Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mice tại nha trang, khánh hòa...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch mice tại nha trang, khánh hòa

.PDF
194
311
60

Mô tả:

i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài : ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu: .....................................................................................3 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:....................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................3 6. Đóng góp của đề tài:.........................................................................................4 7. Hạn chế của đề tài: ...........................................................................................4 8. Nội dung kết cấu của đề tài:.............................................................................5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE .....................6 1.1. Khái quát chung về du lịch và các loại hình du lịch: .............................6 1.1.1. Khái niệm về du lịch: .............................................................................6 1.1.2. Các loại hình du lịch:..............................................................................7 1.1.3. Các tác động của du lịch tới kinh tế - xã hội: .......................................9 1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch: ...............................9 1.1.3.2. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch đối với đất nước: ..............10 1.2. Khái quát về du lịch MICE......................................................................10 1.2.1. Khái niệm du lịch MICE ......................................................................10 1.2.2. Đặc điểm du lịch MICE .......................................................................13 1.2.2.1. Đặc điểm khách MICE ..................................................................13 1.2.2.2. Đặc điểm loại hình du lịch MICE .................................................17 1.1.3. Điều kiện đảm bảo cho sự phát triển du lịch MICE ...........................17 1.1.3.1. Điều kiện về Kinh tế - Chính trị, Văn hóa - Xã hội .....................18 1.1.3.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch.....................................................18 1.1.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng ...................................................................19 1.1.3.4. Điều kiện về con người..................................................................19 1.1.3.5. Điều kiện công nghệ kỹ thuật........................................................20 ii 1.1.4. Lợi ích du lịch MICE mang lại ............................................................20 1.3. Tình hình phát triển du lịch MICE trên thế giới .................................21 1.3.1. Tình hình phát triển chung ...................................................................21 1.3.2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia có thị trường MICE phát triển.......25 1.3.2.1. Singapo ...........................................................................................25 1.3.2.2. Hồng Kông .....................................................................................26 1.3.2.3. Trung Quốc.....................................................................................27 1.4. Tình hình phát triển du lịch MICE tại Việt Nam ................................28 1.4.1. Tình hình phát triển chung trong thời gian qua ..................................28 1.4.2. Thuận lợi và khó khăn..........................................................................32 1.4.2.1. Thuận lợi.........................................................................................32 1.4.2.2. Khó khăn: .......................................................................................34 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA ...........................................................................................37 2.1.1. Tổng quan về Nha Trang – Khánh Hòa ..............................................37 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ...........................................39 2.1.2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu............39 2.1.2.2. Đánh giá chung ..............................................................................45 2.2. Thực trạng du lịch MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa .....................48 2.2.1. Tổng quát về du lịch MICE tại địa bàn ...............................................48 2.2.2. Về thị trường khách MICE...................................................................62 2.2.2.1 Khách MICE quốc tế ......................................................................62 2.2.2.2. Khách MICE trong nước ...............................................................65 2.2.2.3. Khách MICE theo từng loại hình..................................................69 2.2.3. Về hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại địa bàn ...........................71 2.2.3.1. Tại các công ty du lịch lữ hành .....................................................72 2.2.3.2. Tại các khách sạn ...........................................................................86 2.2.4. Về nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh MICE .....................98 2.2.5. Về hoạt động quảng bá du lịch MICE của địa phương ....................102 iii 2.3. Tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa..106 2.3.1. Các yếu tố tiềm năng cho sự phát triển thị trường du lịch MICE tại NT-KH...................................................................................................................106 2.3.1.1. Điều kiện về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội ....................................106 2.3.1.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch...................................................108 2.3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng .................................................................113 2.3.1.4. Điều kiện về nhân lực ..................................................................125 2.3.1.5. Điều kiện công nghệ kỹ thuật......................................................126 2.3.2. Hệ thống dịch vụ hậu cần hỗ trợ cho kinh doanh du lịch MICE tại NT- KH..................................................................................................................126 2.3.2.1. Dịch vụ tổ chức sự kiện ...............................................................126 2.3.2.2. Dịch vụ biểu diễn ca múa nhạc nghệ thuật:................................127 2.4. Đánh giá những mặt đạt được và chưa đạt được của tình hình kinh doanh MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa ........................................................134 2.4.1. Những mặt đạt được ...........................................................................134 2.4.2. Những mặt chưa đạt được ..................................................................135 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THAM KHẢO NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI NHA TRANG - KHÁNH HÒA ...............................................138 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp:.............................................................................138 3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới....138 3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trong thời gian tới...................................................................................................................140 3.2. Các giải pháp đề xuất: ............................................................................142 3.2.1. Giải pháp 1: Đào tạo nguồn nhân lực................................................142 3.2.1.1. Sự cần thiết của giải pháp............................................................142 3.2.1.2. Nội dung giải pháp.......................................................................143 3.2.1.3. Hiệu quả dự kiến:.........................................................................145 3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ hỗ trợ tổ chức sự kiện .......................................................................146 3.2.2.1. Sự cần thiết của giải pháp:...........................................................146 iv 3.2.2.2. Nội dung giải pháp:......................................................................147 3.2.2.3. Hiệu quả dự kiến:.........................................................................150 3.2.3. Giải pháp 3: Xúc tiến công tác quảng bá ..........................................150 3.2.3.1. Sự cần thiết của giải pháp:...........................................................150 3.2.3.2. Nội dung giải pháp:......................................................................152 3.2.3.3. Hiệu quả dự kiến:.........................................................................157 3.2.4. Tạo nét đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm du lịch tại Nha TrangKhánh Hòa.............................................................................................................158 3.2.4.1. Sự cần thiết của giải pháp:...........................................................158 3.2.4.2. Nội dung giải pháp:......................................................................159 3.2.4.3. Hiệu quả dự kiến:.........................................................................162 3.2.5. Xây dựng thêm khu mua sắm, vui chơi cao cấp:..............................162 3.2.5.1. Sự cần thiết của giải pháp:...........................................................162 3.2.5.2. Nội dung giải pháp:......................................................................163 3.2.5.3. Hiệu quả dự kiến:.........................................................................163 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................164 1. Kết luận:........................................................................................................164 2. Một số kiến nghị đề xuất:.............................................................................165 2.1. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa: ...............................165 2.2. Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa:.............166 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................168 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MICE : Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện. NT - KH : Nha Trang – Khánh Hòa DN : Doanh nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân ICCA : Hiệp hội Hội nghị và Hội thảo quốc tế UNWTO : Hiệp hội Du lịch thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các sự kiện MICE trên toàn thế giới từ năm 2000 – 2009....................22 Bảng 1.2: Các quốc gia có số lượng hội nghị được tổ chức nhiều nhất.................22 Bảng 1.3: Các thành phố có số lượng hội nghị được tổ chức nhiều nhất ..............23 Bảng 1.4: Các sự kiện và triển lãm tại Việt Nam năm 2011 ..................................30 Bảng 2.1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại Nha Trang..................................38 Bảng 2.2: Tình hình du lịch tại Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010 ......................40 Bảng 2.3: 10 thành phố du lịch tốt nhất trên thế giới..............................................46 Bảng 2.4: 10 thành phố du lịch tốt nhất tại Châu Á................................................47 Bảng 2.5: 5 đảo du lịch tốt nhất tại Châu Á được du khách quốc tế bình chọn ....47 Bảng 2.6: Thông tin đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ MICE tại Nha Trang theo từng tiêu chí ................................................................................................55 Bảng 2.7: Thông tin đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ MICE tại Nha Trang theo từng nhóm điều kiện...................................................................................60 Bảng 2.8: Khách MICE quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 .................62 Bảng 2.9: Khách quốc tế đến Nha Trang theo mục đích du lịch MICE (chia theo thị trường khách)............................................................................................................65 Bảng 2.10: Thông tin thị trường khách MICE nội địa ............................................66 Bảng 2.11: Thông tin về thị trường loại hình doanh nghiệp...................................68 Bảng 2.12 : Thông tin về thời điểm thường xuyên tham gia sự kiện.....................69 Bảng 2.13: Thông tin hoạt động kinh doanh MICE của các cơ sở lữ hành tại Nha Trang...............................................................................................................................72 Bảng 2.14: Thông tin về loại hình MICE khối lữ hành kinh doanh.......................76 Bảng 2.15: Thông tin về đối tượng doanh nghiệp MICE khối lữ hành phục vụ chủ yếu nhất ..........................................................................................................................77 Bảng 2.16: Thông tin về thị trường khách MICE quốc tế của khối lữ hành .........80 vii Bảng 2.17: Thông tin về hình thức xúc tiến quảng bá MICE của khối lữ hành....79 Bảng 2.18: Thông tin về hình thức đào tạo nhân viên phụ trách MICE của khối lữ hành.................................................................................................................................80 Bảng 2.19: Thông tin về khó khăn trong hoạt động kinh doanh loại hình MICE của khối lữ hành.............................................................................................................82 Bảng 2.20: Thông tin hoạt động kinh doanh MICE của các khách sạn tại Nha Trang...............................................................................................................................87 Bảng 2.21: Thông tin về thị trường khách sạn tổ chức MICE ...............................88 Bảng 2.22: Thông tin về loại hình MICE khối khách sạn phục vụ chủ yếu nhất..90 Bảng 2.23: Thông tin về đối tượng MICE khối khách sạn phục vụ chủ yếu nhất 91 Bảng 2.24: Thông tin về thị trường khách MICE quốc tế của khối khách sạn .....92 Bảng 2.25: Thông tin về hình thức đào tạo cho nhân viên phụ trách MICE khối khách sạn ........................................................................................................................92 Bảng 2.26: Thông tin về khó khăn trong hoạt động kinh doanh loại hình MICE của khối khách sạn.........................................................................................................93 Bảng 2.27: Báo cáo và dự kiến nguồn nhân lực ngành du lịch KH……………….101 Bảng 2.28: Thông tin chuyến bay hiện có tại sân bay Cam Ranh........................114 Bảng 2.29: Các khách sạn có phòng họp, hội nghị tại Nha Trang (từ 3 sao trở lên) .......................................................................................................................................117 Bảng 2.30: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE tại Nha Trang của du khách.............................................................................................................................128 Bảng 2.31: Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng du lịch MICE tại một số thành phố lớn................................................................................................................132 Bảng 3.1: Kết quả đánh giá yếu tố ưu tiên đầu tư .................................................141 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lượt khách du lịch tới Nha Trang từ năm 2006 – 2010 ................... ..43 Biểu đồ 2.2: Tổng doanh thu du lịch của Khánh Hòa từ năm 2005-2010............. ..43 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) Khánh Hòa......................................... ..46 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa năm 2010 theo mục đích chuyến đi .................................................................................................................. ..65 Biểu đồ 2.5: Thông tin thị trường khách MICE theo từng loại hình ......................71 Biểu đồ 2.6: Đánh giá tiềm năng phát triển MICE tại NT – KH ...........................132 Sơ đồ 1.1 : Trình tự đặt tour MICE ....................................................................... ..15 Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức Trung tâm Xúc tiến Hội nghị và Sự kiện ................... 153 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa............................................................................38 Hình 2.2: Quảng cáo Festival Biển 2011.................................................................52 Hình 2.3: Triển lãm nghệ thuật điêu khắc Cát – GTO thực hiện ...........................75 Hình 2.4: Bản đồ Trường Sa ghép từ hạt cà phê – GTO thực hiện........................76 Hình 2.5: Hội trường sự kiện tại VinPearl...............................................................90 Hình 2.6: Nội thất thiết kế phòng Vinpearl Luxury ..............................................124 Hình 2.7: Bể bơi tại khu Vinpearl Luxury.............................................................124 Hình 3.1: Minh họa đón tour khách quốc tế ..........................................................160 Hình 3.2: Minh họa biểu diễn nghệ thuật dân tộc cho du khách…………………161 x LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô của trường Đại học Nha Trang. Bài khóa luận được hoàn thành không chỉ là sự cố gắng của bản thân mà còn là thành quả của những năm tháng học tập tại trường dưới sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tâm của tất cả các thầy cô, đặc biệt là đến quý thầy cô bộ môn Kinh Tế Thương Mại. Em xin được gửi lời cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc Sỹ Võ Hoàn Hải đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này tốt nhất. Ngoài ra, xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của các cơ quan, các nhà quản lý cũng như các nhân viên trong ngành du lịch thành phố Nha Trang nói chung, đặc biệt là phòng kinh doanh Khách Sạn Quê Hương nói riêng và tất nhiên không thể thiếu đó là sự nhiệt tình hợp tác của quý du khách từ mọi miền đất nước đến Nha Trang tham dự hội nghị, hội thảo, sự kiện trong thời gian nghiên cứu. Do điều kiện thời gian và nguồn tài liệu cũng như kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện và thiết thực hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 7 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hoàng Thanh Xuân 1 LỜI MỞ ĐẦU ------------o0o----------1. Sự cần thiết của đề tài : Nhu cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng và phong phú, trên thế giới hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều loại hình du lịch mới, trong đó nổi lên loại hình du lịch tham quan kết hợp hội nghị, hội thảo hay còn gọi là du lịch MICE. Du lịch MICE được các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ sớm khai thác phát triển và đã mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ngành du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới, gấp từ 4 – 6 lần lợi nhuận từ các loại hình du lịch thông thường. Giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ USD và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ USD - chiếm hơn 10% GDP thế giới.Trong thời gian gần đây, MICE đã dành được sự quan tâm rất lớn và trở thành xu hướng phát triển du lịch mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng du lịch MICE đang là thị trường du lịch có nhiều tiềm năng. Trong năm 2010 vừa qua, ngành du lịch Việt Nam đạt mức doanh thu 96.000 tỷ đồng, đóng góp 5% GDP cả nước, tạo việc làm cho 1,4 triệu lao động. Cho thấy, ngành du lịch tại nước ta đang ngày càng khẳng định vị thế của mình đối với nền kinh tế quốc dân. Trong sự phát triển đó, du lịch MICE cũng đã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng, hấp dẫn của thị trường du lịch Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, nước ta đã tổ chức một số hội nghị lớn mang tầm quốc tế như: Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC (2006), Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2007), đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc lần thứ 5 Vesak (2008), Hội nghị cấp cao ASEAN 17 (2010)…Sự tổ chức thành công các hội nghị trên đã làm tiền đề cho ngành du lịch nước ta bắt đầu có sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho loại hình du lịch này. Tổng cục du lịch đã xác định trong chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường du lịch trong thời gian tới thì du lịch MICE là một trong những thị tiềm năng mà Việt Nam đang hướng tới, nếu được đầu tư và phát triển đúng hướng sẽ 2 phát triển mạnh mẽ, Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan và Singapore - 2 nước dẫn đầu trong du lịch MICE của khu vực hiện nay. Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, Nha Trang - Khánh Hòa là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi về “thiên thời địa lợi, mưa thuận gió hòa” cùng với điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Vì vậy, trong thời gian gần đây Nha Trang luôn được các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị lớn trong nước và quốc tế, điển hình như: Hội nghị chuyên viên tài chính APEC lần thứ 22, Hội nghị cấp Thứ trưởng ngoại giao ASEAN 2006, Hội nghị ngoại giao văn hóa Việt Nam, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010, các cuộc thi: Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt, Hoa hậu Trái đất 2010. Với những lợi thế nêu trên, thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) được các chuyên gia đánh giá là có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch MICE, hứa hẹn sẽ là thị trường vô cùng tiềm năng cho loại hình du lịch mới này. Tuy nhiên, du lịch MICE là loại hình còn rất mới mẻ tại Việt Nam cũng như tại Nha Trang – Khánh Hòa. Mặc dù du lịch được xem là thế mạnh, là ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng chính trong đóng góp vào kinh tế của Tỉnh. Đã có rất nhiều ý kiến của cộng đồng du khách quốc tế đánh giá Nha Trang – Khánh Hòa là địa điểm du lịch được thiên nhiên vô cùng ưu đãi, có phần vượt trội hơn các địa danh nổi tiếng khác trong khu vực như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan), Singapore… nhưng chất lượng dịch vụ cũng như sự đầu tư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Việc xây dựng và phát triển còn gặp nhiều khó khăn như: chưa có sự quan tâm đầu tư đồng bộ vào hệ thống cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa tạo ra được một sản phẩm du lịch MICE đặc trưng hay một thương hiệu điểm đến hấp dẫn, công tác xúc tiến quảng bá vẫn còn hạn chế...Vì vậy, qua việc tìm hiểu vai trò, đánh giá thực trạng phát triển thị trường MICE trên thế giới, cũng như Việt Nam và tại Nha Trang, tôi hy vọng ít nhiều sự tìm hiểu cũng mang ý nghĩa đóng góp thực tiễn vào sự phát triển của du lịch Tỉnh 3 nhà. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được tiến hành với những mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu đặc điểm loại hình du lịch MICE, đặc điểm và yêu cầu của thị trường khách MICE. - Đánh giá, phân tích khách quan thực trạng kinh doanh và phát triển loại hình du lịch MICE tại Nha Trang - Khánh Hòa. - Đồng thời nghiên cứu sơ bộ các yếu tố tác động đến kinh doanh du lịch MICE tại Nha Trang. Xác định mức độ hài lòng của du khách và những mong muốn của họ trong việc nâng cao chất lượng du lịch MICE tại Nha Trang. - Đề xuất một vài giải pháp nhằm góp phần định hướng phát triển kinh doanh MICE, cũng như về hoạt động xúc tiến quảng bá, nâng cao tính cạnh tranh và thu hút thị trường, xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch MICE tại thành phố Nha Trang. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty du lịch lữ hành và các khách sạn có kinh doanh loại hình du lịch MICE. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành điều tra đánh giá của những khách hàng đã từng tham gia du lịch MICE được tổ chức tại Nha Trang. 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mang tầm vĩ mô, đòi hỏi cần phân tích nhiều yếu tố, khía cạnh cũng như thời gian và trình ðộ chuyên môn. Do khuôn khổ có hạn, ðề tài xin ðýợc tập trung nghiên cứu trong phạm vi nhý sau: - Tiến hành tập trung nghiên cứu các khách sạn từ 3 sao trở lên. - Đặc biệt nghiên cứu sâu các khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành lớn đã từng tổ chức nhiều sự kiện MICE điển hình (Yasaka – Saigon – Nha Trang, Vinpearl, Vietravel, Saigontourist) tại địa bàn thành phố Nha Trang. - Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 4 - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin thứ cấp về du lịch nói chung và MICE nói riêng trên thế giới, Việt Nam và Nha Trang. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: thu thập kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của các quốc gia khác. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế : tiến hành phát phiếu điều tra các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, và khách hàng tham dự MICE. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 6. Đóng góp của đề tài: - Cung cấp một số thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu thiết thực về tình hình kinh doanh và phát triển loại hình du lịch MICE tại Nha Trang hiện nay. - Tìm ra một vài điểm mới trong nhu cầu của từng loại khách MICE mà cụ thể làsự khác nhau trong yêu cầu tổ chức chương trình của khách hội nghị, khách khuyến thưởng hoặc khách sự kiện. - Làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, sinh viên, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể có cùng mối quan tâm về ngành du lịch MICE hoặc những đề tài sau tiếp tục phát triển. - Đóng góp vào công cuộc phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng tại quê hương Nha Trang – Khánh Hòa. 7. Hạn chế của đề tài: Do gặp hạn chế về thời gian, trình độ chuyên môn, điều kiện cũng như khả năng, đề tài có những hạn chế như sau: - Mẫu điều tra khách tham dự và cơ sở kinh doanh MICE là ngẫu nhiên nên chưa mang tính đại diện chính xác cao. - Chưa đánh giá, so sánh một cách toàn diện thực trạng và chất lượng du lịch MICE của Nha Trang – Khánh Hòa so với các tỉnh, thành phố khác có loại hình MICE phát triển như Đà Nẵng, Phan Thiết, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… - Chưa có điều kiện để tiếp cận trực tiếp đoàn MICE quốc tế trong thời gian tiến hành điều tra. 5 - Chỉ tiến hành nghiên cứu tập trung các khách sạn từ 3 sao trở lên và một số cơ sở lữ hànhlớn tại địa bàn Nha Trang. - Hạn chế về thu thập số liệu phân tích loại hình du lịch MICE, đặc biệt là số lượng khách MICE qua mỗi năm, do đây là loại hình còn rất mới, các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành cũng như các sở, ban ngành chưa đơn vị nào thống kê về MICE. 8.Nội dung kết cấu của đề tài: Bố cục đề tài chia làm 3 phần: Chương I : Cơ sở lý thuyết về du lịch MICE Chương II : Phân tích thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại Nha Trang Chương III : Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch MICE tại Nha Trang – Khánh Hòa. 6 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH MICE 1.1. Khái quát chung về du lịch và các loại hình du lịch: 1.1.1. Khái niệm về du lịch: Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận). Còn theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”. 7 Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt” nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. - Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 1.1.2. Các loại hình du lịch: Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.  Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên Du lịch văn hoá  Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế Du lịch nội địa Du lịch quốc gia 8  Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển Du lịch núi Du lịch đô thị Du lịch thôn quê Du lịch tham quan Du lịch giải trí Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch khám phá  Phân theo mục đích chuyến đi: Du lịch thể thao Du lịch lễ hội Du lịch tôn giáo Du lịch nghiên cứu (học tập) Du lịch hội nghị (du lịch MICE) Du lịch thể thao kết hợp Du lịch chữa bệnh Du lịch thăm thân Du lịch kinh doanh  Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch xe đạp Du lịch ô tô Du lịch bằng tàu hoả Du lịch bằng tàu thuỷ Du lịch máy bay  Phân loại theo loại hình lưu trú: Khách sạn Nhà trọ thanh niên Camping (trại) Bungaloue (nhà ở nhỏ riêng biệt) Làng du lịch  Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày Du lịch dài ngày 9  Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên Du lịch thanh niên Du lịch trung niên Du lịch người cao tuổi  Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể Du lịch cá thể Du lịch gia đình 1.1.3. Các tác động của du lịch tới kinh tế - xã hội: 1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch:  Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch nội địa: - Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (thông qua các hoạt động: sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật…), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. - Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. - Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn. - Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo như cơ sở hạ tầng kinh tế (mạng lưới giao thông, điện nước, phương tiện thông tin đại chúng, cơ sở lưu trú…)  Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch quốc tế: - Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò lớn trong cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. - Du lịch là hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả cao nhất thông qua hình thức “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Hàng hóa và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể các chi phí đóng gói, bao bì, bảo quản và thuế xuất - nhập khẩu, khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán. 10 - Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. - Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế 1.1.3.2. Ý nghĩa xã hội của phát triển du lịch đối với đất nước: - Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Năm 2010, du lịch tạo khoảng 150 triệu việc làm trên toàn thế giới, tập trung ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. - Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển. - Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà. - Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc. - Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người ở địa phương khác, quốc gia khác (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…) - Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau. 1.2. Khái quát về du lịch MICE 1.2.1. Khái niệm du lịch MICE MICE là cụm từ viết tắt theo các chữ cái đầu tiếng Anh của các từ: Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event ( triển lãm/ sự kiện). Như vậy, MICE tour là sự kết hợp của Meeting tour, Incentive tour, Convention tour và Exhibiton tour, hay nói cách khác, MICE là một loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội họp, khen thưởng, triển lãm, sự kiện được kinh doanh bởi các công ty, các doanh nghiệp du lịch có tiếng tăm, uy tín và năng lực chuyên môn cao cũng như bởi các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị có chức năng và thẩm quyền. Theo đó, MICE tour bao gồm các hoạt động kinh doanh sau:  Meeting tour: Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin mới về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng