Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồ...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần thiết bị vật tư ngân hàng và an toàn kho quỹ Việt Nam

.PDF
63
284
70

Mô tả:

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thông thường chiếm 40% đến 50%). Chính vì vậy việc quản lý, kiểm soát tốt hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điều này góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục và hiệu quả. Đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào thì việc dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu là rất cần thiết, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn chủ động trong việc sản xuất. Khi doanh nghiệp dự phòng được nguyên vật liệu thì có thể chủ động về giá cả. Khi giá cả nguyên vật liệu lên xuống theo thị trường thì doanh nghiệp luôn chủ động mua được nguyên vật liệu với giá cả hợp lý nhất giúp giảm giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.1. Tổng quát về quản trị hàng tồn kho 1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho Từ khi có sản xuất và lưu thông hàng hóa, hàng tồn kho xuất hiện như là một hiện tượng tất yếu, khách quan. Theo C.mark thì “tồn kho hay dự trữ hàng hóa là một sự cố định và độc lập hóa hình thái của sản phẩm”. Như vậy sản phẩm đang trong quá trình mua, bán và cần thiết cho quá trình mua bán là nằm trong hình thái tồn kho. Đối với doanh nghiệp thì hàng tồn kho giữ một vị trí quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Tồn kho xuất phát từ chính yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong sản xuất bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng hàng tồn kho tương ứng (Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa dở dang…) mà bất kỳ thời điểm nào cũng cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tóm lại, hàng tồn kho là những hạng mục hàng hóa nhàn rỗi đang chờ để đưa vào sử dụng trong tương lai. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm dự trữ… Các loại hệ thống sản xuất khác nhau sẽ có mức dự trữ khác nhau và xu hướng dự trữ cũng khác nhau. Trong lĩnh vực sản xuất, sản phẩm phải trải qua một quá trình chế biến dài, từ nguyên vật liệu ở đầu vào thành sản phẩm ở đầu ra. Hàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại từ nguyên vật liệu, đến bán thành phẩm trên dây chuyền và thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong sản xuất chế tạo, xu hướng dự trữ thường ở mức cao. Trong lĩnh vực thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng mua về và hàng chuẩn bị bán. Vì vậy, trong doanh nghiệp thương mại thường không có dự trữ là bán thành 1 phẩm trên dây chuyền như trong lĩnh vực sản xuất.Trong thương mại các nhà buôn bán lẻ đầu tư vào dự trữ hàng hóa với tỷ lệ rất cao. Trong hoạt động dịch vụ, sản phẩm là vô hình như dịch vụ của các công ty tư vấn, các công ty giải trí… thì hàng tồn kho chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất – kỹ thuật được dùng vào hoạt động của họ, hàng tồn kho có tính chất tiềm tàng và có thể nằm trong kiến thức tích tụ, tích lũy trong năng lực và kiến thức của nhân viên làm những công việc đó. Ở đây thường có khuynh hướng giữ mức dự trữ thấp. 1.1.2. Khái niệm quản trị hàng tồn kho và hiệu quả quản trị hàng tồn kho Quản trị hàng tồn kho là một phương pháp quy hoạch xác định đặt những hàng hóa gì, khi nào đặt hàng, số lượng đặt hàng và cất trữ bao nhiêu để chi phí liên quan đến mua và lưu trữ là tối ưu mà không làm gián đoạn sản xuất và bán hàng. Quản trị hàng tồn giải quyết hai vấn đề cơ bản: Khi nào cần đặt hàng? (tần suất đặt hàng), và Số lượng cần đặt hàng là bao nhiêu? (Số lượng đặt hàng). Những câu hỏi này được trả lời bằng việc sử dụng các mô hình hàng tồn kho. Hệ thống quản trị hàng tồn kho khoa học tạo ra sự cân bằng giữa sự mất mát do không có sẵn hàng hóa và chi phí lưu trữ hàng hóa. Quản trị hàng tồn kho một cách khoa học nhằm mục đích duy trì mức tối ưu của kho hàng hoá trong công ty với chi phí tối thiểu [2, tr.91]. Hiệu quả (effective) có nghĩa kết quả thực của một việc mang lại. Trong kinh tế, hiệu quả là đại lượng tương đối so sánh giữa kết quả với chi phí phải bỏ ra để có được kết quả đó. Vậy hiệu quả quản trị hàng tồn kho là đại lượng so sánh lợi ích từ việc công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sản xuất trong mọi thời điểm để tạo ra thêm lợi nhuận với việc tăng thêm chi phí vào hàng tồn kho. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của công tác quản trị hàng tồn kho đối với hoạt động của doanh nghiệp Vai trò của quản trị tồn kho: - Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm chi phí. - Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đối chiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời. - Đảm bảo có đủ hàng hoá, thành phẩm để cung ứng ra thị trường… 2 Thang Long University Library Ý nghĩa của quản trị tồn kho: - Công tác Quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyênđảm bảo cung ứng các loại vật tư đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất chất lượng. Đó là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. - Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư mới hoạt động được. Vì vậy, đảm bảo nguồn vật tư cho sản xuất là một tất yếu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền hoạt động sản xuất xã hội. - Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hoá thì mới hoạt động được, chính vì vậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hoá để cung ứng cho thị trường và xã hội. 1.1.4. Các đối tượng dự trữ Đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận Marketing của một doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất thường có 3 loại hàng tồn kho ứng với ba giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất: - Tồn kho nguyên vật liệu: Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình. Có thể gồm các loại nguyên vật liệu cơ bản, bán thành phẩm hoặc cả hai. Việc duy trì một lượng hàng tồn kho thích hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động mua vật tư và hoạt động sản xuất. Đặc biệt bộ phận cung ứng vật tư sẽ có lợi khi có thể mua một số lượng lớn và được hưởng giá chiết khấu từ các nhà cung cấp. Ngoài ra khi doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng hay một loại nguyên vật liệu nào đó khan hiếm, hoặc cả hai, thì việc lưu giữ một số lượng hàng tồn kho lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn được cung ứng đầy đủ, kịp thời với chi phí ổn định. Bộ phận sản xuất trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện sản xuất và nhân lực của mình cũng cần một số lượng hàng tồn kho luôn có sẵn thích hợp. Do vậy có thể hiểu được là tại sao các bộ phận sản xuất 3 và cung ứng vật tư trong các doanh nghiệp luôn muốn duy trì một số lượng lớn hàng tồn kho nguyên vật liệu. - Tồn kho sản phẩm dở dang: Tồn kho sản phẩm dở dang bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất. Ví dụ sản phẩm dở dang trong một vài công đoạn (như lắp ráp hoặc sơn); sản phẩm dở dang có thể đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn, hoặc có thể đang được cất giữ tại một nơi nào đó, chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất. Tồn trữ sản phẩm dở dang là một phần tất yếu của hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại bởi vì nó sẽ mang lại cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất một mức độ độc lập nào đó. Thêm vào đó sản phẩm dở dang sẽ giúp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cho từng công đoạn và tối thiểu hóa chi phí phát sinh do ngừng trệ sản xuất hay có thời gian nhàn rỗi. Vì những lý do này mà bộ phận sản xuất của các doanh nghiệp sẽ luôn muốn duy trì một mức tồn trữ sản phẩm dở dang hợp lý. Nói chung, khi một doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài hơn thì mức độ tồn trữ sản phẩm dở dang cũng lớn hơn. - Tồn kho thành phẩm: Tồn kho thành phẩm bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang nằm chờ tiêu thụ. Ngoại trừ các loại thiết bị có quy mô lớn, các thiết bị đặc biệt như các máy móc công nghiệp, khí tài quân sự, máy bay và các lò phản ứng hạt nhân v.v…thường được hợp đồng đặt hàng trước khi sản xuất, còn lại các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất hàng loạt và tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận Marketing của một doanh nghiệp. Với bộ phận Marketing, mức tiêu thụ trong tương lai là không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất doanh số bán do không có hàng giao hay thiệt hại vì mất uy tín do chậm trễ trong giao hàng khi hàng trong kho bị hết. Với nhà sản xuất thì việc duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép các loại sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, và điều này giúp giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. 1.1.5. Các chức năng của quản trị hàng tồn kho Chức năng chủ yếu là liên kết giữa các giai đoạn sản xuất và cung ứng. Có những chức năng chính sau: Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng, trong bất kỳ thời điểm nào. Đây cũng là cách tốt nhất để duy trì và tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng là rất khó khăn, ngược lại để mất đi 4 Thang Long University Library một khách hàng thì lại rất dễ và đôi khi điều đó sẽ khiến doanh nghiệp mất đi nhiều khách hàng hơn trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng bất cứ lúc nào. Ngăn ngừa ảnh hưởng của lạm phát tiền tệ. Do lạm phát, giá cả tăng nên việc dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trong kho là để duy trì hoạt động sản xuất và tiết kiệm chi phí thu mua nguyên liệu. Chiết khấu theo khối lượng hàng đặt mua. Nếu đặt hàng với số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ được nhà cung cấp chiết khấu nên có thể giảm chi phí thu mua. Nhưng nếu dự trữ khối lượng hàng lớn sẽ đọng vốn và tăng chi phí cất trữ. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được lượng hàng đặt mua tối ưu. 1.1.6. Mục đích của quản trị hàng tồn kho Bản thân vấn đề quản trị hàng tồn kho có hai mặt: Để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh gián đoạn trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu người tiêu dùng trong bất kỳ tình huống nào thì doanh nghiệp cần dự trữ một lượng hàng tồn kho. Nhưng mặt khác, dự trữ tăng lên khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự gia tăng các chi phí liên quan đến hoạt động lưu trữ làm tăng chi phí sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp phải tìm cách xác định điểm cân bằng giữa mức độ đầu tư cho dự trữ và lợi ích thu được khi thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Do vậy, mục đích chính khi nghiên cứu về quản trị hàng tồn kho là giải quyết hai vấn đề cơ bản: - Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu? - Thời điểm đặt hàng lúc nào là thích hợp? 1.1.7. Các đối tượng chủ yếu trong kho Hàng hóa tồn kho bao gồm nhu cầu về nguyên vật liệu phụ thuộc và nhu cầu nguyên vật liệu độc lập - Những khoản mục có nhu cầu độc lập là những sản phẩm đã hoàn thiện (chấm dứt việc sản xuất trong doanh nghiệp và sẽ được bán ra thị trường) + Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng do đó số lượng luôn biến động. Nếu nhu cầu của khách hàng cao thì số lượng bán ra lớn, ngược lại nếu nhu cầu của khách hàng thấp thì lượng bán ra ít đi. + Không có cách gì để biết được con số chính xác tuyệt đối + Có thể dựa trên các dự đoán, thống kê để tính toán nó. + Luôn cần một lượng dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ bất kỳ lúc nào. Ví dụ: hàng hóa là thành phẩm vận chuyển cho khách hàng. Nhu cầu của loại hàng hóa này được ước lượng thông qua dự báo hoặc những đơn hàng của khách hàng. 5 - Những khoản mục có nhu cầu phụ thuộc là những bộ phận thành phần “con” được sử dụng để tạo ra những sản phẩm “cha” khác. Những thành phần để tạo nên sản phẩm cuối cùng. Nhu cầu cho những bộ phận thành phần này phụ thuộc vào số lượng các sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra. Ví dụ: để lắp ráp được một chiếc xe máy, doanh nghiệp sản xuất cần: động cơ chính, 2 lốp xe, 1 khung xe… 1.1.8. Các yêu cầu đối với quản lý kho hiệu quả Để quản lý kho hiệu quả, nhà quản trị cần quan tâm đến hai vấn đề sau: 1. Thiết lập hệ thống theo dõi, tính toán lượng hàng còn lại trong kho. Để thực hiện được yêu cầu này, có hai phương pháp sau: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. - Kê khai thường xuyên: ghi chép số lượng hàng trong kho liên tục theo thời gian. Khi số lượng giảm xuống đến một mức nào đó thì đặt hàng theo số lượng tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí. + Ưu điểm: có thể kiểm soát chặt chẽ hệ thống, chủ động trong dự trữ và cấp phát nguyên liệu. + Nhược điểm: chi phí ghi chép sổ sách, nhân lực tăng cao. - Kiểm kê định kỳ: đếm cụ thể số lượng hàng hóa sau những khoảng thời gian nhất định, sau đó quyết định số hàng cần mua là bao nhiêu cho lần tiếp theo. + Ưu điểm: tiết kiệm chi phí theo dõi thường xuyên. + Nhược điểm: khó kiểm soát chặt chẽ, nhiều rủi ro thiếu hàng. 2. Cách thức xác định số lượng và khi nào cần đặt hàng. Đối với yêu cầu này, nhà quản trị cần tập trung vào ba nội dung: - Thông tin về nhu cầu và thời gian giao hàng: dựa trên các số liệu trong quá khứ và dự đoán. - Thông tin về các loại chi phí: + Chi phí cất trữ: là những chi phí phát sinh trong hoạt động thực hiện dự trữ. Những chi phí này có thể thống kê theo bảng dưới đây: 6 Thang Long University Library Bảng 1.1: Các loại chi phí lƣu kho Nhóm chi phí 1. Chi phí về nhà cửa và kho tàng: Tỷ lệ so với giá trị dự trữ - Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa - Chi phí bảo hiểm nhà kho, kho tàng - Chi phí thuê nhà đất Chiếm 3 – 10% 2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: - Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, dụng cụ - Chi phí năng lượng - Chi phí vận hành thiết bị 3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động quản lý dự trữ Chiếm 1 – 4% Chiếm 3 – 5% 4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ: - Thuế đánh vào hàng dự trữ - Chi phí vay vốn - Chi phí bảo hiểm hàng dự trữ Chiếm 6 – 24% 5. Thiệt hại hàng dự trữ do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được Chiếm 2 – 5% (Nguồn: [1, tr.339]) Tỷ lệ từng loại chi phí trên chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng phụ thuộc vào từng loại doanh nghiệp, địa điểm phân bố, lãi suất hiện hành.Thông thường, chi phí lưu kho hàng năm chiếm xấp xỉ 40% giá trị hàng dự trữ. + Chi phí đặt hàng: Là những chi phí phát sinh theo mỗi lần đặt hàng và nhận hàng. Chi phí đặt hàng bao gồm: Xác định số lượng hàng hóa cần mua, ghi chép giấy tờ, hóa đơn. Vận chuyển, kiểm tra hàng hóa về chất lượng và số lượng, bốc xếp vào kho. Chi phí này thường là một con số cố định trên mỗi đơn hàng, không phụ thuộc vào số lượng hàng mua / lần là nhiều hay ít. Khi doanh nghiệp tự sản xuất các yếu tố đầu vào thì chi phí đặt hàng chính là chi phí thiết đặt lại chế độ máy móc, dừng việc, chuẩn bị dụng cụ… Chi phí đặt hàng không phụ thuộc vào số sản phẩm tạo ra sau lần thiết đặt đó là ít hay nhiều. + Chi phí cơ hội của việc thiếu hàng: Không đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp bị mất doanh thu, mất uy tín và phải đền bù cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp tự sản xuất các yếu tố đầu vào thì đây là chi phí ngừng sản xuất khi thiếu yếu tố đầu vào. 7 - Xác định thứ tự ưu tiên cho các loại hàng hóa theo kỹ thuật phân tích ABC Kỹ thuật phân tích ABC trong phân tích nhóm hàng dự trữ được đề xuất dựa trên nguyên tắc Pareto. Theo đó, toàn bộ hàng dự trữ của doanh nghiệp được phân thành ba nhóm A, B và C căn cứ vào mối quan hệ giữa giá trị và số lượng chủng loại hàng hóa dự trữ hàng năm. Các giá trị hàng năm này được xác định bằng công thức sau: Giá trị hàng năm = Nhu cầu hàng năm * Giá mua mỗi đơn vị Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau: + Nhóm A: Gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm 7080% tổng giá trị hàng hóa dự trữ, về số lượng chủng loại chỉ chiếm khoảng 15% tổng số chủng loại hàng dự trữ. + Nhóm B: Gồm những hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình, khoảng 15-25% tổng giá trị hàng dự trữ, về số lượng chủng loại chiếm khoảng 30% tổng số chủng loại hàng dự trữ. + Nhóm C: Gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị hàng hóa dự trữ, về số lượng chủng loại chiếm khoảng 55% so với tổng số loại hàng dự trữ. Đồ thị 1.1: Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC (Nguồn: [1, tr.336]) Trong điều kiện quản lý hiện nay, việc sử dụng phương pháp phân tích ABC được thực hiện thông qua hệ thống quản lý tồn kho tự động hóa bằng máy tính. Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp chưa có điều kiện tự động hóa quản trị hàng tồn kho, việc phân tích ABC được thực hiện thủ công. Mặc dù mất thêm thời gian nhưng phương pháp trên đem lại những lợi ích nhất định. Trước hết, việc áp dụng đúng đắn phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống quản lý tồn kho của mình, tránh việc tồn trữ quá mức không cần thiết cũng như tránh được áp lực trong việc xây dựng kho bãi, tiết kiệm chi phí vốn lưu động cho doanh nghiệp. 8 Thang Long University Library Ngoài việc dựa vào giá trị hàng năm của hàng hóa để phân nhóm, bộ phận quản lý kho còn xét đến các tiêu chuẩn khác như: Những thay đổi về kỹ thuật dự toán, vấn đề cung ứng, chất lượng hàng tồn kho, giá cả các loại hàng tồn kho… Những tiêu chuẩn này có thể làm thay đổi vị trí các hàng tồn kho nên nhà quản trị nói chung cũng như bộ phận kho nói riêng cần lưu ý đến những tiêu chuẩn này. Việc phân nhóm hàng tồn kho là cơ sở để đề ra các chính sách hoạt động kiểm soát riêng biệt những loại hàng tồn kho. Kỹ thuật phân tích ABC có những tác dụng trong công tác quản trị hàng tồn kho: + Các nguồn vốn dùng mua hàng nhóm A cần phải nhiều hơn so với nhóm C, do đó cần có sự ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A. + Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát về hiện vật. Việc thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất. + Trong dự báo nhu cầu dự trữ cần áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho các nhóm hàng khác nhau. Nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn các nhóm khác. + Nhờ có kỹ thuật phân tích ABC trình độ của nhân viên giữ kho tăng lên không ngừng, do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm tra, kiểm soát từng nhóm hàng. Tóm lại kỹ thuật phân tích ABC cho sẽ mang lại cho nhà quản trị những kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm soát hiện vật đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng, tối ưu hóa lượng dự trữ hàng tồn kho. 1.2. Một số mô hình quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp Trên góc độ giá trị vật chất, hàng hóa tồn kho có thể được coi là nguồn tạm thời nhàn rỗi. Vì vậy, dự trữ càng cao sẽ gây lãng phí. Về mặt tài chính, các nhà quản trị mong muốn mức dự trữ thấp để giảm đầu tư vào dự trữ. Các nhà sản xuất lại muốn thời gian sản xuất dài để sử dụng máy móc thiết bị và lao động hiệu quả hơn dẫn đến mức dự trữ tăng cao. Vì vậy vấn đề quan trọng là phải xác định được lượng dự trữ hợp lý và thời điểm đặt hàng đúng. Việc nghiên cứu các mô hình quản trị hàng tồn kho sẽ trả lời các nhà quản trị hai vấn đề trên. Các mô hình quản trị hàng tồn kho chủ yếu gồm: Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ, mô hình đặt hàng theo lô sản xuất POQ (hay mô hình EOQ mở rộng), mô hình chiết khấu theo số lượng QDM, mô hình điểm đặt hàng ROP, mô hình khoảng thời gian đặt hàng cố định FOI, mô hình giai đoạn duy nhất. 1.2.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ – Economic Order Quantity) 1.2.1.1. Mô hình EOQ cơ bản: Mô hình EOQ được đề ra với mục đích xác định số lượng (hàng) trên một đơn đặt hàng (mua từ bên ngoài) sao cho cực tiểu tổng chi phí cất trữ và chi phí đặt hàng. 9 Các giả thuyết của mô hình: - Nhu cầu hàng hóa sử dụng trong một giai đoạn phải biết trước và không đổi theo thời gian. - Khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng (chu kỳ cung ứng) phải biết trước và không đổi. - Chỉ xem xét đến hai loại chi phí liên quan là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. - Lượng hàng trong 1 đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và ở một thời điểm đã định trước (đơn hàng được thực hiện một lần). - Giá cả hàng hóa không thay đổi theo lượng mua mỗi lần (không thay đổi theo quy mô đơn hàng) - Chi phí mỗi lần đặt hàng không phụ thuộc vào lượng hàng trong mỗi đơn hàng. - Chi phí lưu kho đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với giá mua đơn vị hàng hóa đó. - Không có sự thiếu hụt dự trữ xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện đúng. Những giả thuyết trên thực chất giúp đơn giản hóa bài toán quản trị hàng tồn kho đối với doanh nghiệp. Mô hình EOQ được biểu diễn trên sơ đồ có hình dạng như sau: Đồ thị 1.2: Mô hình EOQ (Nguồn: [1, tr. 342]) Với mô hình này, lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì nhu cầu không thay đổi theo thời gian. Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ Mục tiêu của mô hình là nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ. Với giả định như trên thì có 2 loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi, đó là chi phí tồn trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cdh). Có thể mô tả mối quan hệ giữa 2 loại chi phí này bằng đồ thị: 10 Thang Long University Library Đồ thị 1.3: Mối quan hệ giữa các loại chi phí (Nguồn: [1, tr.343]) Trong đó: TC: Đường tổng chi phí dự trữ Cdh: Đường chi phí đặt hàng Ctt: Đường chi phí tồn trữ (lưu kho) Q* : Lượng dự trữ tối ưu (hay đặt hàng tối ưu) Đặt: D: Nhu cầu hàng năm về hàng hóa. S: Chi phí đặt một đơn hàng. H: Chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ (H = I * Pr) Pr: Giá mua đơn vị hàng hóa. I: Tỷ lệ chi phí lưu kho (%). Q: Lượng hàng trong một đơn hàng (quy mô đơn hàng). N: Số ngày làm việc trong năm. Khi dự trữ hàng hóa, phải chịu ít nhất hai loại chi phí: - Chi phí đặt hàng: Cdh = D/Q * S - Chi phí lưu kho: Ctt = Q/2 * H - Tổng chi phí dự trữ: TC = Cdh + Ctt = D/Q * S + Q/2 * H (1) Xét phương trình (1), lấy vi phân TC theo Q từ đó có thể tính được lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu EOQ như sau: EOQ= 11 Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn đặt hàng tối ưu EOQ sẽ là một lượng xác định sao cho tại đó tổng chi phí TC nhỏ nhất. EOQ tối ưu tại điểm có chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ (chi phí cơ hội) bằng nhau. 1.2.1.2. Mô hình EOQ mở rộng (POQ – Production Order Quantity): Mô hình EOQ cơ bản (phần trên) giả định rằng đơn hàng được cung cấp toàn bộ tại một thời điểm (dự trữ kho được làm đầy ngay lập tức). Giả định này không phù hợp khi mà sự phân phối được trải ra làm nhiều lần. Xét một trường hợp điển hình, một đơn vị tự sản xuất loại hàng hoá mà nó sẽ bán trên thị trường (vừa sản xuất, vừa sử dụng) thì dự trữ kho sẽ được tích luỹ dần thay vì được làm đầy ngay lập tức. Trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần trong một thời kỳ sau khi đơn hàng được ký nhà quản trị sẽ áp dụng mô hình POQ. Mô hình này cũng được áp dụng với những sản phẩm vừa được sản xuất vừa được bán ra một cách đồng thời. Các giả thuyết của mô hình POQ giống với mô hình EOQ, điểm khác biệt duy nhất là hàng được chuyển đến nhiều lần. Đặt: - S: Chi phí mỗi lần đặt hàng. - Q: Sản lượng của đơn hàng. - P: mức sản xuất (mức độ cung ứng). - H: Chi phí cất trữ đơn vị hàng năm. - d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày. - D: Nhu cầu ước tính hàng năm. - T: Độ dài thời kỳ sản xuất để tạo đủ số lượng cho đơn hàng. Mô hình POQ được biểu diễn thông qua sơ đồ sau: 12 Thang Long University Library Đồ thị 1.4: Mô hình POQ Q Q* Q/2 0 t Thời gian T Q/2 Q/2 Q/2 0 0 (Nguồn: [1, tr.348]) 0 Trong mô hình: Mức tồn kho tối đa = Tổng số đơn vị hàng được cung ứng trong thời gian t – Tổng số đơn vị hàng được sử dụng trong thời gian t. Hay: Mức tồn kho tối đa = P*t –d*t Mặt khác: Q = P*t Suy ra: t = Q/P Thế vào biểu thức tính mức tồn kho tối đa, ta được: Mức tồn kho tối đa = [P(Q/P) – d(Q/P)] = Q[1 – d/p] Vậy: Chi phí lưu kho = (1 – d/p) H Và Chi phí đặt hàng = S(D/Q) Để tìm được quy mô đơn hàng tối ưu, áp dụng phương pháp tương tự cho mô hình EOQ và tìm được: Q* = 1.2.1.3. Mô hình chiết khấu theo số lượng (QDM – Quantity Discount Model): Khi một doanh nghiệp đặt hàng với số lượng lớn thì thông thường sẽ được nhà cung cấp bán với giá chiết khấu bởi lẽ doanh nghiệp sản xuất sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất, tiết kiệm chi phí trên mỗi đơn vị khi thực hiện đơn hàng và chi phí trên mỗi đơn vị trong quá trình vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp khuyến khích khách hàng của họ đặt một đơn hàng số lượng lớn bằng 13 cách dành cho họ một tỷ lệ chiết khấu được gọi là chiết khấu theo số lượng. Với cách thức chiết khấu theo số lượng, chi phí mua trên mỗi đơn vị hàng sẽ thay đổi và tùy thuộc vào số lượng hàng được đặt. Cách tiếp cận này đặt ra cho người mua một bài toán là cân nhắc giữa lợi ích tăng thêm từ việc giá đơn vị đã giảm với chi phí cất trữ tăng thêm do phải mua nhiều hơn trên mỗi đơn đặt hàng. Ta có: Tổng chi phí hàng dự trữ hàng năm xác định theo công thức: TC = D * Pr + D/Q * S + Q/2 * I * Pr (nhận hàng 1 lần) Hoặc TC = D * Pr + D/Q * S + Q/2 * I * Pr * [1 – (d/p)] (nhận hàng nhiều lần) Trong đó: Pr: Giá mua đơn vị hàng hóa D * Pr: Chi phí mua hàng / năm I: % chi phí lưu kho tính theo giá mua Các bước: * - Bước 1: Ứng với mỗi mức giá Pri, xác định quy mô đơn hàng Qi : (Nhận hàng 1 lần) Qi * = – (Nhận hàng nhiều lần) - Bước 2: Xác định lượng hàng điều chỉnh Q** theo mỗi mức khấu trừ khác nhau. Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước 1 thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá chiết khấu, bên nhận tại kho điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu để hưởng chiết khấu. Ngược lại, nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa: - Bước 3: Xác định tổng chi phí hàng năm: TCi = D * Pri + (D/Qi**) * S + (Qi**/2) * I * Pri (nhận hàng 1 lần) Hoặc TCi = D * Pri + (D/Qi**) * S + (Qi**/2) * I * Pri * [1 – (d/p)] (nhận hàng nhiều lần) - Bước 4: Chọn Q** nào có tổng chi phí hàng dự trữ thấp nhất đã tính ở bước 3. Đó là lượng hàng tối ưu cho một đơn hàng. 1.2.2. Mô hình điểm đặt hàng (ROP - Reorder Point Model) Mô hình điểm đặt hàng nhằm xác định điểm đặt hàng dựa trên số lượng. Tức là xác định số lượng hàng trong kho giảm xuống đến một mức nào đó thìphải tiến hành đặt hàng. − Số lượng này gồm: + Mức sử dụng mong đợi trong thời gian chờ giao hàng. 14 Thang Long University Library + Phần dự trữ đệm nhằm giảm rủi ro của việc thiếu hàng. − Các yếu tố quyết định điểm đặt hàng: + Mức sử dụng. + Khoảng thời gian (chờ) giao hàng (LT: Lead Time). + Sự biến động của mức sử dụng và thời gian giao hàng. + Mức rủi ro có thể chấp nhận được của việc thiếu hàng. − Giả định: sự biến động của mức sử dụng và thời gian giao hàng là tuân theo phân phối chuẩn. Tuy nhiên mô hình vẫn khá chính xác ngay cả khi hai biến số trên không tuân theo phân phối chuẩn. − Các ký hiệu: u: mức sử dụng. ū: mức sử dụng trung bình. : độ lệch chuẩn của mức sử dụng. LT: thời gian giao hàng (Lead Time). LTtb: thời gian giao hàng trung bình. : độ lệch chuẩn của thời gian giao hàng. Mô hình sử dụng hai tham số là mức sử dụng (u) và thời gian giao hàng (LT). Do vậy khi sử dụng mô hình ROP, nhà quản trị quan tâm đến bốn trường hợp có thể xảy ra sau: 1.2.2.1. Mức sử dụng và thời gian giao hàng là hằng số - Giả định: Không hề có rủi ro của việc thiếu hàng vì không có sự biến động.  ROP = u*LT - Trường hợp này ít khi xảy ra. Ví dụ: Một trường học có mức sử dụng mỗi ngày 25 hộp phấn và người cung ứng phấn sẽ chuyển phấn đến sau 3 ngày kể từ khi đặt hàng. Như vậy, điểm đặt hàng ROP sẽ là 75 hộp phấn tức trường học đó sẽ đặt thêm phấn khi họ còn 75 hộp phấn trong kho. 1.2.2.2. Khái niệm về mức dự trữ an toàn và mức dịch vụ cho khách - Mức dự trữ an toàn (SS: Safety Stock) là phần dự trữ đệm thêm vào nhằm giảm bớt rủi ro của việc thiếu hàng do sự biến động về nhu cầu và thời gian giao hàng. ROP = mức sử dụng mong đợi + mức dự trữ an toàn. Ví dụ: Một cửa hàng làm bánh sử dụng trung bình 150kg bột mỗi ngày. Thời gian giao hàng trung bình là 4 ngày. Do mức sử dụng và thời gian giao hàng biến động nên cửa hàng sử dụng mức dự trữ an toàn là 50kg. Vậy điểm đặt hàng ROP của cửa hàng là 650kg bột. - Mức dịch vụ cho khách hàng (SL: Service Level) được định nghĩa là xác suất mà cầu sẽ không vượt quá cung trong thời gian chờ giao hàng. 15 Ví dụ: Mức dịch vụ 95% tức: + Xác suất mà cầu sẽ không vượt quá cung là 95%. + Nhu cầu sẽ được thỏa mãn trong 95% các trường hợp. + Chứ không phải là 95% nhu cầu sẽ được thỏa mãn trong mọi trường hợp. SL = 100% - mức rủi ro của việc thiếu hàng. 1.2.2.3. Mức sử dụng biến động, thời giao giao hàng là hằng số Giả định: mức sử dụng hàng ngày là độc lập với nhau và biến động tuân theo phân phối chuẩn. Phân phối chuẩn: ū và ⇒Mức sử dụng trong thời gian giao hàng được tạo thành từ một chuỗi các mức sử dụng hàng ngày. ⇒Mức sử dụng mong đợi trong thời gian giao hàng bằng tổng mức sử dụng mong đợi hàng ngày. ⇒Phương sai của mức sử dụng trong thời gian giao hàng bằng tổng phương sai các ngày đơn lẻ. ROP = ū * LT + z * * SS = z* LT * LT = (ROP – ū * LT)/ * ) 1.2.2.4. Mức sử dụng là hằng số, thời gian giao hàng biến động Giả định: sự biến động của thời gian giao hàng phù hợp với phân phối chuẩn. Độ lệch chuẩn của mức sử dụng trong thời gian giao hàng = u* . ⇒Mức dự trữ an toàn = z*u* . Mức sử dụng mong đợi = u*LTtb. ⇒ROP = u*LTtb + z*u* . ⇒Độ lệch chuẩn của mức sử dụng trong thời gian giao hàng, = u* . 1.2.2.5. Mức sử dụng và thời gian giao hàng biến động ROP = ū * LTtb + z * - Phương sai của mức sử dụng do sự biến động của mức sử dụng hàng ngày: LTtb * - Phương sai của mức sử dụng do sự biến động của thời gian giao hàng: Ū2 * 1.2.2.6. Xác định số lượng hàng thiếu và mức dịch vụ Việc tính ROP ở trên không cho biết số lượng hàng có thể thiếu tương ứng với mức dịch vụ mong muốn. Số lượng này được tính như sau: − E(n) = E(z)*σuLT. 16 Thang Long University Library +E(n): số lượng thiếu trung bình mỗi chu kỳ. +σuLT: độ lệch chuẩn của mức sử dụng trong thời gian giao hàng. +E(z): hệ số thiếu hụt tra bảng tương ứng với mức dịch vụ. − Số lượng hàng thiếu trung bình cả một năm: E(N). E(N) = E(n)* (D/Q) E(N) = E(n)*(D/Q) = E(z)*σuLT*(D/Q). ⇒SLannual = 1 – [(E(z)*σuLT)/Q]. 1.2.3. Mô hình khoảng thời gian đặt hàng cố định (FOI - Fixed Order Interval Model) - Mô hình khoảng thời gian đặt hàng cố định tức khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng là cố định; số lượng đặt hàng thay đổi giữa các lần. Mô hình áp dụng với những hàng hóa có mức sử dụng cao, khi đó doanh nghiệp sẽ đặt hàng với số lượng lớn hơn cho lần tiếp theo. - Lý do cho việc sử dụng mô hình. + Một số trường hợp, nhà cung ứng khuyến khích đặt hàng theo những khoảng thời gian cố định. + Việc nhóm nhiều loại hàng trong cùng một đơn đặt hàng từ một nhà cung ứng sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển. + Nhiều hoạt động phù hợp với hình thức kiểm kê kho định kỳ, sau kiểm kê sẽ quyết định số lượng hàng cần đặt. - Mục đích: xác định số lượng hàng cần mua cho lần tiếp theo sao cho đạt được mức dịch vụ mong muốn với chi phí nhỏ nhất. - Số lượng hàng cần đặt = Nhu cầu mong đợi trong giai đoạn cất trữ + Mức dự trữ an toàn – Số lượng đang có trong kho. Đặt: OI: khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng. A: số lượng hàng đang có trong kho. Ta có: +Mức sử dụng biến động, thời gian giao hàng là hằng số. QFOI = ū(OI * LT) + z * σu -A +Mức sử dụng là hằng số, thời gian giao hàng biến động. QFOI = u(OI * LTtb) + z * u * σuLT- A +Mức sử dụng và thời gian giao hàng biến động. QFOI = ū(OI * LTtb) + z * -A 17 1.2.4. Mô hình giai đoạn duy nhất - Lý do: áp dụng cho những loại sau. + Hàng hóa mau hỏng như quả tươi, thực phẩm, hoa… + Hàng hóa có đời sống hữu hạn như báo, tạp chí. + Phụ tùng thay thế chỉ dùng cho những thiết bị đặc biệt, không dùng được cho những thiết bị khác (giai đoạn ở đây chính là đời sống của thiết bị). +Không mang sang được giai đoạn kế tiếp do không bán được hoặc chỉ bán được với giá thấp. - Mô hình này tập trung vào hai loại chi phí: thiếu hàng và thừa hàng. + Chi phí thiếu hàng: lợi nhuận mất đi trên mỗi đơn vị hàng thiếu. Cs = Cshortage = thu nhập đơn vị - chi phí đơn vị Đối với doanh nghiệp sản xuất, CS sẽ là chi phí ngừng sản xuất khi thiếu nguyên liệu đầu vào. + Chi phí thừa hàng: phần chênh lệch giữa chi phí mua hàng và giá trị còn lại trên mỗi đơn vị. Ce = Cexcess = giá mua đơn vị - giá trị còn lại. Có những khoản mục khi vứt bỏ phải tốn thêm chi phí xử lý nêngiá trị còn lại sẽ mang dấu âm. - Mục đích: xác định số lượng trên mỗi đơn đặt hàng hoặc mức dự trữ mà nó cực tiểu tổng chi phí thiếu hàng và chi phí thừa hàng. Hai trường hợp cần phân tích ở đây là: mức dự trữ liên tục và mức dự trữ rời rạc. 1.2.4.1. Mô hình giai đoạn duy nhất – mức dự trữ liên tục Mô hình phù hợp cho việc mô tả một số sản phẩm mà lượng của nó biến động một cách liên tục như xăng, gas, các chất lỏng… SL = Cs/(Cs + Ce). 1.2.4.2. Mô hình giai đoạn duy nhất – mức dự trữ rời rạc Mô hình phù hợp cho việc mô tả một số sản phẩm, lượng của nó biến động một cách rời rạc, đếm theo các số nguyên tự nhiên như ô tô, máy tính, bàn, ghế… Khi mức dự trữ là rời rạc, SL tính được có thể không bằng với xác suất tích lũy trên thực tế phải sử dụng mức dự trữ cao hơn kế trên. Khi SL bằng với xác suất của một mức dự trữ cụ thể nào đó, có thể chọn mức dự trữ đó hoặc mức dự trữ ngay kế trên. 1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra cho doanh nghiệp. 18 Thang Long University Library Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến các công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, thậm chí dẫn đến phá sản. Quản lý hàng tồn kho - một bộ phận của tài sản lưu động có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp. Bản thân vấn đề quản lý hàng tồn kho có hai mặt trái ngược nhau: để đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng trong bất cứ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng hàng tồn kho. Ngược lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp lại phải tốn thêm những chi phí khác có liên quan đến dự trữ chung. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải tìm cách xác định mức độ cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và nhu cầu tiêu dùng với chi phí tối thiểu. Đối với một doanh nghiệp sản xuất chế tạo như công ty Cổ phần Thiết bị vật tư ngân hàng và An toàn kho quỹ Việt Nam, yêu cầu quản lý hàng tồn kho lại càng gắt gao khi mức tồn kho của công ty chiếm 52% doanh số bán hàng của công ty năm 2012, 82% doanh số bán hàng năm 2013 và 59% doanh số bán hàng năm 2014. Điều này đặt ra cho công ty yêu cầu xác định lại lượng hàng tồn kho cho hợp lý và nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả cũng góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất – kinh doanh của công ty trước những yêu cầu đặt ra ngày càng cao của thị trường. Tóm tắt chƣơng 1: Chương 1 của khóa luận tốt nghiệp đã khái quát, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về quản trị hàng tồn kho cũng như các khái niệm, các luận điểm liên quan đến hàng tồn kho, mục đích chức năng của quản trị hàng tồn kho và các mô hình quản trị hàng tồn kho để từ đó có một sự hiểu biết chung bao quát về những gì sẽ được đề cập đến trong nội dung các chương tiếp theo, làm cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp chủ yếu trong chương 3 của khóa luận tốt nghiệp. 19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƢ NGÂN HÀNG VÀ AN TOÀN KHO QUỸ VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Thiết bị vật tƣ ngân hàng và An toàn kho quỹ Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty Cổ phần Thiết bị vật tư ngân hàng và An toàn kho quỹ Việt Nam Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư ngân hàng và An toàn kho quỹ Việt Nam trực thuộc xã Đông Xuân huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. Có vị trí nằm cạnh đường mòn Hồ Chí Minh và đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Tổng giám đốc: Ông Lê Quang Bang Trụ sở giao dịch: Lập Thành xã Đông Xuân huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.33705382 – 04.33947069. Fax: 04.33947067. Mã số thuế: 0101391913 Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0303000116 Số tài khoản: 2216201001230 thuộc Ngân hàng NN & PTNTVN, phòng giao dịch Bắc Lương Sơn, Thị trấn Xuân Mai, Hà Nội. Tiền thân của công ty Cổ phần Thiết bị vật tư ngân hàng và An toàn kho quỹ Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn TBVTNH Bình Dương. Ban đầu số lượng công nhân rất ít (20 – 25 người), khối lượng sản phẩm còn nhỏ. Công ty TNHH TBVTNH Bình Dương được thành lập ngày 23/ 07/ 2003 theo QĐ số 176/ QĐUB của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh số 0303000116 do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 14/06/2004 với những sản phẩm là sắt, thép,... những nguyên liệu tạo nên két và tủ văn phòng. Quy mô sản xuất được mở rộng tại xã Đông Xuân huyện Quốc Oai – Hà Nội. Tháng 4 năm 2006 công ty đã mở thêm chi nhánh tại Phú Thọ để mua Nguyên vật liệu, làm kho chứa hàng nhằm ổn định sản xuất tránh sự trượt giá nguyên vật liệu trên thị trường. Năm 2010 công ty đã được cổ phần hóa bao gồm cả nguồn vốn nhà nước và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư ngân hàng và An toàn kho quy Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới về kinh tế, ngành sản xuất két bạc, tủ văn phòng trong những năm gần đây có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì nhu cầu tiêu dùng cũng như đời sống của con người càng tăng nên thị trường để tiêu thụ két bạc là rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu đó công ty mở rộng thêm đất đai xưởng chế biến với diện tích 1.000 m2. Tất cả máy móc đều nhập từ Nhật Bản, công ty đầu tư thêm hai trạm 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng