Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã qua...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã quang minh, huyện bắc quang, tỉnh hà giang

.PDF
69
29
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- HOÀNG HIỆP SỸ Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY KEO LAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- HOÀNG HIỆP SỸ Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY KEO LAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG MINH, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lưu Thị Thùy Linh Thái Nguyên, 2019 i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển nông thôn và Cô giáo hướng dẫn Th.s. Lưu Thị Thùy Linh em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”. Để hoàn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S Lưu Thị Thùy Linh đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và các đoàn thể trong xã Quang Minh đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế. Vì vậy, bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện Hoàng Hiệp Sỹ ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Quang Minh năm 2018 ........................ 68 Bảng 4.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế xã Quang Minh giai đoạn 2016 - 2018 .. 70 Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động xã Quang Minh năm 2018 .............. 71 Bảng 4.3:Diện tích trồng keo lai của xã Quang Minh ( 2016 – 2018) ........... 73 Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra sản xuất keo lai .................... 75 Bảng 4.5: Chi phí kiến thiết ban đầu cho 1ha trồng keo lai ............................ 76 Bảng4.6: Chi phí chăm sóc từ 2- 5 năm .......................................................... 77 Bảng4.7: Chi phí trồng 1ha keo lai xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ......................................................................................................... 77 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế theo quy mô diện tích của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2018 ......................................................................................................... 79 Bảng 4.9: Tình hình tham gia các lớp tập huấn của các hộ điều tra ............... 81 Bảng 4.10: Kết quả đánh giá của các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất keo lai trên địa bàn xã Quang Minh. ................................ 83 iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIÊT TẮT SL : Số lượng CC : Cơ cấu BQ : Bình quân NN : Nông nghiệp TM-DV : Thương mại dịch vụ TB : Trung bình TH : Trung học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông ĐH-CĐ : Đại học cao đẳng DT : Diện tích NSBQ : Năng suất bình quân ĐVT : Đơn vị tính KT : Kinh tế XH : Xã hội LĐ : Lao động iv MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 43 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 43 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 44 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 44 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 44 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................... 45 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................... 45 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 45 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 46 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây keo lai....................................... 46 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 46 2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây keo lai ................................................ 48 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai ..................... 52 2.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 54 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới................ 54 2.2.2 Tình hình phát triển sản xuất cây keo lai ở Việt Nam ........................... 56 2.3 Một số bài học kinh nghiệm ...................................................................... 59 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 61 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 61 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 61 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 61 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 61 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 61 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 62 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 62 3.2.2 Phương pháp xứ lý và phân tích thông tin ............................................. 63 v 3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 63 3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 64 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 66 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 66 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 66 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 70 4.2 .Tình hình phát triển sản xuất trồng cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, Hà Giang ................................................................ 72 4.3 Thực trạng phát triển sản xuất trồng cây keo lai trong các hộ nông dân trên địa bàn xã Quang Minh ............................................................................ 75 4.3.1 Đặc điểm của các hộ nông dân............................................................... 75 4.3.2 Thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trong các hộ điều tra ........... 76 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai ........................ 83 4.4.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 84 4.4.2 Cơ chế chính sách .................................................................................. 84 4.4.3 Nguồn vốn .............................................................................................. 85 4.4.4 Lao động ................................................................................................. 86 4.4.5 Sâu bệnh hại ........................................................................................... 86 4.5 phân tích SWOT ........................................................................................ 87 4.5.2 Khó khăn ................................................................................................ 88 4.6 Giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ................................................................... 89 4.6.1 Một số định hướng chủ yếu để phát triển sản xuất cây keo lai .............. 89 4.6.2 Những giải pháp thực hiện nhằm phát triển sản xuất cây keo lai .......... 90 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 95 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 95 5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 96 5.2.1 Đối với nhà nước .................................................................................... 96 vi 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương............................................................ 96 5.2.3 Đối với các hộ nông dân sản xuất cây keo lai ........................................ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢ0................................................................................ 99 43 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước nguy cơ suy thoái về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như hiện nay, việc khuyến khích trồng rừng, chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng đang được xem là một giải pháp hữu hiệu làm giảm áp lực về lâm sản gỗ lên rừng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển. Vì vậy, việc phát triển trồng rừng sản xuất là một yêu cầu tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế mang tính chất xã hội hóa cao. Xác định được tầm quan trọng của việc trồng rừng sản xuất, trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc trồng rừng, đồng thời có nhiều chủ trương, định hướng, chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất. Quang Minh là một trong những xã của huyện Bắc Quang có phong trào trồng rừng sản xuất phát triển mạnh, diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua cùng với các chính sách phát triển trồng rừng sản xuất, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, xã Quang Minh đã triển khai nhiều dự án trồng rừng góp phần tăng độ che phủ rừng và cải thiện đời sống kinh tế cho người dân ở địa phương. Mấy năm gần đây, phong trào trồng keo ở địa phương phát triển khá mạnh và đưa lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân. Trồng và phát triển cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh đang được Nhà nước, chính quyền địa phương và chính người dân quan tâm và ủng hộ. Cây keo lai đang là một cây công nghiệp góp phẩn xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân địa phương, cung cấp nguyên liệu gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ và phát triển vùng kinh tế ở địa bàn xã nghèo.Tuy nhiên vấn đề phát triển rừng trồng, khai thác hiệu quả kinh tế từ rừng trong những năm qua ở địa bàn xã Quang Minh vẫn còn một số hạn chế. Diện tích 44 rừng trồng phát triển chưa đồng đều, một số diện tích rừng trồng năng suất thấp, chất lượng hiệu quả và độ bền vững của rừng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn người dân trực tiếp trồng rừng có trình độ nhận thức chưa cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ khuyến lâm còn mỏng đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả trồng rừng, đặc biệt là cây keo lai. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để góp phần tìm ra giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai ở xã Quang Minh, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh – huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang , trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cây keo lai phù hợp với điều kiện của địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được cở sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây keo lai; - Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2018; - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang,tỉnh Hà Giang; - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu ảnh hưởng đến việc sản xuất cây keo lai trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang,tỉnh Hà Giang. 45 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường và ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn. - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo. - Giúp hiểu thêm về tình hình trồng và sản xuất cây keo và tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện, để từ đó có hướng đi đúng đắn. - Là tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. 46 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cây keo lai 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm phát triển Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời nó xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không phải trải qua những bước quanh co phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.[1] Theo Raaman Weitz (1995): "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội''. Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng lớn hơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: ''Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng,...''.Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt cuộc sống.[2].Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân [3]. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển, nhưng tựu chung lại các ý kiến cho rằng: Phát triển là một phạm trù về hệ thống giá trị của con người. 47 Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia” (nguồn: loigiaihay.com/nguyen-ly-ve-su-phat-trien.html) 2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là hoạt động của con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sản suất như thế nào? Sản xuất cho ai? [3] Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao đông, đối tượng lao động và tư liệu lao động:  Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.  Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. 48  Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản xuất thường bao gồm một hay một số hoạt động như sau: - Hoạt động làm thay đổi hình thái vật chất ở các giai đoạn từ nguyên liệu thô tới sản phẩm hoàn thiện; - Hoạt động làm thay đổi trạng thái của sản phẩm thông thường đây là quá trình làm đa dạng hóa sản phẩm thông qua chế biến; - Hoạt động làm thay đổi vị thế sản phẩm qua một giai đoạn thời gian thông thường đây là quá trình lưu giữ và bảo quản sản phẩm làm tăng giá trị của sản phẩm; - Hoạt động cung cấp dịch vụ đây là hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sản xuất, hoạt động này có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển bằng việc thực hiện truyền thông kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến công. 2.1.2 Nội dung phát triển sản xuất cây keo lai 2.1.2.1 Đặc điểm sinh học - kỹ thuật và vai trò của cây keo lai a) Đặc điểm sinh học của cây keo lai. Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: keo lá tràm (Acacia Auriculiormis) và Keo tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh 49 từ Quảng Bình trở vào. Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 80 cm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.[5] Điều kiện gây trồng: Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 -7. Nhiệt độ bình quân: 22oC, tối thích từ 24 – 28oC, giới hạn 40oC. Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu: 4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được. [5] b) Vai trò của phát triển keo lai - Đối với hộ nông dân Hiện nay trên 70% lao động xã hội của đất nước đang sống ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất cây keo lai có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hộ nông dân. Với nền nông nghiệp truyền thống, trồng cây ngắn ngày thì thời gian nông nhàn của người nông dân tương đối dài dẫn đến dư thừa lao động. Phát triển sản xuất cây keo lai sẽ góp phần đa dạng hóa sản xuất, giúp người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn của mình hiệu quả hơn, sử dụng lao động hiệu quả. Tạo thêm việc làm cho người lao động, thu hút lao động nhàn rỗi. Mặt khác, phát triển sản xuất cây keo lai còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, thu nhập ngày càng tăng lên, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu và từng bước cải thiện cuộc sống của chính mình. - Đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Keo lai được đánh giá là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Gỗ keo làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất giấy, ván dăm, ván nhân tạo, làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu và đang được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt đối với keo lai có độ tuổi từ 14 – 15 năm sẽ cho gỗ có giá trị cao trong việc làm, mộc, 50 xẻ ván,… Cây keo lai, ngoài nguồn lợi trực tiếp thu được từ sản phẩm gỗ, còn có giá trị cải thiện môi trường sinh thái, cải tạo đất – nhất là đối với những vùng đất bị nhiễm phèn, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế thiên tai, lũ lụt. Cây keo lai còn góp phần tạo thêm môi trường xanh sạch, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do ngành công nghiệp gây ra, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong mùa khô. 2.1.2.2 Nội dung phát triển cây keo lai a) Mở rộng diện tích trồng cây keo lai của các hộ gia đình Việc xem xét đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất trồng cây keo lai là một trong những nội dung quan trọng. Các hộ gia đình phải chú ý tới việc sử dụng đất sản xuất hiệu quả hơn đối với phát triển cây keo lai như chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thuận lợi cho canh tác, đồng thời mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng cây có năng suất thấp sang trồng cây keo lai và các loại cây có giá trị kinh tế cao. b) Tăng đầu tư thâm canh cây keo lai - Tăng vốn đầu tư cho cây keo lai Đối với phát triển sản xuất cây trồng cũng như chăn nuôi thì hoạt động đầu tư vốn là rất quan trọng. Cây keo lai là cây trồng trong thời gian ngắn từ 5-6 năm, nên yêu cầu đầu tư cho thời gian đầu là rất lớn do vậy khâu lên kế hoạch huy động và sử dụng vốn là rất cần thiết để không làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sau này. Từ phía người trồng cây keo lai cũng vậy, việc đầu tiên là họ phải huy động được nguồn vốn cần thiết cho sản xuất, đó có thể là nguồn vốn đi vay hoặc là nguồn vốn họ tự có. Để hỗ trợ việc vay vốn cho các hộ sản xuất cây keo lai các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương cùng với công ty chế biến xuất khẩu gỗ keo trên địa phương cần có những chủ trương, chính sách, hoạt động phù hợp, đảm bảo điều kiện sản xuất cho người dân, tuyên truyền cho dân biết, dân hiểu thông tin vay vốn từ các tài 51 chính tín dụng hiện nay, công ty sẽ hỗ trợ cho người dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi. - Tăng cường sử dụng giống cây keo lai mới Giống keo lai là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sản lượng và chất lượng gỗ keo nên việc chọn giống là rất quan trọng. Người dân nên thường xuyên sử dụng những giống cây keo lai mới tạo ra năng suất cao hơn, ít nhiễm bệnh và có sức đề kháng gió trong mùa mưa bão và giống cây phù hợp trên nhiều loại môi trường, thích hợp cho vùng cao. - Tăng cường áp dụng kỹ thuật trong sản xuất cây keo lai Để góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật phát triển sản xuất cây keo lai, cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương cần có những hoạt động cụ thể giúp người dân nâng cao tay nghề hơn. Đó là việc mở những khóa đào tạo về kỹ thuật trồng cây, chăm sóc cây, thu hoạch gỗ keo lai, hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin để người sản xuất hiểu biết và nắm vững những yêu cầu trong kỹ thuật, đào tạo để người dân ở đây biết áp dụng các khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất cây keo lai, khuyến khích người dân sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học và có nguồn gốc sinh học, nghiêm cấm sử dụng các loại phân tươi, thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, tránh lạm dụng các loại phân đạm. c) Nâng cao kỹ thuật khai thác gỗ keo lai cho các hộ nông dân Để sản lượng gỗ keo khai thác và giá trị sản xuất trong một năm tăng lên thì người sản xuất phải biết áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình thu hoạch. Cần nâng cao tay nghề của người khai thác, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác có hiệu quả, tránh những mất mát không đáng có... Vì vậy, trong quá trình sản xuất phải luôn tìm tòi, học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cải thiện năng suất chất lượng gỗ của cây keo lai. d) Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 52 Hệ thống thủy lợi, đường điện, đường giao thông xung quanh rừng trồng keo lai là những cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng để phát triển sản xuất cây keo lai. Các cấp chính quyền cần hỗ trợ đóng góp, tham gia với bà con trong quá trình phát triển cơ cở kỹ thuật được tốt hơn như: thiết kế đường liên xã, liên thôn phải đảm bảo mặt đường rộng. e) Tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ ổn định là điều kiện cần thiết để người dân trồng keo lai phát triển và luôn giữ được bền vững. Hoạt động tiêu thụ có thể là trong nước, ngoài nước nhưng luôn phải đảm bảo tính khả thi của sản phẩm, đảm bảo uy tín và thương hiệu của sản phẩm. Muốn vậy chúng ta cần phải tạo ra nhiều mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Người dân nơi đây sẽ thu hoạch trực tiếp gỗ keo lai và bán trực tiếp cho các thương lái, công ty chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ dăm, công ty xuất khẩu gỗ nguyên liệu để tiêu thụ ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Để liên kết giữa thương lái, công ty và người dân trong việc thu mua gỗ keo lai được tốt hơn thì các chủ thương lái, công ty cần đưa ra giá cả mua gỗ hợp lí với người dân, tránh tình trạng người dân bán gỗ ra ngoài cho các tư thương thu gom gỗ lậu với giá cả cao hơn và tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt mà giá bán gỗ lại thấp gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng keo. 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo lai 2.1.3.1 Các yếu tố về tự nhiên Điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, chất lượng đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cây keo lai rất dễ phát triển và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật không cao nên rất phù hợp cho những vùng đất cao, có khí hậu nhiệt đới ẩm. Việc phát triển sản xuất gắn liền với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương. 53 2.1.3.2 Yếu tố về thị trường Thị trường vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Xác định thị trường cho sản phẩm có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của mình. Vì vậy nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, ổn định giá cả luôn là vấn đề quan trọng đối với các đơn vị, hộ nông dân sản xuất, các nhà nghiên cứu kinh tế. 2.1.3.3 Yếu tố về vốn, cơ sở hạ tầng Cây keo lai là cây công nghiệp trồng trong thời gian ngắn, nên vốn đầu tư ban đầu rất cần và sử dụng hiệu quả. Vốn được coi là chìa khóa bởi lẽ muốn tiến hành một hoạt động sản xuất, dự án lớn nào đó thì yếu tố cần thiết đầu tiên là vốn đầu tư. Khi thiếu vốn, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả thì sẽ làm cản trở việc phát triển sản xuất, mở rộng diện tích, lãng phí nguồn vốn. Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và được nâng cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong việc phát triển sản xuất và mở rộng quy mô. 2.1.3.4 Yếu tố về khoa học kỹ thuật Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thúc đầy phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mà các nước tư bản đã tạo ra lực lượng sản xuất cao, khối lượng hàng hóa tạo ra lớn hơn, nâng cao thu nhập cũng như mức sống cho người dân. Việc phát triển sản xuất cây trồng trước hết cần chú trọng trang bị cho người dân các kiến thức thiết yếu về trồng trọt, trồng cây gì cho phù hợp với vùng sản xuất trước khi bắt tay vào các hoạt động sản xuất. Những kiến thức này có thể học ở trường lớp, trong sách vở, báo, tài liệu tham khảo, những người thân hay có thể học trong chính cuộc sống thường ngày của mình. Như 54 việc phát triển sản xuất cây keo lai người dân cần biết được các loại giống keo lai tốt, cách chọn giống phù hợp, cách trồng, quá trình chăm sóc, bón phân phù hợp và thu hoạch với hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiểu biết để phòng tránh những khó khăn trong quá trình trồng keo lai để có những biệt pháp phù hợp để giải quyết. 2.1.3.5 Yếu tố về chủ trương và chính sách Những chủ trương chính sách của nhà nước cũng có tác động mạnh mẽ tới người dân. Chủ trương của Đảng và Nhà Nước luôn theo sát sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, có những cơ chế chính sách kịp thời đúng đắn trong từng thời điểm để người nông dân sản xuất ngày càng gắn bó với nông nghiệp, nông thôn. Như dự án trồng rừng theo quyết định 147/2007/QĐ- TTg của thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách phát triển trồng rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015. Quyết định này quy định về những hỗ trợ đầu tư của nhà nước về trồng rừng và khuyến lâm, giúp người dân mở rộng diện tích trồng rừng.[12] Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các chế độ chính sách và khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Nhà nước. Quyết định này quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; làm cho thu nhập từ rừng trở thành một nguồn thu đáng kể, góp phần bảo đảm cuộc sống của người làm nghề rừng; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của người được giao, được thuê, nhận khoán rừng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.[13] 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới a) Tình hình sản xuất một số cây lấy gỗ trên thế giới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan