lễ đã để lại một sự thiệt hại lớn không thể cứu trợ được. Sau đó các nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro cháy nổ bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như: “The Fire Office” (năm 1667), “Friendly Society” (năm 1684), “Hand and Hand” (năm 1696), “Lom Bard House” (năm 1704)…Công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên thành công ở Mỹ là Công ty bảo hiểm tương hỗ do Benjamin Franklin và một số thành viên khác cùng sáng lập năm 1752, mang tên là The Philadelphia Contributionship chuyên bảo hiểm hoả hoạn cho nhà cửa. Khi mới ra đời, các công ty bảo hiểm chỉ đảm bảo cho hậu quả của sự cố “hoả hoạn” gọi là bảo hiểm cháy đơn thuần. Cũng chính vì thế mà các công ty đã lấy tên rủi ro “cháy” đặt tên cho nghiệp vụ bảo hiểm này, trong khi đó hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm khác đều lấy tên đối tượng bảo hiểm đặt tên cho nghiệp vụ, như bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm thân tàu… Không lâu sau đó bảo hiểm cháy đã lan rộng sang các nước khác trên lục địa châu Âu, nhất là các nước có nền công nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Ý…. Ngày nay, hoạt động bảo hiểm cháy nổ được triển khai và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Luận văn tốt nghiệp Ở Việt Nam, bảo hiểm cháy nổ bắt đầu được thực hiện từ cuối năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy tắc và biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Luật kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 01/04/2001) đã quy định bảo hiểm hoả hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (08/11/2006) quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC (24/04/2007). Đến nay nghiệp vụ này đã có nhiều bước phát triển đáng kể. 1.1.2 Vai trò của bảo hiểm cháy nổ: Mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ cháy nổ làm chết và bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt các vụ cháy lớn ngày càng gia tăng, điển hình như: - Cháy trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) TP HCM cuối tháng 10/2002 cướp đi sinh mạng của 61 người, làm khoảng 70 người khác bị thương và gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. - Cháy toà nhà KeangNam Hà Nội ngày 27/08/2011– toà nhà được đánh giá là cao nhất và hiện đại nhất Việt Nam, xếp thứ 17 trên thế giới về độ cao và thứ 5 trên thế giới về diện tích gây thiệt hại khoảng 30.000 USD. - Cháy toà tháp đôi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Hà Nội ngày 15/12/2011 làm hàng chục người bị thương. - Cháy chợ Quảng Ngãi đầu tháng 2/2012 gây thiệt hại ước tính gần 200 tỷ đồng… Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển thì nhu cầu tập trung vật tư, hàng hoá càng lớn, quy trình công nghệ ngày càng phức tạp và Luận văn tốt nghiệp những loại máy móc thiệt bị hiện đại có giá trị lớn sẽ ngày càng phổ biến hơn. Trong khi đó khoa học kĩ thuật an toàn thường đi sau, nguồn vốn sử dụng cho các biện pháp an toàn thường rất thấp so với vốn đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt và đã khiến cho khả năng xảy ra rủi ro tai nạn nhiều hơn và mức độ thiệt hại về người và của cũng nghiêm trọng hơn. Vậy làm thế nào để các cá nhân và doanh nghiệp tránh được tổn thất và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh của mình? Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể nghĩ đến nhiều biện pháp như sử dụng các biện pháp an toàn, thành lập quỹ dự trữ đề phòng xảy ra tổn thất…Tuy nhiên, hoả hoạn không chỉ gây ra thiệt hại đơn thuần cho con người và tài sản mà nó còn để lại những thiệt hại và tổn thất khổng lồ khi khắc phục nó. Trên thực tế, sau khi xảy ra hoả hoạn, hoạt động sản xuất không thể phát triển theo kế hoạch kinh doanh đã đặt ra trước đó, các doanh nghiệp sẽ mất khoản lợi nhuận do nhà xưởng, máy móc bị hư hại. Họ phải tiến hành các biện pháp khôi phục sản xuất, sửa chữa hoặc thay mới máy móc để tiếp tục quá trình kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì chi trả tiền lương cho nhân công và thanh toán các chi phí cố định như tiền thuê nhà xưởng, khấu hao, điện nước, lãi xuất ngân hàng… các doanh nghiệp còn phải thuê thêm nhân viên làm việc thêm giờ để hoàn tất đơn đặt hàng tồn đọng, chi tiền sửa chữa hoặc thay mới máy móc, nhà xưởng…Đứng trước những khó khăn dồn dập như thế, việc tham gia bảo hiểm hoả hoạn thực sự là một lựa chọn sáng suốt của các cá nhân và doanh nghiệp. Trước hết, bảo hiểm hoả hoạn được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần được bảo vệ của con người trước những rủi ro như cháy có thể gặp trong cuộc sống. Mặt khác, giá trị tài sản của con người ngày càng tăng, vì vậy rủi ro cháy nổ có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới cuộc sống và tình trạng tài Luận văn tốt nghiệp chính của con người. Vì vậy bảo hiểm hoả hoạn là sự đảm bảo tài chính chắc chắn nhất đối với tài sản của con người. Bảo hiểm hoả hoạn ra đời không những bảo vệ tài sản cho những người tham gia bảo hiểm, mà nó còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được liên tục, không gián đoạn. Khi tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp còn được các công ty bảo hiểm tư vấn về các biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cường công tác phòng cháy – chữa cháy và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cao nhất. Không chỉ có thế, ngoài việc đem lại lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp, bảo hiểm hoả hoạn còn góp phần vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn, các công ty bảo hiểm đã góp phần hạn chế những tổn thất, giúp khách hàng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như mong muốn. Mặt khác, một phần không nhỏ nguồn phí bảo hiểm thu được từ các nghiệp vụ này được các công ty bảo hiểm đóng góp vào ngân sách Nhà nước để sử dụng vào các mục đích xã hội khác. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY NỔ 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy nổ. Hợp đồng bảo hiểm là một thoả ước được ký kết bằng văn bản giữa một bên là công ty bảo hiểm và một bên là người được bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp họ phải gánh chịu những tổn thất về tài chính do các sự cố đã được chấp nhận bởi công ty bảo hiểm, xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công ty bảo hiểm đã đồng ý và nhận được một khoản tiền do người được bảo hiểm thanh toán được gọi là phí bảo hiểm. Luận văn tốt nghiệp Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ cũng có chung những đặc điểm cơ bản như các hợp đồng bảo hiểm khác. Bên cạnh đó, hợp đồng bảo hiểm cháy nổ có một số khái niệm đặc thù như sau: - Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng. - Hoả hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/hoặc tài sản. - Thiệt hại: là sự mất mát, huỷ hoại hay hư hỏng của những tài sản được bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tổn thất: là toàn bộ thiệt hại về người và tài sản bị gây ra do các rủi ro được bảo hiểm. - Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu. - Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phi sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm. - Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác. Khoảng cách tối thiểu là khoảng cách tính bằng chiều cao của ngôi nhà cao nhất hoặc vượt quá 20m nếu tài sản là loại dễ cháy và quá 10m nếu tài sản là loại không cháy hoặc khó cháy. Đây là cơ sở xác định mức định mức rủi ro cũng như là cơ sở để tính phí bảo hiểm. 1.2.2. Đối tượng bảo hiểm Là tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. Tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm: nhà, công trình kiến trúc và các Luận văn tốt nghiệp trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác mà giá trị của nó tính được thành tiền. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc hoạt động tại Việt Nam, kể từ khi có nguy hiểm cháy, nổ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ được quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP (04/04/2003) của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. 1.2.3. Giá trị bảo hiểm Là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm. - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: Giá trị bảo hiểm được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó (giá trị xây dựng mới) trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng. Giá trị xây dựng mới có thể được xác định dựa trên cơ sở thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu hoặc xác định giá trị mới cho từng phần như nền móng, sàn nhà, tường, trần, mái, trang trí nội thất… - Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: Giá trị bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đặt của loại máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng kĩ thuật, nơi sản xuất…; hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sane tương đương trừ đi khấu hao đã sử dụng. - Đối với vật tư, hàng hoá, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở…: Giá trị bảo hiểm được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hoá có mặt trong thời gian bảo hiểm. Luận văn tốt nghiệp 1.2.4. Số tiền bảo hiểm Là số tiền người tham gia bảo hiểm đăng ký với người bảo hiểm trên cơ sở giá trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa khi tài sản được bảo hiểm tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu nhưng phải được sự chấp nhận của người bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc cai hơn giá trị bảo hiểm. 1.2.5. Phí bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm - Phí bảo hiểm: Là khoản tiền mà người tham gia nộp cho công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí quy định riêng cho từng loại rủi ro. Về phương diện kỹ thuật, đối với những rủi ro cơ bản trong đơn bảo hiểm tiêu chuẩn, tuỳ theo từng loại tài sản, việc định phí dựa trên các yếu tố sau: + Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh. + Vị trí địa lý của tài sản. + Độ bề vững và kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc. +Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm. + Tính chất của hàng hoá vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho. + Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng chống cháy của người được bảo hiểm. - Thời hạn bảo hiểm: Tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn. Sau khi Luận văn tốt nghiệp kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu cầu tái tục bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.2.6. Giám định và bồi thường tổn thất - Giám định tổn thất: Khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho người bảo hiểm về các nội dung như địa điểm, thời gian xảy ra tổn thất, đối tượng bị thiệt hại, dự đoán nguyên nhân xả ra tổn thất,… trong đó có bảng kê chi tiết ước tính giá trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho công việc giám định. Sau khi nhận được thông báo, người bảo hiểm cử nhân viên có trách nhiệm đến hiện trường cùng các bên tiến hành giám định và lập biên bản giám định. Để xác định số tiền bồi thường, người bảo hiểm phải xác định được giá trị thiệt hại. Giá trị thiệt hại được xác định theo giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. Cách thức xác định tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng bảo hiểm. + Đối với công trình kiến trúc: Cơ sở tính giá trị thiệt hại là chi phí sửa chữa hoặc lấy chi phí xây dựng mới trừ đi khấu hao. + Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác: Nếu tổn thất có thể sửa chữa được thì cơ sở tính là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế thì cơ sở tính là chi phí mua mới trừ đi giá trị khấu hao. + Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý,… Nếu giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì tính theo giá bán. Luận văn tốt nghiệp + Đối với bán thành phẩm: Cơ sở tính là chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy ra tổn thất. + Đối với hàng hoá dự trữ trong kho và hàng hoá ở các cửa hàng: Cơ sở tính là giá mua theo hoá đơn mua hàng. Căn cứ vào giá trị thiệt hại, người bảo hiểm sẽ tính toán số tiền bồi thường trên cơ sở áp dụng quy tắc bồi thường theo tỷ lệ đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị và mức miễn thường. - Bồi thường tổn thất: + Trường hợp tổn thất toàn bộ: • Nếu số tiền bảo hiểm ≥ giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, người bảo hiểm sẽ bồi thường: Số tiền bồi thường = Thiệt hại – Mức khấu trừ Trong trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo hiểm sẽ tính toán bồi thường: Số tiền bồi thường = Thiệt hại – Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ • Nếu số tiền bảo hiểm ≤ Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường: Số tiền bồi thường = Số tiền bảo hiểm – Mức khấu trừ Trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo hiểm sẽ tính toán bồi thường: Số tiền bồi thường = Thiệt hại - Giá trị thu hồi x Số tiền bảo hiểm Giá trị thực tế - Mức khấu trừ + Trường hợp tổn thất bộ phận: • Nếu số tiền bảo hiểm ≥ giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, người bảo hiểm sẽ bồi thường: Luận văn tốt nghiệp Số tiền bồi thường = Thiệt hại bộ phận – Mức khấu trừ Trong trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo hiểm sẽ tính toán bồi thường: Số tiền bồi thường Thiệt = hại bộ phận Giá trị - thu hồi - Mức khấu trừ • Nếu số tiền bảo hiểm ≤ Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường: Số tiền bồi thường = Thiệt hại bộ phận x Số tiền bảo hiểm Giá trị thực tế - Mức khấu trừ Trường hợp người được bảo hiểm thu được giá trị thu hồi thì người bảo hiểm sẽ tính toán bồi thường: Số tiền bồi thường = Thiệt hại bộ phận - Giá trị thu hồi x Số tiền bảo hiểm Giá trị thực tế - Mức khấu trừ Số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bảo hiểm cho cả thời hạn bảo hiểm. Sau mỗi lần bồi thường, giới hạn trách nhiệm đó sẽ giảm đi một khoản bằng số tiền bồi thường đã trả. 1.2.7. Phạm vi và loại trừ bảo hiểm 1.2.7.1. Phạm vi bảo hiểm a. Rủi ro cơ bản: Bao gồm những rủi ro luôn được bảo hiểm. - Hoả hoạn: Hoả hoạn được bảo hiểm nếu có đủ các yếu tố sau đây: + Phải thực sự có phát lửa + Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng. + Việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên. Luận văn tốt nghiệp + Hoả hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ bên ngoài. - Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên. b. Rủi ro phụ: Là những rủi ro bên ngoài, độc lập không nằm trong rủi ro cháy nhưng có thể được lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm cháy. - Nổ nhưng loại trừ: + Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu chứa trong các máy móc, thiết bị đó do chúng bị nổ. + Thiệt hại gây ra bởi hành động khủng bố của một người hay của một nhóm người đại diện hay có liên quan tới bất kì tổ chức nào. - Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào. - Gây rối, đình công, bãi công, sa thải. Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây nên trực tiếp bởi: + Hành động của bất kì người nào cùng với những người khác tham gia vào việc mất trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình công, bãi công, sa thải hay không). + Hành động của bất kì chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp hoạt động gây rối hoặc trong việc hạn chế hậu quả của những hành động gây rối đó. + Hành động cố ý của bất kì người bãi công hay người bị sa thải nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống sa thải. Luận văn tốt nghiệp + Hành động của bất kì chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặn hoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu quả của những hành động đó. Tuy nhiên, người bảo hiểm loại trừ: + Những thiệt hại gây nên bởi, hay do hậu quả trực tiếp, hay gián tiếp của những hành động khủng bố. + Thiệt hại do mất thu nhập, do trậm trễ, do mất thị trường, do ngừng toàn bộ hay một phần công việc của người được bảo hiểm hoặc do làm chậm trễ, bị gián đoạn hay ngừng bất kì một quy trình hoạt động nào, thiệt hại do người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời do tài sản bị tịch biên, tịch thu, trưng dụng, phá huỷ theo lệnh của nhà cầm quyền hợp pháp, thiệt hại do người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời bất kì ngôi nhà nào, do bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp. - Hành động ác ý. - Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn vào do hậu quả của động đất và núi lửa phun. - Giông bão, lũ lụt, mưa đá: loại trừ các thiệt hại do nước tràn từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc các đường ống dẫn nước thuộc quyền kiểm soát hoặc sở hữu của người được bảo hiểm.. - Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước: loại trừ + Thiệt hại do nước thoát ra, rò rỉ từ hệ thống Sprinkler được lắp đặt tự động. + Thiệt hại tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống hoặc không có người sử dụng. Luận văn tốt nghiệp - Va chạm bởi xe cộ hay động vật. 1.2.7.2 Loại trừ bảo hiểm - Thiệt hại do hành động cố ý hoặc đồng loã của người được bảo hiểm gây ra. - Những thiệt hại gây ra do: + Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi rủi ro đó được ghi nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo hiểm đã quy định tại rủi ro đó. + Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích, quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến. + Những hành động khủng bố. + Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự, tiếm quyền, thiết quân luật, phong toả, giới nghiêm hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm. - Những thiệt hại xảy ra đối với bất kì tài sản nào, hoặc bất kì tổn thất hoặc chi phí nào bắt nguồn từ hoặc phát sinh từ những thiệt hại đó hoặc bất kì tổn thất có tính chất hậu quả nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh từ: + Nguyên liệu vũ khí hạt nhân. + Phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân. Đối với điểm lại trừ này thì thuật ngữ “bốc cháy” bao gồm cả quá trình phản ứng phân huỷ hạt nhân tự phát. Luận văn tốt nghiệp - Những thiệt hại xảy ra đối với bất kì máy móc, khí cụ điện hay bất kì bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện do bất kì nguyên nhân nào (kể cả sét đánh). - Những thiệt hại gây ra do ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm xảy ra do: + Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm. + Bất kì rủi ro được bảo hiểm nào phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn (trừ khi có những điểm loại trừ khác). - Hàng hoá nhận uỷ thác hay nhận bảo quản; vàng bạc và đá quý, tiền (tiền giấy hay tiền kim loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu, bản thảo, số sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, quần áo mẫu, tượng, sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ, trừ khi được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm. - Thiệt hại xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải nếu như đơn bảo hiểm này chưa có hiệu lực. - Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kì hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận là bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan