Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn g...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện văn bàn giai đoạn 2018 2025

.PDF
95
65
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM VĂN CƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN VĂN BÀN GIAI ĐOẠN 2018-2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM VĂN CƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN VĂN BÀN GIAI ĐOẠN 2018-2025 Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8.62.01016 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng cho bất cứ một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 07 năm 2019 Tác giả Phạm Văn Cường ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu, điều tra số liệu và hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Văn Bàn, các phòng, ban ngành trong huyện và các xã đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 07 năm 2019 Tác giả Phạm Văn Cường iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 5. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................... 4 1.1.2 Nội dung của xây dựng phát triển hệ thông giao thông nông thôn đường bộ.... 4 1.1.3. Vai trò của xây dựng, phát triển giao thông nông thôn với sự phát triển Kinh tế - Xã hội .................................................................................................................... 5 1.1.5. Hệ thống giao thông nông thôn ......................................................................... 7 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn................ 8 1.1.6.1 Yếu tố khách quan ........................................................................................... 8 1.1.6.4 Cơ chế đầu tư và quản lý ............................................................................... 11 1.1.6.5 Phong tục tập quán cộng đồng dân cư .......................................................... 12 1.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 12 1.3. Các bài học kinh nghiệm từ địa phương khác .................................................... 14 1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ...................................... 14 1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Ea Kar – tỉnh Đắc Lắc ............................................. 15 1.4. Tổng quan các chương trình nghiên cứu có liên quan ....................................... 17 CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 21 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 21 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 24 iv 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27 2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra ...................................... 27 2.3.1.1 Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................. 27 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 28 2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 28 2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................................ 28 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu........................................................... 29 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 29 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 30 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng đường GTNT ở huyện ....................................... 30 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện ...................................................................................................................... 30 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 32 3.1. Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ............................................................................................................................. 32 3.1.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện................................. 32 3.1.2 Thực trạng công tác quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn ..................................................................................................................... 42 3.1.3 Thực trạng công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn ..................................................................................................................... 44 3.1.4. Thực trạng công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì ............................ 53 3.1.5 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý hệ thống giao thông nông thôn ................................................................................................................... 56 3.1.6. Thực trạng tham gia quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của cộng đồng ........................................................................................................................... 63 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ....................................................................... 57 3.2.1 Cơ chế đầu tư và quản lý .................................................................................. 57 3.2.2 Trình độ dân trí................................................................................................. 59 3.2.3. Năng lực của cán bộ địa phương ..................................................................... 60 v 3.2.4 Thể chế và pháp luật ........................................................................................ 67 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn giai đoạn 2018 – 2025 trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ........................................... 68 3.3.1 Định hướng phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn giai đoạn 2018 – 2025 trên địa bàn huyện Văn Bàn ............................................................................. 68 3.3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn . 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 77 1. Kết luận ................................................................................................................. 77 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GTNT: Giao thông nông thôn GTVT: Giao thông vận tải ND: Nông dân UBND: Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện giai đoạn 2016 - 2018 ..............................22 Bảng 2.2: Dân số và tăng trưởng dân số huyện Văn Bàn .........................................25 Bảng 2.3: Hiện trạng lao động huyện Văn Bàn ........................................................25 Bảng 2.4. Số lượng mẫu điều tra ...............................................................................29 nông thôn ở huyện ..................................................................................................... 30 Bảng 3.1: Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn .......... 33 Bảng 3.2: Tổng hợp thực trạng các tuyến đường huyện lộ .......................................35 Bảng 3.3: Hiện trạng đường xã, đường thôn, xóm huyện Văn Bàn.......................... 38 Bảng 3.4: Tổng hợp các chỉ tiêu, sản phẩm và yêu cầu quy hoạch giao thông nông thôn huyện Văn Bàn .................................................................................................. 43 Bảng 3.5: Tình hình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2018 ........... 45 Bảng 3.6: Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 – 2018........................................................................................49 Bảng 3.7: Hình thức đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 – 2018........................................................................................51 Bảng 3.8: Bảng khoán sửa chữa thường xuyên đường huyện .................................. 55 Bảng 3.9: Sự tham gia đóng góp của người dân vào lập quy hoạch ......................... 64 Bảng 3.10: Thực trạng tham gia đóng góp của người dân ........................................65 Bảng 3.11: Sự tham gia đóng góp của người dân vào đường giao thông nông thôn ......... 66 Bảng 3.12: Lượng đóng góp từ người dân đã đầu tư để xây dựng GTNT tại huyện..............58 Bảng 3.13: Trình độ dân trí của người dân ............................................................... 59 Bảng 3.14: Một số thuận lợi trong quá trình huy động đóng góp của cộng đồng vào xây dựng giao thông nông thôn ................................................................................. 60 Bảng 3.15: Sự hiểu biết của cán bộ về việc huy động đóng góp trong xây dựng đường giao thông nông thôn ..................................................................................... 63 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống đường giao thông nông thôn - Đánh giá hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; - Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2018 – 2025. 2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn * Phương pháp thu thập số liệu - Tài liệu thứ cấp: Luận văn đã tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ các Phòng Thống kê, Phòng kinh tế hạ tầng, Phòng tài chính kế hoạch, các báo cáo của UBND huyện, các quyết định của UBND tỉnh Lào Cai. Báo cáo chiến lược phát triển GTNT của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thông nông thôn. - Số liệu sơ cấp: Thực hiện phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi và mẫu phiếu điều tra có sẵn: Chọn 36 đối tượng là quản lý có liên quan trực tiếp đến tổ chức, quản lý hệ thống GTNT gồm, lãnh đạo huyện 02 người, lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng 03 người, cán bộ Phòng Kinh tế và hạ tầng 07 người, lãnh đạo xã 6 người, cán bộ phụ trách cấp xã 09 người, cấp thôn 09 người; chọn ngẫu nhiên 90 hộ gia đình để phỏng vấn, điều tra, trong đó: Xã Nậm Xây 30 hộ, xã Dần Thàng 30 hộ, xã Võ Lao 30 hộ. *Phương pháp phân tích số liệu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp so sánh. ix 3. Kết quả nghiên cứu đạt được Hệ thống đường GTNT có vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới hiện nay, thúc đẩy quá trình phát triển về mặt tổ chức không gian sống của cộng đồng dân cư, tạo ra kiến trúc, cảnh quan hiện đại ở khu vực nông thôn, đồng thời góp phần giải quyết lao động và việc làm cho xã hội và cộng đồng dân cư. Việc quản lý hệ thống đường GTNT có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo huy động và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực trong việc duy trì và phát triển hệ thống GTNT, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của xã hội, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Hiện nay 100% các xã trên địa bàn huyện Văn Bàn có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện đã được kết nối, tạo sự liên hoàn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đủ các điểm dân cư, các vùng sản xuất chuyên canh, các khu công nghiệp và phục vụ tương đối tốt cho sự đi lại của các phương tiện cơ giới loại nhỏ và trung bình (có tải trọng từ 5 - 10 tấn). Tổng chiều dài hệ thống đường GTNT huyện Văn Bàn là 485,265km, trong đó: đường huyện 46,9km, chiếm 7,24%; đường xã là 214,08km, chiếm 33,03%; đường thôn, xóm là 224,29km chiếm 34,6% tổng chiều dài hệ thống đường GTNT. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông nông thôn có vai trò rất quan trọng, là nhân tố tác động đến mọi ngành sản xuất và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mọi vùng nông thôn cũng như toàn xã hội. Trong đó, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vai trò và ý nghĩa của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp chính quyền và toàn xã hội. Văn Bàn là một huyện miền núi vùng cao có nhiều tiềm năng, thế mạnh, giàu tài nguyên, khoáng sản và lực lượng lao động nhưng hệ thống giao thông vận tải chưa phát triển, với trên 80% diện tích là đồi núi, dân cư sống rải rác phần lớn là ở vùng sâu, vùng xa. Trong 22 xã, 01 thị trấn thuộc huyện Văn Bàn, có tới 210 thôn vùng cao, đặc biệt khó khăn, có nhiều nơi chưa có đường đến thôn, bản, có nơi phải vượt sông suối bằng cầu tạm gây nguy hiểm đến tính mạng của nhân dân. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, cần xác định phát triển giao thông nông thôn phải đi trước một bước và ưu tiên đầu tư tạo tiền đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhận thức điều đó Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển giao thông nông thôn. Ngay từ năm 2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết Định số 77QĐ-UB, ngày 07/07/2003 về ban hành Quy định về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Sau hơn 15 năm thực hiện, phong trào phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhiều tuyến đường đã được cải tạo, nâng cấp, mặt đường rải đá nhựa, bê tông xi măng, nhiều cây cầu kiên cố đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cơ chế xây dựng đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, “Dân 2 làm là chính, Nhà nước hỗ trợ” đã đi vào ý thức của từng nguời dân. Thực tiễn đã khẳng định đây là một chính sách hoàn toàn đúng đắn, hợp lòng dân, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện. Giao thông nông thông đã và đang thực sự là động lực quan trọng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Tạo được chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ dần sự cách biệt thành thị với nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn ở huyện Văn Bàn đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và có sự chuyển biến rõ rệt, nhưng do nguồn lực đầu tư nâng cấp phát triển còn hạn chế chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh lộ, đường huyện xuống nông thôn; nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn cao. Với những lý do đó tôi quyết định chọn vấn đề "Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2018-2025" làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tập chung nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng định hướng đầu tư cải tạo, nâng cấp kết hợp xây dựng mới một cách đồng bộ mạng lưới giao thông nông thôn của huyện, bao gồm hệ thống đường huyện, đường xã, đường thôn bản, ngõ xóm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống đường giao thông nông thôn - Đánh giá hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai 3 - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; - Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn giai đoạn 2018 – 2025. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống đường giao thông nông thôn. - Đối tượng khảo sát là các hộ dân, các cán bộ quản lý tại các địa phương nghiên cứu của đề tài. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn. Do đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, mạng lưới đường giao thông nông thôn huyện Văn Bàn, tôi nghiên cứu trong phạm vi hệ thống đường bộ của huyện Văn Bàn. - Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Phạm vi thời gian Số liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trong thời gian 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được tập trung thu thập vào năm 2019. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 04/2018 đến tháng 04 năm 2019. 5. Những đóng góp mới của luận văn - Kết quả của luận văn là cơ sở để các nhà quản lý ở địa phương đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm ngèo, nâng cao thu nhập của người dân tại huyện Văn Bàn nói riêng và người dân nông thôn nói chung. 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Một số khái niệm liên quan * Khái niệm nông thôn Khái niệm nông thôn theo quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã". * Khái niệm đường giao thông nông thôn - Đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh lộ nhằm đảm bảo các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và thô sơ qua lại, phục vụ sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của các thôn, bản. - Đường giao thông nông thôn là đường huyện trở xuống, bao gồm đường huyện, đường trục xã, đường liên thôn, đường trong thôn xóm, đường nội đồng.(Quyết định số 315/QĐ-BGTVT, 2011) 1.1.2 Nội dung của xây dựng phát triển hệ thông giao thông nông thôn đường bộ - Mở mới các tuyến đường còn lại trên địa bàn toàn huyện chưa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải. - Nâng cấp rải cấp phối các tuyến đường đã được mở nền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đã thực hiện trong giai đoạn từ 2010 – 2017. - Nâng cấp đổ bê tông, rải nhựa các tuyến đường đã được rải cấp phối đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đã thực hiện trong giai đoạn từ 2010 – 2017. - Duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường đã được đầu tư xây dựng đổ bê tông, rải nhựa, cấp phối theo quy định, để đảm bảo các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.(Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT, 2013) 5 1.1.3. Vai trò của xây dựng, phát triển giao thông nông thôn với sự phát triển Kinh tế - Xã hội - Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho nhân dân trong khu vực có mạng lưới giao thông. - Tác động kinh tế của giao thông nông thôn gắn với sự phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện cụ thể bằng việc nâng cao sản lượng cây trồng, mở rộng diện tích đất canh tác và nâng cao thu nhập của người nông dân. Sự mở mang các tuyến đường mới ở nông thôn, nông dân đã bắt đầu sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng trừ sâu bệnh… đã tạo ra những vụ mùa bội thu. Nhờ giao thông đi lại thuận tiện người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thời vụ, nhờ vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất. Mặt khác, khi có đường giao thông tốt tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng sản xuất nông nghiệp, các lái buôn mang ô tô đến mua nông sản ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ. Điều này làm cho nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ, cũng như nông sản đảm bảo được chất lượng từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến. - Giao thông nông thôn là yếu tố và phương tiện đầu tiên góp phần nâng cao văn hoá, sức khoẻ và mở mang dân trí cho cộng đồng dân cư thôn bản. Giao thông nông thôn có tác động tích cực đối với y tế, giáo dục: Giao thông nông thôn tốt tạo cho người dân năng đi khám, chữa bệnh và lui tới các trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp xúc, chấp nhận các tiến bộ y học như bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã hội. Hệ thống Giao thông nông thôn được mở rộng sẽ khuyến khích trẻ em tới lớp, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn. Với phần lớn giáo viên sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút họ tới dạy ở các trường thôn, bản; tránh cho họ sự ngại ngần khi phải đi lại khó khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm công tác và làm việc. Hệ thống giao thông có tác động mạnh và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn: 6 Trước hết, việc mở rộng hệ thống giao thông nông thôn không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn. Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng… Giao thông nông thôn và các công trình công cộng vươn tới đâu thì các lĩnh vực này hoạt động tới đó. Do vậy, nguồn vốn, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng tăng. Mặt khác, bản thân các hệ thống và các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho việc duy trì, vận hành và tái tạo chúng. Tất cả các tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của một vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp. Trong đó, sự chuyển dịch theo hướng nông - công nghiệp (hay công nghiệp hoá) thể hiện rõ nét và phổ biến. Ba là, hệ thống giao thông nông thôn là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác ở nông thôn cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ nét ở trong vùng khai hoang, xây dựng kinh tế mới, những vùng nông thôn đang được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của lao dộng và nguồn vốn từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nói cách khác, sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Từ đó, tạo khả năng giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hoá giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong nông thôn cũng như giữa nông thôn và thành thị.(Nguyễn Ngọc Đông, 2012) 7 1.1.5. Hệ thống giao thông nông thôn 1.1.5.1. Cơ sở hạ tầng: Bao gồm có - Mạng lưới đường giao thông nông thôn: Đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu, cống, phà trên tuyến. - Đường sông và các công trình trên bờ - Cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (đó là các tuyến đường mòn, đường đất và các cấu, công không cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe máy,… đi lại). (Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT, 2011) 1.1.5.2. Phương tiện vận tải - Các phương tiện vận tải của người dân nông thôn phục vụ cho chính họ bao gồm cả thuyền bè. - Các dịch vụ vận tải “cho thuê” trên đường bộ và đường thuỷ. - Các phương tiện sử dụng để cung cấp dịch vụ kinh tế – xã hội ở khu vực nông thôn. Chẳng hạn như phương tiện của thương nhân hay các đơn vị Nhà nước phục vụ công cộng. (Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT, 2011) 1.1.5.3. Người sử dụng - Người nông thôn là đối tượng hưởng lợi của hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp. - Những người điều khiển các dịch vụ vận tải “cho thuê”. - Các đơn vị Nhà nước phục vụ công công làm việc ở nông thôn. - Các doanh nghiệp thương mại hoạt động ở khu vực nông thôn - Đại diện các tổ chức quần chúng ở nông thôn Thông qua nội dung của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cho thấy cơ sở hạ tầng giao thôn nông thôn bao gồm cơ sở hạ tầng đường sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại của nội bộ (xã, huyện) của một số nơi trong cả nước và mạng lưới đường bộ. Chính vì vậy, để quản lý hiệu quả tiểu ngành giao thông nông thôn đòi hỏi có sự hoà nhập với hệ thống giao thông cấp cao hơn (đường tỉnh lộ, quốc lộ), cũng như gắn liền với công tác quy hoạch và triển khai các đầu vào từ cấp cao hơn cấp huyện. 8 Sự vận chuyển trong phạm vi một huyện, với trung tâm huyện là trung tâm của các chuyến đi, là rất quan trọng với người dân nông thôn, song cần thấy được hai mặt sau: Thứ nhất là hàng hoá và hành khách trên mạng lưới giao thông đường bộ chứ không phải trên từng tuyến đường riêng lẻ. Mạng lưới đường nông thôn ở rất nhiều huyện bao gồm cả một số đoạn đường tỉnh hoặc quốc lộ, đường huyện, đường xã đặc biệt là các tuyến đường nối từ trung tâm các xã tới trung tâm các huyện. Thứ hai là các tuyến đường nối vào mạng lưới đường cấp cao hơn, như đường huyện nối với trung tâm các tỉnh và nối vào mạng đường quốc lộ là rất quan trọng đối với công tác tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp đối vơi sự hoạt động của các thành phần kinh tế Nhà nước và tư nhân ở khu vực nông thôn và đối với những tuyến đi đường dài của người nông dân. (Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT, 2013) 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, nhưng tựu lại thành các nhóm yếu tố cơ bản sau: (1) Yếu tố khách quan; (2) Yếu tố chủ quan; (3) Thể chế và pháp luật; (4) Cơ chế đầu tư và quản lý; (5) Phong tục tập quán cộng đồng dân cư. (Hồ Thị Thúy Lan, 2011) 1.1.6.1 Yếu tố khách quan Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế là nói đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Cùng với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, nhu cầu giao thông của xã hội ngày càng tăng, lưu lượng tham gia giao thông của các phương tiện vận tải có tải trọng lớn ngày một gia tăng, làm cho tải trọng tác động lên kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn với cường độ ngày càng lớn; bên cạnh đó mật độ phương tiện và người tham gia giao thông không ngừng gia tăng, trong khi khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn có giới hạn. Khi nhu cầu giao thông vượt giới hạn khả năng phục vụ của hệ thống đường giao thông nông thôn, sẽ gây lên những tác động ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng các tuyến đường ở khu vực nông thôn, dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thông nông thôn cần phải 9 được phát triển để đáp ứng, theo kịp sự phát triển của các ngành kinh tế và tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng gia tăng; từ đó làm nảy sinh những vấn đề cần giải quyết đối với kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Chính những tác động nói trên của yếu tố kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Các yếu tố kinh tế là những yếu tố khách quan, tác động đến công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, làm cho nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo và bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn luôn tăng cùng tốc độ phát triển kinh tế. Nếu công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không đáp ứng được nhu cầu phát triển của các yếu tố kinh tế, sẽ dẫn đến tình trạng hệ thống đường giao thông nông thôn yếu kém, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. Trong điều kiện các nguồn lực còn rất hạn hẹp, để giải quyết những vấn đề nêu trên, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn phải thường xuyên được hoàn thiện và thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế. Thực tế đặt ra vấn đề quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn không chỉ ở quá trình đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến đường; mà còn phải thực hiện quản lý trong quá trình khai thác sử dụng sau quá trình đầu tư. Người dân địa phương rất phấn khởi về các dự án làm đường giao thông của huyện và của xã, bởi vì lợi ích to lớn mà đường giao thông sẽ mang lại cho họ. Có nhiều hộ cho rằng cuộc sống của gia đình họ được cải thiện nhờ có đường giao thông nông thôn. Sức lao động trong nông thôn được giải phóng và họ không phải gồng gánh trĩu nặng như trước đây nữa. Nhiều người dân đã được chăm sóc sức khoẻ tại trạm y tế của xã nhất là những phụ nữ và trẻ em. Việc đi đến bệnh viện, ra chợ hay đi đến trường học trở nên thuận tiện hơn nhiều, giảm được nhiều thời gian và chí phí. Thị trường cũng như việc buôn bán của người dân được cải thiện. Dù vậy, song do hạn chế về nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…), mức sống của dân cư nông thôn nói chung còn thấp, tỷ lệ các hộ nghèo còn ở mức cao, nhận thức của người dân nông thôn trong việc tham gia xây dựng đường GTNT còn chưa cao, nên song song với việc xây dựng các con đường giao thông nông thôn cần hình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan