Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi Lí Sơn Quảng Ngãi...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi Lí Sơn Quảng Ngãi

.DOCX
32
305
119

Mô tả:

Là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi và cũng là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc - Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên khoảng 10,32km2, cư dân trên đảo sống chủ yếu dựa nông nghiệp – đánh bắt thủy sản và trồng trọt. Với những thuận lợi về đồng đất, thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết tạo điều cho Huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi trở thành “Vương quốc tỏi”. Tỏi trồng ở vùng này có hương vị thơm ngon khác biệt với các loại tỏi khác và được rất nhiều người biết đến. Huyện đảo Lý Sơn có trên 62% số hộ dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Từ trước cho đến hiện nay thì nghề trồng tỏi vẫn là nghề nghiệp tạo ra thu nhập của người dân trên đảo. Mặc dù hiện nay cơ cấu sản xuất đã có rất nhiều thay đổi nhưng nghề trồng tỏi vẫn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình để bám trụ lại với làng quê của mình. Thế nhưng, những năm qua cùng với những bất cập chung với nghề trồng tỏi của cả nước trước biến động của giá cả thị trường, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết khiến nghề trồng tỏi của người dân ở đây đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn của địa phương và để tìm hiểu rõ hơn về nghề trồng tỏi từ đó có cái nhìn tổng quát hơn và đề xuất một số giải pháp cho bà con ở nơi đây tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại Huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi.”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA ĐỊA LÝ – ĐỊA CHÍNH BÁO CÁO ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG TỎI TẠI HUYỆN ĐẢO LÍ SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI Giảng viên hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ THÙY TRANG Sinh viên thực hiện Lớp : NGUYỄN THỊ TẤN : Sư phạm Địa Lí K37 1 MỤC LỤC Trang Phần I : Mở đầu .................................................... I. Lí do chọn đề tài ................................ 4 II. Mục tiêu nghiên cứu............................ 5 III. Nhiệm vụ......................................... 5 IV. Đối tượng nghiên cứu......................... 5 V. Quan điểm nghiên cứu......................... 5 VI. Phương pháp nghiên cứu.................... 7 VII. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.............. 7 VII. Cấu trúc đề tài. ................................ 7 Phần II : Nội dung................................................ Chương 1 : Cơ sở khoa học của thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi 1.1.........................Cơ sở lí luận............. ..........................8 1.1.1 Nghề trồng tỏi............................ ..........................8 1.1.2 Vai trò, mục đích sử dụng của tỏi.. 8 1.1.3 Quy trình trồng tỏi...................... 9 1.2 Cơ sở thực tiễn. ................................ 11 2 1.2.1 Thực trạng nghề trồng tỏi tại Việt Nam .............................11 1.2.2 Thực trạng nghề trồng tỏi tại huyện đảo Lí Sơn - Quảng Ngãi . ……………………………………..............................……............12 Chương 2: Đánh giá thực trạng nghề trồng tỏi Lí Sơn – Quảng Ngãi........... 2.1 Tiềm năng nghề trồng tỏi ở Lí Sơn 14 2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thỗ... 14 2.1.2 Điều kiện tự nhiên.................... 14 2.1.3 Điểu kiện kinh tế xã hội.............. 16 2.2 Thực trạng nghề làm trồng tỏi tại Lí Sơn .........................17 2.2.1 Về phương thức trồng tỏi............ 17 2.2.2 Về hình thức thu hoạch và bảo quản .........................18 2.2.3 Về tiêu thụ. ............................... 18 2.2.4 Những khó khăn trong nghề trồng tỏi .........................18 Chương 3: Giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại Lí Sơn – Quảng Ngãi 3.1 Giải pháp về đất đai........................... 22 3 3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực.............. 22 3.3 Giải pháp về khoa học công nghệ........ 22 3.4 Giải pháp về huy động vốn và đầu tư... 22 3.5 Chính sách đầu tư và phát triển.......... 23 3.6 Giải pháp về bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...........................24 Phần III : Đề xuất, kiến nghị.......................... 25 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Thuộc họ hành Alliaceac, tỏi là một loại rau gia vị có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao. Tỏi là một trong ba loại sản phẩm (cùng với ớt và tiêu) giữ vai trò chính trong mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam. Trong y học dân tộc, tỏi được dùng làm thuốc chữa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đầy hơi, mụn nhọt, tim mạch…Tỏi không những dùng để ăn sống mà còn sử 4 dụng chế biến tạo thành một số sản phẩm như rượu tỏi, bột tỏi, tỏi dầm dấm, tỏi đóng hộp,… Là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi và cũng là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc - Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên khoảng 10,32km2, cư dân trên đảo sống chủ yếu dựa nông nghiệp – đánh bắt thủy sản và trồng trọt. Với những thuận lợi về đồng đất, thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết tạo điều cho Huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi trở thành “Vương quốc tỏi”. Tỏi trồng ở vùng này có hương vị thơm ngon khác biệt với các loại tỏi khác và được rất nhiều người biết đến. Huyện đảo Lý Sơn có trên 62% số hộ dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Từ trước cho đến hiện nay thì nghề trồng tỏi vẫn là nghề nghiệp tạo ra thu nhập của người dân trên đảo. Mặc dù hiện nay cơ cấu sản xuất đã có rất nhiều thay đổi nhưng nghề trồng tỏi vẫn là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình để bám trụ lại với làng quê của mình. Thế nhưng, những năm qua cùng với những bất cập chung với nghề trồng tỏi của cả nước trước biến động của giá cả thị trường, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết khiến nghề trồng tỏi của người dân ở đây đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn của địa phương và để tìm hiểu rõ hơn về nghề trồng tỏi từ đó có cái nhìn tổng quát hơn và đề xuất một số giải pháp cho bà con ở nơi đây tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại Huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi.” 5 II. Mục tiêu nghiên cứu − Xác định đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Huyện đảo Lí Sơn thông qua đó bước đầu đánh giá giá trị của điều kiện tự nhiên đối với nghề trồng tỏi ở đây. − Khảo sát địa phương đánh giá được thực trạng hiện nay của nghề. − Từ thực trạng và điều kiện thuận lợi đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy nghề trồng tỏi. III. Nhiệm vụ - Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin và số liệu liên quan đến đề tài. - Đánh giá thực trạng sản xuất của nghề trồng tỏi ở Lí Sơn, xác định những điều kiện thuận lợi và khó khăn đang gặp phải của vùng. - Dựa vào thực tế địa phương đưa ra một số giải pháp để duy trì nghề trồng tỏi và đưa nghề phát triển theo hướng bền vững. IV. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại Lí Sơn - Quảng Ngãi. V. Quan điểm nghiên cứu 1. Quan điểm hệ thống Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan niệm về sự hoàn chỉnh thống nhất về mặt động lực bên trong của đối tượng nghiên cứu. Quan điểm hệ thống cho chúng ta hiểu một cách chính xác và phân tích khách quan các đối tượng nghiên cứu phục vụ quy hoạch, khai thác toàn diện lâu bền lãnh thổ. 6 Khi nghiên cứu nghề trồng tỏi tại Lí Sơn - Quảng Ngãi phải luôn đặt nó trong mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó có những yếu tố chủ đạo như nguồn lực, kinh nghiệm sản xuất, thị trường. 2. Quan điểm lãnh thổ Bất cứ một đối tượng địa lí nào cũng gắn với một không gian lãnh thổ nhất định. Ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại đồng thời cũng có mối quan hệ về mặt lãnh thổ với các vùng xung quanh. Trong nghiên cứu phải chú ý đến sự khác biệt lãnh thổ của các sự vật và hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc đáo của lãnh thổ nói chung. Nghề trồng tỏi ở Lí Sơn cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên của địa phương nói riêng và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. 3. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo chân lí. Các nghiên cứu muốn có được đóng góp thì phải xuất phát từ thực tiễn, giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, cải tạo thực tiễn và quay về phục vụ thực tiễn. Thực tiễn đặt ra ở đây là phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và trong nền kinh tế thị trường, chạy theo lợi ích kinh tế thì những sản phẩm làm từ tỏi của địa phương đang đứng trước những thách thức và khó khăn lớn để duy trì và phát triển nghề. Vì vậy cần phải đưa ra những giải pháp để phát triển một cách bền vững và lâu dài. 4. Quan điểm viễn cảnh Mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội luôn vận động, hay nói cách khác không có gì tồn tại vĩnh viễn và bất biến.Vì vậy khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng phải xem xét quy luật vận động của nó đề từ đó đặt nó vào từng thời gian của quá trình vận động mới nhận thấy sự thay đổi của nó. 7 Dựa vào quan điểm này nhìn về sự phát triển của nghề trồng tỏi ở Lí Sơn thì nghề cũng đã trải qua những bước thăng trầm. Do đó cần phải có những biện pháp tác động tích cực và phù hợp thì nghề trồng tỏi sẽ có cơ hội phát triển hơn. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập, xử lí thông tin Trên cơ sở nội dung của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, internet,… 2. Phương pháp phỏng vấn Trong nghiên cứu địa lí, để có kết quả khách quan và đảm bảo tính thực tiễn chúng tôi đã phỏng vấn những người dân về quy trình, cách thức sản xuất, thu hoạch tỏi, giá cả cũng như những khó khăn trong quá trình sản xuất. 3. Phương pháp thực địa Thông qua khảo sát thực địa: quan sát, chụp hình,… 4. Phương pháp bản đồ VI. Giới hạn nghiên cứu - Nội dung: thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi. - Địa điểm: Huyện đảo Lí Sơn - Quảng Ngãi. - Thời gian: thời gian nghiên cứu hiện trạng và số liệu sử dụng trong đề tài năm từ năm 2005-2015. VIII. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: 8 − Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại Huyện đảo Lí Sơn Quảng Ngãi. − Chương 2: Đánh giá thực trạng nghề tròng tỏi tại Huyện đảo Lí Sơn - Quảng Ngãi. − Chương 3: Giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại Lí Sơn Quảng Ngãi. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I 1.1.Cơ sở lí luận 1.1.1. Nghề trồng tỏi 9 Để có thể thu hoạch được những vụ tỏi vừa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng người dân phải phải trải qua những khâu chuẩn bị hết sức kĩ càng. Ngoài việc lựa chọn nguồn giống ban đầu có chất lượng thì khâu làm đất cũng rất quan trọng. Đất trồng tỏi chọn chân vàn cao, dễ thoát nước sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa. Làm luống rộng 1,2 - 1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân. Mỗi luống trồng 5-6 hàng, khoảng cách hàng 20cm. Muốn sản xuất, nông dân phải bồi lên trên 1 lớp đất thịt dày khoảng 2cm. Sau khi đầm chặt lớp đất thịt, tiếp tục rải lên 1 lớp phân chuồng, sau đó phả lên 1 lớp cát được lấy từ biển cũng dày khoảng 2cm rồi mới trồng tỏi. Lớp đất thịt có nhiệm vụ nuôi bộ rễ và bổ sung cho cây tỏi một số vi lượng. Còn lớp cát đá vôi được lấy từ biển trộn lẫn san hô vỡ vụn ở trên mặt tạo độ xốp giúp cho củ tỏi phát triển, nở to. Sau khi trồng, dùng rơm rạ băm nhỏ phủ một lớp dày 5cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc. Khi cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô là tỏi đã già, có thể thu hoạch để tiêu thụ. Sau khi trồng 125 - 130 ngày, khi cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô là tỏi đã già, có thể thu hoạch để tiêu thụ. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng. 1.1.2 Vai trò, mục đích sử dụng của tỏi - Tỏi đã và đang được sử dụng như loại gia vị “thượng hạn’’, tỏi được sử dụng để ăn sống, loại gia vị góp phần tăng độ hấp dẫn cho món ăn. - Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, 10 giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư nguy hiểm. - Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.   - Ngoài ra ở một só địa phương thì tỏi được xem là vật “ linh” được sử dụng để xua đuổi xui xẻo, xua đi những gì không may mắn,… 1.1.3 Quy trình trồng tỏi Để có thể cho ra những vụ tỏi chất lượng thì phải tuân thủ nhưng yêu cầu khá khắt khe và đòi hỏi sự đầu tư kĩ càng trong tất cả các khâu từ chọn giống, làm đất, bón phân, nguồn nước tưới,… Bước 1: Làm đất Tỏi là cây trồng để lấy củ, phần tể cây rất phát triển nhưng chỉ ăn nông nên rất cần đất tơi xốp ở bề mặt. Độ pH từ 5,5 đến 6,5 là thích hợp. Đất cày sâu và bừa thật kỹ, phơi ải, bón một lớp phân lót rồi un luống đất cao 25 -30cm, rộng 1,0 -1,5m. Tuỳ theo chân đất và điều kiện canh tác có thể từ 1 hoặc 3-4 năm, thay đất 1 lần, cách làm như sau: Cào lớp cát lại rồi bồi một lớp đất đỏ Bazan mới ở dưới dày khoản 1-2cm, đầm chặt. Lớp đất này được lấy từ trên núi hoặc đào dưới hầm lên, sau đó 11 bón phân lót (phân chuồng + phân NPK), phủ lên một lớp đất cát san hô dày từ 2-3cm, tận dụng lớp cát cũ ở phía trên 50% để phủ xuống dưới, lớp cát mới phủ lên trên. Bước 2: Cách trồng tỏi Găm đứng tép tỏi hướng lên Chăm sóc tỏi bằng phân hữu trời, phủ lên bề mặt của tỏi cơ như (xác thực vật, phân một lớp cát mỏng, tránh cho chuồng, tép tỏi tiếp xúc với phân đã tấn/ha + 550 kg Urê + 250 bón lót. kg sưper lân + 450 kg kali + rong biển): 11 350 kg NPK/ha . Mật độ trồng (thông thường): hàng x hàng: 14-15 cm; cây x cây: 6 - 7 cm. 12 Bước 3: Phòng ngừa sâu bệnh cho tỏi Sâu bệnh có hại cho tỏi tương tự ở hành. Về sâu có hại với tỏi chủ yếu là sâu xanh da láng, nhện và bọ trĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cho tỏi, khi xảy ra sâu bệnh người dân thường sử dụng thuốc trừ sâu để chữa trị. Trong quá trình bón phân lót người dân tiến hành xào xới đất để ngăn ngừa cỏ dại. 13 Hình ảnh: người dân Lý Sơn phòng bệnh và chăm sóc tỏ Bước 4: Thu hoạch tỏi Khi cây vừa tàn lá và gốc, lá và chóp phía trên cùng bắt đầu khô là tỏi đã già có thể thu hoạch và tiêu thụ được. Khi cây đã già tiến hành thu hoạch rồi bó cây tỏi lại thành từng chùm rồi treo lên dây, phơi ngoài nắng nhẹ sau đó treo ở chàn bếp hay những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh trường hợp tỏi bị teo và tóp lại. Nếu như bạn để giống thì nên trong thưa thôi và tỉa bớt cây yếu để bán trừa lại những cây tốt, bón thêm phân hữu cơ như lân, kali, tro bếp trước khi tỏi ra hoa. Bảo quản giống được thời gian 6 – 7 tháng để trồng vụ sau. 14 Hình ảnh người dân Lý Sơn thu hoạch tỏi và lựa chọn ra tỏi 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Thực trạng nghề trồng tỏi tại Việt Nam Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam không phải vùng nào cũng có thể trồng tỏi mà chỉ có một vài vùng nhất định. Vùng trồng được tỏi phải là những vùng có nhiệt độ khoảng 18 – 20 độ C, để tạo củ cần nhiêt độ 20 – 22 độ C. Tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12 – 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm. Độ ẩm đất tùy vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70 – 80% cho phát triển lá, 60% cho củ lớn. Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ. Thời vụ: Mùa vụ thích hợp cho tỏi là: trồng vào tháng 9 – 10, thu hoạch củ vào tháng 1 – 2. 15 Đất thuộc loại thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước, độ pH thích hợp 6,0 – 6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm. Một số địa phương trồng tỏi nổi tiếng của nước ta là: giống tỏi ở huyện đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi), giống tỏi Phan Rang, giống tỏi Bắc Giang, giống tỏi Phù Yên ( Sơn La) và giống tỏi Hải Dương. Tuy nhiên hiện nay giống tỏi được ưa thích và được bày bán rộng rãi nhất là tỏi Lí Sơn (Quảng Ngãi), tỏi của những vùng còn lại vẫn có bộ phận sử dụng, nhưng mức độ sử dụng chưa cao như của Lí Sơn. 1.2.2 Thực trạng nghề trồng tỏi tại huyện đảo Lí Sơn – Quảng Ngãi Huyện đảo Lí Sơn là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng tỏi. Huyện đảo có tổng diện tích là 9,97km 2 theo thống kê tháng 11 năm 2016 toàn huyện có khoảng 335 ha diện tích được sử dụng để trồng tỏi. Với sản lượng thu được khoảng từ 60-70 tạ/ha. Một số ruộng thu hoạch khoảng từ 300-350kg/sào, một số ruộng khác bội thu hơn thì khoảng 400-500kg/sào. Niên vụ Đông – Xuân năm 2017 giá tỏi tươi vừa thu hoạch về đã bán được bán 50.000 - 70.000 đồng, tỏi khô 150.000 170.000 đồng/kg, tỏi một tươi có giá từ 450.000 - 500.000 đồng/kg, tỏi một khô một nắng hơn 700.000 đồng/kg,…tăng khoảng 30% so với niên vụ trước. Nghề trồng tỏi Lí Sơn đã trải không ít những thăng trầm từ việc được mùa mất giá, được giá mất mùa, bệnh dịch ảnh hưởng sản lượnng, chất lượng tỏi,…Ngoài ra tỏi Lí Sơn đang gặp phải cơn “bão” tỏi “giả” một số đối tượng vận chuyển tỏi với 16 chất lượng kém đến địa bàn huyện để bán cho du khách. Sự việc này đã và đang làm ảnh hưởng đến sản xuất, danh tiếng và thu nhập của người dân địa phương. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Đề cập đến thực trạng và giải pháp phát triển nghề trồng tỏi tại huyện đảo Lí Sơn - Quảng Ngãi trước hết cần phải hệ thống lại một số cơ sở lí luận nghề trồng tỏi. Đưa ra một số khái niệm, vai trò, phân loại, quy tình trồng tỏi. Đề tài cũng đã chỉ ra thực trạng nghề trồng tỏi của Việt Nam và Huyện đảo Lí Sơn. 17 CHƯƠNG II 2.1 Tiềm năng nghề trồng tỏi Lí Sơn 2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Lý Sơn là một huyện đảo nhỏ nằm ở biển Đông về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi cách cảng nƣớc sâu và khu công nghiệp Dung Quất khoảng 25 hải lý, huyện Lý Sơn là huyện nhỏ nhất trong 14 huyện thị của tỉnh Quảng Ngãi, bốn mặt tiếp giáp với biển. Có tọa độ địa lý như sau: - 150 23’04” đến 150 38’14” vĩ độ Bắc - 1090 05’04” đến 1090 14’12” kinh Đông 2.1.2 Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1 Địa hình Địa hình địa mạo của huyện đảo Lý Sơn chủ yếu là đồi núi thấp và các dải địa hình lƣợn sóng hơi bằng phẳng bao quanh 18 chân đồi núi thấp chạy ra sát biển vì vậy đất sản xuất tỏi có địa hình bậc thang. Đất đai của đảo đã được đưa vào sản xuất và cải tạo cách đây hơn 400 năm. Đất đƣợc cấu tạo từ các loại đá bạc Bazan lỗ hổng, đá vôi san hô, cát kết vôi, bột kết, sét kết …Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy huyện đảo Lý Sơn có các loại dất sau: + Đất cát bằng ven biển: có diện tích 42,0 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố viền quanh đảo tiếp giáp với mép ven biển. Loại đất này chủ yếu thích hợp với việc phát triển lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ). + Đất cát biển: có diện tích 110,0 ha, chiếm 11,03% diện tích tự nhiên, phần lớn tập trung ở xã An Vĩnh. Diện tích đất này đã được sử dụng chủ yếu làm khu dân cư và cải tạo để sản xuất nông nghiệp. + Đất nâu đỏ trên đá Bazan: có diện tích 845,0 ha, chiếm 84,76% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện đảo. Trong diện tích này có 558,0 ha (chiếm 64,51%) có tầng dày trên 100cm, độ dốc dưới 8º, độ màu mỡ khá, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình trở lên, thích hợp cho phát triển nhiều cây trồng khác nhau. 2.1.2.2 Khí hậu Huyện đảo Lý Sơn nói chung, 2 xã An Hải và An Vĩnh nói riêng có lượng mưa trung bình thấp, tổng bức xạ lớn, số ngày mưa ít, ngày nắng nhiều, độ ẩm không khí cao. Tốc độ gió trung bình trên vùng huyện đảo tương đối thấp so với các hải đảo khác, trung bình khoảng 1,5m/s, cao nhất là thời kỳ gió mùa 19 Đông Bắc (tháng X – VI) 5-10m/s, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 30-40m/s, chủ yếu trong tháng X. Do vậy việc sử dụng năng lượng gió so với các huyện đảo khác cần được nghiên cứu kỹ để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khí hậu cho phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện khí hậu ở Lý sơn rất phù hợp với các cây đặc sản như hành, tỏi, cho phép phát triển một số loại cây ăn quả như đu đủ, chuối, na, dưa hấu,… và một số loại rau quả xanh. Ngoài ra khí hậu nơi đây cũng thuận lợi cho sức khỏe con nguời nhất là cho các hoạt động du lịch, nghĩ dưỡng, tắm biển… Với số liệu khí tượng thuỷ văn của huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi như sau: - Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. - Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. - Lượng mưa 2000-2500 mm/năm. - Số giờ nắng bình quân 2300-2500 giờ/năm. - Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11. - Nhiệt độ bình quân 27-29⁰C. - Độ ẩm không khí bình quân 83-86% Nguồn nước ngọt ở đây khá khan hiếm. Nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp: - Ở đảo Lớn: người dân sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan trong vùng, ngoài ra hiện tại trên miệng núi lửa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan