Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vungtau...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vungtaulogistics

.PDF
118
102
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VUNGTAULOGISTICS Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Phượng BÀ RỊA – VŨNG TÀU, Tháng 1/2018 1 1. TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VUNGTAULOGISTICS 1. Mã số: 2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Phượng 3. Danh sách cán bộ tham gia chính: Học hàm, Chức danh học vị STT Họ và tên 1 Mai Thị Bạch Tuyết Thạc sĩ Giảng viên Đơn vị công tác Viện Du lịch – Quản lý – Kinh doanh 4. Nội dung chính: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 nội dung chính: - Tổng quan hoạt động logistics; Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Cổ Phần VUNGTAULOGISTICS; Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS. 5. Kết quả đạt được Nghiên cứu thực tế việc phát triển các dịch vụ logistics tại công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS. 6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2017 đến tháng 1/2018 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Phượng 2 MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG ...........................................................................................................7 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................9 1. Tính cấp thiết của đề tài: ..........................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................9 5. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................10 6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ....................................11 1.1 Khái niệm, lịch sử hình thành dịch vụ logistics ...................................................11 1.1.1 Khái niệm về logistics ...................................................................................11 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ logistics ..................................14 Sự hình thành của logistics ..............................................................................14 1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics ...........................................................................15 1.2.1. Về chủ thể dịch vụ logistics: .........................................................................15 1.2.2. Về nội dung của dịch vụ logistics: ................................................................16 1.2.3. Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ: ..........................................16 1.2.4. Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận: ................................................................................................................................16 1.2.5. Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: .........17 1.3. Phân loại hệ thống logistics ................................................................................18 1.3.1. Phân loại theo các hình thức logistics...........................................................18 1.3.2. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics ...........................................20 1.3.3. Phân loại theo quá trình ................................................................................20 1.4. Vai trò của logistics .............................................................................................20 1.4.1. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp ...................................................20 3 1.4.2. Vai trò của logistics với nền kinh tế .............................................................21 1.4.3. Nội dung của hoạt động logistics: ................................................................22 Hoạt động kho bãi ............................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VUNGTAULOGISTICS ..................................................33 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS ........................33 2.1.1. Thông tin về công ty .....................................................................................33 Tên công ty: Công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS ...........................................33 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh chính ......................................................................34 2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................41 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ....................................................................42 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ....................................................................................42 2.2.2. Quyền hạn .....................................................................................................43 2.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy trong công ty ................................................................43 2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................43 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban ..........................................................45 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................................46 2.4.1. Sơ đồ tổ chức ................................................................................................46 2.4.2. Chức năng của bộ phận Kế toán: ..................................................................46 Kế Toán Trưởng:..............................................................................................46 2.4.3. Chế độ kế toán ..............................................................................................48 2.4.4. Hình thức sổ kế toán .....................................................................................48 2.4.5 Quy định về báo cáo kế toán..........................................................................50 2.5. Mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai. ................................................50 2.5.1. Mục tiêu. .......................................................................................................50 2.5.2. Định hướng phát triển trong tương lai. ........................................................51 2.6. Thực trạng các dịch vụ logistics hiện có tại công ty VUNGTAULOGISTICS..51 4 2.6.1 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến đại lý, khách hàng ..............................................................................................................51 2.6.1.1 Cho thuê kho, bốc xếp, vận tải và phân phối hàng hoá từ kho đến các đại lý, khách hàng .........................................................................................................51 2.6.1.2 Thực hiện sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ bố trí và tư vấn thiết kế giá kệ và lắp đặt hệ thống chiếu sáng kho hàng. ....................................................................52 2.6.1.3 Quản lý kho hàng bằng phần mềm .............................................................52 2.6.2 Dịch vụ phân phối hàng .................................................................................52 2.6.3. Dịch vụ cung cấp suất ăn ..............................................................................54 2.6.3.1 Quy trình bếp ăn của VUNGTAULOGISTICS .........................................55 2.6.3.2. Quy trình sản xuất tại bếp ăn. ....................................................................57 2.6.4 Dịch vụ cho thuê xe VUNGTAULOGISTICS ..............................................63 2.6.5. Dịch vụ mua sắm vật tư tài sản – VPP .........................................................66 2.6.6 Dịch vụ bán hàng của VUNGTAULOGISTICS ...........................................69 Các bước trong quy trình bán hàng: ..............................................................................70 Giới thiệu gián tiếp: ................................................................................................71 2.6.7 Dịch vụ tinh chế và cung cấp yến sào............................................................74 2.6.7.1 Dịch vụ tinh chế ..........................................................................................74 2.6.7.2. Dịch vụ cung cấp yến sào ..........................................................................78 2.7. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty ............................................79 2.7.1 Nhận xét về tình hình doanh thu, tiêu thụ qua 2 năm 2015- 2016 ................79 2.7.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh công ty qua 2 quí đầu năm 2017 ...82 2.7.3. Đánh giá về thực trạng tài chính tại công ty. ................................................85 2.8 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu từ phân tích thực trạng dịch vụ logistics tại công ty VUNGTAULOGISTICS. ......................................................................................87 2.8.1 Những điểm mạnh chủ yếu của Công ty .......................................................87 2.8.2 Những điểm yếu cơ bản của Công ty ............................................................88 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VUNGTAULOGISTICS ..........................................................90 5 3.1. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới:.........................................90 3.2 Nhận xét thuận lợi, khó khăn của công ty............................................................91 3.3 Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần VUNGTAULOGISTICS ...........................................................................................94 3.3.1 Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụ mới ................................................................................................................................94 3.3.1.1 Dịch vụ vận tải giao nhận và phân phối hàng hoá ......................................94 3.3.1.2 Dịch vụ kho bãi ...........................................................................................97 3.3.1.3 Hướng phát triển các dịch vụ khác .............................................................98 3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp .......................................................98 3.3.3. Tăng cường hoạt động Marketing ............................................................. 101 3.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics........................... 105 3.3.4.1. Hệ thống chia sẽ và trao đổi dữ liệu điện tử - EDI Là một công cụ thiết yếu trong các giao dịch doanh nghiệp ................................................................. 106 3.3.4.2. Điểm bán hàng – POS (Point of sale) ..................................................... 106 3.3.4.3. Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp ERP (enterprise resources Planning) ............................................................................................................................. 107 3.3.4.4. Mở rộng hệ thống đại lý và chi nhánh tại thị trường trong và ngoài nước ............................................................................................................................. 108 3.3.4.5. Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước .............. 108 3.3.5 Đẩy mạnh công tác chiêu thị và quảng bá thương hiệu cho VUNGTAULOGISTICS ..................................................................................... 109 3.3.6 Nâng cao khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh....................... 113 3.3.7 Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ....................................... 114 3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước nhằm đẩy mạnh hoạt động Logistics ..... 114 3.4.1 Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng .............................................. 115 3.4.2 Xây dựng hành lang, khung pháp lý thông thoáng và hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hoá các quy định liên quan đến lĩnh vực logistics. ................................... 115 3.4.3 Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................... 116 6 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 117 MỤC LỤC BẢNG Bảng 2.1: BẢNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH TẠI CÔNG TY ...........................34 Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng lao động tại công ty ...............................................43 Bảng 2.3: Bảng danh mục các món ăn: .........................................................................63 Bảng 2.4: Quy trình dịch vụ cho thuê xe tại công ty: ....................................................63 Bảng 2.5: Bảng thống kê các loại xe hiện có tại VUNGTAULOGISTICS .................65 Bảng 2.6: Lưu đồ luân chuyển chứng từ quy trình bán hàng tại công ty ......................69 Bảng 2.7: Quy trình khai thác và tinh chế yến sào ........................................................74 Bảng 2.8: Các sản phẩm của dịch vụ cung cấp yến sào ................................................78 Bảng 2.9: Bảng phân tích tình hình báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty qua 2 năm 2015 – 2016: .......................................................................................................79 Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty qua 2 quí đầu năm 2017: ...............................................................................................82 Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty ..............................................................86 Bảng 3.1: Thống kê các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…………..………92 7 BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCNV Cán bộ công nhân viên DN Doanh nghiệp DVVCNTT Dịch vụ về công nghệ thông tin HSD Hạng sử dụng NKC Nhật ký chung NSX Ngày sản xuất PL Party Logistics TK Tài khoản TS Tài sản VAT Thuế giá trị gia tăng VPP Văn phòng phẩm VT Vật tư XNK Xuất nhập khẩu viii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vận tải giao nhận là yếu tố không thể tách rời khỏi buôn bán quốc tế. Kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển của xã hội, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy hoạt động giao nhận vận tải ở Việt Nam còn nhiều bất cập mà nổi trội hơn cả chính là hiệu quả của hoạt động. Phát triển đa dạng, phong phú các dịch vụ cung cấp nhưng hiệu quả không cao do nguyên nhân chủ yếu chính là phương thức kinh doanh mới tiến triển nhằm tiết kiệm tất cả các chi phí phát sinh hoặc có thể phát sinh trong giao nhận vận tải đề đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Logistics chính là phương thức kinh doanh tiên tiến cần được nghiên cứu để áp dụng và phát triển trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tiển trên đây, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty Cổ Phần VUNGTAULOGISTICS” 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống và đúc kết các cơ sở lý thuyết và thực tiễn cốt lõi liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics làm định hướng cho sự phát triển kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu những dịch vụ logistics mà VUNGTAULOGISTICS đang cung cấp trên thị trường cùng với những mô hình logistics tiên tiến trên thế giới, đề tài này sẽ đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho VUNGTAULOGISTICS tăng cường chất lượng dịch vụ cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường giao nhận vận tải. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dịch vụ logistics tại công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu sơ cấp: 9 Quan sát thực tế về công ty trong quá trình nghiên cứu Số liệu thứ cấp: Các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, tài liệu về hoạt động kinh doanh của công ty. Tham khảo các tài liệu liên quan tới lĩnh vực hoạt động kinh doanh logistics của các doanh nghiệp Việt Nam; 5. Những đóng góp của đề tài Đề tài đưa ra được các giải pháp mang tính thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS, từ thực trang đang tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đóng góp những kiến nghị đối với Nhà Nước để thúc đẩy hoạt động kinh doanh logistics của các công ty trong lĩnh vực logistics nói chung và VUNGTAULOGISTICS nói riêng; 6. Kết cấu của đề tài Đề tài có kết cấu gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về hoạt động logistics - Chương 2: Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại công ty Cổ Phần VUNGTAULOGISTICS - Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần VUNGTAULOGISTICS. 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 1.1 Khái niệm, lịch sử hình thành dịch vụ logistics 1.1.1 Khái niệm về logistics Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Theo thống kê của công ty Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics Bên thứ 3 (Third Party Logistics) của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/năm và đạt 77 tỷ USD trong năm 2003. Tuy nhiên, một điều khá thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1994 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra 11 miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh. Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau: 1. Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng 2. Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng 3. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng 4. Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị. 5. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, 12 giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia làm hai nhóm: Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO) Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình makerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. 13 Khái niệm logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi logisticskhái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện. Chuỗi logistics có thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau: Sự hình thành và phát triển của logistics Hình 1.1 Mô hình tổng quan về logistics 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ logistics ❖ Sự hình thành của logistics Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics. Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân khu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh. 14 ❖ Sự phát triển của logistics Theo Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) quá trình phát triển logistics bao gồm ba giai đoạn chính sau: ▪ Giai đoạn 1960-1970: Phân phối vật chất Khái niệm “phân phối vật chất” được hình thành để thể hiện sự kết hợp giữa các hoạt đông kể trên. Đây chính là hoạt động phân phối bên ngoài doanh nghiệp hay còn gọi là “Outbound Logistics”. ▪ Giai đoạn 1980-1990: Chuỗi Logistics/ Hệ thống Logistics Trong những năm 80, nhận thức trước đây về Logistics như gánh nặng chi phí đã thay đổi, logistics được nhìn nhận là một lĩnh vực có thể cải thiện hoạt động quản lý, tăng cường hiệu quả hoạt động. ▪ Giai đoạn 2000-nay Bước sang giai đoạn này, chuỗi logistics được quản lý từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất và cuối cùng là người tiêu dùng. Tức là, ngoài Logistics đầu vào và logistics đầu ra thì các hoạt động như hệ thống theo dõi, kiểm tra sản phẩm, lập các chứng từ liên quan nhằm làm tăng giá trị sản phẩm cũng được bao gồm trong chuỗi. Kéo theo đó là sự phát triển mỗi quan hệ với các bên liên quan khác như người giao nhận, kho bãi, vận tải, người cung cấp công nghệ thông tin. Hoạt động quản lý mang tính chất chiến lược này được gọi là quản trị chuỗi cung ứng. 1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics 1.2.1. Về chủ thể dịch vụ logistics: Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên Nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương nhân, kinh doanh có điều kiện. Điều 234 Luật thương mại 2005 quy định: “1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. 2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.” 15 Điều kiện được nêu ở quy định trên được Tư vấn Việt Luật trình bày trong bài viết. Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2015 và các văn bản pháp lý liên quan. Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hay thậm chí là người làm dịch vụ khác. Như vậy, khách hàng có thể là thương nhân hay không phải là thương nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa. 1.2.2. Về nội dung của dịch vụ logistics: Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công việc như: - Nhận hàng từ người gửi để vận chuyển: đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe vv… theo thỏa thận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển. - Làm các thủ tục giấy tờ cần thiết: thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hóa vv... để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được vận chuyển đến. - Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến. - Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng. 1.2.3. Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ: Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics. Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm các dịch vụ khác của logistics. 1.2.4. Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận: 16 Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện. Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như: thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan... cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho (Door to Door) đúng nơi, đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò người được ủy thác trở thành một bên chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình. Nếu như trước kia chỉ cần dăm ba xe tải, một vài kho chứa hàng…là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng thì ngày nay, do yêu cầu về dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú, người cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi , kiểm tra… Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải và giao nhận 1.2.5. Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức do người tổ chức mọi dịch vụ logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ sở nhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương tiện vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để phân phối đi đến những địa điểm cuối cùng theo yêu cầu khách hàng. Tóm lại, logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của logistics. 17 1.3. Phân loại hệ thống logistics 1.3.1. Phân loại theo các hình thức logistics Hiện nay, Logistics đang tồn tại dưới các hình thức sau: 1PL: First Party Logistics hay Logistics tự cấp Ở nhóm đầu tiên này, đa phần 1PL được áp dụng ở các công ty tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics, là một trong những nguồn thu chính cũng như tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Trong đó, hầu như mọi khâu liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu đều do công ty tự cung cấp: phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để hoàn thành chu kỳ Logistics. 2PL: Second Party Logistics hay Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai 2PL là một hình thức thuê dịch vụ từ bên thứ 2 của công ty xuất nhập khẩu mà ở đó, các công ty bên thứ 2 này chỉ đảm nhận 1 khâu trong chuỗi Logistics. Nói nôm na, 2PL là việc kiểm soát các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan và thanh toán. Hình1.3 Mô hình logistics tiếp cận theo trục dọc 18 3PL: Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay logistics theo hợp đồng Đây là một hình thức thay mặt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ logistics trong từng khâu nhỏ trong chuỗi Logistics như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chưng từ giao nhận - vận tải và vận chuyển nội địa hay thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan hành hóa và đưa hàng đến nơi đã quy ước. • Sử dụng 3PL đồng nghĩa việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý logistics hoặc chỉ là một số hoạt động có chọn lọc. • Các chủ hàng sử dụng 3PL và nhà cung cấp dịch vụ logistics có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực chia sẻ thông tin, rủi ro, và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn. 4PL: Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo – LPL. Đây là phần quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp bao gồm quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát. Bên cạnh đó, 3PL được bao gồm trong 4PL để thiết kế chiến lược, xây dựng và thực hiện chuỗi phân phối cho đơn vị khách hàng một cách linh hoạt mà không đơn giản chỉ liên quan đến chuỗi cung ứng. Trong 4PL, công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ được ủy quyền của khách hàng với vai trò quản lý, tập trung cải tiến hiệu quả quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và Logistics. Do vậy, 4PL đang ngày càng trở thành một trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 4PL = 3PL + dv CNTT + quản lý các tiến trình kinh doanh. 5PL: Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ năm. 5PL là dịch vụ logistic phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại điện tử. 5PL quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của 5 PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ 19 thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin. 5PL là giải pháp dành cho các Shop, doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể tích hợp dễ dàng hệ thống quản lý/ ứng dụng của 5PL khi vận hành hệ thống chuyên nghiệp. 1.3.2. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của logistics Từ xa xưa, hệ thống logistics đã được ứng dụng vào lĩnh vực hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể có liên quan. Ngày nay, hệ thống logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt: - Hệ thống logistics trong quân sự; - Hống thống logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại; - Hệ thống logistics trong quản lý xã hội 1.3.3. Phân loại theo quá trình Logistics đầu vào là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. Logistics đầu ra là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dung một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Logistics ngược là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.4. Vai trò của logistics 1.4.1. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện ở những điểm sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan